Trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển ngày càng mạnh mẽ như hiện nay, đổi mới và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động trợ giúp pháp lý là một trong những giải pháp quan trọng và rất cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả công tác trợ giúp pháp lý, đưa các quy định pháp luật đi vào cuộc sống, đến với mỗi người dân, đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động trợ giúp pháp lý, Trung tâm đã đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chỉ đạo, điều hành cũng như các hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý, hoạt động truyền thông về trợ giúp pháp lý. Thực hiện Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 01/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới công tác trợ giúp pháp lý giai đoạn 2015-2025; Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 về việc ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin và sử dụng cơ sở dữ liệu để thực hiện quản lý chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lýthì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác trợ giúp pháp lý của Trung tâm ngày càng được đẩy mạnh hơn, nhất là trong việc quản lý thời gian thụ lý vụ việc, người được trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý, lĩnh vực trợ giúp pháp lý, thời gian thực hiện, tình trạng, kết quả vụ việc…
Trong công tác chỉ đạo điều hành, xác định vai trò quan trọng của áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động trợ giúp pháp lý, hàng năm,lãnh đạo Trung tâm đều xây dựng nội dung, biện pháp, giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin này trong kế hoạch công tác hàng năm của Trung tâm. Đồng thời, tích cực đổi mới phong cách làm việc, đảm bảo công tác chỉ đạo, điều hành, trao đổi thông tin thông suốt, kịp thời thông qua môi trường mạng internet. 100% công chức, viên chức, người lao động thuộc Trung tâm sử dụng hộp thư điện tử công vụ để trao đổi công việc, giảm thiểu việc in ấn, sử dụng giấy tờ. Trung tâm gửi văn bản, báo cáo đến các sở, ban, ngànhvà phòng chuyên môn đều sử dụng phần mềm quản lý văn bản iOfficeđể xử lý, giải quyết văn bản đi, đến; cập nhật, theo dõi tiến độ giải quyết công việc.
Ngoài ra, Trung tâm đã phổ biến, quán triệt Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020, Quyết định số 1226/QĐ-BTP ngày 06/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Ngành Tư pháp giai đoạn 2016-2020 cho toàn thể viên chức, người lao động nhằm nâng cao nhận thức về vai trò của công nghệ thông tin, chính sách của Nhà nước và của Ngành đối với ứng dụng công nghệ thông tin. Lãnh đạoTrung tâm thường xuyên khuyến khích cán bộ, viên chức và người lao động ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác như trong các buổi sinh hoạt pháp luật của Sở cũng như của Trung tâm, các bài giảng đều soạn và giảng trên phần mềm ứng dụng của máy tính...
Cập nhật hồ sơ công chức, viên chức lên phần mềm quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Hà Tĩnh,Trung tâm thường xuyên cập nhật và theo dõi quá trình biến đổi thông tin của mỗi công chức, viên chức trong quá trình công tác từ khi bắt đầu vào cơ quan cho đến nghỉ hưu. Hệ thống giúp lãnh đạo quản lý công chức, viên chức quản lý hồ sơ nhân sự hiệu quả, giảm chi phí, thời gian, công sức, thuận tiện trọng việc tra cứu tìm kiếm hồ sơ công chức, viên chứcđảm bảo tính bảo mật của hồ sơ.
Cập nhật vụ việc tham gia tố tụng lên hệ thống quản lý vụ việc trợ giúp pháp lý,Trung tâm thường xuyên cập nhật lên hệ thống quản lý vụ việc trợ giúp pháp lý những vụ việc tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng do Trung tâm thụ lý và phân công cho các trợ giúp viên pháp lý, luật sư cộng tác viên thực hiện. Việc cập nhật vụ việc tham gia tố tụng lên hệ thống quản lý vụ việc trợ giúp pháp lý là một trong những căn cứ để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ và bình xét thi đua - khen thưởng của Trung tâm.
Trong hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý cho các đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý,Trung tâm đã tăng cường và tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc cho công chức, viên chức và người lao động trong Trung tâm, từng bước hiện đại hóa nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả công tác trợ giúp pháp lý, đã trang bị 100% công chức, viên chức mỗi người 01 máy tính kết nối mạng nội bộ (LAN) và mạng internet để đảm bảo cập nhật, trao đổi, xử lý thông tin phục vụ công tác chuyên môn nghiệp vụ. Ngoài ra, Trung tâm đã thiết lập số điện thoại đường dây nóng của Trung tâm hoạt động 24/24h (số điện thoại đường dây nóng 0911.219.677). Việc thiết lập đường dây nóng nhằm góp phần thực hiện cải cách hành chính, tạo mọi thuận lợi cho tổ chức, cá nhân và các đối tượng trợ giúp pháp lý khi có yêu cầu liên hệ công tác, tư vấn, trao đổi các vấn đề phối hợp liên quan đến công tác trợ giúp pháp lý, nhất là liên quan đến tham gia tố tụng và những vướng mắc của công dân về các lĩnh vực pháp luật.
Trong hoạt động truyền thông về trợ giúp pháp lý,bên cạnh việc thực hiện truyền thông về trợ giúp pháp lý với các hình thức truyền thống như tiếp dân tại trụ sở, trợ giúp pháp lý lưu động; xây dựng và lắp đặt bảng thông tin và hộp tin về trợ giúp pháp lý; in ấn, phát hành các tờ rơi, tờ gấp; truyền thông trên hệ thống truyền thanh của Ủy ban nhân dâncấp huyện,cấp xã,thôn, xóm. Trung tâm cũng đã tăng cường việc truyền thông về quyền được trợ giúp pháp lý, hình thức trợ giúp pháp lý trong tố tụng, địa điểm tiếp nhận yêu cầu trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý, các hoạt động trợ giúp pháp lý…thông qua việc đưa tin, bài viết trên Trang thông tin điện tử của Cục Trợ giúp pháp lý và Sở Tư pháp…
Có thể thấy, công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động trợ giúp pháp lý thời gian qua của Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Hà Tĩnh đã có nhiều đổi mới, góp phần tạo điều kiện cần thiết để các đối tượng yếu thế trong xã hội tiếp cận với các dịch vụ pháp lý, củng cố lòng tin của quần chúng nhân dân vào pháp luật, góp phần thực hiện công bằng xã hội. Thông qua đó, nhằm góp phần cải cách tư pháp, cải cách hành chính, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật của tỉnh nhà, nhất là trong điều kiện hệ thống pháp luật nước ta đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện, việc tiếp cận với pháp luật để nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật, để xử sự theo đúng pháp luật trong các mối quan hệ của đời sống xã hội đối với người dân không phải dễ dàng. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong hoạt động trợ giúp pháp lývẫn còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế như: Tỷ lệ cán bộ của Trung tâm ứng dụng công nghệ thông tin vào nhiệm vụ được giao chưa cao, chưa đồng đều.Trình độ tiếp thu, hiểu biết và khai thác thông tin của người dân còn hạn chế. Ngân sách đầu tư cho ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động trợ giúp pháp lý hạn hẹpvà đầu tư vào công tác an toàn thông tin còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro, mất an toàn thông tindo đó việc thực hiện còn gặp rất nhiều khó khăn.
Nhằm phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn, để công tác ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động trợ giúp pháp lý đạt hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu trợ giúp pháp lý của người dân, cần phải thực hiện một số giải pháp như sau:
Thứ nhất,cần tận dụng triệt để các phương tiện truyền thông cơ bản và thân thiện với người dân như tivi, radio, truyền thanh không dây và điện thoại di động vì hầu hết người dân đều tiếp cận và sử dụng chúng như một phương tiện không thể thiếu trong cuộc sống, thông qua những phương tiện này các đối tượng được trợ giúp pháp lý, người dân dễ dàng tiếp cận thông tin và các dịch vụ trợ giúp pháp lýmiễn phí của Trung tâm.
Thứ hai,thường xuyên tổ chức các lớptập huấn nâng cao trình độ công nghệ thông tin cho đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý. Đồng thời, từng bước xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ thực hiện trợ giúp pháp lý về công nghệ thông tin.
Thứ ba, nâng cao chất lượng cung cấp thông tin, dịch vụ công cho người được trợ giúp pháp lý, giúp người được trợ giúp pháp lý tiếp cận dịch vụ trợ giúp pháp lý một cách dễ dàng, từ đó đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao hiểu biết của tổ chức, cá nhân về công tác trợ giúp pháp lý.
Ngoài ra, trong thời gian tới, để đảm bảo chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo và các đối tượng yếu thế trong xã hội được phát triển ổn định, bền vững, cung ứng dịch vụ trợ giúp pháp lý kịp thời, đầy đủ, có chất lượng, nâng cao hiểu biết pháp luật, phòng ngừa vi phạm pháp luật, đảm bảo an ninh quốc phòng góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì việc bổ sung thêm kinh phí để bảo trì, bão dưỡng, nâng cấp các thiết bị công nghệ thông tin để việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động trợ giúp pháp lý cũng là một trong những giải pháp cần được quan tâm.
Có thể nói, công nghệ thông tinlà một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động trợ giúp pháp lý tại Hà Tĩnh bước đầu đã mang lại những kết quả đáng ghi nhận góp phầnbảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; nâng cao ý thức pháp luật và trình độ dân trí để người dân biết cách tự ứng xử phù hợp với các quy định pháp luật, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế.
Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động trợ giúp pháp lý, Trung tâm đã đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chỉ đạo, điều hành cũng như các hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý, hoạt động truyền thông về trợ giúp pháp lý. Thực hiện Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 01/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới công tác trợ giúp pháp lý giai đoạn 2015-2025; Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 về việc ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin và sử dụng cơ sở dữ liệu để thực hiện quản lý chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lýthì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác trợ giúp pháp lý của Trung tâm ngày càng được đẩy mạnh hơn, nhất là trong việc quản lý thời gian thụ lý vụ việc, người được trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý, lĩnh vực trợ giúp pháp lý, thời gian thực hiện, tình trạng, kết quả vụ việc…
Trong công tác chỉ đạo điều hành, xác định vai trò quan trọng của áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động trợ giúp pháp lý, hàng năm,lãnh đạo Trung tâm đều xây dựng nội dung, biện pháp, giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin này trong kế hoạch công tác hàng năm của Trung tâm. Đồng thời, tích cực đổi mới phong cách làm việc, đảm bảo công tác chỉ đạo, điều hành, trao đổi thông tin thông suốt, kịp thời thông qua môi trường mạng internet. 100% công chức, viên chức, người lao động thuộc Trung tâm sử dụng hộp thư điện tử công vụ để trao đổi công việc, giảm thiểu việc in ấn, sử dụng giấy tờ. Trung tâm gửi văn bản, báo cáo đến các sở, ban, ngànhvà phòng chuyên môn đều sử dụng phần mềm quản lý văn bản iOfficeđể xử lý, giải quyết văn bản đi, đến; cập nhật, theo dõi tiến độ giải quyết công việc.
Ngoài ra, Trung tâm đã phổ biến, quán triệt Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020, Quyết định số 1226/QĐ-BTP ngày 06/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Ngành Tư pháp giai đoạn 2016-2020 cho toàn thể viên chức, người lao động nhằm nâng cao nhận thức về vai trò của công nghệ thông tin, chính sách của Nhà nước và của Ngành đối với ứng dụng công nghệ thông tin. Lãnh đạoTrung tâm thường xuyên khuyến khích cán bộ, viên chức và người lao động ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác như trong các buổi sinh hoạt pháp luật của Sở cũng như của Trung tâm, các bài giảng đều soạn và giảng trên phần mềm ứng dụng của máy tính...
Cập nhật hồ sơ công chức, viên chức lên phần mềm quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Hà Tĩnh,Trung tâm thường xuyên cập nhật và theo dõi quá trình biến đổi thông tin của mỗi công chức, viên chức trong quá trình công tác từ khi bắt đầu vào cơ quan cho đến nghỉ hưu. Hệ thống giúp lãnh đạo quản lý công chức, viên chức quản lý hồ sơ nhân sự hiệu quả, giảm chi phí, thời gian, công sức, thuận tiện trọng việc tra cứu tìm kiếm hồ sơ công chức, viên chứcđảm bảo tính bảo mật của hồ sơ.
Cập nhật vụ việc tham gia tố tụng lên hệ thống quản lý vụ việc trợ giúp pháp lý,Trung tâm thường xuyên cập nhật lên hệ thống quản lý vụ việc trợ giúp pháp lý những vụ việc tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng do Trung tâm thụ lý và phân công cho các trợ giúp viên pháp lý, luật sư cộng tác viên thực hiện. Việc cập nhật vụ việc tham gia tố tụng lên hệ thống quản lý vụ việc trợ giúp pháp lý là một trong những căn cứ để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ và bình xét thi đua - khen thưởng của Trung tâm.
Trong hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý cho các đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý,Trung tâm đã tăng cường và tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc cho công chức, viên chức và người lao động trong Trung tâm, từng bước hiện đại hóa nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả công tác trợ giúp pháp lý, đã trang bị 100% công chức, viên chức mỗi người 01 máy tính kết nối mạng nội bộ (LAN) và mạng internet để đảm bảo cập nhật, trao đổi, xử lý thông tin phục vụ công tác chuyên môn nghiệp vụ. Ngoài ra, Trung tâm đã thiết lập số điện thoại đường dây nóng của Trung tâm hoạt động 24/24h (số điện thoại đường dây nóng 0911.219.677). Việc thiết lập đường dây nóng nhằm góp phần thực hiện cải cách hành chính, tạo mọi thuận lợi cho tổ chức, cá nhân và các đối tượng trợ giúp pháp lý khi có yêu cầu liên hệ công tác, tư vấn, trao đổi các vấn đề phối hợp liên quan đến công tác trợ giúp pháp lý, nhất là liên quan đến tham gia tố tụng và những vướng mắc của công dân về các lĩnh vực pháp luật.
Trong hoạt động truyền thông về trợ giúp pháp lý,bên cạnh việc thực hiện truyền thông về trợ giúp pháp lý với các hình thức truyền thống như tiếp dân tại trụ sở, trợ giúp pháp lý lưu động; xây dựng và lắp đặt bảng thông tin và hộp tin về trợ giúp pháp lý; in ấn, phát hành các tờ rơi, tờ gấp; truyền thông trên hệ thống truyền thanh của Ủy ban nhân dâncấp huyện,cấp xã,thôn, xóm. Trung tâm cũng đã tăng cường việc truyền thông về quyền được trợ giúp pháp lý, hình thức trợ giúp pháp lý trong tố tụng, địa điểm tiếp nhận yêu cầu trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý, các hoạt động trợ giúp pháp lý…thông qua việc đưa tin, bài viết trên Trang thông tin điện tử của Cục Trợ giúp pháp lý và Sở Tư pháp…
Có thể thấy, công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động trợ giúp pháp lý thời gian qua của Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Hà Tĩnh đã có nhiều đổi mới, góp phần tạo điều kiện cần thiết để các đối tượng yếu thế trong xã hội tiếp cận với các dịch vụ pháp lý, củng cố lòng tin của quần chúng nhân dân vào pháp luật, góp phần thực hiện công bằng xã hội. Thông qua đó, nhằm góp phần cải cách tư pháp, cải cách hành chính, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật của tỉnh nhà, nhất là trong điều kiện hệ thống pháp luật nước ta đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện, việc tiếp cận với pháp luật để nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật, để xử sự theo đúng pháp luật trong các mối quan hệ của đời sống xã hội đối với người dân không phải dễ dàng. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong hoạt động trợ giúp pháp lývẫn còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế như: Tỷ lệ cán bộ của Trung tâm ứng dụng công nghệ thông tin vào nhiệm vụ được giao chưa cao, chưa đồng đều.Trình độ tiếp thu, hiểu biết và khai thác thông tin của người dân còn hạn chế. Ngân sách đầu tư cho ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động trợ giúp pháp lý hạn hẹpvà đầu tư vào công tác an toàn thông tin còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro, mất an toàn thông tindo đó việc thực hiện còn gặp rất nhiều khó khăn.
Nhằm phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn, để công tác ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động trợ giúp pháp lý đạt hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu trợ giúp pháp lý của người dân, cần phải thực hiện một số giải pháp như sau:
Thứ nhất,cần tận dụng triệt để các phương tiện truyền thông cơ bản và thân thiện với người dân như tivi, radio, truyền thanh không dây và điện thoại di động vì hầu hết người dân đều tiếp cận và sử dụng chúng như một phương tiện không thể thiếu trong cuộc sống, thông qua những phương tiện này các đối tượng được trợ giúp pháp lý, người dân dễ dàng tiếp cận thông tin và các dịch vụ trợ giúp pháp lýmiễn phí của Trung tâm.
Thứ hai,thường xuyên tổ chức các lớptập huấn nâng cao trình độ công nghệ thông tin cho đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý. Đồng thời, từng bước xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ thực hiện trợ giúp pháp lý về công nghệ thông tin.
Thứ ba, nâng cao chất lượng cung cấp thông tin, dịch vụ công cho người được trợ giúp pháp lý, giúp người được trợ giúp pháp lý tiếp cận dịch vụ trợ giúp pháp lý một cách dễ dàng, từ đó đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao hiểu biết của tổ chức, cá nhân về công tác trợ giúp pháp lý.
Ngoài ra, trong thời gian tới, để đảm bảo chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo và các đối tượng yếu thế trong xã hội được phát triển ổn định, bền vững, cung ứng dịch vụ trợ giúp pháp lý kịp thời, đầy đủ, có chất lượng, nâng cao hiểu biết pháp luật, phòng ngừa vi phạm pháp luật, đảm bảo an ninh quốc phòng góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì việc bổ sung thêm kinh phí để bảo trì, bão dưỡng, nâng cấp các thiết bị công nghệ thông tin để việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động trợ giúp pháp lý cũng là một trong những giải pháp cần được quan tâm.
Có thể nói, công nghệ thông tinlà một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động trợ giúp pháp lý tại Hà Tĩnh bước đầu đã mang lại những kết quả đáng ghi nhận góp phầnbảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; nâng cao ý thức pháp luật và trình độ dân trí để người dân biết cách tự ứng xử phù hợp với các quy định pháp luật, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế.
Từ Thị Kim Oanh