Sau gần 05 năm triển khai thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (Luật năm 2015) với nhiều quy định mới, có thể khẳng định công tác xây dựng pháp luật ở nước ta nói chung, công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) ở trung ương nói riêng đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Các bộ, ngành, địa phương đã nhận thức đầy đủ hơn về vị trí, vai trò của pháp luật, tập trung hơn nguồn lực và thời gian chuẩn bị, nhờ đó chất lượng VBQPPL đã được nâng lên, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, quá trình thi hành Luật năm 2015 vừa qua cho thấy, có một số khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thực hiện quy trình xây dựng VBQPPL ở trung ương cần tiếp tục xử lý như: Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trong quá trình xây dựng pháp luật; phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc trong quá trình soạn thảo VBQPPL; thẩm tra; tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; việc lập đề nghị xây dựng theo quy trình chính sách đối với một số loại nghị định của Chính phủ và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; xây dựng, ban hành văn bản theo trình tự, thủ tục rút gọn… Để khắc phục những khó khăn, vướng mắc nêu trên và tiếp tục đổi mới quy trình xây dựng VBQPPL, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV,ngày 18/6/2020, đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Luật năm 2020).
Trong nội dung bài viết “Đổi mới quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở trung ương theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật”, của tác giả Nguyễn Hoàng Hà, trên cơ sở so sánh các quy định về xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở trung ương giữa Luật năm 2015 và Luật năm 2020 tác giả đi sâu phân tích: Quy trình xây dựng, ban hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; quy trình xây dựng, ban hành nghị định của Chính phủ; quy trình xây dựng, ban hành quyết định của Thủ tướng Chính phủ; quy trình xây dựng, ban hành thông tư và văn bản liên tịch, đồng thời chỉ ra một số đổi mới khác của Luật năm 2020 trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở trung ương. Bài viết được đăng tải trên ấn phẩm 200 trang của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật năm 2020 “Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật”.
Tuy nhiên, quá trình thi hành Luật năm 2015 vừa qua cho thấy, có một số khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thực hiện quy trình xây dựng VBQPPL ở trung ương cần tiếp tục xử lý như: Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trong quá trình xây dựng pháp luật; phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc trong quá trình soạn thảo VBQPPL; thẩm tra; tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; việc lập đề nghị xây dựng theo quy trình chính sách đối với một số loại nghị định của Chính phủ và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; xây dựng, ban hành văn bản theo trình tự, thủ tục rút gọn… Để khắc phục những khó khăn, vướng mắc nêu trên và tiếp tục đổi mới quy trình xây dựng VBQPPL, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV,ngày 18/6/2020, đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Luật năm 2020).
Trong nội dung bài viết “Đổi mới quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở trung ương theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật”, của tác giả Nguyễn Hoàng Hà, trên cơ sở so sánh các quy định về xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở trung ương giữa Luật năm 2015 và Luật năm 2020 tác giả đi sâu phân tích: Quy trình xây dựng, ban hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; quy trình xây dựng, ban hành nghị định của Chính phủ; quy trình xây dựng, ban hành quyết định của Thủ tướng Chính phủ; quy trình xây dựng, ban hành thông tư và văn bản liên tịch, đồng thời chỉ ra một số đổi mới khác của Luật năm 2020 trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở trung ương. Bài viết được đăng tải trên ấn phẩm 200 trang của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật năm 2020 “Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật”.