Trong bài viết “Hoàn thiện pháp luật nhằm phát triển phương thức hòa giải thương mại tại Việt Nam” tác giả Lưu Hương Ly đã đi sâu phân tích 03 nội dung chính, cụ thể:
(i) Nội dung thứ nhất, tác giả đã nêu bật tổng quan về hòa giải thương mại bao gồm: Khái niệm, những ưu điểm, những đặc trưng riêng biệt và các nguyên tắc cơ bản của hòa giải thương mại.
(ii) Nội dung thứ hai, tác giả đi sâu phân tích sự phát triển của hòa giải thương mại tại Việt Nam từ năm 2005 khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 trong đó nhấn mạnh “khuyến khích việc giải quyết một số tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải, trọng tài; Tòa án hỗ trợ bằng quyết định công nhận việc giải quyết đó”.
(iii) Nội dung cuối cùng của bài viết, tác giả đề cập đến vấn đề hoàn thiện pháp luật nhằm phát triển phương thức hòa giải thương mại tại Việt Nam với 04 luận điểm chính: Về phạm vi giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại; về thực thi thỏa thuận hòa giải; về thời hiệu khởi kiện; về công nhận và cho thi hành kết quả hòa giải thành tại nước ngoài.
Độc giả quan tâm đến chủ đề này có thể tìm đọc bài viết tại ấn phẩm “Pháp luật về giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài thương mại và hòa giải thương mại” của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật năm 2019.