Luật Thi hành án dân sự năm 2008 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2009. Sau 04 năm thi hành, công tác thi hành án dân sự đã có những chuyển biến thực sự tích cực. Bộ máy tổ chức các cơ quan thi hành án dân sự địa phương nhanh chóng được kiện toàn, đội ngũ cán bộ, công chức thi hành án dân sự tăng kể cả về số và chất lượng, hiệu quả công tác thi hành án dân sự được minh chứng qua kết quả thi hành án dân sự của từng năm, năm sau luôn cao hơn năm trước, đã được chính quyền các cấp và quần chúng nhân dân tin tưởng, ghi nhận. Tuy nhiên, qua quá trình áp dụng, Luật Thi hành án dân sự năm 2008 cũng còn một số điểm hạn chế, tồn tại, vướng mắc cần phải sửa đổi cho phù hợp với tình hình mới. Ngày 18/6/2013, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII, năm 2013 và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014. Theo đó, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự năm 2008 dự kiến sẽ trình Quốc hội vào kỳ họp thứ 7 và thông qua tại kỳ họp thứ 8.
Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu đến bạn đọc bài viết “Góp ý Dự thảo sửa đổi Luật Thi hành án dân sự năm 2008” của tác giả Trần Ngọc Bản đăng trên Tạp chí phát hành hàng tháng số tháng 4 [265] năm 2014. Trong bài viết, tác giả đã phân tích những bất cập của Luật Thi hành án dân sự năm 2008; đồng thời đưa ra một số góp ý để Ban soạn thảo tiếp tục hoàn thiện Dự thảo sửa đổi Luật Thi hành án dân sự nói riêng và hệ thống văn bản về công tác thi hành án dân sự nói chung, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác này, hạn chế tối đa số việc thi hành án dân sự tồn đọng hiện nay.
Như Quỳnh