Tại Kỳ họp thứ 10 Khóa XIII, Quốc hội đã thông qua Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2016; Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018 cùng với Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017, trong đó, ghi nhận nhiều điểm mới về trách nhiệm phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng. Để hướng dẫn những quy định này, ngày 29/6/2018, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành Thông tư liên tịch số 10/2018/ TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC quy định về phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng (Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC). Trong bài viết này, tác giả giới thiệu các quy định có liên quan về việc phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng trong các bộ luật, luật về tố tụng, Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017, Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC và một số hoạt động để triển khai các quy định về trách nhiệm phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng.
1. Một số quy định về trách nhiệm phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng trong các văn bản quy phạm pháp luật
1.1. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định người bào chữa; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, trong đó có thể là trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý (Điều 72, Điều 83 và Điều 84); bổ sung trách nhiệm cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thông báo, giải thích quyền được trợ giúp pháp lý (Điều 71); bổ sung cơ chế bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý trong trường hợp chỉ định người bào chữa (khoản 2 Điều 76).
1.2. Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 kế thừa Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 và năm 2011 về ghi nhận tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là trợ giúp viên pháp lý hoặc người tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý. Đồng thời, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã bổ sung trách nhiệm của Nhà nước, của thẩm phán bảo đảm quyền trợ giúp pháp lý của người thuộc diện được trợ giúp pháp lý (khoản 3 Điều 9, khoản 6 Điều 46, Điều 48 và Điều 75).
1.3. Luật Tố tụng hành chính năm 2015
Luật Tố tụng hành chính năm 2015 đã kế thừa quy định về tư cách tham gia tố tụng của người thực hiện trợ giúp pháp lý là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (Điều 61), đồng thời, ghi nhận Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý (khoản 3 Điều 19), trách nhiệm giải thích, hướng dẫn cho đương sự biết để họ thực hiện quyền được yêu cầu trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý của thẩm phán (Điều 38).
1.4. Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015
Người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người được trợ giúp pháp lý được đảm bảo quyền trợ giúp pháp lý. Theo đó, Luật nghiêm cấm hành vi “cản trở người bị tạm giữ, người bị tạm giam thực hiện quyền thăm gặp thân nhân, quyền bào chữa, được trợ giúp pháp lý…” (Điều 8); được hướng dẫn, giải thích và bảo đảm thực hiện quyền tự bào chữa, nhờ người bào chữa, trợ giúp pháp lý (Điều 9); đồng thời, Luật còn ghi nhận nhiệm vụ, quyền hạn của nhà tạm giữ, trại tạm giam trong việc bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý (Điều 16). Nhà tạm giữ, trại tạm giam có trách nhiệm chuyển yêu cầu của người bị tạm giữ, người bị tạm giam đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết, trong đó, có việc chuyển yêu cầu trợ giúp pháp lý của người bị tạm giữ, người bị tạm giam đến Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh/thành phố (Điều 13).
1.5. Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017
Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 đã quy định tư cách tham gia tố tụng của trợ giúp viên pháp lý, luật sư là người bào chữa hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý (khoản 1 Điều 31); trong thời hạn 12 giờ, kể từ thời điểm nhận được yêu cầu trợ giúp pháp lý của người bị bắt, người bị tạm giữ hoặc trong thời hạn 24 giờ, kể từ thời điểm nhận được yêu cầu trợ giúp pháp lý của bị can, bị cáo, người bị hại là người được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về tố tụng, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo cho Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tại địa phương (khoản 3 Điều 31); trách nhiệm phối hợp, tạo điều kiện cho người được trợ giúp pháp lý được hưởng quyền trợ giúp pháp lý, tạo điều kiện cho người thực hiện trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật (Điều 41).
1.6. Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC ngày 29/6/2018 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiếm sát nhân dân tối cao quy định về phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng
Thông tư liên tịch này hướng dẫn thi hành các quy định về phối hợp trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng giữa các cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền thực hiện trợ giúp pháp lý trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Luật Tố tụng hành chính năm 2015, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 và Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017; đồng thời, Thông tư liên tịch cũng kế thừa những điểm hợp lý, khắc phục một số tồn tại của Thông tư liên tịch số 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 01/8/2016 của Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định một số vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong thi hành án dân sự nhằm bảo đảm sự thuận lợi cho người được trợ giúp pháp lý trong việc hưởng quyền được trợ giúp pháp lý, cho người thực hiện trợ giúp pháp lý khi tham gia tố tụng, trên cơ sở đó, bào chữa, bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý. Cụ thể:
Thông tư liên tịch này đã bổ sung một số chủ thể trong trách nhiệm phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng (Điều 2); quy định rõ về việc giải thích, thông báo, thông tin trợ giúp pháp lý (Điều 7); bổ sung một số quy định về trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng (Điều 8), người có thẩm quyền tiến hành tố tụng (Điều 9), cơ sở giam giữ, trại giam (Điều 10), người có thẩm quyền của cơ sở giam giữ, trại giam (Điều 11); bổ sung một số quy định làm rõ trách nhiệm của Trung tâm Trợ giúp pháp lý (Điều 3); trách nhiệm của người thực hiện trợ giúp pháp lý khi tham gia tố tụng (Điều 5), trách nhiệm của thành viên Hội đồng Phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong tố tụng (từ Điều 16 đến Điều 21). Ngoài các nội dung trên, Thông tư liên tịch này cũng đã quy định về các khoản kinh phí và cơ quan, đơn vị được lập dự toán kinh phí phối hợp tại Điều 23 và mẫu hóa 08 nội dung để thống nhất, nâng cao hiệu quả trong công tác phối hợp.
2. Một số hoạt động triển khai các quy định trách nhiệm phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng
Để bảo đảm các quy định về trách nhiệm phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng của các văn bản quy phạm pháp luật về tố tụng đi vào cuộc sống, trong thời gian tới, các cơ quan, tổ chức cần tổ chức triển khai các hoạt động sau đây:
(i) Tổ chức tập huấn, quán triệt về các nội dung phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng. Các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan trợ giúp pháp lý cần thường xuyên quán triệt và tăng cường tập huấn cho cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, trại tạm giam, nhà tạm giữ, người có thẩm quyền trong cơ quan tiến hành tố tụng, Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước…;
(ii) Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trung ương và địa phương cần có hướng dẫn cụ thể để các ngành thành viên triển khai hiệu quả các quy định này;
(iii) Tăng cường công tác truyền thông về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, báo phát thanh, đài truyền hình. Trong đó, truyền thông các chuyên đề về phối hợp trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng trên các trang web, tạp chí, báo viết, báo điện tử..., đặc biệt là giới thiệu các vụ việc trợ giúp pháp lý điển hình, phức tạp; các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phối hợp...;
(iv) Nghiên cứu, xây dựng việc thí điểm người thực hiện trợ giúp pháp lý trực tại các cơ quan điều tra, Tòa án các cấp phù hợp với điều kiện của địa phương;
(v) Đẩy mạnh công tác kiểm tra, theo dõi hoạt động phối về hợp trợ giúp pháp lý; thực hiện nghiêm túc chế độ thống kê, báo cáo theo quy định pháp luật về tố tụng và trợ giúp pháp lý.
1. Một số quy định về trách nhiệm phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng trong các văn bản quy phạm pháp luật
1.1. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định người bào chữa; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, trong đó có thể là trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý (Điều 72, Điều 83 và Điều 84); bổ sung trách nhiệm cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thông báo, giải thích quyền được trợ giúp pháp lý (Điều 71); bổ sung cơ chế bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý trong trường hợp chỉ định người bào chữa (khoản 2 Điều 76).
1.2. Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 kế thừa Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 và năm 2011 về ghi nhận tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là trợ giúp viên pháp lý hoặc người tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý. Đồng thời, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã bổ sung trách nhiệm của Nhà nước, của thẩm phán bảo đảm quyền trợ giúp pháp lý của người thuộc diện được trợ giúp pháp lý (khoản 3 Điều 9, khoản 6 Điều 46, Điều 48 và Điều 75).
1.3. Luật Tố tụng hành chính năm 2015
Luật Tố tụng hành chính năm 2015 đã kế thừa quy định về tư cách tham gia tố tụng của người thực hiện trợ giúp pháp lý là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (Điều 61), đồng thời, ghi nhận Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý (khoản 3 Điều 19), trách nhiệm giải thích, hướng dẫn cho đương sự biết để họ thực hiện quyền được yêu cầu trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý của thẩm phán (Điều 38).
1.4. Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015
Người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người được trợ giúp pháp lý được đảm bảo quyền trợ giúp pháp lý. Theo đó, Luật nghiêm cấm hành vi “cản trở người bị tạm giữ, người bị tạm giam thực hiện quyền thăm gặp thân nhân, quyền bào chữa, được trợ giúp pháp lý…” (Điều 8); được hướng dẫn, giải thích và bảo đảm thực hiện quyền tự bào chữa, nhờ người bào chữa, trợ giúp pháp lý (Điều 9); đồng thời, Luật còn ghi nhận nhiệm vụ, quyền hạn của nhà tạm giữ, trại tạm giam trong việc bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý (Điều 16). Nhà tạm giữ, trại tạm giam có trách nhiệm chuyển yêu cầu của người bị tạm giữ, người bị tạm giam đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết, trong đó, có việc chuyển yêu cầu trợ giúp pháp lý của người bị tạm giữ, người bị tạm giam đến Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh/thành phố (Điều 13).
1.5. Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017
Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 đã quy định tư cách tham gia tố tụng của trợ giúp viên pháp lý, luật sư là người bào chữa hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý (khoản 1 Điều 31); trong thời hạn 12 giờ, kể từ thời điểm nhận được yêu cầu trợ giúp pháp lý của người bị bắt, người bị tạm giữ hoặc trong thời hạn 24 giờ, kể từ thời điểm nhận được yêu cầu trợ giúp pháp lý của bị can, bị cáo, người bị hại là người được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về tố tụng, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo cho Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tại địa phương (khoản 3 Điều 31); trách nhiệm phối hợp, tạo điều kiện cho người được trợ giúp pháp lý được hưởng quyền trợ giúp pháp lý, tạo điều kiện cho người thực hiện trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật (Điều 41).
1.6. Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC ngày 29/6/2018 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiếm sát nhân dân tối cao quy định về phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng
Thông tư liên tịch này hướng dẫn thi hành các quy định về phối hợp trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng giữa các cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền thực hiện trợ giúp pháp lý trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Luật Tố tụng hành chính năm 2015, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 và Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017; đồng thời, Thông tư liên tịch cũng kế thừa những điểm hợp lý, khắc phục một số tồn tại của Thông tư liên tịch số 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 01/8/2016 của Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định một số vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong thi hành án dân sự nhằm bảo đảm sự thuận lợi cho người được trợ giúp pháp lý trong việc hưởng quyền được trợ giúp pháp lý, cho người thực hiện trợ giúp pháp lý khi tham gia tố tụng, trên cơ sở đó, bào chữa, bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý. Cụ thể:
Thông tư liên tịch này đã bổ sung một số chủ thể trong trách nhiệm phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng (Điều 2); quy định rõ về việc giải thích, thông báo, thông tin trợ giúp pháp lý (Điều 7); bổ sung một số quy định về trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng (Điều 8), người có thẩm quyền tiến hành tố tụng (Điều 9), cơ sở giam giữ, trại giam (Điều 10), người có thẩm quyền của cơ sở giam giữ, trại giam (Điều 11); bổ sung một số quy định làm rõ trách nhiệm của Trung tâm Trợ giúp pháp lý (Điều 3); trách nhiệm của người thực hiện trợ giúp pháp lý khi tham gia tố tụng (Điều 5), trách nhiệm của thành viên Hội đồng Phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong tố tụng (từ Điều 16 đến Điều 21). Ngoài các nội dung trên, Thông tư liên tịch này cũng đã quy định về các khoản kinh phí và cơ quan, đơn vị được lập dự toán kinh phí phối hợp tại Điều 23 và mẫu hóa 08 nội dung để thống nhất, nâng cao hiệu quả trong công tác phối hợp.
2. Một số hoạt động triển khai các quy định trách nhiệm phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng
Để bảo đảm các quy định về trách nhiệm phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng của các văn bản quy phạm pháp luật về tố tụng đi vào cuộc sống, trong thời gian tới, các cơ quan, tổ chức cần tổ chức triển khai các hoạt động sau đây:
(i) Tổ chức tập huấn, quán triệt về các nội dung phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng. Các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan trợ giúp pháp lý cần thường xuyên quán triệt và tăng cường tập huấn cho cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, trại tạm giam, nhà tạm giữ, người có thẩm quyền trong cơ quan tiến hành tố tụng, Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước…;
(ii) Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trung ương và địa phương cần có hướng dẫn cụ thể để các ngành thành viên triển khai hiệu quả các quy định này;
(iii) Tăng cường công tác truyền thông về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, báo phát thanh, đài truyền hình. Trong đó, truyền thông các chuyên đề về phối hợp trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng trên các trang web, tạp chí, báo viết, báo điện tử..., đặc biệt là giới thiệu các vụ việc trợ giúp pháp lý điển hình, phức tạp; các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phối hợp...;
(iv) Nghiên cứu, xây dựng việc thí điểm người thực hiện trợ giúp pháp lý trực tại các cơ quan điều tra, Tòa án các cấp phù hợp với điều kiện của địa phương;
(v) Đẩy mạnh công tác kiểm tra, theo dõi hoạt động phối về hợp trợ giúp pháp lý; thực hiện nghiêm túc chế độ thống kê, báo cáo theo quy định pháp luật về tố tụng và trợ giúp pháp lý.
Kiều Minh Cường
Công an thành phố Hà Nội
Công an thành phố Hà Nội