Xử lý vi phạm hành chính có thể hiểu chung đó là việc áp dụng các biện pháp mang tính cưỡng chế hành chính của Nhà nước như xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp xử lý hành chính. Nội dung của theo dõi tình hình thi hành pháp luật là xem xét, đánh giá về tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật; tình hình bảo đảm các điều kiện cho thi hành pháp luật; tình hình tuân thủ pháp luật. Ở Ninh Bình, công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật đã được quan tâm, chú trọng, thể hiện được sự cố gắng, trách nhiệm của các cơ quan, ban, ngành tại địa phương. Bài viết này sẽ nêu lên những kết quả đạt được trong hoạt động quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật ở Ninh Bình kể từ khi có Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính Phủ về theo dõi tình hành thi hành pháp luật; những khó khăn, hạn chế và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác này trong thời gian tới.
1. Những kết quả đạt được trong hoạt động quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật
Sau khi Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 có hiệu lực thi hành, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh đã ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành kịp thời các nhiệm vụ theo quy định theo yêu cầu của cơ quan trung ương liên quan đến công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC)[1]. Ngoài ra, thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh, các sở, ngành đã ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác áp dụng các biện pháp XLVPHC[2].
Trách nhiệm theo dõi thi hành pháp luật (THPL) tại địa phương được giao cho UBND các cấp, đây là một nhiệm vụ mới và khó, việc triển khai đòi hỏi phải đồng bộ. Chính vì vậy, hàng năm trên cơ sở các nhiệm vụ được giao, UBND tỉnh đã ban hành các quyết định về việc ban hành kế hoạch triển khai nhiệm vụ công tác theo dõi THPL trên địa bàn tỉnh[3]. Với chức năng, nhiệm vụ tham mưu giúp UBND tỉnh về công tác theo dõi THPL trên địa bàn tỉnh, trong những năm qua, Sở Tư pháp đã chủ động ban hành nhiều văn bản hướng dẫn về công tác theo dõi THPL[4].
Hàng năm, trên cơ sở các nội dung quản lý XLVPHC và theo dõi THPL theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật (Nghị định số 59/2012/NĐ-CP) và các kế hoạch theo dõi THPL và quản lý XLVPHC, trong đó phân công nhiệm vụ cho các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện triển khai các nhiệm vụ như tổ chức tuyên truyền, phổ biến, tập huấn, xác định lĩnh vực trọng tâm, tổ chức kiểm tra, khảo sát, tổng hợp báo cáo kết quả triển khai..., UBND tỉnh giao cho Sở Tư pháp thành lập đoàn kiểm tra về XLVPHC và THPL tại các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố. Thông qua hoạt động kiểm tra để kịp thời phát hiện những hạn chế, tồn tại, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực thi các quy định của pháp luật, qua đó kịp thời chấn chỉnh những tồn tại, hạn chế và chỉ đạo tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc thuộc thẩm quyền, đồng thời tổng hợp, đề xuất, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định. Song song với hoạt động kiểm tra, tỉnh Ninh Bình cũng đã tiến hành hoạt động điều tra, khảo sát tình hình THPL thông qua phiếu, phỏng vấn trực tiếp cá nhân, tổ chức liên quan và các hoạt động khác theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 59/2012/NĐ-CP.
Bên cạnh đó, để triển khai công tác quản lý XLVPHC và theo dõi THPL được đồng bộ, kịp thời, UBND tỉnh luôn quan tâm, chỉ đạo đưa các nội dung tập huấn, tuyên truyền, phổ biến Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 59/2012/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành vào trong Kế hoạch quản lý XLVPHC và theo dõi THPL hàng năm; đối tượng tập huấn là lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh, lãnh đạo UBND cấp huyện, trưởng phòng tư pháp cấp huyện và công chức làm công tác quản lý XLVPHC và theo dõi THPL. Tính từ ngày Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Nghị định số 59/2012/NĐ-CP có hiệu lực, đến nay, tỉnh Ninh Bình đã tổ chức được 5 hội nghị tập huấn chuyên sâu với lượng người tham dự trên 800 người; phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức 2 hội thảo, tọa đàm với các nội dung như: Thực trạng về THPL trong lĩnh vực môi trường trên địa bàn tỉnh Ninh Bình; đánh giá các quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường và kiến nghị sửa đổi Bộ luật Dân sự năm 2005 và các văn bản có liên quan. Tại các huyện, thành phố, công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật nói chung, các văn bản pháp luật về theo dõi THPL nói riêng được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm, tập trung chỉ đạo sát sao. Hằng năm, UBND các huyện, thành phố đều đưa nội dung tập huấn, tuyên truyền, phổ biến vào kế hoạch theo dõi tình hình THPL năm. Một số đơn vị làm tốt công tác tập huấn, tuyên truyền công tác quản lý XLVPHC và theo dõi THPL như: Thành phố Tam Điệp, huyện Yên Môn, huyện Hoa Lư...
Công tác tập huấn, tuyên truyền, phổ biến Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Nghị định số 59/2012/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành được chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh quan tâm, chỉ đạo, do đó đã góp phần tạo chuyển biến mạnh về nhận thức trong công tác THPL của cán bộ, công chức cũng như ý thức chấp hành pháp luật của người dân trên địa bàn, từng bước hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật.
Công tác phối hợp trong quản lý nhà nước về triển khai công tác theo dõi THPL và quản lý XLVPHC giữa Sở Tư pháp với các cơ quan chuyên môn thuộc tỉnh, UBND các huyện, thành phố đảm bảo thường xuyên, công tác phối hợp tập trung vào các nội dung như: Hoạt động kiểm tra, điều tra, khảo sát, tổ chức tọa đàm, qua đó kịp thời tổng hợp, đề xuất, kiến nghị UBND tỉnh, các cơ quan có thẩm quyền các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý XLVPHC và công tác theo dõi THPL. Các nội dung về quản lý nhà nước về XLVPHC và theo dõi THPL trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua đã được các cấp, các ngành triển khai đầy đủ và kịp thời như: Ban hành văn bản chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý XLVPHC và theo dõi THPL hàng năm, đảm bảo các điều kiện cho việc thực hiện công tác này… Ngoài ra, công tác quản lý XLVPHC và theo dõi THPL huy động được sự tham gia, phối hợp của các cơ quan tố tụng: Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân. Thông qua việc phối hợp với các cơ quan tố tụng, Sở Tư pháp đã nắm bắt được thông tin, qua đó tham mưu cho UBND tỉnh có những quyết sách chỉ đạo kịp thời.
2. Những khó khăn, hạn chế trong công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật
Thứ nhất, việc xây dựng, hoàn thiện thể chế về theo dõi THPL vẫn còn chậm sau khi Nghị định số 59/2012/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2012, dẫn đến lúng túng trong thực hiện hoạt động của địa phương. Cụ thể: Sau gần 2 năm kể từ ngày Nghị định số 59/2012/NĐ-CP có hiệu lực, Thông tư số 14/2014/TT-BTP ngày 15/5/2014 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết Nghị định này mới được ban hành, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2014. Sau gần 3 năm, Bộ Tư pháp mới có Công văn số 616/BTP-QLXLVPHC&TDTHPL ngày 03/3/2015 về lập dự toán, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước đảm bảo cho công tác theo dõi tình hình THPL, tuy nhiên, nhiều nội dung vẫn còn chung chung, thiếu cụ thể nên khó triển khai; mặt khác, việc bố trí kinh phí bảo đảm cho hoạt động này cần phải có văn bản hướng dẫn chi tiết của liên Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp.
Nhiệm vụ quản lý nhà nước về THPL về XLVPHC được quy định tại Điều 17 Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính, nhưng cơ chế quản lý, các điều kiện đảm bảo cho công tác này chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể, chưa có hướng dẫn về kinh phí cho quản lý XLVPHC.
Thứ hai, thiếu những quy định cụ thể về cách thức phối hợp và huy động sự tham gia của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong theo dõi THPL; về việc đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của cơ quan, tổ chức và cá nhân; xã hội hóa hoạt động theo dõi tình hình THPL...
Thứ ba, lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị chưa nhận thức đầy đủ về nhiệm vụ quản lý XLVPHC và theo dõi THPL, coi đây là nhiệm vụ của Ngành Tư pháp nên chưa thật sự quan tâm đến công tác này. Hình thức tham gia các hoạt động quản lý XLVPHC và theo dõi THPL của các cơ quan, tổ chức còn hạn chế, chủ yếu là cung cấp thông tin khi được cơ quan tư pháp thuộc UBND các cấp đề nghị; việc huy động cộng tác viên theo dõi THPL nhìn chung còn hạn chế.
Thứ tư, chưa có chế tài xử lý trong trường hợp cơ quan, tổ chức không xử lý kết quả theo dõi tình hình THPL do UBND các cấp kiến nghị, mặc dù theo quy định thì UBND các cấp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý kết quả theo dõi THPL.
Thứ năm, hoạt động XLVPHC và theo dõi THPL trong phạm vi quản lý ở địa phương là nhiệm vụ mới của cơ quan tư pháp ở địa phương, trong khi biên chế thực hiện các nhiệm vụ của Ngành Tư pháp vẫn còn hạn chế. Đối với Sở Tư pháp, nhiệm vụ được giao cho Phòng Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi THPL, bố trí 3 công chức chuyên trách (gồm 1 đồng chí Lãnh đạo phòng và 2 chuyên viên); đối với các sở, ban, ngành đã sắp xếp, bố trí 1 cán bộ thuộc Phòng Pháp chế hoặc bộ phận văn phòng thực hiện nhiệm vụ. Đối với cấp huyện, biên chế của Phòng Tư pháp hiện nay có từ 3 đến 7 người (bao gồm cán bộ, công chức, người lao động làm việc theo hợp đồng) thì công tác quản lý XLVPHC và theo dõi THPL tại phòng bố trí 1 cán bộ công chức thực hiện nhiệm vụ nhưng còn kiêm nhiệm.
3. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác trong thời gian tới
- Bộ Tư pháp cần chú trọng phối hợp với các bộ, ngành hoàn thiện thể chế về công tác theo dõi THPL và quản lý XLVPHC, đặc biệt là có văn bản hướng dẫn chi tiết của liên Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp về ngân sách, tài chính cho các nhiệm vụ này; ban hành bộ tiêu chí đánh giá về mức độ tuân thủ pháp luật; xác định các hình thức kỷ luật, xử lý vi phạm trong lĩnh vực công tác này để bảo đảm hiệu lực quản lý nhà nước và sự nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật.
- Sớm ban hành Quy chế liên ngành giữa các cơ quan hành chính nhà nước thuộc UBND và các cơ quan liên quan (như Tòa án, Viện Kiểm sát, Mặt trận Tổ quốc...), trong đó cần làm rõ một số nội dung về phối hợp cung cấp thông tin, trao đổi văn bản, tài liệu, báo cáo, thống kê; phối hợp kiểm tra; xây dựng văn bản có liên quan...
- Đẩy mạnh việc quán triệt cho lãnh đạo các cơ quan, đơn vị về vai trò, trách nhiệm triển khai nhiệm vụ quản lý XLVPHC và theo dõi THPL; kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ làm công tác quản lý XLVPHC và theo dõi THPL trên địa bàn tỉnh.
Tài liệu tham khảo:
1. Như: Quy chế phối hợp quản lý nhà nước về thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Ninh Bình; Văn bản số 591/UBND -VP7 ngày 23/10/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình về việc thực hiện quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012; Thông báo số 70/UBND ngày 12/12/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình về Kết luận của đồng chí Lê Văn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tại Hội nghị bàn về các giải pháp thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; Quyết định số 252/QĐ-UBND ngày 20/3/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình về việc ban hành Kế hoạch “Theo dõi tình hình thi hành pháp luật và quản lý công tác thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính năm 2015 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình”; Quyết định số 324/QĐ-UBND ngày 26/2/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình về việc ban hành Kế hoạch thực hiện công tác Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Ninh Bình năm 2016.
2. Sở Y tế có Công văn số 317/SYT-NVY ngày 10/2/2015 về việc hướng dẫn phối hợp triển khai công tác phòng, chống vào cai nghiện ma túy; Sở Lao đông - Thương binh và Xã hội, Sở Tư pháp, Sở Y tế, Công an tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh đã có Hướng dẫn liên ngành số 1559/HD-SLĐTBXH-CAT-STP-SYT-TAND ngày 26/12/2014 về thực hiện lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
3. Quyết định số 252/QĐ-UBND ngày 20/3/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình về việc ban hành Kế hoạch “Theo dõi tình hình thi hành pháp luật và quản lý công tác thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính năm 2015 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình”; Quyết định số 324/QĐ-UBND ngày 26/02/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình về việc ban hành Kế hoạch “Thực hiện công tác Quản lý xử lý vi phạm hành chính và Theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Ninh Bình năm 2016”.
4. Năm 2013, 2014 ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực hộ tịch và lĩnh vực rau, củ, quả, chè…
Sau khi Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 có hiệu lực thi hành, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh đã ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành kịp thời các nhiệm vụ theo quy định theo yêu cầu của cơ quan trung ương liên quan đến công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC)[1]. Ngoài ra, thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh, các sở, ngành đã ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác áp dụng các biện pháp XLVPHC[2].
Trách nhiệm theo dõi thi hành pháp luật (THPL) tại địa phương được giao cho UBND các cấp, đây là một nhiệm vụ mới và khó, việc triển khai đòi hỏi phải đồng bộ. Chính vì vậy, hàng năm trên cơ sở các nhiệm vụ được giao, UBND tỉnh đã ban hành các quyết định về việc ban hành kế hoạch triển khai nhiệm vụ công tác theo dõi THPL trên địa bàn tỉnh[3]. Với chức năng, nhiệm vụ tham mưu giúp UBND tỉnh về công tác theo dõi THPL trên địa bàn tỉnh, trong những năm qua, Sở Tư pháp đã chủ động ban hành nhiều văn bản hướng dẫn về công tác theo dõi THPL[4].
Hàng năm, trên cơ sở các nội dung quản lý XLVPHC và theo dõi THPL theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật (Nghị định số 59/2012/NĐ-CP) và các kế hoạch theo dõi THPL và quản lý XLVPHC, trong đó phân công nhiệm vụ cho các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện triển khai các nhiệm vụ như tổ chức tuyên truyền, phổ biến, tập huấn, xác định lĩnh vực trọng tâm, tổ chức kiểm tra, khảo sát, tổng hợp báo cáo kết quả triển khai..., UBND tỉnh giao cho Sở Tư pháp thành lập đoàn kiểm tra về XLVPHC và THPL tại các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố. Thông qua hoạt động kiểm tra để kịp thời phát hiện những hạn chế, tồn tại, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực thi các quy định của pháp luật, qua đó kịp thời chấn chỉnh những tồn tại, hạn chế và chỉ đạo tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc thuộc thẩm quyền, đồng thời tổng hợp, đề xuất, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định. Song song với hoạt động kiểm tra, tỉnh Ninh Bình cũng đã tiến hành hoạt động điều tra, khảo sát tình hình THPL thông qua phiếu, phỏng vấn trực tiếp cá nhân, tổ chức liên quan và các hoạt động khác theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 59/2012/NĐ-CP.
Bên cạnh đó, để triển khai công tác quản lý XLVPHC và theo dõi THPL được đồng bộ, kịp thời, UBND tỉnh luôn quan tâm, chỉ đạo đưa các nội dung tập huấn, tuyên truyền, phổ biến Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 59/2012/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành vào trong Kế hoạch quản lý XLVPHC và theo dõi THPL hàng năm; đối tượng tập huấn là lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh, lãnh đạo UBND cấp huyện, trưởng phòng tư pháp cấp huyện và công chức làm công tác quản lý XLVPHC và theo dõi THPL. Tính từ ngày Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Nghị định số 59/2012/NĐ-CP có hiệu lực, đến nay, tỉnh Ninh Bình đã tổ chức được 5 hội nghị tập huấn chuyên sâu với lượng người tham dự trên 800 người; phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức 2 hội thảo, tọa đàm với các nội dung như: Thực trạng về THPL trong lĩnh vực môi trường trên địa bàn tỉnh Ninh Bình; đánh giá các quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường và kiến nghị sửa đổi Bộ luật Dân sự năm 2005 và các văn bản có liên quan. Tại các huyện, thành phố, công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật nói chung, các văn bản pháp luật về theo dõi THPL nói riêng được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm, tập trung chỉ đạo sát sao. Hằng năm, UBND các huyện, thành phố đều đưa nội dung tập huấn, tuyên truyền, phổ biến vào kế hoạch theo dõi tình hình THPL năm. Một số đơn vị làm tốt công tác tập huấn, tuyên truyền công tác quản lý XLVPHC và theo dõi THPL như: Thành phố Tam Điệp, huyện Yên Môn, huyện Hoa Lư...
Công tác tập huấn, tuyên truyền, phổ biến Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Nghị định số 59/2012/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành được chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh quan tâm, chỉ đạo, do đó đã góp phần tạo chuyển biến mạnh về nhận thức trong công tác THPL của cán bộ, công chức cũng như ý thức chấp hành pháp luật của người dân trên địa bàn, từng bước hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật.
Công tác phối hợp trong quản lý nhà nước về triển khai công tác theo dõi THPL và quản lý XLVPHC giữa Sở Tư pháp với các cơ quan chuyên môn thuộc tỉnh, UBND các huyện, thành phố đảm bảo thường xuyên, công tác phối hợp tập trung vào các nội dung như: Hoạt động kiểm tra, điều tra, khảo sát, tổ chức tọa đàm, qua đó kịp thời tổng hợp, đề xuất, kiến nghị UBND tỉnh, các cơ quan có thẩm quyền các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý XLVPHC và công tác theo dõi THPL. Các nội dung về quản lý nhà nước về XLVPHC và theo dõi THPL trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua đã được các cấp, các ngành triển khai đầy đủ và kịp thời như: Ban hành văn bản chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý XLVPHC và theo dõi THPL hàng năm, đảm bảo các điều kiện cho việc thực hiện công tác này… Ngoài ra, công tác quản lý XLVPHC và theo dõi THPL huy động được sự tham gia, phối hợp của các cơ quan tố tụng: Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân. Thông qua việc phối hợp với các cơ quan tố tụng, Sở Tư pháp đã nắm bắt được thông tin, qua đó tham mưu cho UBND tỉnh có những quyết sách chỉ đạo kịp thời.
2. Những khó khăn, hạn chế trong công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật
Thứ nhất, việc xây dựng, hoàn thiện thể chế về theo dõi THPL vẫn còn chậm sau khi Nghị định số 59/2012/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2012, dẫn đến lúng túng trong thực hiện hoạt động của địa phương. Cụ thể: Sau gần 2 năm kể từ ngày Nghị định số 59/2012/NĐ-CP có hiệu lực, Thông tư số 14/2014/TT-BTP ngày 15/5/2014 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết Nghị định này mới được ban hành, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2014. Sau gần 3 năm, Bộ Tư pháp mới có Công văn số 616/BTP-QLXLVPHC&TDTHPL ngày 03/3/2015 về lập dự toán, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước đảm bảo cho công tác theo dõi tình hình THPL, tuy nhiên, nhiều nội dung vẫn còn chung chung, thiếu cụ thể nên khó triển khai; mặt khác, việc bố trí kinh phí bảo đảm cho hoạt động này cần phải có văn bản hướng dẫn chi tiết của liên Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp.
Nhiệm vụ quản lý nhà nước về THPL về XLVPHC được quy định tại Điều 17 Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính, nhưng cơ chế quản lý, các điều kiện đảm bảo cho công tác này chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể, chưa có hướng dẫn về kinh phí cho quản lý XLVPHC.
Thứ hai, thiếu những quy định cụ thể về cách thức phối hợp và huy động sự tham gia của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong theo dõi THPL; về việc đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của cơ quan, tổ chức và cá nhân; xã hội hóa hoạt động theo dõi tình hình THPL...
Thứ ba, lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị chưa nhận thức đầy đủ về nhiệm vụ quản lý XLVPHC và theo dõi THPL, coi đây là nhiệm vụ của Ngành Tư pháp nên chưa thật sự quan tâm đến công tác này. Hình thức tham gia các hoạt động quản lý XLVPHC và theo dõi THPL của các cơ quan, tổ chức còn hạn chế, chủ yếu là cung cấp thông tin khi được cơ quan tư pháp thuộc UBND các cấp đề nghị; việc huy động cộng tác viên theo dõi THPL nhìn chung còn hạn chế.
Thứ tư, chưa có chế tài xử lý trong trường hợp cơ quan, tổ chức không xử lý kết quả theo dõi tình hình THPL do UBND các cấp kiến nghị, mặc dù theo quy định thì UBND các cấp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý kết quả theo dõi THPL.
Thứ năm, hoạt động XLVPHC và theo dõi THPL trong phạm vi quản lý ở địa phương là nhiệm vụ mới của cơ quan tư pháp ở địa phương, trong khi biên chế thực hiện các nhiệm vụ của Ngành Tư pháp vẫn còn hạn chế. Đối với Sở Tư pháp, nhiệm vụ được giao cho Phòng Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi THPL, bố trí 3 công chức chuyên trách (gồm 1 đồng chí Lãnh đạo phòng và 2 chuyên viên); đối với các sở, ban, ngành đã sắp xếp, bố trí 1 cán bộ thuộc Phòng Pháp chế hoặc bộ phận văn phòng thực hiện nhiệm vụ. Đối với cấp huyện, biên chế của Phòng Tư pháp hiện nay có từ 3 đến 7 người (bao gồm cán bộ, công chức, người lao động làm việc theo hợp đồng) thì công tác quản lý XLVPHC và theo dõi THPL tại phòng bố trí 1 cán bộ công chức thực hiện nhiệm vụ nhưng còn kiêm nhiệm.
3. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác trong thời gian tới
- Bộ Tư pháp cần chú trọng phối hợp với các bộ, ngành hoàn thiện thể chế về công tác theo dõi THPL và quản lý XLVPHC, đặc biệt là có văn bản hướng dẫn chi tiết của liên Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp về ngân sách, tài chính cho các nhiệm vụ này; ban hành bộ tiêu chí đánh giá về mức độ tuân thủ pháp luật; xác định các hình thức kỷ luật, xử lý vi phạm trong lĩnh vực công tác này để bảo đảm hiệu lực quản lý nhà nước và sự nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật.
- Sớm ban hành Quy chế liên ngành giữa các cơ quan hành chính nhà nước thuộc UBND và các cơ quan liên quan (như Tòa án, Viện Kiểm sát, Mặt trận Tổ quốc...), trong đó cần làm rõ một số nội dung về phối hợp cung cấp thông tin, trao đổi văn bản, tài liệu, báo cáo, thống kê; phối hợp kiểm tra; xây dựng văn bản có liên quan...
- Đẩy mạnh việc quán triệt cho lãnh đạo các cơ quan, đơn vị về vai trò, trách nhiệm triển khai nhiệm vụ quản lý XLVPHC và theo dõi THPL; kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ làm công tác quản lý XLVPHC và theo dõi THPL trên địa bàn tỉnh.
Trịnh Thị Hằng Nga
Trưởng Phòng Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật
Trưởng Phòng Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật
Tài liệu tham khảo:
1. Như: Quy chế phối hợp quản lý nhà nước về thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Ninh Bình; Văn bản số 591/UBND -VP7 ngày 23/10/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình về việc thực hiện quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012; Thông báo số 70/UBND ngày 12/12/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình về Kết luận của đồng chí Lê Văn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tại Hội nghị bàn về các giải pháp thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; Quyết định số 252/QĐ-UBND ngày 20/3/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình về việc ban hành Kế hoạch “Theo dõi tình hình thi hành pháp luật và quản lý công tác thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính năm 2015 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình”; Quyết định số 324/QĐ-UBND ngày 26/2/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình về việc ban hành Kế hoạch thực hiện công tác Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Ninh Bình năm 2016.
2. Sở Y tế có Công văn số 317/SYT-NVY ngày 10/2/2015 về việc hướng dẫn phối hợp triển khai công tác phòng, chống vào cai nghiện ma túy; Sở Lao đông - Thương binh và Xã hội, Sở Tư pháp, Sở Y tế, Công an tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh đã có Hướng dẫn liên ngành số 1559/HD-SLĐTBXH-CAT-STP-SYT-TAND ngày 26/12/2014 về thực hiện lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
3. Quyết định số 252/QĐ-UBND ngày 20/3/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình về việc ban hành Kế hoạch “Theo dõi tình hình thi hành pháp luật và quản lý công tác thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính năm 2015 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình”; Quyết định số 324/QĐ-UBND ngày 26/02/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình về việc ban hành Kế hoạch “Thực hiện công tác Quản lý xử lý vi phạm hành chính và Theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Ninh Bình năm 2016”.
4. Năm 2013, 2014 ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực hộ tịch và lĩnh vực rau, củ, quả, chè…