1. Quá trình gia nhập Liên minh Công chứng Quốc tế
1.1. Vài nét về Liên minh Công chứng Quốc tế
Liên minh Công chứng Quốc tế (UINL) được thành lập ngày 02/10/1948 tại thành phố Buenos Aires (Argentina) do sáng kiến của một công chứng viên người Argentina tên là Jose Adrian Negri, với số thành viên ban đầu là 19 nước. Đến nay, tổ chức này đã có 83 nước thành viên (tính đến ngày 30/11/2012), trong đó có 21/27 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu, 15/19 quốc gia thành viên G20 và nhiều Hội công chứng thuộc châu Á và khu vực ASEAN như Nhật Bản, Trung Quốc, Indonesia… đã gia nhập, tổ chức này đại diện cho 2/3 dân số thế giới và chiếm 60% tổng sản phẩm quốc nội của các quốc gia trên thế giới (GDP).
Liên minh Công chứng Quốc tế là một tổ chức phi chính phủ, hiện nay đã có 86 quốc gia thành viên có trụ sở hành chính tại Roma (Italia). Một trong những mục tiêu cơ bản của Liên minh Công chứng Quốc tế là thiết lập, duy trì quan hệ với công chứng đang phát triển ở một số nước, với các công chứng viên của những nước chưa có thể chế công chứng, nhằm giúp đỡ, hợp tác về mặt tổ chức để chuẩn bị những điều kiện gia nhập Liên minh Công chứng Quốc tế.
Liên minh Công chứng Quốc tế hoạt động nhằm tăng cường sự liên kết, giao lưu, hợp tác giữa các Hội công chứng thuộc hệ thống công chứng La-tinh để đại diện cho quyền lợi của giới công chứng hợp tác với các tổ chức quốc tế khác, hợp tác với các cơ quan quản lý công chứng của các quốc gia thành viên nhằm khuyến khích sự phát triển nghề công chứng, đạo đức nghề công chứng; thực hiện nghiên cứu khoa học pháp lý về công chứng, đạo đức nghề công chứng, đạo tạo, bồi dưỡng nghề công chứng để tạo ra sự thống nhất, đồng bộ về pháp luật trong lĩnh vực có liên quan đến hoạt động công chứng; tạo sự kết nối giữa các quốc gia thành viên để trao đổi kinh nghiệm về hoạt động công chứng, tăng cường giao lưu giữa các công chứng viên trong Liên minh.
Về tổ chức, các cơ quan của Liên minh Công chứng Quốc tế gồm có: Đại hội đồng các thành viên (nhiệm kỳ 03 năm); Chủ tịch Liên minh; Hội đồng điều hành; Hội đồng tham vấn; Hội đồng giám sát tài chính; các Ủy ban khu vực.
Việt Nam là thành viên Ủy ban Các vấn đề châu Á của Liên minh Công chứng Quốc tế.
1.2. Sự cần thiết phải gia nhập Liên minh Công chứng Quốc tế
Thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước theo tinh thần Văn kiện Đại hội lần thứ XI của Đảng đã khẳng định: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; nâng cao vị thế của đất nước; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới” và chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng, các văn bản quy phạm pháp luật về công chứng đã cụ thể hóa chủ trương nêu trên, trong đó có việc gia nhập Liên minh Công chứng Quốc tế.
Luật Công chứng năm 2006 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007) và Luật Công chứng năm 2014 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015) đã tạo ra một kỷ nguyên mới cho công tác cải cách thủ tục hành chính tại Việt Nam, là bước đột phá cho hoạt động và phát triển nghề công chứng ở Việt Nam.
Thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng, số lượng tổ chức hành nghề công chứng và công chứng viên đã phát triển nhanh chóng trong thời gian qua. Từ đó làm phát sinh yêu cầu thành lập các Hội công chứng tại các địa phương để đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công chứng viên (Luật Công chứng năm 2014, Nghị định số 29/2015/NĐ-CP ngày 15/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng đã có quy định bắt buộc).
Sau 05 năm thi hành Luật Công chứng năm 2006, những kết quả bước đầu đạt được đã khẳng định chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng là hết sức đúng đắn.
Trong bối cảnh Việt Nam đang ngày càng chủ động, tích cực hội nhập với thế giới đã tạo ra nhiều cơ hội cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời nhu cầu hợp tác, làm ăn, lao động, học tập, đi lại và kết hôn giữa công dân Việt Nam với công dân các nước ngày càng không ngừng gia tăng. Từ đó, nhu cầu công chứng các loại giấy tờ trong lĩnh vực dân sự và thương mại của công dân Việt Nam để được công nhận ở nước ngoài cũng như công dân nước ngoài để được công nhận ở Việt Nam phát sinh rất lớn, đòi hỏi sự bảo đảm an toàn pháp lý cho những giao dịch này và sự phù hợp với chuẩn mực, thông lệ quốc tế trong hoạt động công chứng. Vì vậy, trong thời điểm hiện nay, việc gia nhập Liên minh Công chứng Quốc tế là cơ hội để công chứng Việt Nam có điều kiện học tập, trao đổi kinh nghiệm về chuyên môn với công chứng các nước, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức và hoạt động công chứng ở Việt Nam hội nhập với quốc tế (như tham gia các cuộc họp thường niên 02 lần/01 năm để trao đổi kinh nghiệm về công chứng với các nước thành viên; là dịp để quảng bá về đất nước, con người Việt Nam đến bạn bè quốc tế; tham gia vào các hội nghị quốc tế với các tổ chức quốc tế phi chính phủ lớn nhất hành tinh như Ngân hàng Thế giới, Liên Hợp Quốc, UNESCO, FAO… về các chủ đề có tính thời sự hàng đầu liên quan đến công chứng như hiện đại hóa lĩnh vực quản lý đất đai, lưu thông các văn bản công chứng, phát triển bền vững…); tìm hiểu các cơ chế, các quy định pháp luật công chứng các nước để từ đó hoàn thiện hệ thống pháp luật công chứng của nước ta, đồng thời từng bước hiện đại hóa hoạt động công chứng, góp phần nâng cao vị thế của công chứng Việt Nam trên bình diện quốc tế.
Ngày 12/11/2012, tại buổi tiếp của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam với Chủ tịch Liên minh Công chứng Quốc tế, Chủ tịch Liên minh Công chứng Quốc tế đã đề xuất và mong muốn Việt Nam sớm có đại diện gia nhập Liên minh Công chứng Quốc tế. Thủ tướng Chính phủ đã khẳng định, Việt Nam mong muốn mở rộng hợp tác không chỉ với các quốc gia mà còn với các thiết chế quốc tế, trong đó có bước đi tích cực để sớm trở thành thành viên của Liên minh Công chứng Quốc tế.
Trong thời gian qua, hoạt động công chứng ở nước ta đã xây dựng được mối quan hệ hợp tác khá mật thiết với Hội đồng Công chứng tối cao Pháp. Thông qua sự hợp tác với Hội đồng Công chứng tối cao Pháp, hoạt động công chứng Việt Nam đã tiếp cận với quy định và hoạt động của Liên minh Công chứng Quốc tế. Thông qua các buổi làm việc với ông Jean Paul Decorps - Chủ tịch Hội đồng công chứng tối cao Pháp cũng là Chủ tịch Liên minh Công chứng Quốc tế, Bộ Tư pháp và 04 Hội công chứng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Dương) của Việt Nam, các Hội công chứng này nhận thấy rằng, việc có cơ hội được gia nhập Liên minh Công chứng Quốc tế để mở rộng hơn nữa quan hệ hợp tác trong lĩnh vực công chứng là điều vô cùng quan trọng cho sự phát triển nghề công chứng của Việt Nam. Ngày 05/01/2013, 04 Hội công chứng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên đã họp và nhất trí đề nghị Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép Hội Công chứng thành phố Hồ Chí Minh đại diện cho các Hội công chứng địa phương tham gia Liên minh Công chứng Quốc tế.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Việt Nam mong muốn mở rộng hợp tác không chỉ với các quốc gia mà còn mở rộng hợp tác với các thiết chế quốc tế trong đó có Liên minh Công chứng Quốc tế, là một việc làm cần thiết và tích cực, qua đó, bên cạnh phát triển ngoại giao nhân dân, các công chứng viên Việt Nam còn có điều kiện gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, học tập cách làm hay, những kỹ thuật tiên tiến từ các thành viên của Liên minh Công chứng Quốc tế để phục vụ tốt hơn cho việc chứng nhận các hợp đồng, giao dịch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội cho đất nước.
1.3. Quá trình gia nhập Liên minh Công chứng Quốc tế
Chủ tịch Liên minh Công chứng Quốc tế nhiệm kỳ 2010 - 2013 là ông Jean Paul Decorps (người Pháp) bày tỏ thiện chí mong muốn công chứng Việt Nam sớm gia nhập Liên minh Công chứng Quốc tế. Điều kiện để gia nhập là phải có Hội công chứng toàn quốc và có quy tắc đạo đức nghề công chứng của Việt Nam. Cho đến tháng 12/2012, chúng ta đã có 04 Hội công chứng địa phương là: Hội công chứng thành phố Hà Nội, Hội Công chứng thành phố Hồ Chí Minh, Hội Công chứng thành phố Đà Nẵng và Hội Công chứng tỉnh Hải Dương. Để có thể đại diện cho Công chứng Việt Nam gia nhập Liên minh Công chứng Quốc tế, ông Decorps đề xuất 04 Hội công chứng kể trên cùng ký một thỏa thuận để một Hội công chứng đại diện cho Công chứng Việt Nam làm đơn xin gia nhập Liên minh Công chứng Quốc tế.
Ngày 05/01/2013, tại trụ sở Bộ Tư pháp, các công chứng viên đại diện cho 04 Hội công chứng trên đã họp để thống nhất cử Hội Công chứng thành phố Hồ Chí Minh thay mặt công chứng Việt Nam tiến hành các thủ tục đăng ký xin gia nhập Liên minh Công chứng Quốc tế, đồng thời, Hội Công chứng thành phố Hồ Chí Minh sẽ thay mặt các Hội công chứng giữ ghế thành viên Việt Nam trong Liên minh Công chứng Quốc tế cho đến khi thành lập Hiệp hội Công chứng Việt Nam thì sẽ bàn giao lại cho Hiệp hội.
Về phần mình, Hội Công chứng thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành các thủ tục xin phép Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan cho phép Hội Công chứng thành phố Hồ Chí Minh làm đại diện cho công chứng Việt Nam gia nhập Liên minh Công chứng Quốc tế.
Ngày 12/3/2013, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 1930/VPCP-QHQT thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ đồng ý về việc Hội Công chứng thành phố Hồ Chí Minh đại diện cho các Hội công chứng địa phương gia nhập Liên minh Công chứng Quốc tế.
Ngày 10/4/2013, Hội Công chứng thành phố Hồ Chí Minh đã đại diện cho Công chứng Việt Nam chính thức gửi hồ sơ xin gia nhập Liên minh Công chứng Quốc tế.
Sau khi nhận đủ hồ sơ, cuối tháng 3/2013, một đoàn chuyên gia của Liên minh Công chứng Quốc tế đã được cử đến Việt Nam để đánh giá về khung pháp luật cũng như thực tiễn hoạt động công chứng Việt Nam. Đoàn đã làm việc với Bộ Tư pháp, Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương, Hội Công chứng thành phố Hà Nội, Hội Công chứng thành phố Hồ Chí Minh và thăm một số Văn phòng công chứng tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đoàn đã đánh giá tích cực về pháp luật công chứng và thực tiễn hoạt động của công chứng tại Việt Nam và gửi báo cáo lên lãnh đạo Liên minh Công chứng Quốc tế.
Tháng 7/2013, Ủy ban Các vấn đề châu Á thuộc Liên minh Công chứng Quốc tế gồm các thành viên: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mông Cổ, Indonesia đã họp tại Ulan Bato (thủ đô Mông Cổ) để xem xét đề cử Việt Nam làm thành viên mới của Liên minh Công chứng Quốc tế. Đoàn công chứng Việt Nam gồm 04 thành viên là ông Phan Văn Cheo (Chủ tịch Hội Công chứng thành phố Hồ Chí Minh) - Trưởng đoàn, bà Nguyễn Thị Tú Anh (chuyên viên Cục Bổ trợ tư pháp), bà Nguyễn Thị Tạc (Ủy viên Ban Chấp hành Hội Công chứng thành phố Hồ Chí Minh) và ông Trần Quốc Khánh (Ủy viên Ban Chấp hành Hội Công chứng thành phố Hà Nội). Các thành viên của đoàn đã dự họp 02 ngày với Ủy ban Các vấn đề châu Á. Hội nghị đã thống nhất đề cử Việt Nam gia nhập Liên minh Công chứng Quốc tế và tham dự Đại hội đồng Công chứng Quốc tế lần thứ 27 tổ chức từ ngày 09 đến ngày 12/10/2013 tại Lima (thủ đô của Peru).
Đoàn đại biểu công chứng Việt Nam do ông Phan Văn Cheo làm Trưởng đoàn cùng với 02 thành viên là bà Nguyễn Thị Tú Anh và ông Trần Quốc Khánh đã tham dự Hội nghị này. Ngày 09/10/2013, tại Lễ khai mạc Đại hội, Việt Nam đã chính thức được kết nạp là thành viên thứ 84 của Liên minh Công chứng Quốc tế, cùng với Ucraina và Kosovo, nâng tổng số thành viên của Liên minh Công chứng Quốc tế lên 86 quốc gia và vùng lãnh thổ. Lễ kết nạp Việt Nam được tổ chức rất long trọng dưới sự chứng kiến của khoảng 1.000 đại biểu tham dự Hội nghị. Đoàn đại biểu Việt Nam được mời lên khán đài, quốc kỳ Việt Nam tung bay trong tiếng nhạc Quốc ca hoành tráng và tiếng vỗ tay nhiệt liệt chào mừng của Đại hội. Trưởng đoàn Công chứng Việt Nam đã được Chủ tịch Liên minh Công chứng Quốc tế trân trọng trao cờ và nhiệt liệt chúc mừng Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Liên minh.
2. Những kết quả đạt được sau khi gia nhập Liên minh Công chứng Quốc tế
Thứ nhất, sau khi gia nhập Liên minh Công chứng Quốc tế, các công chứng viên của Việt Nam có nhiều cơ hội để trao đổi kinh nghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ, được trao đổi về kỹ năng hành nghề công chứng để nâng cao nhận thức, nâng cao trình độ trong các hoạt động công chứng có liên quan.
Công chứng Việt Nam gia nhập Liên minh Công chứng Quốc tế sẽ tạo ra sự tin tưởng về mặt pháp lý đối với giấy tờ đã được công chứng tại Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi để hợp pháp hóa hoặc miễn hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ giao dịch giữa các quốc gia thành viên Liên minh, nhằm bảo đảm an toàn pháp lý cho các giao dịch này và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Thứ hai, thực hiện nghĩa vụ thành viên của Liên minh Công chứng Quốc tế, tháng 9/2014, công chứng Việt Nam đã tham dự cuộc họp của Ủy ban Các vấn đề châu Á thuộc Liên minh tại Bắc Kinh và tháng 10/2015 họp tại Tokyo. Các cuộc họp này đã trao đổi về vai trò của công chứng viên trong các hợp đồng, giao dịch và những loại việc khác, vai trò của công chứng viên trong các vấn đề hôn nhân và gia đình, việc tin học hóa phục vụ cho hoạt động công chứng.
Thứ ba, tổ chức Hội thảo quốc tế lần thứ 3 của Liên minh Công chứng Quốc tế. Ngay sau khi gia nhập Liên minh Công chứng Quốc tế, Liên minh đã mong muốn tổ chức Hội thảo quốc tế tại Việt Nam với chủ đề “Công chứng và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”. Bộ Tư pháp đã giao cho Hội Công chứng thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Liên minh tổ chức Hội thảo.
Việc Liên minh Công chứng Quốc tế tổ chức Hội thảo quốc tế tại Việt Nam có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đánh dấu sự tín nhiệm và sự tham gia tích cực, có trách nhiệm của Việt Nam sau khi trở thành thành viên của Liên minh. Hội thảo là cơ hội để các cơ quan quản lý đất đai tại Việt Nam hiểu biết về kinh nghiệm quản lý đất đai ở các nước thành viên Liên minh, các công chứng viên Việt Nam giao lưu, học tập các kỹ năng công chứng các văn bản có liên quan đến quyền sử dụng đất ở các quốc gia có đại biểu tham dự hội thảo, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động công chứng cũng như hoàn thiện pháp luật công chứng.
Ngày 05/12/2014, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 9742/VPCP-QHQT truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ cho phép Hội Công chứng thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Liên minh Công chứng Quốc tế tổ chức Hội thảo quốc tế lần thứ 3 với chủ đề “Công chứng và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”.
Hội thảo đã được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh vào các ngày 12 và 13/12/2014. Tổng số khách mời quốc tế có 151 người đến từ 24 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó, có nhiều chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực đất đai, dân sự và công chứng. Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đã chủ trì và phát biểu khai mạc Hội thảo. Về phía Liên minh Công chứng Quốc tế có ông Daniel Sedar Senghor - Chủ tịch Liên minh và ông Jean Paul Decorps - nguyên Chủ tịch Liên minh cùng chủ trì Hội nghị.
