Trong cuộc sống xã hội rất dễ xảy ra những mâu thuẫn đòi hỏi cần có các phương thức thích hợp để giải quyết ổn thỏa. Tuy nhiên, những mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân không phải là mâu thuẫn mang tính đối kháng xã hội, vì vậy hoàn toàn có thể và cần phải giải quyết chúng thông qua thuyết phục, vận động, đối thoại theo tinh thần hòa giải, trong đó không có bên thắng, bên thua. Cho dù kinh tế, xã hội phát triển đến mức nào thì hòa giải, với hình ảnh là nét truyền thống văn hóa pháp lý của dân tộc cần tiếp tục được bảo tồn trong đời sống cộng đồng. Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập ngày càng sâu rộng vào đời sống quốc tế, hòa giải ở cơ sở càng có điều kiện phát huy khi các tranh chấp, mâu thuẫn nhỏ không chỉ nảy sinh trong đời sống dân cư mà còn ở các tổ chức, doanh nghiệp. Với bài viết “Hòa giải ở cơ sở trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế”, PGS.TS. Nguyễn Tất Viễn cho chúng ta thấy rõ hơn về vai trò của hòa giải ở cơ sở trong thời kỳ mới, cụ thể như:
Một là, hòa giải, trong đó có hòa giải ở cơ sở cần được coi là phương thức ưu tiên khi giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn.
Hai là, hòa giải ở cơ sở cần được thực hiện với sự kế thừa truyền thống pháp lý tốt đẹp của dân tộc trong điều kiện mới.
Ba là, hòa giải ở cơ sở cần được thực hiện trong sự tương tác với nhiều hình thức hòa giải khác.
Bốn là, hòa giải ở cơ sở được thực hiện trong sự giao lưu và tiếp biến văn hóa pháp lý của Việt Nam và thế giới.
Bên cạnh đó, tác giả bài viết cũng gợi mở về hướng hoàn thiện thể chế hòa giải ở cơ sở trước yêu cầu phát triển của xã hội và công tác quản lý phát triển xã hội như: Tiếp tục duy trì và phát huy ưu thế của hòa giải ở cơ sở đối với những tranh chấp, xích mích nhỏ trong cộng đồng; chuyên nghiệp hóa từng bước đội ngũ hòa giải viên; thành lập trung tâm hòa giải cộng đồng ở cơ sở; bảo đảm sự hỗ trợ và tương tác hòa giải ở cơ sở với các hình thức hòa giải khác; thành lập Hiệp hội hòa giải viên.
Quý bạn đọc quan tâm có thể tìm đọc bài viết này tại ấn phẩm 200 trang “Tổng kết 5 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở” xuất bản năm 2019 của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật.
Một là, hòa giải, trong đó có hòa giải ở cơ sở cần được coi là phương thức ưu tiên khi giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn.
Hai là, hòa giải ở cơ sở cần được thực hiện với sự kế thừa truyền thống pháp lý tốt đẹp của dân tộc trong điều kiện mới.
Ba là, hòa giải ở cơ sở cần được thực hiện trong sự tương tác với nhiều hình thức hòa giải khác.
Bốn là, hòa giải ở cơ sở được thực hiện trong sự giao lưu và tiếp biến văn hóa pháp lý của Việt Nam và thế giới.
Bên cạnh đó, tác giả bài viết cũng gợi mở về hướng hoàn thiện thể chế hòa giải ở cơ sở trước yêu cầu phát triển của xã hội và công tác quản lý phát triển xã hội như: Tiếp tục duy trì và phát huy ưu thế của hòa giải ở cơ sở đối với những tranh chấp, xích mích nhỏ trong cộng đồng; chuyên nghiệp hóa từng bước đội ngũ hòa giải viên; thành lập trung tâm hòa giải cộng đồng ở cơ sở; bảo đảm sự hỗ trợ và tương tác hòa giải ở cơ sở với các hình thức hòa giải khác; thành lập Hiệp hội hòa giải viên.
Quý bạn đọc quan tâm có thể tìm đọc bài viết này tại ấn phẩm 200 trang “Tổng kết 5 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở” xuất bản năm 2019 của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật.