Chủ nhật 22/06/2025 22:25
Email: danchuphapluat@moj.gov.vn
Hotline: 024.627.397.37 - 024.62.739.735

Hỗ trợ tài chính trong lĩnh vực nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

Hỗ trợ tài chính trong lĩnh vực nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là vấn đề được quan tâm không chỉ ở tầm quốc gia mà còn ở tầm quốc tế bởi tính đặc thù của nó đối với chính quá trình giải quyết nuôi con nuôi

Hỗ trợ tài chính trong lĩnh vực nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là vấn đề được quan tâm không chỉ ở tầm quốc gia mà còn ở tầm quốc tế bởi tính đặc thù của nó đối với chính quá trình giải quyết nuôi con nuôi. Nếu việc hỗ trợ tài chính này được thực hiện đúng mục đích, theo quy định pháp luật thì sẽ góp phần vào việc chăm sóc và bảo vệ cũng như tìm được mái ấm gia đình thay thế cho trẻ em. Ngược lại, nếu thực hiện sai mục đích và trái quy định thì điều này sẽ làm phát sinh một số hệ quả không mong muốn, trong đó có việc mua bán trẻ em, qua đó ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em, đặc biệt là quyền được sống trong môi trường gia đình, cũng như làm xói mòn tính nhân văn, nhân đạo của công tác giải quyết nuôi con nuôi. Trong phạm vi bài viết này, tác giả tập trung đánh giá thực trạng hỗ trợ tài chính trong lĩnh vực nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài và đưa ra các đề xuất, kiến nghị nhằm bảo đảm việc hỗ trợ tài chính được thực hiện đúng mục đích, vì lợi ích tốt nhất của trẻ và đồng thời, phòng, chống các hành vi tiêu cực có thể xảy ra.

1. Thực trạng hỗ trợ tài chính trong lĩnh vực nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

Kể từ khi thực hiện Luật Nuôi con nuôi[1] cho đến nay, sau khi hoàn tất thủ tục xin nhận con nuôi tại Việt Nam, cha mẹ nuôi nước ngoài thường tự mình hoặc thông qua tổ chức con nuôi nước ngoài được cấp phép hoạt động tại Việt Nam hỗ trợ tài chính dưới hình thức các khoản tặng cho, hỗ trợ cơ sở trợ giúp xã hội (TGXH) của con nuôi. Đây là các khoản hỗ trợ tự nguyện, không cố định với nhiều mức độ khác nhau, phát sinh nhiều lần trong năm đối với cơ sở TGXH. Các khoản hỗ này đã góp phần cải thiện điều kiện sinh hoạt, điều kiện sống, nhu cầu khám chữa bệnh… của trẻ em ở các cơ sở TGXH, khi mà ngân sách nhà nước chưa đủ để đáp ứng nhu cầu chăm sóc, nuôi dưỡng thực tế của trẻ em ở các cơ sở này.

Tuy nhiên, qua nắm bắt, theo dõi của Cục Con nuôi thì việc hỗ trợ tài chính này còn tồn tại một số bất cập như: Việc tặng cho, hỗ trợ trong một số trường hợp được thực hiện trực tiếp giữa cha mẹ nuôi nước ngoài với cơ sở TGXH, phần lớn không có hóa đơn chứng từ, không có mức cố định giữa các cha mẹ nuôi của từng tổ chức trong một nước và giữa các nước với nhau. Điều đó dẫn đến tình trạng cơ quan quản lý nhà nước khó theo dõi, kiểm tra và giám sát việc tiếp nhận, sử dụng các khoản hỗ trợ, tặng cho này được bảo đảm đúng mục đích. Bên cạnh đó, thực trạng này có thể dẫn đến sự “cạnh tranh ngầm” giữa các tổ chức con nuôi để được địa phương “ưu tiên” giới thiệu trẻ - điều đã được cảnh báo trong các khuyến nghị về lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế[2] do Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế[3] đưa ra. Thực trạng đó đã khiến cho các nước có quan hệ hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế với Việt Nam đặc biệt quan ngại.

Hiện nay, Luật Nuôi con nuôi (Điều 7) và Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi (Điều 4) đưa ra các nguyên tắc chung cho phép, khuyến khích các tổ chức, cá nhân hỗ trợ nhân đạo cho việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt với điều kiện việc hỗ trợ nhân đạo không được ảnh hưởng đến việc cho nhận con nuôi; quy định chung về trách nhiệm quản lý nhà nước đối với việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng hỗ trợ nhân đạo để nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Ngoài ra, Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12/9/2017 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở TGXH cho phép các cơ sở TGXH tổ chức vận động và tiếp nhận sự hỗ trợ tài chính, hiện vật của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trong nước và nước ngoài để thực hiện các hoạt động của mình (Điều 7); yêu cầu các cơ sở này phải thực hiện việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản tặng cho, hỗ trợ từ các cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài đúng theo quy định pháp luật; việc sử dụng và quản lý các nguồn kinh phí phải thực hiện công khai, minh bạch và theo quy chế hoạt động, quy chế chi tiêu của cơ sở; cơ sở có trách nhiệm báo cáo kết quả tài chính, định kỳ và hàng năm theo quy định của pháp luật (Điều 10).

Đối với các khoản hỗ trợ tài chính mang tính nhân đạo do cá nhân người nước ngoài, tổ chức phi Chính phủ nước ngoài thực hiện tại Việt Nam dưới hình thức viện trợ thông qua chương trình, dự án và phi dự án phải tuân thủ theo Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài (Nghị định số 93/2009/NĐ-CP) và Thông tư số 07/2010/TT-BKH ngày 30/3/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 93/2009/NĐ-CP.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp trên thực tế, các cơ sở TGXH khi tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản hỗ trợ, tặng cho trực tiếp từ cha mẹ nuôi nước ngoài hoặc thông qua tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, đầy đủ hoặc thậm chí không nắm được các quy định pháp luật nêu trên[4].

2. Những nguyên nhân chủ yếu

Những tồn tại, bất cập trong việc hỗ trợ tài chính trực tiếp của cha mẹ nuôi nước ngoài hoặc thông qua tổ chức con nuôi nước ngoài đối với các cơ sở TGXH xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:

- Nhận thức chưa đầy đủ hoặc chưa đúng của một bộ phận cá nhân, tổ chức, cơ quan tham gia vào quá trình giải quyết nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đối với nguyên tắc minh bạch tài chính và tách bạch giữa hỗ trợ tài chính mang tính nhân đạo với việc giải quyết nuôi con nuôi.

- Sự cám dỗ của lợi ích vật chất trong công tác nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là điều dẫn tới sự không minh bạch giữa hỗ trợ tài chính với công tác giải quyết nuôi con nuôi và có thể tạo ra sự phụ thuộc vào các nguồn tài trợ từ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

- Chưa có quy định cụ thể về việc bảo đảm tách bạch giữa nuôi con nuôi và hỗ trợ, tặng cho của cha mẹ nuôi và tổ chức con nuôi nước ngoài.

- Thiếu sự hướng dẫn, kiểm tra hoặc hướng dẫn, kiểm tra chưa đầy đủ, toàn diện đối việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng của các cơ sở TGXH đối với các khoản hỗ trợ tài chính từ phía cha mẹ nuôi và tổ chức con nuôi nước ngoài.

- Chưa có cơ chế phối hợp, chia sẻ thông tin hữu hiệu, hai chiều giữa hai ngành Tư pháp và Lao động - Thương binh và Xã hội ở cấp trung ương và địa phương về kết quả giải quyết việc nuôi con nuôi và việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng các khoản hỗ trợ, tặng cho của cha mẹ nuôi và các tổ chức con nuôi cho các cơ sở TGXH.

- Nguồn lực dành do công tác giải quyết nuôi con nuôi còn hạn chế, chưa tương xứng với công tác này. Việc thiếu nguồn lực (kinh phí và con người) dành cho việc khám, phân loại bệnh tật, đánh giá tâm sinh lý, tình trạng phát triển, nhu cầu tìm gia đình thay thế, xác minh nguồn gốc đối với trẻ sống tại cơ sở TGXH khiến cho công tác xác định trẻ em đủ điều kiện làm con nuôi cũng như việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em hiện đang gặp khó khăn.

3. Các quy định và nguyên tắc chung quốc tế đối với việc hỗ trợ tài chính trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế

Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em[5] quy định chung liên quan tới việc nuôi con nuôi quốc tế, trong đó yêu cầu các quốc gia thành viên có nghĩa vụ thực hiện mọi biện pháp thích hợp để bảo đảm rằng việc cho trẻ em làm con nuôi quốc tế không dẫn đến sự trục lợi không chính đáng về tài chính của những người có liên quan tham gia (khoản d Điều 21).

Công ước La Hay năm 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế[6] (Công ước La Hay 1993) nghiêm cấm việc thanh toán hay bồi thường để có được sự đồng ý cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài (Điều 4); nghiêm cấm việc thu tiền hay thu lợi tài chính không chính đáng từ một hoạt động liên quan đến nuôi con nuôi nước ngoài (Điều 32); chỉ cho phép thanh toán các khoản chi phí, lệ phí chuyên môn vừa phải cho những người liên quan tới việc nuôi con nuôi và những người lãnh đạo, quản lý, nhân viên của các tổ chức có liên quan tới nuôi con nuôi không được nhận thù lao cao một cách bất hợp lý đối với công việc mà họ đã làm (Điều 32); yêu cầu cơ quan trung ương phải thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa thu lợi bất chính từ nuôi con nuôi và ngăn chặn tất cả các vụ việc trái với mục đích của Công ước (Điều 8)... Bên cạnh đó, Báo cáo giải thích thực hiện Công ước La Hay năm 1993, Sách hướng dẫn số 1 thực hiện tốt Công ước La Hay năm 1993 (Chương 5, Mục 5.5) và Khuyến nghị của Khóa họp đặc biệt năm 2000 cũng đã đưa ra cách hướng dẫn, khuyến nghị, bài học kinh nghiệm để thực hiện tốt các quy định của Công ước liên quan tới vấn đề tài chính trong nuôi con nuôi.

Ngoài ra, theo Bản lưu ý về khía cạnh tài chính trong lĩnh vực con nuôi quốc tế của Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế thì các khoản hỗ trợ, tặng cho của cha mẹ nuôi thường được thực hiện chia thành 03 nhóm sau:

- Nhóm dự án hợp tác và hỗ trợ phát triển là những khoản hỗ trợ chính thức, thường được thực hiện trực tiếp cho các cơ quan nhà nước hoặc các tổ chức phi Chính phủ, các tổ chức nhà nước liên Chính phủ, các quỹ… tập trung vào bảo vệ trẻ em.

- Nhóm các khoản đóng góp của cha mẹ nuôi: Đây là khoản có thể mang tính chất bắt buộc hoặc không bắt buộc (tùy vào quy định của pháp luật các nước) để tăng cường hệ thống nuôi con nuôi hoặc hệ thống bảo vệ trẻ em.

- Nhóm các khoản tặng cho là khoản tiền hoặc quà dưới dạng vật chất phát sinh một cách tự nguyện từ cha mẹ nuôi hoặc tổ chức con nuôi dành cho các hoạt động bảo đảm phúc lợi của trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng, thường cho cơ sở nuôi dưỡng có trẻ em được cho làm con nuôi. Các khoản này có thể do cha mẹ nuôi tặng cho trực tiếp hoặc thực hiện thông qua các dự án/phi dự án đối với các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em. Các khoản này cũng có thể được các tổ chức con nuôi tặng cho một quỹ cụ thể của nước gốc.

Cho dù việc hỗ trợ tài chính của cha mẹ nuôi nước ngoài được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào nêu trên thì Công ước La Hay năm 1993 yêu cầu các quốc gia thành viên phải có các biện pháp thích hợp nhằm bảo đảm công khai, minh bạch các khoản hỗ trợ tài chính cũng như phân định rạch ròi giữa hỗ trợ tài chính mang tính nhân đạo với việc giải quyết nuôi con nuôi quốc tế.

Từ những nghiên cứu về thực tiễn và khái niệm, Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế đã tổng kết những tồn tại mang tính toàn cầu liên quan đến vấn đề tặng cho như sau: Việc hỗ trợ tài chính trực tiếp dễ trở thành vấn đề mua bán trẻ em hoặc tác động để có được sự đồng ý cho trẻ em nhận làm con nuôi; cơ quan có thẩm quyền không biết đến khoản này và mức là bao nhiêu; không có sự minh bạch đối với việc sử dụng các khoản này; không có hoặc thiếu sự giám sát, theo dõi.

Để hạn chế tình trạng này, Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế khuyến nghị các nước cần: Không cho phép tặng cho trực tiếp đối với các chủ thể liên quan đến quá trình giải quyết nuôi con nuôi; các cơ quan trung ương phải được thông báo một cách có hệ thống hoặc phải tham gia vào việc ấn định mức (nghĩa là phải giới hạn mức tặng cho); cha mẹ nuôi phải đề nghị được cấp biên lai và báo cáo về các khoản đó trong thời gian họ ở nước gốc; các khoản tặng cho đối với cơ sở nuôi dưỡng chỉ nhằm phục vụ cho việc chăm sóc cho những trẻ em đang tiếp tục sống ở cơ sở nuôi dưỡng hoặc các hoạt động liên quan đến đẩy mạnh chương trình duy trì gia đình, ngăn ngừa bỏ rơi hoặc các dự án bảo vệ trẻ em tương tự; các tổ chức được cấp phép hoặc cơ sở nuôi dưỡng khi nhận tặng cho thì phải chỉ rõ loại tặng cho mà họ chấp nhận và nêu rõ việc sử dụng cụ thể; nên tặng cho bằng hiện vật; và trong mọi trường hợp, nghiêm cấm tặng cho trước khi hoàn tất việc nhận con nuôi.

4. Một số kiến nghị

Đứng trước thực trạng hỗ trợ tài chính trong lĩnh vực nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nêu trên, vấn đề đặt ra cho các cơ quan quản lý nhà nước là làm thế nào để quản lý hữu hiệu việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng khoản hỗ trợ tài chính trực tiếp từ cha mẹ nuôi hoặc thông qua tổ chức con nuôi nước ngoài đối với cơ sở TGXH. Với tinh thần đó, tác giả xin đưa ra một số đề xuất, kiến nghị sau:

Một là, nâng cao nhận thức, tăng cường năng lực

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực cho các cá nhân, tổ chức, cơ quan tham gia vào quá trình giải quyết nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài thông qua các hình thức như: Xây dựng, phát hành cẩm nang hướng dẫn nghiệp vụ; tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng; hội thảo chia sẻ phương thức thực hiện tốt, mô hình điển hình… về việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng các khoản hỗ trợ tài chính từ cha mẹ nuôi trong lĩnh vực nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

Hai là, hoàn thiện thể chế, tăng cường tổ chức thực thi pháp luật

- Bổ sung quy định cụ thể về việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản tặng cho, hỗ trợ của cha mẹ nuôi và tổ chức con nuôi nước ngoài đối với cơ sở TGXH bảo đảm minh bạch, công khai, tách bạch với việc giải quyết nuôi con nuôi; nghiên cứu khả năng quy định về mức hỗ trợ tài chính cố định phù hợp áp dụng chung đối với các trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

- Tăng cường hướng dẫn thủ tục tiếp nhận, quản lý, sử dụng các khoản hỗ trợ tài chính từ phía cha mẹ nuôi và tổ chức con nuôi nước ngoài, bảo đảm công khai, minh bạch; có sự kiểm tra, giám sát của cơ quan có thẩm quyền, lồng ghép nội dung này vào báo cáo công tác TGXH và xử lý nghiêm nếu xảy ra vi phạm.

- Có cơ chế chia sẻ thông tin hữu hiệu giữa hai ngành Tư pháp và Lao động - Thương binh và Xã hội cả ở cấp trung ương và địa phương về việc hỗ trợ tài chính của tổ chức con nuôi nước ngoài, cha mẹ nuôi nước ngoài cho các cơ sở TGXH và kết quả tìm gia đình thay thế cho trẻ em ở cơ sở TGXH.

Ba là, bố trí đủ nguồn lực, kinh phí cho công tác giải quyết nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài cũng như công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em

Cần bảo đảm bố trí đầy đủ nguồn tài chính, nguồn nhân lực và có cơ chế kiểm tra, giám sát hữu hiệu đối với mỗi công đoạn trong toàn bộ quá trình giải quyết nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài cũng như trong công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em để ngăn ngừa việc thu lợi không chính đáng. Về dài hạn, cần phải giảm dần và tiến tới chấm dứt sự phụ thuộc vào các nguồn tài chính phát sinh từ việc cho nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài.

Bốn là, tăng cường hợp tác giữa các cơ quan trung ương về nuôi con nuôi quốc tế trong khuôn khổ Công ước La Hay năm 1993

- Đối với cơ quan trung ương các nước có quan hệ hợp tác nuôi con nuôi quốc tế với Việt Nam (các nước nhận trẻ em làm con nuôi): Tăng cường trao đổi, chia sẻ thông tin, báo cáo về các trường hợp nuôi con nuôi quốc tế, báo cáo về tình hình hoạt động của các tổ chức con nuôi được cấp phép hoạt động tại Việt Nam, trong đó có phần về hỗ trợ tài chính nhằm nắm bắt tình hình hỗ trợ tài chính để từ đó có những biện pháp ngăn chặn, xử lý đối với những hành vi vi phạm.

- Đối với cơ quan trung ương các nước cho trẻ em làm con nuôi: Tăng cường trao đổi, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, phương thức, mô hình thực hiện tốt liên quan tới việc bảo đảm minh bạch, công khai, đúng mục đích, tách bạch giữa việc hỗ trợ tài chính với việc giải quyết nuôi con nuôi quốc tế, vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

ThS. Đặng Trần Anh Tuấn

Cục Con nuôi

Tài liệu tham khảo:

[1]. Luật Nuôi con nuôi có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2011.

[2]. Trong phạm vi bài viết này và trong chừng mực nội dung liên quan tới vấn đề hỗ trợ tài chính trong lĩnh vực nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài thì “nuôi con nuôi quốc tế” theo cách gọi trong các điều ước quốc tế liên quan cũng được hiểu là “nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài” theo quy định pháp luật Việt Nam.

[3]. Việt Nam là quốc gia thành viên chính thức của Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế kể từ ngày 10/4/2013.

[4]. Theo đánh giá của Cục Con nuôi, Bộ Tư pháp thông qua công tác theo dõi, kiểm tra công tác nuôi con nuôi tại địa phương cũng như hoạt động của các tổ chức con nuôi nước ngoài được cấp phép tại Việt Nam.

[5]. Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em vào ngày 20/02/1990.

[6]. Công ước La Hay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế có hiệu lực đối với Việt Nam kể từ ngày 01/02/2012.

Bài liên quan

Tin bài có thể bạn quan tâm

Giải trừ trách nhiệm của công chức thuế, tạo thuận lợi giải quyết hoàn thuế cho doanh nghiệp

Luật số 56/2024/QH15 bổ sung quy định về trách nhiệm của công chức thuế theo hướng giải trừ trách nhiệm cho công chức thuế khi có gian lận trong kê khai, cung cấp thông tin tạo thuận lợi giải quyết hoàn thuế cho doanh nghiệp chân chính.

Cải cách thủ tục hành chính cấp Phiếu lý lịch tư pháp tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tại thành phố Hải Phòng

Hải Phòng là địa phương luôn nỗ lực, tích cực thực hiện cải cách thủ tục hành chính, với mục tiêu tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, trong đó phải kể đến lĩnh vực cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Điều này được thể hiện rõ nét qua sự quyết tâm, chủ động, sáng tạo trong triển khai, thực hiện các văn bản, quy định nhằm cải cách thủ tục hành chính cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Pháp luật quốc tế về bảo vệ quyền riêng tư của cá nhân trong bối cảnh chuyển đổi số và những khuyến nghị cho Việt Nam

Bài viết bàn về những vấn đề cơ bản của quyền riêng tư và sự cần thiết phải bảo vệ quyền riêng tư; phân tích các vấn đề pháp lý về bảo vệ quyền riêng tư của cá nhân theo pháp luật quốc tế, từ đó đúc kết và đưa ra những khuyến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về lĩnh vực này tại Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số.

Bảo đảm quyền văn hóa của người dân tộc thiểu số trong bối cảnh chuyển đổi số

Bài viết nghiên cứu về những vấn đề đặt ra đối với việc bảo đảm quyền văn hóa của người dân tộc thiếu số ở nước ta hiện nay trong bối cảnh chuyển đổi số.

Xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Ngành Tư pháp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

Bài viết đề cập đến vấn đề xây dựng và kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Ngành Tư pháp trong sạch, vững mạnh, liêm chính, chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Nâng cao hiệu quả công tác xếp loại thi đua chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân ở các cơ sở giam giữ

Nâng cao hiệu quả công tác xếp loại thi đua chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân ở các cơ sở giam giữ

Thi đua chấp hành án phạt tù tại các cơ sở giam giữ là một trong những yêu cầu phạm nhân phải thực hiện theo quy định của pháp luật. Kết quả của việc thi đua chấp hành án phạt tù là cơ sở để thực hiện các chính sách của Nhà nước đối với phạm nhân theo quy định của Luật Thi hành án hình sự năm 2019. Công tác xếp loại thi đua chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân thuộc về cơ sở giam giữ phạm nhân theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, qua thực tiễn thi hành cho thấy một số khó khăn, vướng mắc cần có giải pháp khắc phục, nâng cao hiệu quả công tác này trong thời gian tới.
Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum đẩy mạnh hoạt động xây dựng Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp

Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum đẩy mạnh hoạt động xây dựng Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp

Nhận thức rõ tầm quan trọng của dữ liệu lý lịch tư pháp trong tiến trình xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, công dân số, phục vụ tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp thông qua việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua môi trường điện tử theo tinh thần của Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án số 06/CP của Chính phủ), được sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh, Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum đã ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch số 64/KH-STP ngày 18/7/2024 về cao điểm nhập dữ liệu thông tin lý lịch tư pháp vào Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp dùng chung của Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum.

Công tác tư pháp 06 tháng cuối năm 2024: Tập trung hoàn thiện thể chế và đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành Tư pháp

Trong 06 tháng đầu năm 2024, Bộ, Ngành Tư pháp đã bám sát sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội, sự điều hành của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, đoàn kết, trách nhiệm, tập trung triển khai toàn diện, kịp thời các nhiệm vụ được giao đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội của đất nước. Theo đó, để hoàn thành tốt kế hoạch công tác năm 2024, Bộ, Ngành Tư pháp đã đề ra những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của 06 tháng cuối năm, trong đó xác định tiếp tục đổi mới, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; tiếp tục đầu tư nguồn lực, cơ sở hạ tầng để đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong Ngành Tư pháp... góp phần vào công cuộc phát triển đất nước trong tình hình mới.
Một số ý kiến góp ý đối với Đề cương chi tiết Luật Luật sư thay thế Luật Luật sư năm 2006

Một số ý kiến góp ý đối với Đề cương chi tiết Luật Luật sư thay thế Luật Luật sư năm 2006

Một trong các nhiệm vụ và giải pháp được xác định trong Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới (Nghị quyết số 27-NQ/TW) đã xác định: “Hoàn thiện thể chế về luật sư và hành nghề luật sư, bảo đảm để luật sư thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm theo quy định của pháp luật...”.
Hoạt động đấu giá tài sản tiếp tục được chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa một cách mạnh mẽ

Hoạt động đấu giá tài sản tiếp tục được chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa một cách mạnh mẽ

Ngày 27/6/2024, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản nhằm góp phần phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; tiếp tục nâng cao tính chuyên nghiệp hóa, chuyên môn hóa của đội ngũ đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản; khắc phục những hạn chế, bất cập, bảo đảm tính công khai, minh bạch, khách quan, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động đấu giá tài sản; nâng cao hiệu quả, hiệu lực của công tác quản lý nhà nước về đấu giá tài sản. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025.
Nỗ lực số hóa dữ liệu hộ tịch - Phấn đấu đẩy nhanh tiến độ, “về đích” sớm*

Nỗ lực số hóa dữ liệu hộ tịch - Phấn đấu đẩy nhanh tiến độ, “về đích” sớm*

Số hóa dữ liệu hộ tịch được xác định là một trong các nhiệm vụ trọng tâm của Ngành Tư pháp năm 2024. Theo thống kê của Bộ Tư pháp, các cơ quan đăng ký hộ tịch trên cả nước đang lưu trữ trên 08 triệu sổ đăng ký hộ tịch các loại, tương ứng với hơn 100 triệu dữ liệu hộ tịch, việc hoàn thành số hóa các dữ liệu hộ tịch vừa đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong lĩnh vực đăng ký và quản lý hộ tịch, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ - xác định năm 2024 là năm số hóa dữ liệu, vừa bảo đảm cung cấp thông tin đầu vào, chia sẻ, đồng bộ dữ liệu dân cư, thúc đẩy việc triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ (Đề án 06).
Tăng cường sự lãnh đạo của các tổ chức cơ sở đảng trong thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tại tỉnh Quảng Trị

Tăng cường sự lãnh đạo của các tổ chức cơ sở đảng trong thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tại tỉnh Quảng Trị

Tổ chức, triển khai thực hiện đưa Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở vào cuộc sống là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng hiện nay góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng gắn với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát và dân thụ hưởng”.

Đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến Phiếu lý lịch tư pháp

Bài viết này khái quát về đơn giản hóa thủ tục hành chính và phân tích thực trạng về thủ tục hành chính liên quan đến Phiếu lý lịch tư pháp, từ đó, đưa ra một số đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa các quy định, thủ tục hành chính liên quan đến Phiếu lý lịch tư pháp trong thời gian tới.
Cấp phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID tại Thành phố Hà Nội và tỉnh Thừa Thiên Huế - Kết quả bước đầu và vấn đề cần hoàn thiện

Cấp phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID tại Thành phố Hà Nội và tỉnh Thừa Thiên Huế - Kết quả bước đầu và vấn đề cần hoàn thiện

Bài viết nêu lên những kết quả bước đầu của công tác thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID tại Thành phố Hà Nội và tỉnh Thừa Thiên Huế; từ đó, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID trong thời gian tới.
Dấu ấn vị Bộ trưởng qua gần 8 năm “dẫn dắt” ngành Tư pháp

Dấu ấn vị Bộ trưởng qua gần 8 năm “dẫn dắt” ngành Tư pháp

Gần 8 năm trên cương vị Bộ trưởng Tư pháp, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Lê Thành Long luôn là vị Bộ trưởng của hành động, nắm chắc lý luận, sâu sát thực tiễn, truyền lửa đam mê tới mỗi công chức, viên chức, người lao động trong toàn Ngành.

Theo dõi chúng tôi trên:

mega story

trung-nguyen
hanh-phuc
cong-ty-than-uong-bi
vien-khoa-hoac-cong-nghe-xay-dung
bao-chi-cm