Được Bộ Tư pháp, Liên minh Công chứng Quốc tế tín nhiệm giao tổ chức Hội thảo quốc tế lần thứ 3 là vinh dự lớn lao và trách nhiệm nặng nề cho Hội Công chứng thành phố Hồ Chí Minh. Hội Công chứng thành phố Hồ Chí Minh đã huy động toàn lực để tổ chức Hội thảo. Hội công chứng thành phố Hồ Chí Minh đã thành lập Ban tổ chức Hội thảo và phân công từng thành viên phụ trách từng mảng công việc có liên quan đến Hội thảo. Sau 02 ngày làm việc, Hội thảo đã thành công tốt đẹp. Chủ tịch Liên minh Công chứng Quốc tế đã đánh giá cao việc tổ chức Hội thảo và bảy tỏ mong muốn Hội công chứng Việt Nam sẽ tăng cường hợp tác với Liên minh trong thời gian tới.
Bên cạnh việc tổ chức Hội thảo, Hội công chứng thành phố Hồ Chí Minh còn có cuộc gặp gỡ song phương với Hội đồng Công chứng tối cao Cộng hòa Pháp, Hội đồng Công chứng vùng Lyon - kết nghĩa với Hội Công chứng thành phố Hồ Chí Minh, gặp gỡ Hội Công chứng Mông Cổ. Các cuộc gặp đã góp phần tăng cường tình hữu nghị và hợp tác giữa các thành viên của Liên minh Công chứng Quốc tế.
Thứ tư, thực hiện nghĩa vụ tài chính với Liên minh Công chứng Quốc tế. Một trong những nghĩa vụ thành viên với Liên minh Công chứng Quốc tế là phải nộp tiền niên liễm hàng năm cho Liên minh. Trong 02 năm 2014 và 2015, sau khi nhận được thông báo của Liên minh, Hội Công chứng thành phố Hồ Chí Minh (năm 2015 đổi tên thành Hội công chứng viên thành phố Hồ Chí Minh) cùng với sự đóng góp của các Hội công chứng khác đã nộp đủ nghĩa vụ tài chính cho Liên minh.
3. Những yêu cầu đặt ra sau khi Việt Nam gia nhập Liên minh Công chứng Quốc tế
Khi gia nhập Liên minh Công chứng Quốc tế, Việt Nam đã cam kết: Thực hiện nghiêm túc Điều lệ và Quy chế hoạt động của Liên minh, theo đuổi mục tiêu, lý tưởng của Liên minh; bảo vệ và tôn trọng các quyền lợi của Liên minh. Khi trở thành thành viên của Liên minh Công chứng Quốc tế, công chứng Việt Nam sẽ có một số quyền và nghĩa vụ thành viên như: Ứng cử, đề cử, bầu các chức vụ lãnh đạo Liên minh; tham dự các đại hội, kỳ họp của Liên minh; tổ chức các cuộc họp theo sự phân công của Liên minh; nộp tiền niên liễm hàng năm theo quy định của Liên minh… Để thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ thành viên, theo tác giả, yêu cầu cấp thiết hiện nay là phải thành lập Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam. Rút kinh nghiệm từ việc đăng cai tổ chức Hội thảo quốc tế lần thứ 3 của Liên minh Công chứng Quốc tế tại thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 12/2014, tác giả thấy rằng, dù rất cố gắng nhưng một Hội công chứng viên địa phương sẽ không đủ sức huy động sức mạnh của các Hội công chứng viên để thực hiện nghĩa vụ thành viên. Chưa thành lập được Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam, chúng ta thiếu một sự thống nhất tầm quốc gia, thiếu nguồn lực nhân sự và tài chính để đảm nhận đầy đủ quyền và nghĩa vụ thành viên của Liên minh Công chứng Quốc tế.
Việc gia nhập Liên minh Công chứng Quốc tế là một bước của tiến trình hội nhập vào các thiết chế quốc tế, từ đây chúng ta có thể tham gia vào ban lãnh đạo Liên minh và các tổ chức thuộc Liên minh; chúng ta có thể sẽ được phân công tổ chức các hội nghị, các sự kiện của Liên minh. Tuy nhiên, hiện nay, chúng ta chưa có sự chuẩn bị cần thiết cho các yêu cầu đó, chưa có nguồn nhân lực đủ trình độ chuyên môn, trình độ tổ chức các sự kiện, trình độ ngoại ngữ để có thể thực hiện một cách tự tin, độc lập khi tham gia các tổ chức của Liên minh. Do đó, yêu cầu cần thực hiện ngay đó là phải bồi dưỡng đội ngũ công chứng viên có đủ trình độ, năng lực tổ chức, đạo đức nghề nghiệp và phẩm chất để đảm nhận các trọng trách mà Liên minh sẽ giao cho chúng ta trong tương lai, góp phần làm rạng rỡ công chứng Việt Nam.
Trong khi chờ đợi Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam được thành lập, các Hội công chứng viên hiện đang hoạt động nên xây dựng quy chế phối hợp nhằm tập hợp sức mạnh của các Hội công chứng viên, đồng thời làm đầu mối xử lý yêu cầu của Liên minh Công chứng Quốc tế như nộp tiền niên liễm hàng năm, tham gia và tổ chức các hội nghị của Ủy ban Các vấn đề châu Á thuộc Liên minh, các cuộc họp của Đại hội đồng Liên minh Công chứng Quốc tế, đề cử nhân sự tham gia ban lãnh đạo Liên minh.
1.1. Vài nét về Liên minh Công chứng Quốc tế
Liên minh Công chứng Quốc tế (UINL) được thành lập ngày 02/10/1948 tại thành phố Buenos Aires (Argentina) do sáng kiến của một công chứng viên người Argentina tên là Jose Adrian Negri, với số thành viên ban đầu là 19 nước. Đến nay, tổ chức này đã có 83 nước thành viên (tính đến ngày 30/11/2012), trong đó có 21/27 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu, 15/19 quốc gia thành viên G20 và nhiều Hội công chứng thuộc châu Á và khu vực ASEAN như Nhật Bản, Trung Quốc, Indonesia… đã gia nhập, tổ chức này đại diện cho 2/3 dân số thế giới và chiếm 60% tổng sản phẩm quốc nội của các quốc gia trên thế giới (GDP).
Liên minh Công chứng Quốc tế là một tổ chức phi chính phủ, hiện nay đã có 86 quốc gia thành viên có trụ sở hành chính tại Roma (Italia). Một trong những mục tiêu cơ bản của Liên minh Công chứng Quốc tế là thiết lập, duy trì quan hệ với công chứng đang phát triển ở một số nước, với các công chứng viên của những nước chưa có thể chế công chứng, nhằm giúp đỡ, hợp tác về mặt tổ chức để chuẩn bị những điều kiện gia nhập Liên minh Công chứng Quốc tế.
Liên minh Công chứng Quốc tế hoạt động nhằm tăng cường sự liên kết, giao lưu, hợp tác giữa các Hội công chứng thuộc hệ thống công chứng La-tinh để đại diện cho quyền lợi của giới công chứng hợp tác với các tổ chức quốc tế khác, hợp tác với các cơ quan quản lý công chứng của các quốc gia thành viên nhằm khuyến khích sự phát triển nghề công chứng, đạo đức nghề công chứng; thực hiện nghiên cứu khoa học pháp lý về công chứng, đạo đức nghề công chứng, đạo tạo, bồi dưỡng nghề công chứng để tạo ra sự thống nhất, đồng bộ về pháp luật trong lĩnh vực có liên quan đến hoạt động công chứng; tạo sự kết nối giữa các quốc gia thành viên để trao đổi kinh nghiệm về hoạt động công chứng, tăng cường giao lưu giữa các công chứng viên trong Liên minh.
Về tổ chức, các cơ quan của Liên minh Công chứng Quốc tế gồm có: Đại hội đồng các thành viên (nhiệm kỳ 03 năm); Chủ tịch Liên minh; Hội đồng điều hành; Hội đồng tham vấn; Hội đồng giám sát tài chính; các Ủy ban khu vực.
Việt Nam là thành viên Ủy ban Các vấn đề châu Á của Liên minh Công chứng Quốc tế.
1.2. Sự cần thiết phải gia nhập Liên minh Công chứng Quốc tế
Thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước theo tinh thần Văn kiện Đại hội lần thứ XI của Đảng đã khẳng định: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; nâng cao vị thế của đất nước; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới” và chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng, các văn bản quy phạm pháp luật về công chứng đã cụ thể hóa chủ trương nêu trên, trong đó có việc gia nhập Liên minh Công chứng Quốc tế.
Luật Công chứng năm 2006 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007) và Luật Công chứng năm 2014 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015) đã tạo ra một kỷ nguyên mới cho công tác cải cách thủ tục hành chính tại Việt Nam, là bước đột phá cho hoạt động và phát triển nghề công chứng ở Việt Nam.
Thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng, số lượng tổ chức hành nghề công chứng và công chứng viên đã phát triển nhanh chóng trong thời gian qua. Từ đó làm phát sinh yêu cầu thành lập các Hội công chứng tại các địa phương để đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công chứng viên (Luật Công chứng năm 2014, Nghị định số 29/2015/NĐ-CP ngày 15/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng đã có quy định bắt buộc).
Sau 05 năm thi hành Luật Công chứng năm 2006, những kết quả bước đầu đạt được đã khẳng định chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng là hết sức đúng đắn.
Trong bối cảnh Việt Nam đang ngày càng chủ động, tích cực hội nhập với thế giới đã tạo ra nhiều cơ hội cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời nhu cầu hợp tác, làm ăn, lao động, học tập, đi lại và kết hôn giữa công dân Việt Nam với công dân các nước ngày càng không ngừng gia tăng. Từ đó, nhu cầu công chứng các loại giấy tờ trong lĩnh vực dân sự và thương mại của công dân Việt Nam để được công nhận ở nước ngoài cũng như công dân nước ngoài để được công nhận ở Việt Nam phát sinh rất lớn, đòi hỏi sự bảo đảm an toàn pháp lý cho những giao dịch này và sự phù hợp với chuẩn mực, thông lệ quốc tế trong hoạt động công chứng. Vì vậy, trong thời điểm hiện nay, việc gia nhập Liên minh Công chứng Quốc tế là cơ hội để công chứng Việt Nam có điều kiện học tập, trao đổi kinh nghiệm về chuyên môn với công chứng các nước, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức và hoạt động công chứng ở Việt Nam hội nhập với quốc tế (như tham gia các cuộc họp thường niên 02 lần/01 năm để trao đổi kinh nghiệm về công chứng với các nước thành viên; là dịp để quảng bá về đất nước, con người Việt Nam đến bạn bè quốc tế; tham gia vào các hội nghị quốc tế với các tổ chức quốc tế phi chính phủ lớn nhất hành tinh như Ngân hàng Thế giới, Liên Hợp Quốc, UNESCO, FAO… về các chủ đề có tính thời sự hàng đầu liên quan đến công chứng như hiện đại hóa lĩnh vực quản lý đất đai, lưu thông các văn bản công chứng, phát triển bền vững…); tìm hiểu các cơ chế, các quy định pháp luật công chứng các nước để từ đó hoàn thiện hệ thống pháp luật công chứng của nước ta, đồng thời từng bước hiện đại hóa hoạt động công chứng, góp phần nâng cao vị thế của công chứng Việt Nam trên bình diện quốc tế.
Ngày 12/11/2012, tại buổi tiếp của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam với Chủ tịch Liên minh Công chứng Quốc tế, Chủ tịch Liên minh Công chứng Quốc tế đã đề xuất và mong muốn Việt Nam sớm có đại diện gia nhập Liên minh Công chứng Quốc tế. Thủ tướng Chính phủ đã khẳng định, Việt Nam mong muốn mở rộng hợp tác không chỉ với các quốc gia mà còn với các thiết chế quốc tế, trong đó có bước đi tích cực để sớm trở thành thành viên của Liên minh Công chứng Quốc tế.
Trong thời gian qua, hoạt động công chứng ở nước ta đã xây dựng được mối quan hệ hợp tác khá mật thiết với Hội đồng Công chứng tối cao Pháp. Thông qua sự hợp tác với Hội đồng Công chứng tối cao Pháp, hoạt động công chứng Việt Nam đã tiếp cận với quy định và hoạt động của Liên minh Công chứng Quốc tế. Thông qua các buổi làm việc với ông Jean Paul Decorps - Chủ tịch Hội đồng công chứng tối cao Pháp cũng là Chủ tịch Liên minh Công chứng Quốc tế, Bộ Tư pháp và 04 Hội công chứng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Dương) của Việt Nam, các Hội công chứng này nhận thấy rằng, việc có cơ hội được gia nhập Liên minh Công chứng Quốc tế để mở rộng hơn nữa quan hệ hợp tác trong lĩnh vực công chứng là điều vô cùng quan trọng cho sự phát triển nghề công chứng của Việt Nam. Ngày 05/01/2013, 04 Hội công chứng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên đã họp và nhất trí đề nghị Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép Hội Công chứng thành phố Hồ Chí Minh đại diện cho các Hội công chứng địa phương tham gia Liên minh Công chứng Quốc tế.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Việt Nam mong muốn mở rộng hợp tác không chỉ với các quốc gia mà còn mở rộng hợp tác với các thiết chế quốc tế trong đó có Liên minh Công chứng Quốc tế, là một việc làm cần thiết và tích cực, qua đó, bên cạnh phát triển ngoại giao nhân dân, các công chứng viên Việt Nam còn có điều kiện gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, học tập cách làm hay, những kỹ thuật tiên tiến từ các thành viên của Liên minh Công chứng Quốc tế để phục vụ tốt hơn cho việc chứng nhận các hợp đồng, giao dịch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội cho đất nước.
1.3. Quá trình gia nhập Liên minh Công chứng Quốc tế
Chủ tịch Liên minh Công chứng Quốc tế nhiệm kỳ 2010 - 2013 là ông Jean Paul Decorps (người Pháp) bày tỏ thiện chí mong muốn công chứng Việt Nam sớm gia nhập Liên minh Công chứng Quốc tế. Điều kiện để gia nhập là phải có Hội công chứng toàn quốc và có quy tắc đạo đức nghề công chứng của Việt Nam. Cho đến tháng 12/2012, chúng ta đã có 04 Hội công chứng địa phương là: Hội công chứng thành phố Hà Nội, Hội Công chứng thành phố Hồ Chí Minh, Hội Công chứng thành phố Đà Nẵng và Hội Công chứng tỉnh Hải Dương. Để có thể đại diện cho Công chứng Việt Nam gia nhập Liên minh Công chứng Quốc tế, ông Decorps đề xuất 04 Hội công chứng kể trên cùng ký một thỏa thuận để một Hội công chứng đại diện cho Công chứng Việt Nam làm đơn xin gia nhập Liên minh Công chứng Quốc tế.
Ngày 05/01/2013, tại trụ sở Bộ Tư pháp, các công chứng viên đại diện cho 04 Hội công chứng trên đã họp để thống nhất cử Hội Công chứng thành phố Hồ Chí Minh thay mặt công chứng Việt Nam tiến hành các thủ tục đăng ký xin gia nhập Liên minh Công chứng Quốc tế, đồng thời, Hội Công chứng thành phố Hồ Chí Minh sẽ thay mặt các Hội công chứng giữ ghế thành viên Việt Nam trong Liên minh Công chứng Quốc tế cho đến khi thành lập Hiệp hội Công chứng Việt Nam thì sẽ bàn giao lại cho Hiệp hội.
Về phần mình, Hội Công chứng thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành các thủ tục xin phép Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan cho phép Hội Công chứng thành phố Hồ Chí Minh làm đại diện cho công chứng Việt Nam gia nhập Liên minh Công chứng Quốc tế.
Ngày 12/3/2013, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 1930/VPCP-QHQT thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ đồng ý về việc Hội Công chứng thành phố Hồ Chí Minh đại diện cho các Hội công chứng địa phương gia nhập Liên minh Công chứng Quốc tế.
Ngày 10/4/2013, Hội Công chứng thành phố Hồ Chí Minh đã đại diện cho Công chứng Việt Nam chính thức gửi hồ sơ xin gia nhập Liên minh Công chứng Quốc tế.
Sau khi nhận đủ hồ sơ, cuối tháng 3/2013, một đoàn chuyên gia của Liên minh Công chứng Quốc tế đã được cử đến Việt Nam để đánh giá về khung pháp luật cũng như thực tiễn hoạt động công chứng Việt Nam. Đoàn đã làm việc với Bộ Tư pháp, Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương, Hội Công chứng thành phố Hà Nội, Hội Công chứng thành phố Hồ Chí Minh và thăm một số Văn phòng công chứng tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đoàn đã đánh giá tích cực về pháp luật công chứng và thực tiễn hoạt động của công chứng tại Việt Nam và gửi báo cáo lên lãnh đạo Liên minh Công chứng Quốc tế.
Tháng 7/2013, Ủy ban Các vấn đề châu Á thuộc Liên minh Công chứng Quốc tế gồm các thành viên: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mông Cổ, Indonesia đã họp tại Ulan Bato (thủ đô Mông Cổ) để xem xét đề cử Việt Nam làm thành viên mới của Liên minh Công chứng Quốc tế. Đoàn công chứng Việt Nam gồm 04 thành viên là ông Phan Văn Cheo (Chủ tịch Hội Công chứng thành phố Hồ Chí Minh) - Trưởng đoàn, bà Nguyễn Thị Tú Anh (chuyên viên Cục Bổ trợ tư pháp), bà Nguyễn Thị Tạc (Ủy viên Ban Chấp hành Hội Công chứng thành phố Hồ Chí Minh) và ông Trần Quốc Khánh (Ủy viên Ban Chấp hành Hội Công chứng thành phố Hà Nội). Các thành viên của đoàn đã dự họp 02 ngày với Ủy ban Các vấn đề châu Á. Hội nghị đã thống nhất đề cử Việt Nam gia nhập Liên minh Công chứng Quốc tế và tham dự Đại hội đồng Công chứng Quốc tế lần thứ 27 tổ chức từ ngày 09 đến ngày 12/10/2013 tại Lima (thủ đô của Peru).
Đoàn đại biểu công chứng Việt Nam do ông Phan Văn Cheo làm Trưởng đoàn cùng với 02 thành viên là bà Nguyễn Thị Tú Anh và ông Trần Quốc Khánh đã tham dự Hội nghị này. Ngày 09/10/2013, tại Lễ khai mạc Đại hội, Việt Nam đã chính thức được kết nạp là thành viên thứ 84 của Liên minh Công chứng Quốc tế, cùng với Ucraina và Kosovo, nâng tổng số thành viên của Liên minh Công chứng Quốc tế lên 86 quốc gia và vùng lãnh thổ. Lễ kết nạp Việt Nam được tổ chức rất long trọng dưới sự chứng kiến của khoảng 1.000 đại biểu tham dự Hội nghị. Đoàn đại biểu Việt Nam được mời lên khán đài, quốc kỳ Việt Nam tung bay trong tiếng nhạc Quốc ca hoành tráng và tiếng vỗ tay nhiệt liệt chào mừng của Đại hội. Trưởng đoàn Công chứng Việt Nam đã được Chủ tịch Liên minh Công chứng Quốc tế trân trọng trao cờ và nhiệt liệt chúc mừng Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Liên minh.
2. Những kết quả đạt được sau khi gia nhập Liên minh Công chứng Quốc tế
Thứ nhất, sau khi gia nhập Liên minh Công chứng Quốc tế, các công chứng viên của Việt Nam có nhiều cơ hội để trao đổi kinh nghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ, được trao đổi về kỹ năng hành nghề công chứng để nâng cao nhận thức, nâng cao trình độ trong các hoạt động công chứng có liên quan.
Công chứng Việt Nam gia nhập Liên minh Công chứng Quốc tế sẽ tạo ra sự tin tưởng về mặt pháp lý đối với giấy tờ đã được công chứng tại Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi để hợp pháp hóa hoặc miễn hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ giao dịch giữa các quốc gia thành viên Liên minh, nhằm bảo đảm an toàn pháp lý cho các giao dịch này và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Thứ hai, thực hiện nghĩa vụ thành viên của Liên minh Công chứng Quốc tế, tháng 9/2014, công chứng Việt Nam đã tham dự cuộc họp của Ủy ban Các vấn đề châu Á thuộc Liên minh tại Bắc Kinh và tháng 10/2015 họp tại Tokyo. Các cuộc họp này đã trao đổi về vai trò của công chứng viên trong các hợp đồng, giao dịch và những loại việc khác, vai trò của công chứng viên trong các vấn đề hôn nhân và gia đình, việc tin học hóa phục vụ cho hoạt động công chứng.
Thứ ba, tổ chức Hội thảo quốc tế lần thứ 3 của Liên minh Công chứng Quốc tế. Ngay sau khi gia nhập Liên minh Công chứng Quốc tế, Liên minh đã mong muốn tổ chức Hội thảo quốc tế tại Việt Nam với chủ đề “Công chứng và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”. Bộ Tư pháp đã giao cho Hội Công chứng thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Liên minh tổ chức Hội thảo.
Việc Liên minh Công chứng Quốc tế tổ chức Hội thảo quốc tế tại Việt Nam có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đánh dấu sự tín nhiệm và sự tham gia tích cực, có trách nhiệm của Việt Nam sau khi trở thành thành viên của Liên minh. Hội thảo là cơ hội để các cơ quan quản lý đất đai tại Việt Nam hiểu biết về kinh nghiệm quản lý đất đai ở các nước thành viên Liên minh, các công chứng viên Việt Nam giao lưu, học tập các kỹ năng công chứng các văn bản có liên quan đến quyền sử dụng đất ở các quốc gia có đại biểu tham dự hội thảo, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động công chứng cũng như hoàn thiện pháp luật công chứng.
Ngày 05/12/2014, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 9742/VPCP-QHQT truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ cho phép Hội Công chứng thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Liên minh Công chứng Quốc tế tổ chức Hội thảo quốc tế lần thứ 3 với chủ đề “Công chứng và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”.
Hội thảo đã được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh vào các ngày 12 và 13/12/2014. Tổng số khách mời quốc tế có 151 người đến từ 24 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó, có nhiều chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực đất đai, dân sự và công chứng. Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đã chủ trì và phát biểu khai mạc Hội thảo. Về phía Liên minh Công chứng Quốc tế có ông Daniel Sedar Senghor - Chủ tịch Liên minh và ông Jean Paul Decorps - nguyên Chủ tịch Liên minh cùng chủ trì Hội nghị.
Được Bộ Tư pháp, Liên minh Công chứng Quốc tế tín nhiệm giao tổ chức Hội thảo quốc tế lần thứ 3 là vinh dự lớn lao và trách nhiệm nặng nề cho Hội Công chứng thành phố Hồ Chí Minh. Hội Công chứng thành phố Hồ Chí Minh đã huy động toàn lực để tổ chức Hội thảo. Hội công chứng thành phố Hồ Chí Minh đã thành lập Ban tổ chức Hội thảo và phân công từng thành viên phụ trách từng mảng công việc có liên quan đến Hội thảo. Sau 02 ngày làm việc, Hội thảo đã thành công tốt đẹp. Chủ tịch Liên minh Công chứng Quốc tế đã đánh giá cao việc tổ chức Hội thảo và bảy tỏ mong muốn Hội công chứng Việt Nam sẽ tăng cường hợp tác với Liên minh trong thời gian tới.
Bên cạnh việc tổ chức Hội thảo, Hội công chứng thành phố Hồ Chí Minh còn có cuộc gặp gỡ song phương với Hội đồng Công chứng tối cao Cộng hòa Pháp, Hội đồng Công chứng vùng Lyon - kết nghĩa với Hội Công chứng thành phố Hồ Chí Minh, gặp gỡ Hội Công chứng Mông Cổ. Các cuộc gặp đã góp phần tăng cường tình hữu nghị và hợp tác giữa các thành viên của Liên minh Công chứng Quốc tế.
Thứ tư, thực hiện nghĩa vụ tài chính với Liên minh Công chứng Quốc tế. Một trong những nghĩa vụ thành viên với Liên minh Công chứng Quốc tế là phải nộp tiền niên liễm hàng năm cho Liên minh. Trong 02 năm 2014 và 2015, sau khi nhận được thông báo của Liên minh, Hội Công chứng thành phố Hồ Chí Minh (năm 2015 đổi tên thành Hội công chứng viên thành phố Hồ Chí Minh) cùng với sự đóng góp của các Hội công chứng khác đã nộp đủ nghĩa vụ tài chính cho Liên minh.
3. Những yêu cầu đặt ra sau khi Việt Nam gia nhập Liên minh Công chứng Quốc tế
Khi gia nhập Liên minh Công chứng Quốc tế, Việt Nam đã cam kết: Thực hiện nghiêm túc Điều lệ và Quy chế hoạt động của Liên minh, theo đuổi mục tiêu, lý tưởng của Liên minh; bảo vệ và tôn trọng các quyền lợi của Liên minh. Khi trở thành thành viên của Liên minh Công chứng Quốc tế, công chứng Việt Nam sẽ có một số quyền và nghĩa vụ thành viên như: Ứng cử, đề cử, bầu các chức vụ lãnh đạo Liên minh; tham dự các đại hội, kỳ họp của Liên minh; tổ chức các cuộc họp theo sự phân công của Liên minh; nộp tiền niên liễm hàng năm theo quy định của Liên minh… Để thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ thành viên, theo tác giả, yêu cầu cấp thiết hiện nay là phải thành lập Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam. Rút kinh nghiệm từ việc đăng cai tổ chức Hội thảo quốc tế lần thứ 3 của Liên minh Công chứng Quốc tế tại thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 12/2014, tác giả thấy rằng, dù rất cố gắng nhưng một Hội công chứng viên địa phương sẽ không đủ sức huy động sức mạnh của các Hội công chứng viên để thực hiện nghĩa vụ thành viên. Chưa thành lập được Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam, chúng ta thiếu một sự thống nhất tầm quốc gia, thiếu nguồn lực nhân sự và tài chính để đảm nhận đầy đủ quyền và nghĩa vụ thành viên của Liên minh Công chứng Quốc tế.
Việc gia nhập Liên minh Công chứng Quốc tế là một bước của tiến trình hội nhập vào các thiết chế quốc tế, từ đây chúng ta có thể tham gia vào ban lãnh đạo Liên minh và các tổ chức thuộc Liên minh; chúng ta có thể sẽ được phân công tổ chức các hội nghị, các sự kiện của Liên minh. Tuy nhiên, hiện nay, chúng ta chưa có sự chuẩn bị cần thiết cho các yêu cầu đó, chưa có nguồn nhân lực đủ trình độ chuyên môn, trình độ tổ chức các sự kiện, trình độ ngoại ngữ để có thể thực hiện một cách tự tin, độc lập khi tham gia các tổ chức của Liên minh. Do đó, yêu cầu cần thực hiện ngay đó là phải bồi dưỡng đội ngũ công chứng viên có đủ trình độ, năng lực tổ chức, đạo đức nghề nghiệp và phẩm chất để đảm nhận các trọng trách mà Liên minh sẽ giao cho chúng ta trong tương lai, góp phần làm rạng rỡ công chứng Việt Nam.
Trong khi chờ đợi Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam được thành lập, các Hội công chứng viên hiện đang hoạt động nên xây dựng quy chế phối hợp nhằm tập hợp sức mạnh của các Hội công chứng viên, đồng thời làm đầu mối xử lý yêu cầu của Liên minh Công chứng Quốc tế như nộp tiền niên liễm hàng năm, tham gia và tổ chức các hội nghị của Ủy ban Các vấn đề châu Á thuộc Liên minh, các cuộc họp của Đại hội đồng Liên minh Công chứng Quốc tế, đề cử nhân sự tham gia ban lãnh đạo Liên minh.
Phan Văn Cheo
Công chứng viên Phòng Công chứng Sài Gòn
Nguyên Chủ tịch Hội công chứng viên TP. Hồ Chí Minh
Công chứng viên Phòng Công chứng Sài Gòn
Nguyên Chủ tịch Hội công chứng viên TP. Hồ Chí Minh