Thực hiện Quyết định số 619/QĐ-TTg ngày 08/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (Quyết định số 619/QĐ-TTg) và Thông tư số 07/2017/TT-BTP ngày 28/7/2017 của Bộ Tư pháp quy định về điểm số, hướng dẫn cách tính điểm các chỉ tiêu tiếp cận pháp luật, Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật và một số nội dung về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, Ủy ban nhân dân huyện Tuyên Hóa đã ban hành kế hoạch về việc triển khai thực hiện Quyết định số 619/QĐ-TTg; quyết định về việc thành lập Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật huyện; công văn hướng dẫn xây dựng xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; công văn về việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; công văn về triển khai xây dựng xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; công văn đôn đốc, chỉ đạo các xã, thị trấn thực hiện việc rà soát, đánh giá, chấm điểm theo đúng quy định. Bên cạnh đó, tháng 01/2018, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành quyết định về việc công nhận xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2017, với 17/20 xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Mục tiêu của Quyết định số 619/QĐ-TTg là nâng cao nhận thức pháp luật, giáo dục ý thức tôn trọng, tuân thủ và chấp hành pháp luật; bảo đảm quyền con người, quyền công dân, quyền được thông tin về pháp luật; kịp thời tháo gỡ mâu thuẫn, tranh chấp, vướng mắc, kiến nghị trong thi hành pháp luật trên địa bàn cấp xã; tổ chức và bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thi hành Hiến pháp, pháp luật, quản lý nhà nước và xã hội bằng pháp luật; nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức cấp xã trong thực thi công vụ; cải thiện điều kiện tiếp cận thông tin pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, giải quyết thủ tục hành chính, phát huy dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Công tác đánh giá, xây dựng xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật của huyện Tuyên Hóa đã đạt được những kết quả nhất định. Công tác chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra ở các xã, thị trấn đã được quan tâm, chú trọng; kịp thời giải đáp, tháo gỡ vướng mắc cho các đơn vị trong quá trình tổ chức đánh giá đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Hầu hết các xã, thị trấn đều nhận thức đúng đắn về mục đích, ý nghĩa của việc triển khai nhiệm vụ xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; nghiêm túc tổ chức thực hiện Quyết định số 619/QĐ-TTg. Ý thức trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cán bộ, nhân dân trong thi hành và chấp hành pháp luật được nâng cao, thu hút các tổ chức, đoàn thể ở các xã, thị trấn tham gia; tăng cường cơ chế phối hợp, phân công trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, thúc đẩy, khuyến khích và thu hút sự quan tâm của Nhà nước và toàn xã hội đối với công tác này. Tạo điều kiện cho việc công khai, minh bạch chủ trương, chính sách của Nhà nước thông qua hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giải thích pháp luật để mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân được tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận thông tin về chính sách và pháp luật. Thông qua đánh giá địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, các xã, thị trấn đều thấy được thực trạng tiếp cận pháp luật của địa phương mình để từ đó có giải pháp cải thiện các điều kiện tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở. Kết quả đánh giá đạt chuẩn tiếp cận pháp luật của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện trong hơn một năm qua đã có những tác động tích cực đến việc bảo đảm điều kiện tiếp cận pháp luật của người dân ở cơ sở. Tăng cường trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo bảo đảm cơ sở vật chất, các điều kiện khác nhằm nâng cao chất lượng tiếp cận pháp luật của người dân, từ đó có giải pháp xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; giúp cán bộ, công chức trong thi hành công vụ nhận thức được những ưu điểm, tồn tại và hạn chế để rút ra kinh nghiệm và có biện pháp khắc phục, nâng cao ý thức trách nhiệm, thái độ phục vụ đối với nhân dân.
Bên cạnh những mặt đạt được, công tác xây dựng xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo Quyết định số 619/QĐ-TTg trên địa bàn huyện còn tồn tại một số khó khăn, vướng mắc như sau:
- Việc xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là nhiệm vụ hết sức quan trọng, liên quan đến trách nhiệm của các cấp, các ngành trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, cán bộ phụ trách công tác này chủ yếu là kiêm nhiệm, sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự phối hợp của các ngành còn hạn chế nên kết quả thực hiện chưa cao, chưa đạt được mục đích, yêu cầu của tinh thần Quyết định số 619/QĐ-TTg.
- Quá trình tổ chức thực hiện, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, rà soát, đánh giá cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật mất nhiều công sức, thời gian nhưng kinh phí phục vụ các hoạt động này quy định chưa thật sự rõ ràng, cụ thể như nguồn kinh phí do ai cấp, đưa vào dự toán ngân sách hàng năm hay đột xuất, nên ở cấp huyện và cấp xã chưa bố trí kinh phí.
- Việc xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là một trong những chỉ tiêu trong tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới nhưng nội dung này chưa được thực hiện một cách có hiệu quả.
- Việc quán triệt, tổ chức triển khai Quyết định số 619/QĐ-TTg và thực hiện nhiệm vụ xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật chưa sâu rộng, thường xuyên; các hoạt động liên quan đến đánh giá xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật được triển khai ở các cấp còn chậm, có lúc, có nơi còn lúng túng; sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong triển khai nhiệm vụ xây dựng xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật nói chung, trong đánh giá địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật nói riêng còn hạn chế; kết quả đánh giá cho thấy, điều kiện bảo đảm cho người dân tiếp cận pháp luật ở các địa phương còn hạn chế, nhất là ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
Để khắc phục, cải thiện điều kiện tiếp cận pháp luật của người dân trên địa bàn, trong thời gian tới, cần thực hiện một số giải pháp sau:
Thứ nhất, chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật bằng nhiều hình thức, mô hình phù hợp như: Tại các nhà văn hóa thôn, tổ dân phố nên bố trí phòng đọc, các văn bản pháp luật hoặc các thủ tục hành chính liên quan đến sinh hoạt cộng đồng; in tờ gấp, tờ rơi, nội dung ngắn gọn dễ cập nhật tạo điều kiện trong giao dịch.
Thứ hai, công khai, minh bạch công tác đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật: Việc đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật có vai trò quan trọng đối với địa phương trong quá trình quản lý, điều hành nhà nước ở địa phương, đồng thời là tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của tập thể và cá nhân trong đơn vị.
Thứ ba, tăng cường vai trò chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện hoạt động đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật, tổ chức sơ kết, tổng kết để rút kinh nghiệm, thực hiện khen thưởng, xử lý vi phạm, không phô trương, chạy đua, đánh giá không đúng với các tiêu chí đề ra. Việc đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân ở cơ sở cần gắn với an ninh, chính trị, an toàn xã hội; tình hình vi phạm pháp luật và đời sống của người dân tại cơ sở. Chú trọng đến các văn bản, lĩnh vực có nội dung thiết thực, liên quan đến quyền, lợi ích của người dân như đất đai, hôn nhân và gia đình, dân sự, bình đẳng giới và các hương ước, quy ước tại khu dân cư.
Thứ tư, tăng cường bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ công chức xã, thị trấn. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động cơ quan hành chính các cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi thực hiện các thủ tục hành chính; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan hành chính nhà nước.
Thứ năm, tăng cường vai trò của Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật trong việc thẩm tra, xác minh, tự đánh giá của các xã, thị trấn để đảm bảo khách quan, chính xác trong việc đánh giá tiếp cận pháp luật.
Thứ sáu, cơ quan có thẩm quyền cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc xây dựng xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật ở cấp huyện, cấp xã.
Thứ bảy, cần có quy định cụ thể về nguồn kinh phí phục vụ cho công tác xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Hằng năm, bố trí nguồn ngân sách của các cấp để chủ động trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Kinh phí đầu tư cho công việc đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật ở cơ sở phải được đảm bảo. Cần đầu tư máy tính cho công chức tư pháp - hộ tịch để phục vụ cho công tác chuyên môn, nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu công việc.
Thứ tám, quy định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành trong công tác xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Thứ chín, xem xét, chỉnh sửa các tiêu chí tiếp cận pháp luật, bảo đảm sát với thực tế; việc đánh giá theo hướng dễ làm, dễ thực hiện, không tạo gánh nặng, áp lực cho chính quyền địa phương; nên có sự tham gia của người dân vào quá trình đánh giá bằng cơ chế, phương thức phù hợp.
Mục tiêu của Quyết định số 619/QĐ-TTg là nâng cao nhận thức pháp luật, giáo dục ý thức tôn trọng, tuân thủ và chấp hành pháp luật; bảo đảm quyền con người, quyền công dân, quyền được thông tin về pháp luật; kịp thời tháo gỡ mâu thuẫn, tranh chấp, vướng mắc, kiến nghị trong thi hành pháp luật trên địa bàn cấp xã; tổ chức và bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thi hành Hiến pháp, pháp luật, quản lý nhà nước và xã hội bằng pháp luật; nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức cấp xã trong thực thi công vụ; cải thiện điều kiện tiếp cận thông tin pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, giải quyết thủ tục hành chính, phát huy dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Công tác đánh giá, xây dựng xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật của huyện Tuyên Hóa đã đạt được những kết quả nhất định. Công tác chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra ở các xã, thị trấn đã được quan tâm, chú trọng; kịp thời giải đáp, tháo gỡ vướng mắc cho các đơn vị trong quá trình tổ chức đánh giá đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Hầu hết các xã, thị trấn đều nhận thức đúng đắn về mục đích, ý nghĩa của việc triển khai nhiệm vụ xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; nghiêm túc tổ chức thực hiện Quyết định số 619/QĐ-TTg. Ý thức trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cán bộ, nhân dân trong thi hành và chấp hành pháp luật được nâng cao, thu hút các tổ chức, đoàn thể ở các xã, thị trấn tham gia; tăng cường cơ chế phối hợp, phân công trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, thúc đẩy, khuyến khích và thu hút sự quan tâm của Nhà nước và toàn xã hội đối với công tác này. Tạo điều kiện cho việc công khai, minh bạch chủ trương, chính sách của Nhà nước thông qua hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giải thích pháp luật để mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân được tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận thông tin về chính sách và pháp luật. Thông qua đánh giá địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, các xã, thị trấn đều thấy được thực trạng tiếp cận pháp luật của địa phương mình để từ đó có giải pháp cải thiện các điều kiện tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở. Kết quả đánh giá đạt chuẩn tiếp cận pháp luật của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện trong hơn một năm qua đã có những tác động tích cực đến việc bảo đảm điều kiện tiếp cận pháp luật của người dân ở cơ sở. Tăng cường trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo bảo đảm cơ sở vật chất, các điều kiện khác nhằm nâng cao chất lượng tiếp cận pháp luật của người dân, từ đó có giải pháp xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; giúp cán bộ, công chức trong thi hành công vụ nhận thức được những ưu điểm, tồn tại và hạn chế để rút ra kinh nghiệm và có biện pháp khắc phục, nâng cao ý thức trách nhiệm, thái độ phục vụ đối với nhân dân.
Bên cạnh những mặt đạt được, công tác xây dựng xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo Quyết định số 619/QĐ-TTg trên địa bàn huyện còn tồn tại một số khó khăn, vướng mắc như sau:
- Việc xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là nhiệm vụ hết sức quan trọng, liên quan đến trách nhiệm của các cấp, các ngành trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, cán bộ phụ trách công tác này chủ yếu là kiêm nhiệm, sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự phối hợp của các ngành còn hạn chế nên kết quả thực hiện chưa cao, chưa đạt được mục đích, yêu cầu của tinh thần Quyết định số 619/QĐ-TTg.
- Quá trình tổ chức thực hiện, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, rà soát, đánh giá cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật mất nhiều công sức, thời gian nhưng kinh phí phục vụ các hoạt động này quy định chưa thật sự rõ ràng, cụ thể như nguồn kinh phí do ai cấp, đưa vào dự toán ngân sách hàng năm hay đột xuất, nên ở cấp huyện và cấp xã chưa bố trí kinh phí.
