Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hay hoạt động công ích nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội do Nhà nước giao. Trong những năm qua, doanh nghiệp nhà nước đã đảm trách vai trò quan trọng của nền kinh tế, góp phần điều tiết ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và thúc đẩy phát triển kinh tế.
Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã có những quy định mới về doanh nghiệp nhà nước, cụ thể như: Vấn đề thay đổi tỷ lệ vốn trong doanh nghiệp nhà nước; phân loại doanh nghiệp nhà nước; thành lập và giải thể doanh nghiệp nhà nước... Tuy nhiên, khung pháp lý về doanh nghiệp nhà nước vẫn còn những hạn chế cần tiếp tục hoàn thiện để phát huy được tối đa vai trò của doanh nghiệp nhà nước.
Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã có những quy định mới về doanh nghiệp nhà nước, cụ thể như: Vấn đề thay đổi tỷ lệ vốn trong doanh nghiệp nhà nước; phân loại doanh nghiệp nhà nước; thành lập và giải thể doanh nghiệp nhà nước... Tuy nhiên, khung pháp lý về doanh nghiệp nhà nước vẫn còn những hạn chế cần tiếp tục hoàn thiện để phát huy được tối đa vai trò của doanh nghiệp nhà nước.
Theo đó, trong bài viết “Hành lang pháp lý mới nhằm thúc đẩy doanh nghiệp nhà nước phát triển đúng tiềm năng và vị thế”, tác giả Nguyễn Nhật Tuấn đưa ra một số đề xuất nhằm đổi mới nhận thức về vai trò và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, cụ thể như: Cần đổi mới quan niệm và đánh giá vai trò khu vực doanh nghiệp nhà nước; tiếp tục và quyết liệt (có thời hạn cụ thể cho các doanh nghiệp nhà nước) thúc đẩy cổ phần hóa và thoái vốn đầu tư ngoài ngành của các doanh nghiệp nhà nước; cần có quy định minh bạch giữa nhiệm vụ kinh doanh, phát triển kinh tế với các nhiệm vụ chính trị - xã hội của đất nước; đẩy mạnh hoạt động đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp nhà nước nói riêng, nhất là việc nghiên cứu và áp dụng các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0; đổi mới cơ chế quản trị doanh nghiệp nhà nước theo hướng hiện đại so với các nước có nền kinh tế phát triển, phù hợp với những chuẩn mực quốc tế.
Kính mời độc giả đọc bài viết này trên số Chuyên đề 200 trang “Môi trường pháp lý cho doanh nghiệp” xuất bản năm 2021 của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật.