Chính quyền cấp xã là cấp chính quyền gần dân nhất, đội ngũ công chức cấp xã là đội ngũ trực tiếp thực hiện và giải quyết các công việc liên quan đến người dân. Do đó, công chức cấp xã công tác lâu ở một vị trí chức danh nếu tìm được kẽ hở hay những khiếm khuyết của cơ chế, chính sách sẽ dễ dàng tìm cách tham nhũng hoặc tìm cách móc nối với những người có liên quan để thực hiện những hành vi tham nhũng. Vì vậy, thực hiện việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với các chức danh công chức cấp xã để chủ động phòng, ngừa tham nhũng là điều cần thiết.
Tuy nhiên, hiện nay các quy định của pháp luật về thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức cấp xã vẫn còn nhiều điểm chưa thống nhất và bất cập cần được khắc phục để đảm bảo việc định kỳ chuyển đổi được thực hiện có hiệu quả, góp phần đẩy mạnh công tác phòng ngừa tham nhũng.
1. Thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức cấp xã nhằm phòng ngừa tham nhũng
Định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức (CB,CC,VC) là việc người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị quyết định điều động, bố trí, phân công lại vị trí công tác đối với CB,CC,VC có đủ thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác tại các vị trí trong các lĩnh vực, ngành, nghề theo quy định phải định kỳ chuyển đổi nhằm chủ động phòng ngừa tham nhũng. Hiện nay, việc thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác được thực hiện bằng việc cơ quan quản lý CB,CC,VC ban hành quyết định điều động, bố trí lại vị trí công tác đối với CB,CC,VC.
Tại cấp xã, định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức cấp xã là việc các chức danh công chức cấp xã thuộc diện phải định kỳ chuyển đổi ở đơn vị hành chính này được cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển đổi vị trí sang công tác ở đơn vị hành chính khác khi đã đủ thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác. Theo quy định của Luật Cán bộ, công chức năm 2008 thì công chức cấp xã do cấp huyện quản lý[1], do đó khi thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác, Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ ban hành quyết định điều động, bố trí công tác đối với những công chức cấp xã thuộc diện định kỳ chuyển đổi.
Do đó, định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức cấp xã là việc thực hiện chuyển đổi vị trí công tác đối với các chức danh công chức cấp xã ở một đơn vị hành chính (xã, phường, thị trấn) sang công tác ở đơn vị hành chính (xã, phường, thị trấn) khác nhằm chủ động phòng ngừa tham nhũng. Tuy nhiên, ở nhiều cơ quan vẫn còn tình trạng nhận thức chưa đúng, nhầm lẫn giữa chuyển đổi vị trí công tác với luân chuyển cán bộ, công chức. Việc chuyển đổi vị trí công tác là nhằm mục đích phòng ngừa tham nhũng và được thực hiện đối với CB,CC,VC nói chung còn luân chuyển là nhằm mục đích đào tạo, rèn luyện đội ngũ cán bộ, công chức và được áp dụng đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo quản lý.
2. Quy định pháp luật về định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức cấp xã
Trước đây, khi chưa có Luật Phòng, chống tham nhũng, việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác của CB,CC,VC đã được thực hiện ở một số ngành và lĩnh vực và chưa có quy định mang tính thống nhất. Năm 2005, Quốc hội thông qua Luật Phòng, chống tham nhũng[2], trong đó, chính thức quy định việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với CB,CC,VC để phòng ngừa tham nhũng[3]. Đồng thời, trong Luật này, Quốc hội giao Chính phủ quy định danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác của CB,CC,VC. Sau đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 để triển khai thực hiện[4]. Những quy định này đảm bảo việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với CB,CC,VC được tiến hành thống nhất và chặt chẽ hơn.
Đối với cấp xã, các quy định của pháp luật về định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với các chức danh công chức cấp xã vẫn còn một số hạn chế, bất cập sau đây:
Thứ nhất, chưa có quy định thống nhất về các chức danh công chức cấp xã phải thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác
Hiện nay, theo quy định của Luật Cán bộ, công chức năm 2008 thì công chức cấp xã có 7 chức danh: Trưởng Công an; chỉ huy trưởng quân sự; văn phòng - thống kê; địa chính - xây dựng[5]; tài chính - kế toán; tư pháp - hộ tịch; tăn hóa - xã hội. Đến nay, chưa có quy định nào quy định thống nhất trong số 7 chức danh này, chức danh nào phải định kỳ chuyển đổi vị trí công tác.
Thực tế thực hiện việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác ở các địa phương cho thấy, các địa phương thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác đối với chức danh địa chính - xây dựng và chức danh công chức tài chính - kế toán. Bên cạnh đó, có địa phương thực hiện định kỳ chuyển đổi thêm chức danh văn hóa - xã hội hoặc tư pháp - hộ tịch.
Mặt khác, có rất nhiều đối tượng tham nhũng là cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý. Những đối tượng này thường gây ra những vụ tham nhũng lớn, thiệt hại rất nghiêm trọng nhưng pháp luật hiện nay quy định không phải chuyển đổi vị trí công tác đối với các chức danh này. Đối với công chức cấp xã, chức danh trưởng công an và chỉ huy trưởng quân sự là 2 chức danh có thể được xem là chức danh công chức có chức vụ lãnh đạo, quản lý và trên thực tế hiện nay, ở các địa phương, 2 chức danh này cũng không phải thực hiện việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác.
Như vậy, hiện nay, chưa có quy định thống nhất trong các chức danh công chức cấp xã chức danh nào phải định kỳ chuyển đổi vị trí công tác. Điều này dẫn đến trong thực tế thực hiện đã có sự không thống nhất của các địa phương, có thể dẫn đến tình trạng lợi dụng các quy định về định kỳ chuyển đổi vị trí công tác để vụ lợi hoặc để “trù dập” công chức.
Thứ hai, chưa quy định thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với các chức danh công chức cấp xã thuộc diện định kỳ chuyển đổi
Trước đây, khi ban hành Nghị định số 158/2007/NĐ-CP, Chính phủ quy định thời hạn chuyển đổi vị trí công tác đối với tất cả các trường hợp, ở tất cả các ngành, nghề, lĩnh vực là 3 năm (đủ 36 tháng). Qua thực tế thực hiện quy định cho thấy, thời hạn 3 năm cho mọi vị trí, ngành, nghề, lĩnh vực mà CB,CC,VC công tác là chưa phù hợp. Có những vị trí, thời hạn 3 năm chỉ vừa đủ để CB,CC,VC làm quen và bước đầu thực hiện tốt công việc, nếu chuyển đi nơi khác thì họ lại phải nghiên cứu, làm quen với công việc mới nhận, làm ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả giải quyết công việc của cơ quan, đơn vị. Ngược lại, có những vị trí công tác, thời hạn 3 năm mới chuyển đổi là quá dài, tác dụng phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng bị hạn chế. Vì vậy, ngày 01/01/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 150/2013/NĐ-CP đã sửa đổi thời hạn chuyển đổi vị trí công tác là từ 2 năm (đủ 24 tháng) đến 5 năm (đủ 60 tháng) theo đặc thù của từng ngành, lĩnh vực. Đồng thời, Chính phủ giao Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quy định cụ thể thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ.
Tuy nhiên, hiện nay, các chức danh công chức cấp xã đảm nhận tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện việc quản lý nhà nước trên các lĩnh vực ở cấp xã[6] nhưng trên thực tế các Bộ, cơ quan ngang Bộ khi quy định về thời gian định kỳ chuyển đổi công tác của CB,CC,VC thuộc ngành, lĩnh vực mình quản lý vẫn không quy định về các chức danh công chức cấp xã. Thiết nghĩ, cần phải bổ sung quy định về thời hạn thực hiện định kỳ chuyển đổi đối với các chức danh công chức cấp xã thuộc diện định kỳ chuyển đổi. Việc quy định này không giao cho bộ, cơ quan ngang bộ quản lý về ngành, lĩnh vực quy định vì mỗi chức danh công chức cấp xã thực hiện tham mưu Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý trên nhiều lĩnh vực của bộ, cơ quan ngang bộ[7]. Vì vậy, nếu giao cho bộ, cơ quan ngang bộ quy định thì rất khó xác định chức danh nào sẽ do bộ nào quy định.
Thứ ba, quy định về chế độ, chính sách cho công chức khi chuyển đổi vị trí công tác chưa đảm bảo
Khi thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác, công chức cấp xã ở đơn vị hành chính này sẽ được chuyển sang công tác ở đơn vị hành chính khác. Thực tế, có những trường hợp công chức cấp xã sẽ được chuyển đến các đơn vị hành chính có điều kiện khó khăn hơn so với trước. Công chức ở các phường, thị trấn ở các thành phố, thị xã có tâm lý e ngại không muốn chuyển đến công tác ở các xã, thị trấn ở các huyện vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn…
Hiện nay, chưa có quy định để khuyến khích, động viên CB,CC,VC nói chung, công chức cấp xã nói riêng chuyển đổi vị trí công tác như: nhà ở công vụ, nâng bậc lương trước thời hạn,… Bên cạnh đó, còn thiếu nhiều chính sách khuyến khích CB,CC,VC chuyển đổi như: phụ cấp đi xa, chính sách sau khi chuyển đổi…
Mặt khác, theo quy định hiện nay, ở cấp xã có phụ cấp theo loại xã. Tuy nhiên, phụ cấp này chỉ áp dụng đối với cán bộ cấp xã mà không áp dụng đối với công chức cấp xã[8]. Do đó, các chức danh công chức cấp xã được định kỳ chuyển đổi đến cũng không được hưởng mức phụ cấp này. Theo tác giả, quy định như vậy là chưa hợp lý vì khi chuyển vị trí công tác từ đơn vị hành chính cấp xã loại 3, loại 2 sang loại 1 thì tính chất công việc của công chức sẽ phức tạp hơn do tính chất của xã loại 1, loại 2, loại 3 có các yếu tố về diện tích, dân số, các yếu tố đặc thù cũng khác nhau.
3. Một số kiến nghị
Thứ nhất, giao Bộ Nội vụ quy định thống nhất các chức danh công chức cấp xã phải định kỳ chuyển đổi vị trí công tác
Hiện nay, chưa có quy định trong các chức danh công chức cấp xã, chức danh nào phải định kỳ thực hiện chuyển đổi vị trí công tác. Do đó, cần nghiên cứu để quy định danh mục các chức danh công chức cấp xã phải định kỳ chuyển đổi vị trí công tác. Vì vậy, tác giả kiến nghị bổ sung quy định giao Bộ Nội vụ chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan quy định thống nhất các chức danh công chức cấp xã phải định kỳ chuyển đổi công tác. Theo tác giả, trong 7 chức danh công chức cấp xã thì ngoài chức danh công chức tài chính - kế toán, địa chính - xây dựng, tư pháp - hộ tịch phải định kỳ chuyển đổi (đây là các chức danh có liên quan trực tiếp đến các lĩnh vực như đất đai, quản lý tài chính, ngân sách, hoạt động tư pháp, thường xuyên tiếp xúc với nhân dân, dễ phát sinh tiêu cực), thì cần quy định thống nhất chức danh trưởng công an và chỉ huy trưởng quân sự cấp xã cũng phải định kỳ chuyển đổi.
Ngoài ra, cần bổ sung quy định “thực hiện chuyển đổi vị trí công tác đối với CB,CC,VC giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đang công tác tại các ngành, nghề, lĩnh vực thuộc danh mục phải chuyển đổi” để có cơ sở quy định việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với chức danh trưởng công an và chức danh chỉ huy trưởng quân sự cấp xã. Bởi lẽ, theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 150/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 2 Nghị định số 158/2007/NĐ-CP thì đối tượng áp dụng việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác chỉ áp dụng đối với CB,CC,VC không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Tuy nhiên, như đã phân tích, có rất nhiều trường hợp CB,CC,VC giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý công tác tại các lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng nhưng cơ quan quản lý, sử dụng, không có cơ sở để đề xuất thực hiện chuyển đổi vị trí công tác đối với đối tượng này. Lẽ dĩ nhiên, thời gian thực hiện định kỳ chuyển đổi của các chức danh này cũng cần quy định đảm bảo phù hợp với tính chất công việc của từng chức danh.
Bên cạnh đó, xuất phát từ thực tiễn của các địa phương, cần quy định phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm quyền quyết định việc có chuyển đổi hay không chuyển đổi các chức danh công chức cấp xã trong trường hợp ở các đơn vị hành chính cấp xã có vị trí trong danh mục định kỳ chuyển đổi vị trí công tác, mà vị trí này có yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ khác với các vị trí khác của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó. Trong trường hợp này, có thể quy định: Ủy ban nhân dân cấp xã lập danh sách báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện để đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
Thứ hai, quy định cụ thể thời hạn định kỳ chuyển đổi cho từng chức danh công chức cấp xã thuộc diện phải định kỳ chuyển đổi vị trí công tác
Cần quy định thống nhất thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với các chức danh công chức cấp xã phù hợp với tính chất công việc của từng vị trí chức danh cụ thể. Theo tác giả, những ngành, nghề, vị trí công tác đòi hỏi chuyên môn sâu, nhiều kinh nghiệm nên quy định thống nhất là 5 năm phải định kỳ chuyển đổi (chức danh công chức địa chính - xây dựng, tư pháp - hộ tịch, trưởng công an, chỉ huy trưởng quân sự); những chức danh công việc đặc thù, dễ xảy ra tiêu cực, tham nhũng thì quy định thống nhất 2 năm phải định kỳ chuyển đổi (chức danh tài chính - kế toán).
Hiện nay, Chính phủ giao bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành văn bản quy định cụ thể thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ, cơ quan ngang bộ[9]. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, các chức danh công chức cấp xã tham mưu Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý nhà nước nhiều lĩnh vực. Do đó rất khó xác định bộ, cơ quan ngang bộ nào quy định thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác cho từng chức danh công chức cấp xã. Như vậy, đối với các chức danh công chức cấp xã, theo tác giả nên trao thẩm quyền quy định thời hạn định kỳ chuyển đổi cho Bộ Nội vụ quy định. Ngoài quy định các bộ, cơ quan ngang bộ quy định cụ thể thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với từng vị trí công tác thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ, cơ quan ngang bộ cần bổ sung quy định “Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ quy định cụ thể về thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với các chức danh công chức cấp xã”.
Thứ ba, bổ sung quy định về các chế độ, chính sách hỗ trợ cho các chức danh công chức cấp xã phải thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác
Hiện nay, phần lớn công chức cấp xã là người ở xã, phường, thị trấn nào thì làm việc ở xã, phường, thị trấn đó, trong khi mức lương của công chức cấp xã còn thấp. Do đó, ngoài thời gian làm việc, họ thường làm thêm công việc kinh tế hộ gia đình để trang trải chi phí cuộc sống. Do vậy, khi thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức cấp xã có thể sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của đội ngũ này và gia đình của họ, do phải đi làm xa, không có điều kiện giúp đỡ gia đình, lại thêm chi phí tiền đi lại... Vì vậy, tác giả kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu trình Chính phủ ban hành những chính sách hỗ trợ CB,CC,VC nói chung, công chức cấp xã nói riêng thuộc đối tượng định kỳ chuyển đổi vị trí công tác để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác.
Theo tác giả, cần bổ sung các quy định về chế độ, chính sách hỗ trợ như: Phụ cấp đi công tác xa, nhà ở công vụ, hỗ trợ cho gia đình, người thân... Ngoài ra, bổ sung quy định về phụ cấp theo loại xã cho công chức được chuyển đổi đến công tác tại các xã loại 1 và loại 2 vì tính chất công việc ở các xã này sẽ khó khăn và phức tạp hơn. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu bổ sung quy định về chuyển đổi trở lại đối với vị trí công tác của công chức nhằm thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưõng và tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cấp xã. Việc ban hành các chính sách, chế độ hỗ trợ nhằm thể hiện sự quan tâm, khuyến khích, động viên các đối tượng thuộc diện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác để đội ngũ này an tâm công tác, ổn định tâm lý và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Chuyển đổi vị trí công tác đối với CB,CC,VC nói chung và đối với công chức cấp xã nói riêng góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tham nhũng. Vì vậy, để tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả vấn đề này thì việc nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức cấp xã nhằm phòng ngừa tham nhũng là điều cần thiết.
1. Thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức cấp xã nhằm phòng ngừa tham nhũng
Định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức (CB,CC,VC) là việc người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị quyết định điều động, bố trí, phân công lại vị trí công tác đối với CB,CC,VC có đủ thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác tại các vị trí trong các lĩnh vực, ngành, nghề theo quy định phải định kỳ chuyển đổi nhằm chủ động phòng ngừa tham nhũng. Hiện nay, việc thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác được thực hiện bằng việc cơ quan quản lý CB,CC,VC ban hành quyết định điều động, bố trí lại vị trí công tác đối với CB,CC,VC.
Tại cấp xã, định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức cấp xã là việc các chức danh công chức cấp xã thuộc diện phải định kỳ chuyển đổi ở đơn vị hành chính này được cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển đổi vị trí sang công tác ở đơn vị hành chính khác khi đã đủ thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác. Theo quy định của Luật Cán bộ, công chức năm 2008 thì công chức cấp xã do cấp huyện quản lý[1], do đó khi thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác, Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ ban hành quyết định điều động, bố trí công tác đối với những công chức cấp xã thuộc diện định kỳ chuyển đổi.
Do đó, định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức cấp xã là việc thực hiện chuyển đổi vị trí công tác đối với các chức danh công chức cấp xã ở một đơn vị hành chính (xã, phường, thị trấn) sang công tác ở đơn vị hành chính (xã, phường, thị trấn) khác nhằm chủ động phòng ngừa tham nhũng. Tuy nhiên, ở nhiều cơ quan vẫn còn tình trạng nhận thức chưa đúng, nhầm lẫn giữa chuyển đổi vị trí công tác với luân chuyển cán bộ, công chức. Việc chuyển đổi vị trí công tác là nhằm mục đích phòng ngừa tham nhũng và được thực hiện đối với CB,CC,VC nói chung còn luân chuyển là nhằm mục đích đào tạo, rèn luyện đội ngũ cán bộ, công chức và được áp dụng đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo quản lý.
2. Quy định pháp luật về định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức cấp xã
Trước đây, khi chưa có Luật Phòng, chống tham nhũng, việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác của CB,CC,VC đã được thực hiện ở một số ngành và lĩnh vực và chưa có quy định mang tính thống nhất. Năm 2005, Quốc hội thông qua Luật Phòng, chống tham nhũng[2], trong đó, chính thức quy định việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với CB,CC,VC để phòng ngừa tham nhũng[3]. Đồng thời, trong Luật này, Quốc hội giao Chính phủ quy định danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác của CB,CC,VC. Sau đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 để triển khai thực hiện[4]. Những quy định này đảm bảo việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với CB,CC,VC được tiến hành thống nhất và chặt chẽ hơn.
Đối với cấp xã, các quy định của pháp luật về định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với các chức danh công chức cấp xã vẫn còn một số hạn chế, bất cập sau đây:
Thứ nhất, chưa có quy định thống nhất về các chức danh công chức cấp xã phải thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác
Hiện nay, theo quy định của Luật Cán bộ, công chức năm 2008 thì công chức cấp xã có 7 chức danh: Trưởng Công an; chỉ huy trưởng quân sự; văn phòng - thống kê; địa chính - xây dựng[5]; tài chính - kế toán; tư pháp - hộ tịch; tăn hóa - xã hội. Đến nay, chưa có quy định nào quy định thống nhất trong số 7 chức danh này, chức danh nào phải định kỳ chuyển đổi vị trí công tác.
Thực tế thực hiện việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác ở các địa phương cho thấy, các địa phương thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác đối với chức danh địa chính - xây dựng và chức danh công chức tài chính - kế toán. Bên cạnh đó, có địa phương thực hiện định kỳ chuyển đổi thêm chức danh văn hóa - xã hội hoặc tư pháp - hộ tịch.
Mặt khác, có rất nhiều đối tượng tham nhũng là cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý. Những đối tượng này thường gây ra những vụ tham nhũng lớn, thiệt hại rất nghiêm trọng nhưng pháp luật hiện nay quy định không phải chuyển đổi vị trí công tác đối với các chức danh này. Đối với công chức cấp xã, chức danh trưởng công an và chỉ huy trưởng quân sự là 2 chức danh có thể được xem là chức danh công chức có chức vụ lãnh đạo, quản lý và trên thực tế hiện nay, ở các địa phương, 2 chức danh này cũng không phải thực hiện việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác.
Như vậy, hiện nay, chưa có quy định thống nhất trong các chức danh công chức cấp xã chức danh nào phải định kỳ chuyển đổi vị trí công tác. Điều này dẫn đến trong thực tế thực hiện đã có sự không thống nhất của các địa phương, có thể dẫn đến tình trạng lợi dụng các quy định về định kỳ chuyển đổi vị trí công tác để vụ lợi hoặc để “trù dập” công chức.
Thứ hai, chưa quy định thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với các chức danh công chức cấp xã thuộc diện định kỳ chuyển đổi
Trước đây, khi ban hành Nghị định số 158/2007/NĐ-CP, Chính phủ quy định thời hạn chuyển đổi vị trí công tác đối với tất cả các trường hợp, ở tất cả các ngành, nghề, lĩnh vực là 3 năm (đủ 36 tháng). Qua thực tế thực hiện quy định cho thấy, thời hạn 3 năm cho mọi vị trí, ngành, nghề, lĩnh vực mà CB,CC,VC công tác là chưa phù hợp. Có những vị trí, thời hạn 3 năm chỉ vừa đủ để CB,CC,VC làm quen và bước đầu thực hiện tốt công việc, nếu chuyển đi nơi khác thì họ lại phải nghiên cứu, làm quen với công việc mới nhận, làm ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả giải quyết công việc của cơ quan, đơn vị. Ngược lại, có những vị trí công tác, thời hạn 3 năm mới chuyển đổi là quá dài, tác dụng phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng bị hạn chế. Vì vậy, ngày 01/01/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 150/2013/NĐ-CP đã sửa đổi thời hạn chuyển đổi vị trí công tác là từ 2 năm (đủ 24 tháng) đến 5 năm (đủ 60 tháng) theo đặc thù của từng ngành, lĩnh vực. Đồng thời, Chính phủ giao Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quy định cụ thể thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ.
Tuy nhiên, hiện nay, các chức danh công chức cấp xã đảm nhận tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện việc quản lý nhà nước trên các lĩnh vực ở cấp xã[6] nhưng trên thực tế các Bộ, cơ quan ngang Bộ khi quy định về thời gian định kỳ chuyển đổi công tác của CB,CC,VC thuộc ngành, lĩnh vực mình quản lý vẫn không quy định về các chức danh công chức cấp xã. Thiết nghĩ, cần phải bổ sung quy định về thời hạn thực hiện định kỳ chuyển đổi đối với các chức danh công chức cấp xã thuộc diện định kỳ chuyển đổi. Việc quy định này không giao cho bộ, cơ quan ngang bộ quản lý về ngành, lĩnh vực quy định vì mỗi chức danh công chức cấp xã thực hiện tham mưu Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý trên nhiều lĩnh vực của bộ, cơ quan ngang bộ[7]. Vì vậy, nếu giao cho bộ, cơ quan ngang bộ quy định thì rất khó xác định chức danh nào sẽ do bộ nào quy định.
Thứ ba, quy định về chế độ, chính sách cho công chức khi chuyển đổi vị trí công tác chưa đảm bảo
Khi thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác, công chức cấp xã ở đơn vị hành chính này sẽ được chuyển sang công tác ở đơn vị hành chính khác. Thực tế, có những trường hợp công chức cấp xã sẽ được chuyển đến các đơn vị hành chính có điều kiện khó khăn hơn so với trước. Công chức ở các phường, thị trấn ở các thành phố, thị xã có tâm lý e ngại không muốn chuyển đến công tác ở các xã, thị trấn ở các huyện vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn…
Hiện nay, chưa có quy định để khuyến khích, động viên CB,CC,VC nói chung, công chức cấp xã nói riêng chuyển đổi vị trí công tác như: nhà ở công vụ, nâng bậc lương trước thời hạn,… Bên cạnh đó, còn thiếu nhiều chính sách khuyến khích CB,CC,VC chuyển đổi như: phụ cấp đi xa, chính sách sau khi chuyển đổi…
Mặt khác, theo quy định hiện nay, ở cấp xã có phụ cấp theo loại xã. Tuy nhiên, phụ cấp này chỉ áp dụng đối với cán bộ cấp xã mà không áp dụng đối với công chức cấp xã[8]. Do đó, các chức danh công chức cấp xã được định kỳ chuyển đổi đến cũng không được hưởng mức phụ cấp này. Theo tác giả, quy định như vậy là chưa hợp lý vì khi chuyển vị trí công tác từ đơn vị hành chính cấp xã loại 3, loại 2 sang loại 1 thì tính chất công việc của công chức sẽ phức tạp hơn do tính chất của xã loại 1, loại 2, loại 3 có các yếu tố về diện tích, dân số, các yếu tố đặc thù cũng khác nhau.
3. Một số kiến nghị
Thứ nhất, giao Bộ Nội vụ quy định thống nhất các chức danh công chức cấp xã phải định kỳ chuyển đổi vị trí công tác
Hiện nay, chưa có quy định trong các chức danh công chức cấp xã, chức danh nào phải định kỳ thực hiện chuyển đổi vị trí công tác. Do đó, cần nghiên cứu để quy định danh mục các chức danh công chức cấp xã phải định kỳ chuyển đổi vị trí công tác. Vì vậy, tác giả kiến nghị bổ sung quy định giao Bộ Nội vụ chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan quy định thống nhất các chức danh công chức cấp xã phải định kỳ chuyển đổi công tác. Theo tác giả, trong 7 chức danh công chức cấp xã thì ngoài chức danh công chức tài chính - kế toán, địa chính - xây dựng, tư pháp - hộ tịch phải định kỳ chuyển đổi (đây là các chức danh có liên quan trực tiếp đến các lĩnh vực như đất đai, quản lý tài chính, ngân sách, hoạt động tư pháp, thường xuyên tiếp xúc với nhân dân, dễ phát sinh tiêu cực), thì cần quy định thống nhất chức danh trưởng công an và chỉ huy trưởng quân sự cấp xã cũng phải định kỳ chuyển đổi.
Ngoài ra, cần bổ sung quy định “thực hiện chuyển đổi vị trí công tác đối với CB,CC,VC giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đang công tác tại các ngành, nghề, lĩnh vực thuộc danh mục phải chuyển đổi” để có cơ sở quy định việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với chức danh trưởng công an và chức danh chỉ huy trưởng quân sự cấp xã. Bởi lẽ, theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 150/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 2 Nghị định số 158/2007/NĐ-CP thì đối tượng áp dụng việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác chỉ áp dụng đối với CB,CC,VC không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Tuy nhiên, như đã phân tích, có rất nhiều trường hợp CB,CC,VC giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý công tác tại các lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng nhưng cơ quan quản lý, sử dụng, không có cơ sở để đề xuất thực hiện chuyển đổi vị trí công tác đối với đối tượng này. Lẽ dĩ nhiên, thời gian thực hiện định kỳ chuyển đổi của các chức danh này cũng cần quy định đảm bảo phù hợp với tính chất công việc của từng chức danh.
Bên cạnh đó, xuất phát từ thực tiễn của các địa phương, cần quy định phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm quyền quyết định việc có chuyển đổi hay không chuyển đổi các chức danh công chức cấp xã trong trường hợp ở các đơn vị hành chính cấp xã có vị trí trong danh mục định kỳ chuyển đổi vị trí công tác, mà vị trí này có yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ khác với các vị trí khác của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó. Trong trường hợp này, có thể quy định: Ủy ban nhân dân cấp xã lập danh sách báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện để đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
Thứ hai, quy định cụ thể thời hạn định kỳ chuyển đổi cho từng chức danh công chức cấp xã thuộc diện phải định kỳ chuyển đổi vị trí công tác
Cần quy định thống nhất thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với các chức danh công chức cấp xã phù hợp với tính chất công việc của từng vị trí chức danh cụ thể. Theo tác giả, những ngành, nghề, vị trí công tác đòi hỏi chuyên môn sâu, nhiều kinh nghiệm nên quy định thống nhất là 5 năm phải định kỳ chuyển đổi (chức danh công chức địa chính - xây dựng, tư pháp - hộ tịch, trưởng công an, chỉ huy trưởng quân sự); những chức danh công việc đặc thù, dễ xảy ra tiêu cực, tham nhũng thì quy định thống nhất 2 năm phải định kỳ chuyển đổi (chức danh tài chính - kế toán).
Hiện nay, Chính phủ giao bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành văn bản quy định cụ thể thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ, cơ quan ngang bộ[9]. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, các chức danh công chức cấp xã tham mưu Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý nhà nước nhiều lĩnh vực. Do đó rất khó xác định bộ, cơ quan ngang bộ nào quy định thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác cho từng chức danh công chức cấp xã. Như vậy, đối với các chức danh công chức cấp xã, theo tác giả nên trao thẩm quyền quy định thời hạn định kỳ chuyển đổi cho Bộ Nội vụ quy định. Ngoài quy định các bộ, cơ quan ngang bộ quy định cụ thể thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với từng vị trí công tác thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ, cơ quan ngang bộ cần bổ sung quy định “Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ quy định cụ thể về thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với các chức danh công chức cấp xã”.
Thứ ba, bổ sung quy định về các chế độ, chính sách hỗ trợ cho các chức danh công chức cấp xã phải thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác
Hiện nay, phần lớn công chức cấp xã là người ở xã, phường, thị trấn nào thì làm việc ở xã, phường, thị trấn đó, trong khi mức lương của công chức cấp xã còn thấp. Do đó, ngoài thời gian làm việc, họ thường làm thêm công việc kinh tế hộ gia đình để trang trải chi phí cuộc sống. Do vậy, khi thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức cấp xã có thể sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của đội ngũ này và gia đình của họ, do phải đi làm xa, không có điều kiện giúp đỡ gia đình, lại thêm chi phí tiền đi lại... Vì vậy, tác giả kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu trình Chính phủ ban hành những chính sách hỗ trợ CB,CC,VC nói chung, công chức cấp xã nói riêng thuộc đối tượng định kỳ chuyển đổi vị trí công tác để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác.
Theo tác giả, cần bổ sung các quy định về chế độ, chính sách hỗ trợ như: Phụ cấp đi công tác xa, nhà ở công vụ, hỗ trợ cho gia đình, người thân... Ngoài ra, bổ sung quy định về phụ cấp theo loại xã cho công chức được chuyển đổi đến công tác tại các xã loại 1 và loại 2 vì tính chất công việc ở các xã này sẽ khó khăn và phức tạp hơn. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu bổ sung quy định về chuyển đổi trở lại đối với vị trí công tác của công chức nhằm thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưõng và tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cấp xã. Việc ban hành các chính sách, chế độ hỗ trợ nhằm thể hiện sự quan tâm, khuyến khích, động viên các đối tượng thuộc diện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác để đội ngũ này an tâm công tác, ổn định tâm lý và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Chuyển đổi vị trí công tác đối với CB,CC,VC nói chung và đối với công chức cấp xã nói riêng góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tham nhũng. Vì vậy, để tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả vấn đề này thì việc nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức cấp xã nhằm phòng ngừa tham nhũng là điều cần thiết.
ThS. Nguyễn Đặng Phương Truyền
Học viện Hành chính Quốc gia cơ sở TP. Hồ Chí Minh
Học viện Hành chính Quốc gia cơ sở TP. Hồ Chí Minh
[1] Khoản 3 Điều 61 Luật Cán bộ, Công chức năm 2008.
[2] Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2007 và năm 2012).
[3] Xem Điều 43 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005.
[4] Nghị định này được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 150/2013/NĐ-CP ngày 01/11/2013 của Chính phủ.
[5] Chức danh này Luật quy định là địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã). Trong bài viết này, tác giả gọi tắt công chức địa chính – xây dựng.
[6] Chức trách, nhiệm vụ của công chức cấp xã được quy định cụ thể tại Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn.
[7]Ví dụ như trường hợp công chức địa chính - xây dựng thực hiện tham mưu Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý các lĩnh đất đai, tài nguyên, môi trường (thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tài nguyên và môi trường), xây dựng (thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng), giao thông (thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Giao thông vận tải)…
[8] Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên ở cấp xã quy định cán bộ cấp xã ở xã loại 1 được hưởng mức phụ cấp 10%, xã loại 2 hưởng mức phụ cấp 5% mức lương hiện hưởng.
[9] Xem khoản 4 Điều 1 Nghị định số 150/2013/NĐ-CP.