- Việc xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là một trong những chỉ tiêu trong tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới nhưng nội dung này chưa được thực hiện một cách có hiệu quả.
- Việc quán triệt, tổ chức triển khai Quyết định số 619/QĐ-TTg và thực hiện nhiệm vụ xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật chưa sâu rộng, thường xuyên; các hoạt động liên quan đến đánh giá xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật được triển khai ở các cấp còn chậm, có lúc, có nơi còn lúng túng; sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong triển khai nhiệm vụ xây dựng xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật nói chung, trong đánh giá địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật nói riêng còn hạn chế; kết quả đánh giá cho thấy, điều kiện bảo đảm cho người dân tiếp cận pháp luật ở các địa phương còn hạn chế, nhất là ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
Để khắc phục, cải thiện điều kiện tiếp cận pháp luật của người dân trên địa bàn, trong thời gian tới, cần thực hiện một số giải pháp sau:
Thứ nhất, chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật bằng nhiều hình thức, mô hình phù hợp như: Tại các nhà văn hóa thôn, tổ dân phố nên bố trí phòng đọc, các văn bản pháp luật hoặc các thủ tục hành chính liên quan đến sinh hoạt cộng đồng; in tờ gấp, tờ rơi, nội dung ngắn gọn dễ cập nhật tạo điều kiện trong giao dịch.
Thứ hai, công khai, minh bạch công tác đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật: Việc đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật có vai trò quan trọng đối với địa phương trong quá trình quản lý, điều hành nhà nước ở địa phương, đồng thời là tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của tập thể và cá nhân trong đơn vị.
Thứ ba, tăng cường vai trò chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện hoạt động đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật, tổ chức sơ kết, tổng kết để rút kinh nghiệm, thực hiện khen thưởng, xử lý vi phạm, không phô trương, chạy đua, đánh giá không đúng với các tiêu chí đề ra. Việc đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân ở cơ sở cần gắn với an ninh, chính trị, an toàn xã hội; tình hình vi phạm pháp luật và đời sống của người dân tại cơ sở. Chú trọng đến các văn bản, lĩnh vực có nội dung thiết thực, liên quan đến quyền, lợi ích của người dân như đất đai, hôn nhân và gia đình, dân sự, bình đẳng giới và các hương ước, quy ước tại khu dân cư.
Thứ tư, tăng cường bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ công chức xã, thị trấn. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động cơ quan hành chính các cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi thực hiện các thủ tục hành chính; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan hành chính nhà nước.
Thứ năm, tăng cường vai trò của Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật trong việc thẩm tra, xác minh, tự đánh giá của các xã, thị trấn để đảm bảo khách quan, chính xác trong việc đánh giá tiếp cận pháp luật.
Thứ sáu, cơ quan có thẩm quyền cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc xây dựng xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật ở cấp huyện, cấp xã.
Thứ bảy, cần có quy định cụ thể về nguồn kinh phí phục vụ cho công tác xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Hằng năm, bố trí nguồn ngân sách của các cấp để chủ động trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Kinh phí đầu tư cho công việc đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật ở cơ sở phải được đảm bảo. Cần đầu tư máy tính cho công chức tư pháp - hộ tịch để phục vụ cho công tác chuyên môn, nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu công việc.
Thứ tám, quy định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành trong công tác xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Thứ chín, xem xét, chỉnh sửa các tiêu chí tiếp cận pháp luật, bảo đảm sát với thực tế; việc đánh giá theo hướng dễ làm, dễ thực hiện, không tạo gánh nặng, áp lực cho chính quyền địa phương; nên có sự tham gia của người dân vào quá trình đánh giá bằng cơ chế, phương thức phù hợp.
Lê Anh Ngọc
Phòng Tư pháp huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
Phòng Tư pháp huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình