Một trong những thách thức lớn đang đặt ra đối với công tác thi hành án dân sự hiện nay là việc rút ngắn thời gian tổ chức thi hành án. Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới, tại Việt Nam, thời gian trung bình thực thi phán quyết của Tòa án trong năm 2016 là 150 ngày và thời gian phá sản kéo dài đến 05 năm. Thứ hạng của Việt Nam trong khối ASEAN còn khiêm tốn, xếp 6/10 về thời gian thi hành án và 8/10 trong hiệu quả phá sản doanh nghiệp. Điều đáng lưu ý là, từ năm 2010 đến nay, thời gian thi hành án (150 ngày) tại Việt Nam không có bất cứ thay đổi và cải thiện đáng kể nào[1]. Chính sự kéo dài, trì hoãn trong thực thi công lý dẫn đến thứ hạng còn thấp trong xếp hạng tín nhiệm của các nền kinh tế thế giới. Việc này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc thi hành án dân sự bị kéo dài là do thủ tục thi hành án còn nhiều bất cập. Cụ thể:
Thứ nhất, về thủ tục thông báo thi hành án
Trong quá trình tổ chức thi hành án, có rất nhiều loại văn bản cần thông báo cho đương sự (người được thi hành án, người phải thi hành án) và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Tuy chưa có thống kê cụ thể về số lượng các loại văn bản mà chấp hành viên cần thông báo nhưng thực tiễn thi hành án cho thấy:
- Về các loại văn bản phải thông báo, gồm: Các quyết định về thi hành án (quyết định thi hành án, quyết định cưỡng chế thi hành án, quyết định ủy thác, quyết định đình chỉ thi hành án, giấy báo, giấy triệu tập... ) và các loại văn bản khác phát sinh trong quá trình thi hành án[2]. Với một hồ sơ thi hành án dân sự thì chấp hành viên, cán bộ thi hành án phải tống đạt ít nhất 02 loại văn bản, đó là quyết định thi hành án và giấy triệu tập. Trong trường hợp đương sự tự nguyện thi hành án và trong trường hợp chỉ có hai đương sự (01 người phải thi hành án, 01 người được thi hành án) thì ít nhất cũng phải tống đạt 04 văn bản. Công việc này sẽ tăng lên khi có nhiều đương sự, người liên quan và mức độ phức tạp của vụ việc thi hành án gia tăng.
Cho tới nay, chưa có thống kê chính thức về việc tống đạt của một chấp hành viên là bao nhiêu văn bản trong một năm. Tuy nhiên, theo số liệu bình quân của cả nước năm 2018[3] thì bình quân ở mức thấp nhất việc tống đạt của một chấp hành viên là khoảng 920 văn bản/năm. Như vậy, số lượng công việc tống đạt, thông báo cũng đã và đang ở mức đáng báo động.
Với số lượng tống đạt là hơn hai văn bản/ngày/chấp hành viên mà chưa trừ ngày lễ, thứ bảy và chủ nhật thì việc tống đạt một lượng lớn văn bản làm tiêu tốn khá nhiều ngân sách nhà nước cấp cho hoạt động thi hành án dân sự. Đồng thời, làm mất nhiều thời gian, công sức của cán bộ, chấp hành viên làm công tác thi hành án dân sự[4].
- Về hình thức gửi các loại văn bản: Các loại văn bản phải được thông báo theo quy định, có loại được gửi theo đường bưu điện bằng các hình thức như chuyển phát nhanh, bảo đảm có hồi báo, có loại được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã để niêm yết; có loại được chấp hành viên tống đạt trực tiếp cho đương sự, người liên quan. Mặt khác, việc thông báo thi hành án gần như vẫn thực hiện theo phương pháp truyền thống như thông báo trực tiếp, niêm yết công khai hoặc thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong đó, việc thông báo trực tiếp vẫn là một trong những hình thức ưu tiên sử dụng. Điều này dẫn đến việc tống đạt các văn bản cần phải thông báo cho đương sự và người liên quan hiện nay của chấp hành viên cũng rất bị động, mất nhiều thời gian, công sức mà hiệu quả lại chưa cao.
Do đó, bên cạnh các loại văn bản bắt buộc phải thông báo cho đương sự, cần thiết phải có các quy định hướng dẫn cụ thể “văn bản khác” là những loại văn bản nào cơ quan thi hành án dân sự phải thực hiện việc thông báo cho đương sự, người có nghĩa vụ, quyền lợi liên quan, đồng thời giới hạn về các văn bản phải thông báo, giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho chấp hành viên.
- Về cách thức thực hiện việc thông báo: Việc áp dụng các hình thức như gửi thông báo trực tiếp hoặc niêm yết công khai do chấp hành viên hoặc thư ký thi hành án thực hiện đã cho thấy hiệu quả của các quy định hiện hành chưa cao. Thực tế cho thấy, quá trình tổ chức thi hành án thường mất nhiều thời gian với rất nhiều thông báo; cùng một thời điểm, mỗi chấp hành viên phải thi hành đồng thời nhiều vụ việc. Hơn nữa, khoảng cách địa lý đến nơi được thông báo không phải lúc nào cũng gần, thuận lợi nên việc di chuyển, đi lại mất nhiều thời gian, công sức và việc thông báo trực tiếp không phải lúc nào cũng thành công. Trong điều kiện việc ứng dụng công nghệ thông tin đang được phát triển mạnh mẽ (đặc biệt là Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay[5]), phần lớn người dân đã sử dụng mạng internet, máy tính, điện thoại thông minh... thì việc quy định thông báo về thi hành án dân sự thông qua ứng dụng công nghệ thông tin trong Luật Thi hành án dân sự sẽ tạo cơ sở pháp lý và điều kiện cho việc thực hiện các thủ tục thi hành án dân sự nhanh hơn, rút ngắn thời gian thi hành án[6].
Theo Điều 12 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự (Nghị định số 62/2015/NĐ-CP) thì việc thông báo về thi hành án trên phương tiện thông tin đại chúng thực hiện theo quy định tại Điều 43 Luật Thi hành án dân sự, ngoài ra có thể được công khai trên Trang Thông tin điện tử của Cục Thi hành án dân sự, Cổng Thông tin điện tử của Tổng cục Thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp. Trường hợp đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan yêu cầu được nhận thông báo bằng điện tín, fax, email hoặc hình thức khác thì việc thông báo trực tiếp có thể được thực hiện theo hình thức đó nếu không gây trở ngại cho cơ quan thi hành án dân sự. Tuy nhiên, quy định này chỉ bó hẹp trong phạm vi “có thể” hoặc chỉ khi “có yêu cầu” của đối tượng được nhận thông báo nên thực tế thực hiện vẫn còn hạn chế. Do đó, cần mở rộng và đa dạng hơn nữa các phương thức thông báo này.
Thứ hai, về thủ tục xác minh điều kiện thi hành án
Theo Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2014), chủ thể có trách nhiệm thực hiện xác minh điều kiện thi hành án thuộc về chấp hành viên và việc xác minh điều kiện thi hành án trở thành quyền của người được thi hành án. Trên thực tế, thời gian thực hiện công tác xác minh của chấp hành viên trung bình chiếm đến quá nửa thời gian của một hồ sơ, kể từ khi được thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự giao đến khi kết thúc hồ sơ, chưa kể đối với hồ sơ cần phải áp dụng các biện pháp cưỡng chế có huy động nhiều lực lượng tham gia thì thời gian và các nội dung xác minh càng đa dạng và phức tạp hơn[7].
Ngoài ra, quy định chấp hành viên có nhiệm vụ xác minh trong nhiều trường hợp cũng gây ra tình trạng công việc quá tải đối với chấp hành viên, ảnh hưởng đến hiệu quả công tác. Do đó, pháp luật nên quy định trách nhiệm tiến hành xác minh bao gồm trách nhiệm của người được thi hành án và chấp hành viên, trong đó vẫn đề cao việc xác minh của người được thi hành án. Điều này cũng phù hợp với tính chất của việc thi hành các bản án, quyết định về dân sự. Bởi lẽ, thi hành án dân sự suy cho cùng là nhằm bảo vệ quyền, lợi ích của chính bản thân người được thi hành án.
Theo quy định tại Điều 7a, Điều 44 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014), Điều 9 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP, người phải thi hành án có nghĩa vụ kê khai trung thực tài sản, điều kiện thi hành án; cung cấp đầy đủ tài liệu, giấy tờ có liên quan đến tài sản của mình khi có yêu cầu của người có thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung kê khai đó. Tuy nhiên, trong thực tiễn, từ nghĩa vụ phải kê khai tài sản, thu nhập của người phải thi hành án đã bị chuyển hóa thành nghĩa vụ, thủ tục phải thực hiện của chấp hành viên. Trên thực tế, tình trạng bất hợp tác của người phải thi hành án với cơ quan thi hành án diễn ra thường xuyên. Có những trường hợp người phải thi hành án cố tình trốn tránh, không tiếp xúc, gặp mặt chấp hành viên thì việc này gần như không thể thực hiện được[8] và việc yêu cầu kê khai trung thực, cung cấp đầy đủ thông tin về tài sản, thu nhập, điều kiện thi hành án từ người phải thi hành án đôi khi trở thành một quy định mang tính hình thức[9]. Do đó, cần quy định các chế tài đủ mạnh để áp dụng đối với các trường hợp vi phạm nghĩa vụ của người phải thi hành án. Đối với quy định yêu cầu người phải thi hành kê khai tài sản, thu nhập, nên quy định bắt buộc ở một số trường hợp nhất định, còn lại là khuyến khích đối với chấp hành viên.
Thứ ba, về thủ tục tổ chức thi hành án
Theo phản ánh của nhiều cơ quan thi hành án dân sự, quy định về trình tự, thủ tục trong lĩnh vực thi hành án dân sự đang bị hành chính hóa, làm giảm đáng kể hiệu quả công tác thi hành án. Ví dụ: Đối với thủ tục kê biên, xử lý tài sản, trong suốt quá trình kê biên, xử lý tài sản, chấp hành viên phải tiến hành thông báo, niêm yết đầy đủ các văn bản, quyết định về thi hành án cho đương sự và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Để xử lý xong một tài sản, chấp hành viên phải thông báo, niêm yết các văn bản không dưới 10 lần (nếu tài sản bán đấu giá không thành thì thủ tục này sẽ phức tạp hơn) và mỗi lần như vậy đều phải niêm yết đầy đủ cả 03 nơi (nơi có tài sản, Ủy ban nhân dân cấp xã, trụ sở cơ quan thi hành án). Tổng cộng lại, chấp hành viên phải lập thủ tục niêm yết không dưới 30 lần cho việc thông báo[10].
Về thủ tục định giá, giảm giá tài sản: Các bước định giá, bán đấu giá hiện nay vẫn còn chiếm nhiều thời gian trong việc giải quyết thi hành án, ví dụ như việc bán đấu giá tài sản nhiều lần. Việc xác định mốc “giảm giá bằng hoặc thấp hơn chi phí cưỡng chế” theo khoản 3 Điều 104 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) là quá dài, nhất là đối với những tài sản có giá trị lớn. Trên thực tế, có những vụ việc bán đấu giá, hạ giá hàng chục lần, thậm chí nhiều hơn… mà vẫn không có người đăng ký mua, người được thi hành án cũng không nhận tài sản để trừ vào tiền được thi hành án. Do đó, việc bán đấu giá tài sản cần khống chế về số lần bán đấu giá, hạ giá tài sản để có thể nhanh chóng giải quyết dứt điểm vụ việc.
Thứ tư, đối với các thủ tục hành chính khác
Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 06/02/2017 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020 đã đưa ra mục tiêu cụ thể về nâng cao hiệu quả và rút ngắn thời gian giải quyết tranh chấp hợp đồng (trong đó có hoạt động thi hành án dân sự) từ 400 ngày xuống 300 ngày (năm 2017) và dưới 200 ngày (đến năm 2020). Do đó, đối với các thủ tục hành chính khác, nhằm nâng cao hiệu quả và rút ngắn thời gian thi hành án, cần phải tiến hành nhiều biện pháp đồng bộ, cụ thể như:
- Cắt giảm thủ tục hành chính và đẩy mạnh cơ chế liên thông một cửa trong lĩnh vực thi hành án dân sự, cụ thể, phải đơn giản hóa thủ tục hành chính như giảm bớt hồ sơ, giấy tờ, yêu cầu, điều kiện không hợp lý hoặc rút ngắn thời hạn giải quyết thủ tục. Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành, triển khai mô hình một cửa trong thi hành án dân sự.
- Xây dựng cơ chế thi hành án rút gọn: Đối với các vụ việc thi hành án có giá trị nhỏ, tính chất đơn giản, ví dụ như trả lại tiền tạm ứng án phí, tài sản có giá trị nhỏ (vài trăm nghìn đồng)…, cần xây dựng một cơ chế thi hành án rút gọn. Hiện nay, về mặt pháp lý, trình tự, thủ tục hoàn trả các tài sản có giá trị nhỏ như con dao, quần áo… hoặc các tài sản có giá trị lớn hơn cho đương sự đều phải thực hiện theo trình tự thủ tục chung do pháp luật quy định. Việc quy định một trình tự, thủ tục chung khi trả lại cho đương sự các loại tài sản này gây ra khá nhiều bất cập trong thực tiễn, ví dụ: Về thời hạn xử lý tài sản khi đương sự không đến nhận, theo quy định tại Điều 126 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014), sau khi có quyết định trả lại tiền, tài sản tạm giữ, chấp hành viên thông báo cho đương sự thời gian, địa điểm nhận lại tiền, tài sản. Hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được thông báo mà đương sự không đến nhận tiền, thì chấp hành viên gửi số tiền đó theo hình thức tiết kiệm không kỳ hạn và thông báo cho đương sự. Hết thời hạn 03 tháng, kể từ ngày được thông báo nhưng đương sự không đến nhận tài sản mà không có lý do chính đáng, thì chấp hành viên xử lý tài sản theo quy định tại các điều 98, 99 và 101 Luật Thi hành án dân sự và gửi số tiền thu được theo hình thức tiết kiệm không kỳ hạn, đồng thời thông báo cho đương sự. Hết thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật mà đương sự vẫn không đến nhận số tiền đã được gửi tiết kiệm mà không có lý do chính đáng, thì cơ quan thi hành án dân sự làm thủ tục sung quỹ nhà nước.
Vấn đề vướng mắc là thời gian để xử lý tài sản trong trường hợp đương sự không đến nhận vẫn còn quá dài (hết thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật mà đương sự vẫn không đến nhận số tiền đã được gửi tiết kiệm mà không có lý do chính đáng, thì cơ quan thi hành án dân sự làm thủ tục sung quỹ nhà nước). Việc này gây ra không ít khó khăn cho quá trình tổ chức thi hành án, tốn kém thời gian, công sức của chấp hành viên[11].
Bên cạnh đó, về trình tự, thủ tục trả lại tiền, tài sản cho phạm nhân cũng cần có những quy định đơn giản hơn, nhất là đối với các tài sản có giá trị nhỏ. Về việc giấy ủy quyền có xác nhận của trại giam theo khoản 1 Điều 129 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014, chỉ nên áp dụng đối với trường hợp tài sản có giá trị lớn, đối với các tài sản có giá trị nhỏ hoặc các loại giấy tờ thì không nên áp dụng quy định này vì trong thực tiễn, việc xin xác nhận của trại giam vào đơn xin nhận tài sản hoặc giấy ủy quyền cũng gặp rất nhiều khó khăn do phạm nhân bị quản lý rất chặt chẽ, việc người nhà phạm nhân đến trại giam xin xác nhận ủy quyền nhận tài sản cũng rất khó khăn, mất nhiều thời gian tổ chức thi hành án. Do đó, đối với các trường hợp tài sản có giá trị nhỏ, thân nhân của phạm nhân có thể xin xác nhận của chính quyền địa phương về nhân thân để đến nhận tài sản tại cơ quan thi hành án, điều này cũng sẽ làm giảm bớt thủ tục và tạo thuận lợi cho chấp hành viên trong quá trình tác nghiệp.
- Giảm bớt một số loại giấy tờ trong hồ sơ thi hành án: Trong một hồ sơ thi hành án có rất nhiều loại giấy tờ chấp hành viên phải lưu giữ như quyết định thi hành án, bản án, phiếu xác định tiền, tài sản, biên lai, phiếu thu, biên lai kết chuyển, bảng kê nhập ngân sách, giấy tờ nhập ngân sách, báo cáo đối chiếu kết quả thi hành án, thông báo thi hành xong (nếu có)... Đối với các hồ sơ thi hành đều hoặc phải kê biên, xử lý tài sản thì số giấy tờ lưu giữ là rất nhiều, để hoàn thiện các loại văn bản, giấy tờ này chiếm rất nhiều thời gian tác nghiệp của chấp hành viên và gây lãng phí ngân sách. Do đó, cần rà soát lại các loại giấy tờ cần thiết phải có trong hồ sơ và các giấy tờ không cần thiết, để hạn chế việc in ấn, thiết lập văn bản, giảm tải công việc cho chấp hành viên.
Cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian và giảm chi phí trong quá trình thực thi phán quyết của Tòa án và các cơ quan tài phán là một việc làm cần thiết và quan trọng, góp phần bảo vệ nhà đầu tư, đảm bảo quyền lợi của người dân, doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh[12] và đảm bảo trật tự, an toàn xã hội. Vì vậy, việc đơn giản hóa một số thủ tục thi hành án sẽ góp phần tạo nên những chuyển biến trong công tác thi hành án dân sự hiện nay.
[1]. Lê Thu, Nâng cao hiệu quả thi hành án để cải thiện môi trường kinh doanh, nguồn: https://baomoi.com/nang-cao-hieu-qua-thi-hanh-an-de-cai-thien-moi-truong-kinh-doanh/c/22832122.epi.
[2]. Khoản1 Điều 39 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2014).
[3]. Trung tâm Thống kê, quản lý dữ liệu và ứng dụng công nghệ thông tin, Số liệu Báo cáo thống kê 12 tháng, tổng số việc phải thi hành của toàn quốc: 926.175 việc; số lượng chấp hành viên: 4.112 chấp hành viên, nguồnhttp://thads.moj.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/BaoCaoThongkeTongCuc/Attachments/ 139/5.%2012%20thang%202018%20-%20Mau%20Trung%20tam%20-%20Chinh%20Thuc.pdf.
[4]. ThS. Đinh Duy Bằng, Thông báo về thi hành án - Những vấn đề từ thực tiễn, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 3/2011.
[5]. Xem thêm: Cách mạng công nghiệp 4.0 là gì, nguồn: https://news.zing.vn/cach-mang-cong-nghiep-la-gi-post750267.html; và bài Công nghiệp 4.0; https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng_ nghi%E1%BB%87p_4.0.
[6]. Xem thêm: Thanh Hoa & Văn Nghĩa, Nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào thông báo thi hành án; http://baophapluat.vn/tu-phap/can-nang-cao-kha-nang-ung-dung-cong-nghe-thong-tin-vao-thong-bao-thi-hanh-an-405922.html.
[7]. Học viện Tư pháp, Giáo trình Nghiệp vụ thi hành án dân sự (Phần Kỹ năng), Tập 1, Nxb. Tư pháp, năm 2017, tr. 91.
[8]. ThS. Đinh Duy Bằng, Một số vấn đề về quyền hạn của chấp hành viên, nguồn: http://tcdcpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/thi-hanh-phap-luat.aspx?ItemID=341.
[9]. Hoàng Thu Trang, Hoàn thiện quy định pháp luật về xác minh điều kiện thi hành án dân sự, nguồn: http://thads.moj.gov.vn/nghean/noidung/tintuc/lists/nghiencuutraodoi/view_detail.aspx?itemid=13.
[10]. Phạm Dũng, Thi hành án như… rùa bò, nguồn: https://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/thi-hanh-an-nhu-rua-bo-20170730000345208.htm.
[11]. Hoàng Thị Thanh Hoa, Trả lại tài sản thi hành án - Một số bất cập từ thực tiễn, nguồn:
http://thads.moj.gov.vn/noidung/tintuc/Lists/TuThucTien/View_Detail.aspx?ItemID=584.
[12]. Nguyễn Xuân Tùng, Thi hành án dân sự và Chỉ số PCI, nguồn: http://moj.gov.vn/ qt/tintuc/Pages/thong-tin-khac.aspx?ItemID=2904.
Thứ nhất, về thủ tục thông báo thi hành án
Trong quá trình tổ chức thi hành án, có rất nhiều loại văn bản cần thông báo cho đương sự (người được thi hành án, người phải thi hành án) và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Tuy chưa có thống kê cụ thể về số lượng các loại văn bản mà chấp hành viên cần thông báo nhưng thực tiễn thi hành án cho thấy:
- Về các loại văn bản phải thông báo, gồm: Các quyết định về thi hành án (quyết định thi hành án, quyết định cưỡng chế thi hành án, quyết định ủy thác, quyết định đình chỉ thi hành án, giấy báo, giấy triệu tập... ) và các loại văn bản khác phát sinh trong quá trình thi hành án[2]. Với một hồ sơ thi hành án dân sự thì chấp hành viên, cán bộ thi hành án phải tống đạt ít nhất 02 loại văn bản, đó là quyết định thi hành án và giấy triệu tập. Trong trường hợp đương sự tự nguyện thi hành án và trong trường hợp chỉ có hai đương sự (01 người phải thi hành án, 01 người được thi hành án) thì ít nhất cũng phải tống đạt 04 văn bản. Công việc này sẽ tăng lên khi có nhiều đương sự, người liên quan và mức độ phức tạp của vụ việc thi hành án gia tăng.
Cho tới nay, chưa có thống kê chính thức về việc tống đạt của một chấp hành viên là bao nhiêu văn bản trong một năm. Tuy nhiên, theo số liệu bình quân của cả nước năm 2018[3] thì bình quân ở mức thấp nhất việc tống đạt của một chấp hành viên là khoảng 920 văn bản/năm. Như vậy, số lượng công việc tống đạt, thông báo cũng đã và đang ở mức đáng báo động.
Với số lượng tống đạt là hơn hai văn bản/ngày/chấp hành viên mà chưa trừ ngày lễ, thứ bảy và chủ nhật thì việc tống đạt một lượng lớn văn bản làm tiêu tốn khá nhiều ngân sách nhà nước cấp cho hoạt động thi hành án dân sự. Đồng thời, làm mất nhiều thời gian, công sức của cán bộ, chấp hành viên làm công tác thi hành án dân sự[4].
- Về hình thức gửi các loại văn bản: Các loại văn bản phải được thông báo theo quy định, có loại được gửi theo đường bưu điện bằng các hình thức như chuyển phát nhanh, bảo đảm có hồi báo, có loại được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã để niêm yết; có loại được chấp hành viên tống đạt trực tiếp cho đương sự, người liên quan. Mặt khác, việc thông báo thi hành án gần như vẫn thực hiện theo phương pháp truyền thống như thông báo trực tiếp, niêm yết công khai hoặc thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong đó, việc thông báo trực tiếp vẫn là một trong những hình thức ưu tiên sử dụng. Điều này dẫn đến việc tống đạt các văn bản cần phải thông báo cho đương sự và người liên quan hiện nay của chấp hành viên cũng rất bị động, mất nhiều thời gian, công sức mà hiệu quả lại chưa cao.
Do đó, bên cạnh các loại văn bản bắt buộc phải thông báo cho đương sự, cần thiết phải có các quy định hướng dẫn cụ thể “văn bản khác” là những loại văn bản nào cơ quan thi hành án dân sự phải thực hiện việc thông báo cho đương sự, người có nghĩa vụ, quyền lợi liên quan, đồng thời giới hạn về các văn bản phải thông báo, giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho chấp hành viên.
- Về cách thức thực hiện việc thông báo: Việc áp dụng các hình thức như gửi thông báo trực tiếp hoặc niêm yết công khai do chấp hành viên hoặc thư ký thi hành án thực hiện đã cho thấy hiệu quả của các quy định hiện hành chưa cao. Thực tế cho thấy, quá trình tổ chức thi hành án thường mất nhiều thời gian với rất nhiều thông báo; cùng một thời điểm, mỗi chấp hành viên phải thi hành đồng thời nhiều vụ việc. Hơn nữa, khoảng cách địa lý đến nơi được thông báo không phải lúc nào cũng gần, thuận lợi nên việc di chuyển, đi lại mất nhiều thời gian, công sức và việc thông báo trực tiếp không phải lúc nào cũng thành công. Trong điều kiện việc ứng dụng công nghệ thông tin đang được phát triển mạnh mẽ (đặc biệt là Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay[5]), phần lớn người dân đã sử dụng mạng internet, máy tính, điện thoại thông minh... thì việc quy định thông báo về thi hành án dân sự thông qua ứng dụng công nghệ thông tin trong Luật Thi hành án dân sự sẽ tạo cơ sở pháp lý và điều kiện cho việc thực hiện các thủ tục thi hành án dân sự nhanh hơn, rút ngắn thời gian thi hành án[6].
Theo Điều 12 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự (Nghị định số 62/2015/NĐ-CP) thì việc thông báo về thi hành án trên phương tiện thông tin đại chúng thực hiện theo quy định tại Điều 43 Luật Thi hành án dân sự, ngoài ra có thể được công khai trên Trang Thông tin điện tử của Cục Thi hành án dân sự, Cổng Thông tin điện tử của Tổng cục Thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp. Trường hợp đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan yêu cầu được nhận thông báo bằng điện tín, fax, email hoặc hình thức khác thì việc thông báo trực tiếp có thể được thực hiện theo hình thức đó nếu không gây trở ngại cho cơ quan thi hành án dân sự. Tuy nhiên, quy định này chỉ bó hẹp trong phạm vi “có thể” hoặc chỉ khi “có yêu cầu” của đối tượng được nhận thông báo nên thực tế thực hiện vẫn còn hạn chế. Do đó, cần mở rộng và đa dạng hơn nữa các phương thức thông báo này.
Thứ hai, về thủ tục xác minh điều kiện thi hành án
Theo Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2014), chủ thể có trách nhiệm thực hiện xác minh điều kiện thi hành án thuộc về chấp hành viên và việc xác minh điều kiện thi hành án trở thành quyền của người được thi hành án. Trên thực tế, thời gian thực hiện công tác xác minh của chấp hành viên trung bình chiếm đến quá nửa thời gian của một hồ sơ, kể từ khi được thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự giao đến khi kết thúc hồ sơ, chưa kể đối với hồ sơ cần phải áp dụng các biện pháp cưỡng chế có huy động nhiều lực lượng tham gia thì thời gian và các nội dung xác minh càng đa dạng và phức tạp hơn[7].
Ngoài ra, quy định chấp hành viên có nhiệm vụ xác minh trong nhiều trường hợp cũng gây ra tình trạng công việc quá tải đối với chấp hành viên, ảnh hưởng đến hiệu quả công tác. Do đó, pháp luật nên quy định trách nhiệm tiến hành xác minh bao gồm trách nhiệm của người được thi hành án và chấp hành viên, trong đó vẫn đề cao việc xác minh của người được thi hành án. Điều này cũng phù hợp với tính chất của việc thi hành các bản án, quyết định về dân sự. Bởi lẽ, thi hành án dân sự suy cho cùng là nhằm bảo vệ quyền, lợi ích của chính bản thân người được thi hành án.
Theo quy định tại Điều 7a, Điều 44 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014), Điều 9 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP, người phải thi hành án có nghĩa vụ kê khai trung thực tài sản, điều kiện thi hành án; cung cấp đầy đủ tài liệu, giấy tờ có liên quan đến tài sản của mình khi có yêu cầu của người có thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung kê khai đó. Tuy nhiên, trong thực tiễn, từ nghĩa vụ phải kê khai tài sản, thu nhập của người phải thi hành án đã bị chuyển hóa thành nghĩa vụ, thủ tục phải thực hiện của chấp hành viên. Trên thực tế, tình trạng bất hợp tác của người phải thi hành án với cơ quan thi hành án diễn ra thường xuyên. Có những trường hợp người phải thi hành án cố tình trốn tránh, không tiếp xúc, gặp mặt chấp hành viên thì việc này gần như không thể thực hiện được[8] và việc yêu cầu kê khai trung thực, cung cấp đầy đủ thông tin về tài sản, thu nhập, điều kiện thi hành án từ người phải thi hành án đôi khi trở thành một quy định mang tính hình thức[9]. Do đó, cần quy định các chế tài đủ mạnh để áp dụng đối với các trường hợp vi phạm nghĩa vụ của người phải thi hành án. Đối với quy định yêu cầu người phải thi hành kê khai tài sản, thu nhập, nên quy định bắt buộc ở một số trường hợp nhất định, còn lại là khuyến khích đối với chấp hành viên.
Thứ ba, về thủ tục tổ chức thi hành án
Theo phản ánh của nhiều cơ quan thi hành án dân sự, quy định về trình tự, thủ tục trong lĩnh vực thi hành án dân sự đang bị hành chính hóa, làm giảm đáng kể hiệu quả công tác thi hành án. Ví dụ: Đối với thủ tục kê biên, xử lý tài sản, trong suốt quá trình kê biên, xử lý tài sản, chấp hành viên phải tiến hành thông báo, niêm yết đầy đủ các văn bản, quyết định về thi hành án cho đương sự và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Để xử lý xong một tài sản, chấp hành viên phải thông báo, niêm yết các văn bản không dưới 10 lần (nếu tài sản bán đấu giá không thành thì thủ tục này sẽ phức tạp hơn) và mỗi lần như vậy đều phải niêm yết đầy đủ cả 03 nơi (nơi có tài sản, Ủy ban nhân dân cấp xã, trụ sở cơ quan thi hành án). Tổng cộng lại, chấp hành viên phải lập thủ tục niêm yết không dưới 30 lần cho việc thông báo[10].
Về thủ tục định giá, giảm giá tài sản: Các bước định giá, bán đấu giá hiện nay vẫn còn chiếm nhiều thời gian trong việc giải quyết thi hành án, ví dụ như việc bán đấu giá tài sản nhiều lần. Việc xác định mốc “giảm giá bằng hoặc thấp hơn chi phí cưỡng chế” theo khoản 3 Điều 104 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) là quá dài, nhất là đối với những tài sản có giá trị lớn. Trên thực tế, có những vụ việc bán đấu giá, hạ giá hàng chục lần, thậm chí nhiều hơn… mà vẫn không có người đăng ký mua, người được thi hành án cũng không nhận tài sản để trừ vào tiền được thi hành án. Do đó, việc bán đấu giá tài sản cần khống chế về số lần bán đấu giá, hạ giá tài sản để có thể nhanh chóng giải quyết dứt điểm vụ việc.
Thứ tư, đối với các thủ tục hành chính khác
Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 06/02/2017 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020 đã đưa ra mục tiêu cụ thể về nâng cao hiệu quả và rút ngắn thời gian giải quyết tranh chấp hợp đồng (trong đó có hoạt động thi hành án dân sự) từ 400 ngày xuống 300 ngày (năm 2017) và dưới 200 ngày (đến năm 2020). Do đó, đối với các thủ tục hành chính khác, nhằm nâng cao hiệu quả và rút ngắn thời gian thi hành án, cần phải tiến hành nhiều biện pháp đồng bộ, cụ thể như:
- Cắt giảm thủ tục hành chính và đẩy mạnh cơ chế liên thông một cửa trong lĩnh vực thi hành án dân sự, cụ thể, phải đơn giản hóa thủ tục hành chính như giảm bớt hồ sơ, giấy tờ, yêu cầu, điều kiện không hợp lý hoặc rút ngắn thời hạn giải quyết thủ tục. Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành, triển khai mô hình một cửa trong thi hành án dân sự.
- Xây dựng cơ chế thi hành án rút gọn: Đối với các vụ việc thi hành án có giá trị nhỏ, tính chất đơn giản, ví dụ như trả lại tiền tạm ứng án phí, tài sản có giá trị nhỏ (vài trăm nghìn đồng)…, cần xây dựng một cơ chế thi hành án rút gọn. Hiện nay, về mặt pháp lý, trình tự, thủ tục hoàn trả các tài sản có giá trị nhỏ như con dao, quần áo… hoặc các tài sản có giá trị lớn hơn cho đương sự đều phải thực hiện theo trình tự thủ tục chung do pháp luật quy định. Việc quy định một trình tự, thủ tục chung khi trả lại cho đương sự các loại tài sản này gây ra khá nhiều bất cập trong thực tiễn, ví dụ: Về thời hạn xử lý tài sản khi đương sự không đến nhận, theo quy định tại Điều 126 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014), sau khi có quyết định trả lại tiền, tài sản tạm giữ, chấp hành viên thông báo cho đương sự thời gian, địa điểm nhận lại tiền, tài sản. Hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được thông báo mà đương sự không đến nhận tiền, thì chấp hành viên gửi số tiền đó theo hình thức tiết kiệm không kỳ hạn và thông báo cho đương sự. Hết thời hạn 03 tháng, kể từ ngày được thông báo nhưng đương sự không đến nhận tài sản mà không có lý do chính đáng, thì chấp hành viên xử lý tài sản theo quy định tại các điều 98, 99 và 101 Luật Thi hành án dân sự và gửi số tiền thu được theo hình thức tiết kiệm không kỳ hạn, đồng thời thông báo cho đương sự. Hết thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật mà đương sự vẫn không đến nhận số tiền đã được gửi tiết kiệm mà không có lý do chính đáng, thì cơ quan thi hành án dân sự làm thủ tục sung quỹ nhà nước.
Vấn đề vướng mắc là thời gian để xử lý tài sản trong trường hợp đương sự không đến nhận vẫn còn quá dài (hết thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật mà đương sự vẫn không đến nhận số tiền đã được gửi tiết kiệm mà không có lý do chính đáng, thì cơ quan thi hành án dân sự làm thủ tục sung quỹ nhà nước). Việc này gây ra không ít khó khăn cho quá trình tổ chức thi hành án, tốn kém thời gian, công sức của chấp hành viên[11].
Bên cạnh đó, về trình tự, thủ tục trả lại tiền, tài sản cho phạm nhân cũng cần có những quy định đơn giản hơn, nhất là đối với các tài sản có giá trị nhỏ. Về việc giấy ủy quyền có xác nhận của trại giam theo khoản 1 Điều 129 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014, chỉ nên áp dụng đối với trường hợp tài sản có giá trị lớn, đối với các tài sản có giá trị nhỏ hoặc các loại giấy tờ thì không nên áp dụng quy định này vì trong thực tiễn, việc xin xác nhận của trại giam vào đơn xin nhận tài sản hoặc giấy ủy quyền cũng gặp rất nhiều khó khăn do phạm nhân bị quản lý rất chặt chẽ, việc người nhà phạm nhân đến trại giam xin xác nhận ủy quyền nhận tài sản cũng rất khó khăn, mất nhiều thời gian tổ chức thi hành án. Do đó, đối với các trường hợp tài sản có giá trị nhỏ, thân nhân của phạm nhân có thể xin xác nhận của chính quyền địa phương về nhân thân để đến nhận tài sản tại cơ quan thi hành án, điều này cũng sẽ làm giảm bớt thủ tục và tạo thuận lợi cho chấp hành viên trong quá trình tác nghiệp.
- Giảm bớt một số loại giấy tờ trong hồ sơ thi hành án: Trong một hồ sơ thi hành án có rất nhiều loại giấy tờ chấp hành viên phải lưu giữ như quyết định thi hành án, bản án, phiếu xác định tiền, tài sản, biên lai, phiếu thu, biên lai kết chuyển, bảng kê nhập ngân sách, giấy tờ nhập ngân sách, báo cáo đối chiếu kết quả thi hành án, thông báo thi hành xong (nếu có)... Đối với các hồ sơ thi hành đều hoặc phải kê biên, xử lý tài sản thì số giấy tờ lưu giữ là rất nhiều, để hoàn thiện các loại văn bản, giấy tờ này chiếm rất nhiều thời gian tác nghiệp của chấp hành viên và gây lãng phí ngân sách. Do đó, cần rà soát lại các loại giấy tờ cần thiết phải có trong hồ sơ và các giấy tờ không cần thiết, để hạn chế việc in ấn, thiết lập văn bản, giảm tải công việc cho chấp hành viên.
Cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian và giảm chi phí trong quá trình thực thi phán quyết của Tòa án và các cơ quan tài phán là một việc làm cần thiết và quan trọng, góp phần bảo vệ nhà đầu tư, đảm bảo quyền lợi của người dân, doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh[12] và đảm bảo trật tự, an toàn xã hội. Vì vậy, việc đơn giản hóa một số thủ tục thi hành án sẽ góp phần tạo nên những chuyển biến trong công tác thi hành án dân sự hiện nay.
ThS. Hoàng Thị Thanh Hoa
Chi cục thi hành án dân sự huyện Phú Xuyên, Hà Nội
Chi cục thi hành án dân sự huyện Phú Xuyên, Hà Nội
[1]. Lê Thu, Nâng cao hiệu quả thi hành án để cải thiện môi trường kinh doanh, nguồn: https://baomoi.com/nang-cao-hieu-qua-thi-hanh-an-de-cai-thien-moi-truong-kinh-doanh/c/22832122.epi.
[2]. Khoản1 Điều 39 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2014).
[3]. Trung tâm Thống kê, quản lý dữ liệu và ứng dụng công nghệ thông tin, Số liệu Báo cáo thống kê 12 tháng, tổng số việc phải thi hành của toàn quốc: 926.175 việc; số lượng chấp hành viên: 4.112 chấp hành viên, nguồnhttp://thads.moj.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/BaoCaoThongkeTongCuc/Attachments/ 139/5.%2012%20thang%202018%20-%20Mau%20Trung%20tam%20-%20Chinh%20Thuc.pdf.
[4]. ThS. Đinh Duy Bằng, Thông báo về thi hành án - Những vấn đề từ thực tiễn, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 3/2011.
[5]. Xem thêm: Cách mạng công nghiệp 4.0 là gì, nguồn: https://news.zing.vn/cach-mang-cong-nghiep-la-gi-post750267.html; và bài Công nghiệp 4.0; https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng_ nghi%E1%BB%87p_4.0.
[6]. Xem thêm: Thanh Hoa & Văn Nghĩa, Nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào thông báo thi hành án; http://baophapluat.vn/tu-phap/can-nang-cao-kha-nang-ung-dung-cong-nghe-thong-tin-vao-thong-bao-thi-hanh-an-405922.html.
[7]. Học viện Tư pháp, Giáo trình Nghiệp vụ thi hành án dân sự (Phần Kỹ năng), Tập 1, Nxb. Tư pháp, năm 2017, tr. 91.
[8]. ThS. Đinh Duy Bằng, Một số vấn đề về quyền hạn của chấp hành viên, nguồn: http://tcdcpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/thi-hanh-phap-luat.aspx?ItemID=341.
[9]. Hoàng Thu Trang, Hoàn thiện quy định pháp luật về xác minh điều kiện thi hành án dân sự, nguồn: http://thads.moj.gov.vn/nghean/noidung/tintuc/lists/nghiencuutraodoi/view_detail.aspx?itemid=13.
[10]. Phạm Dũng, Thi hành án như… rùa bò, nguồn: https://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/thi-hanh-an-nhu-rua-bo-20170730000345208.htm.
[11]. Hoàng Thị Thanh Hoa, Trả lại tài sản thi hành án - Một số bất cập từ thực tiễn, nguồn:
http://thads.moj.gov.vn/noidung/tintuc/Lists/TuThucTien/View_Detail.aspx?ItemID=584.
[12]. Nguyễn Xuân Tùng, Thi hành án dân sự và Chỉ số PCI, nguồn: http://moj.gov.vn/ qt/tintuc/Pages/thong-tin-khac.aspx?ItemID=2904.