Chủ nhật 15/06/2025 21:41
Email: danchuphapluat@moj.gov.vn
Hotline: 024.627.397.37 - 024.62.739.735

Kết quả đạt được của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở tỉnh Lâm Đồng

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng của cả hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương, là cầu nối để đưa pháp luật của Nhà nước về với nhân dân và là khâu đầu tiên của quá trình thi hành pháp luật.

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng của cả hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương, là cầu nối để đưa pháp luật của Nhà nước về với nhân dân và là khâu đầu tiên của quá trình thi hành pháp luật. Xuất phát từ vai trò, ý nghĩa quan trọng đó, trong những năm qua, được sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan thành viên Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật hai cấp tỉnh và huyện nên công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã đạt được một số kết quả:

1. Công tác kiện toàn Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của hai cấp tỉnh và huyện

Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật được thành lập ở hai cấp tỉnh và huyện đảm bảo đúng theo Quyết định số 27/2013/QĐ-TTg ngày 19/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh có 33 thành viên, do đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm Chủ tịch Hội đồng, đồng chí Giám đốc Sở Tư pháp làm Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng, các thành viên còn lại là lãnh đạo các sở, ban, ngành chủ chốt trong tỉnh. Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cấp huyện đã được kiện toàn tại 12/12 huyện, thành phố trong tỉnh với tổng số thành viên là 280 người, thành phần Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cấp huyện do đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân làm Chủ tịch Hội đồng, đồng chí Trưởng Phòng Tư pháp làm Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng, các thành viên còn lại là lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp và một số ban, ngành, đoàn thể cấp huyện.

Đội ngũ cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cũng có sự phát triển về số lượng và chất lượng. Trong đó, báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh có 50 người, hầu hết đều có trình độ đại học, đa số báo cáo viên pháp luật có thời gian công tác liên quan đến lĩnh vực pháp luật từ 05 năm trở lên. Đội ngũ báo cáo viên pháp luật cấp huyện có 215 người (là cán bộ chủ chốt của cấp huyện). Các xã, phường, thị trấn trong tỉnh cũng đã ban hành quyết định kiện toàn với 1.639 tuyên truyền viên pháp luật cấp xã. Ngoài ra, còn nhiều lực lượng khác tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở địa phương như: Báo cáo viên pháp luật là giáo viên dạy môn Giáo dục công dân tại các trường phổ thông do Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý với 170 người; trong hệ thống tổ chức Đoàn thanh niên hiện có 283 báo cáo viên các cấp và 3.841 tuyên truyền viên; 1.560 đội hình “Thanh niên xung kích an ninh” với 23.400 đội viên thanh niên xung kích an ninh; 60 Câu lạc bộ “Phòng, chống bạo lực học đường” với 3.226 thành viên; 45 Câu lạc bộ “Tuổi trẻ phòng, chống tội phạm” với khoảng 2.820 hội viên; 24 Câu lạc bộ “Nông dân với pháp luật”, 54 Câu lạc bộ “Phụ nữ với pháp luật” với khoảng 700 hội viên; 44 Câu lạc bộ “Trợ giúp pháp lý” tại một số xã, phường, thị trấn trong tỉnh với 339 thành viên.

2. Công tác tổ chức hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật

Trong năm 2016, Sở Tư pháp và các cơ quan thành viên Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cấp tỉnh và huyện đã tổ chức hàng trăm lớp tập huấn kiến thức pháp luật; hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật; các buổi sinh hoạt pháp luật nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho hàng ngàn lượt cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ lực lượng vũ trang, học sinh, sinh viên và các tầng lớp nhân dân tham gia. Nội dung chủ yếu tập trung vào các văn bản pháp luật mới, liên quan trực tiếp tới từng đối tượng như: Hiến pháp năm 2013; Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; Bộ luật Dân sự; Bộ luật Tố tụng dân sự; Luật Tố tụng hành chính; Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật Đất đai; Luật Giao thông đường bộ; Bộ luật Hình sự; Luật Khiếu nại; Luật Tố cáo; Luật Tiếp công dân; Luật Tổ chức chính quyền địa phương; Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và một số văn bản pháp luật có liên quan.

3. Công tác phối hợp và nâng cao chất lượng phổ biến, giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng

Các cơ quan, đơn vị đã phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng trong tỉnh nhằm duy trì các chuyên trang, chuyên mục pháp luật, phổ biến kịp thời và thường xuyên các nội dung quy định pháp luật đến với cán bộ, nhân dân, như Chuyên mục “Thông tin pháp luật” (Báo Lâm Đồng); tờ “Thông tin thanh niên” (Tỉnh Đoàn) và bản tin “Thông báo nội bộ” (Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy). Các cơ quan, đơn vị đã chú trọng viết và biên tập đăng tin, bài, ảnh giới thiệu văn bản mới và phản ánh hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trong toàn tỉnh trên báo, đài, trang Thông tin điện tử của tỉnh, của các Sở, các địa phương, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và Báo Lâm Đồng. Trong năm 2016, Báo Lâm Đồng đã đăng 1.315 tin, bài về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, thể hiện dưới nhiều hình thức phong phú như: Tin, bài phản ánh; phỏng vấn; giới thiệu văn bản pháp luật mới; ký sự pháp đình; hỏi đáp về chế độ, chính sách pháp luật... nội dung liên quan đến các lĩnh vực an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, đất đai, hôn nhân gia đình, nghĩa vụ quân sự, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, thực hiện nếp sống văn hóa trong việc cưới, tang, lễ hội...

4. Công tác biên soạn, in ấn, cấp phát tờ gấp, sách pháp luật

Trong năm 2016, Sở Tư pháp đã biên soạn, in ấn, cấp phát gần 25.000 tờ gấp pháp luật liên quan đến Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015, cấp cho Tủ sách pháp luật các Phòng Tư pháp và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh và gần 10.000 cuốn tài liệu pháp luật về Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Xử lý vi phạm hành chính… Các cơ quan, đơn vị trong tỉnh cũng đã biên soạn, in ấn, cấp phát hàng trăm nghìn tài liệu pháp luật gồm tờ gấp, tờ rơi, đề cương pháp luật, sổ tay hỏi đáp pháp luật và một số tài liệu khác, điển hình như: Sở Nội vụ đã biên soạn, in ấn, cấp phát 55.500 cuốn tài liệu pháp luật, 250 đĩa CD có nội dung hỏi đáp về Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp phát cho các cơ quan, đơn vị từ tỉnh đến cơ sở; Bảo hiểm Xã hội tỉnh đã in ấn, cấp phát 280 tờ áp phích, 314.000 tờ gấp, 1.198 đĩa CD tuyên truyền về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh cấp phát gần 2.000 cuốn tài liệu pháp luật liên quan đến Luật Hôn nhân và gia đình, các chính sách đối với phụ nữ; Sở Giao thông vận tải cấp phát gần 10.000 cuốn sách Luật Giao thông đường bộ, Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt; Sở Y tế in ấn băng rôn, pano, áp phích, tờ rơi tuyên truyền phòng chống tác hại thuốc lá; Thanh tra tỉnh đã biên soạn, cấp phát 3.000 bộ tài liệu, 3.000 tờ gấp tuyên truyền về Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Tiếp công dân đến tận địa bàn xã, phường, thị trấn. Bên cạnh đó, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các huyện, thành phố trong tỉnh cũng đã in ấn và cấp phát hơn 400.000 tờ gấp pháp luật và gần 100.000 cuốn sách pháp luật nội dung liên quan trực tiếp tới cán bộ, công chức, viên chức, khách du lịch nước ngoài và nhân dân trên địa bàn tỉnh, như: Thành phố Đà Lạt tổ chức biên soạn, cấp phát đến tận hộ gia đình trên địa bàn 80.000 tờ gấp các loại, 10.000 tờ gấp tìm hiểu pháp luật về du lịch, an ninh, trật tự, giao thông đường bộ (trong đó có 5.000 tờ bằng tiếng Anh cấp phát cho khách du lịch); huyện Đạ Tẻh đã cấp phát 30.000 tờ gấp và 2.000 cuốn tài liệu về Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn huyện; huyện Lâm Hà đã cấp phát 60.000 tờ gấp và 5.805 cuốn sách pháp luật về giao thông đường bộ cho các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và các thôn, tổ dân phố trên địa bàn huyện.

5. Tổ chức các cuộc thi, hội thi tìm hiểu pháp luật

Trong năm 2016, các cơ quan, đơn vị trong tỉnh đã tổ chức 257 hội thi, cuộc thi thu hút gần 50.000 lượt người tham gia, nổi bật như: Sở Tư pháp đã phối hợp với Phòng Tư pháp huyện Đơn Dương và Ủy ban nhân dân xã Lạc Lâm, huyện Đơn Dương thành lập đoàn tham gia vòng sơ khảo Hội thi “Hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ III” do Bộ Tư pháp tổ chức tại thành phố Đà Nẵng vào ngày 29 và 30/9/2016, kết quả đội thi tỉnh Lâm Đồng đạt giải Nhì và tham dự vòng chung khảo Hội thi “Hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ III”, do Bộ Tư pháp tổ chức vào ngày 05/11/2016 tại Hà Nội, kết quả đội thi tỉnh Lâm Đồng đạt giải khuyến khích. Sở Tư pháp cũng đã tham mưu cho Ban tổ chức Hội thi “Sinh viên với luật giao thông đường bộ” năm 2016.

6. Triển khai thực hiện “Ngày Pháp luật” nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Sở Tư pháp đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch số 5647/KH-UBND ngày 16/9/2016 về tổ chức “Ngày Pháp luật” nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2016 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, tập trung cao điểm trong tuần lễ từ ngày 07 đến ngày 12/11/2016. Sở Tư pháp đã biên soạn đề cương tuyên truyền và văn bản hướng dẫn triển khai “Ngày Pháp luật” cấp cho tất cả các cơ quan, tổ chức từ tỉnh đến xã. Đồng thời, đã biên soạn, thiết kế một số tài liệu, lô gô, pano, áp phích về “Ngày Pháp luật” để các sở, ngành, đoàn thể, địa phương tham khảo, sử dụng. Trên cơ sở đó, các sở, ban, ngành địa phương đã ban hành kế hoạch chi tiết và đồng loạt thực hiện các hoạt động thiết thực, tổ chức sinh hoạt dưới cờ chủ đề “Ngày Pháp luật” và tích cực hưởng ứng tuyên truyền về “Ngày Pháp luật”.

Sở Tư pháp đã in ấn và treo hơn 120 băng rôn dọc các tuyến đường chính tại trung tâm thành phố Đà Lạt với các chủ đề ban hành kèm theo kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh; tham gia trả lời phỏng vấn của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh về triển khai “Ngày Pháp luật” năm 2016 trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt, Ủy ban nhân dân huyện Đạ Tẻh, Ủy ban nhân dân huyện Lạc Dương đã tổ chức buổi tọa đàm về “Ngày Pháp luật” năm 2016 cho gần 500 lượt người tham dự là báo cáo viên pháp luật cấp huyện, tuyên truyền viên cấp xã; cán bộ, công chức, viên chức tại địa bàn huyện, thành phố; Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh đã phát phóng sự “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Ngày pháp luật năm 2016” phát trên sóng truyền hình tỉnh vào ngày 05/11/2016; các cơ quan, đơn vị, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong tỉnh đã triển khai các hoạt động cụ thể hưởng ứng Ngày pháp luật bằng nhiều hình thức như: Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; thông qua các buổi chào cờ sáng thứ hai hàng tuần; thông qua in băng rôn, cờ phướn treo tại trụ sở cơ quan, đơn vị, tại các trục đường chính trung tâm các huyện, thành phố và các hình thức cổ động trực quan khác… Ngoài ra, tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 01/4/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng, các sở, ban, ngành, địa phương đã tiếp tục duy trì sinh hoạt “Ngày Pháp luật” vào sáng thứ hai hàng tuần hoặc tháng, giới thiệu nhiều văn bản pháp luật mới và kết hợp triển khai các chuyên đề về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động...

Để đạt được những kết quả trên là có sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, sự quan tâm, chỉ đạo của thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và đã huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị tham gia tích cực vào công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Trên cơ sở Quyết định số 2216/QĐ-BTP ngày 30/7/2012 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, Sở Tư pháp đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 4837/KH-UBND ngày 07/9/2012 về việc triển khai Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; Kế hoạch số 1248/KH-UBND ngày 15/3/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng về triển khai Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 04-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI); căn cứ các kế hoạch trên, hằng năm, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật hai cấp tỉnh và huyện đều ban hành các kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại các cơ quan, đơn vị, địa phương. Trong năm 2016, Sở Tư pháp - cơ quan thường trực của Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành hơn 10 kế hoạch triển khai các luật, bộ luật và các đề án, chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật thực hiện có hiệu quả trên địa bàn tỉnh; Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật ở hai cấp tỉnh và huyện đã triển khai đồng bộ đa dạng về nội dung và phong phú về hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật. Đồng thời, từng báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật trong tỉnh có nỗ lực, cố gắng vượt bậc trong việc nghiên cứu các văn bản, chính sách pháp luật, để từ đó tìm ra những mô hình hay, cách làm hiệu quả trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Từ đó, đã tạo ra những kết quả tích cực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của tỉnh Lâm Đồng.

Dương Chí Việt

Phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật

Bài liên quan

Tin bài có thể bạn quan tâm

Giải trừ trách nhiệm của công chức thuế, tạo thuận lợi giải quyết hoàn thuế cho doanh nghiệp

Luật số 56/2024/QH15 bổ sung quy định về trách nhiệm của công chức thuế theo hướng giải trừ trách nhiệm cho công chức thuế khi có gian lận trong kê khai, cung cấp thông tin tạo thuận lợi giải quyết hoàn thuế cho doanh nghiệp chân chính.

Cải cách thủ tục hành chính cấp Phiếu lý lịch tư pháp tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tại thành phố Hải Phòng

Hải Phòng là địa phương luôn nỗ lực, tích cực thực hiện cải cách thủ tục hành chính, với mục tiêu tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, trong đó phải kể đến lĩnh vực cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Điều này được thể hiện rõ nét qua sự quyết tâm, chủ động, sáng tạo trong triển khai, thực hiện các văn bản, quy định nhằm cải cách thủ tục hành chính cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Pháp luật quốc tế về bảo vệ quyền riêng tư của cá nhân trong bối cảnh chuyển đổi số và những khuyến nghị cho Việt Nam

Bài viết bàn về những vấn đề cơ bản của quyền riêng tư và sự cần thiết phải bảo vệ quyền riêng tư; phân tích các vấn đề pháp lý về bảo vệ quyền riêng tư của cá nhân theo pháp luật quốc tế, từ đó đúc kết và đưa ra những khuyến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về lĩnh vực này tại Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số.

Bảo đảm quyền văn hóa của người dân tộc thiểu số trong bối cảnh chuyển đổi số

Bài viết nghiên cứu về những vấn đề đặt ra đối với việc bảo đảm quyền văn hóa của người dân tộc thiếu số ở nước ta hiện nay trong bối cảnh chuyển đổi số.

Xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Ngành Tư pháp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

Bài viết đề cập đến vấn đề xây dựng và kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Ngành Tư pháp trong sạch, vững mạnh, liêm chính, chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Nâng cao hiệu quả công tác xếp loại thi đua chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân ở các cơ sở giam giữ

Nâng cao hiệu quả công tác xếp loại thi đua chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân ở các cơ sở giam giữ

Thi đua chấp hành án phạt tù tại các cơ sở giam giữ là một trong những yêu cầu phạm nhân phải thực hiện theo quy định của pháp luật. Kết quả của việc thi đua chấp hành án phạt tù là cơ sở để thực hiện các chính sách của Nhà nước đối với phạm nhân theo quy định của Luật Thi hành án hình sự năm 2019. Công tác xếp loại thi đua chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân thuộc về cơ sở giam giữ phạm nhân theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, qua thực tiễn thi hành cho thấy một số khó khăn, vướng mắc cần có giải pháp khắc phục, nâng cao hiệu quả công tác này trong thời gian tới.
Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum đẩy mạnh hoạt động xây dựng Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp

Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum đẩy mạnh hoạt động xây dựng Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp

Nhận thức rõ tầm quan trọng của dữ liệu lý lịch tư pháp trong tiến trình xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, công dân số, phục vụ tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp thông qua việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua môi trường điện tử theo tinh thần của Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án số 06/CP của Chính phủ), được sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh, Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum đã ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch số 64/KH-STP ngày 18/7/2024 về cao điểm nhập dữ liệu thông tin lý lịch tư pháp vào Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp dùng chung của Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum.

Công tác tư pháp 06 tháng cuối năm 2024: Tập trung hoàn thiện thể chế và đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành Tư pháp

Trong 06 tháng đầu năm 2024, Bộ, Ngành Tư pháp đã bám sát sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội, sự điều hành của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, đoàn kết, trách nhiệm, tập trung triển khai toàn diện, kịp thời các nhiệm vụ được giao đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội của đất nước. Theo đó, để hoàn thành tốt kế hoạch công tác năm 2024, Bộ, Ngành Tư pháp đã đề ra những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của 06 tháng cuối năm, trong đó xác định tiếp tục đổi mới, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; tiếp tục đầu tư nguồn lực, cơ sở hạ tầng để đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong Ngành Tư pháp... góp phần vào công cuộc phát triển đất nước trong tình hình mới.
Một số ý kiến góp ý đối với Đề cương chi tiết Luật Luật sư thay thế Luật Luật sư năm 2006

Một số ý kiến góp ý đối với Đề cương chi tiết Luật Luật sư thay thế Luật Luật sư năm 2006

Một trong các nhiệm vụ và giải pháp được xác định trong Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới (Nghị quyết số 27-NQ/TW) đã xác định: “Hoàn thiện thể chế về luật sư và hành nghề luật sư, bảo đảm để luật sư thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm theo quy định của pháp luật...”.
Hoạt động đấu giá tài sản tiếp tục được chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa một cách mạnh mẽ

Hoạt động đấu giá tài sản tiếp tục được chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa một cách mạnh mẽ

Ngày 27/6/2024, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản nhằm góp phần phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; tiếp tục nâng cao tính chuyên nghiệp hóa, chuyên môn hóa của đội ngũ đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản; khắc phục những hạn chế, bất cập, bảo đảm tính công khai, minh bạch, khách quan, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động đấu giá tài sản; nâng cao hiệu quả, hiệu lực của công tác quản lý nhà nước về đấu giá tài sản. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025.
Nỗ lực số hóa dữ liệu hộ tịch - Phấn đấu đẩy nhanh tiến độ, “về đích” sớm*

Nỗ lực số hóa dữ liệu hộ tịch - Phấn đấu đẩy nhanh tiến độ, “về đích” sớm*

Số hóa dữ liệu hộ tịch được xác định là một trong các nhiệm vụ trọng tâm của Ngành Tư pháp năm 2024. Theo thống kê của Bộ Tư pháp, các cơ quan đăng ký hộ tịch trên cả nước đang lưu trữ trên 08 triệu sổ đăng ký hộ tịch các loại, tương ứng với hơn 100 triệu dữ liệu hộ tịch, việc hoàn thành số hóa các dữ liệu hộ tịch vừa đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong lĩnh vực đăng ký và quản lý hộ tịch, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ - xác định năm 2024 là năm số hóa dữ liệu, vừa bảo đảm cung cấp thông tin đầu vào, chia sẻ, đồng bộ dữ liệu dân cư, thúc đẩy việc triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ (Đề án 06).
Tăng cường sự lãnh đạo của các tổ chức cơ sở đảng trong thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tại tỉnh Quảng Trị

Tăng cường sự lãnh đạo của các tổ chức cơ sở đảng trong thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tại tỉnh Quảng Trị

Tổ chức, triển khai thực hiện đưa Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở vào cuộc sống là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng hiện nay góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng gắn với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát và dân thụ hưởng”.

Đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến Phiếu lý lịch tư pháp

Bài viết này khái quát về đơn giản hóa thủ tục hành chính và phân tích thực trạng về thủ tục hành chính liên quan đến Phiếu lý lịch tư pháp, từ đó, đưa ra một số đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa các quy định, thủ tục hành chính liên quan đến Phiếu lý lịch tư pháp trong thời gian tới.
Cấp phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID tại Thành phố Hà Nội và tỉnh Thừa Thiên Huế - Kết quả bước đầu và vấn đề cần hoàn thiện

Cấp phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID tại Thành phố Hà Nội và tỉnh Thừa Thiên Huế - Kết quả bước đầu và vấn đề cần hoàn thiện

Bài viết nêu lên những kết quả bước đầu của công tác thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID tại Thành phố Hà Nội và tỉnh Thừa Thiên Huế; từ đó, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID trong thời gian tới.
Dấu ấn vị Bộ trưởng qua gần 8 năm “dẫn dắt” ngành Tư pháp

Dấu ấn vị Bộ trưởng qua gần 8 năm “dẫn dắt” ngành Tư pháp

Gần 8 năm trên cương vị Bộ trưởng Tư pháp, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Lê Thành Long luôn là vị Bộ trưởng của hành động, nắm chắc lý luận, sâu sát thực tiễn, truyền lửa đam mê tới mỗi công chức, viên chức, người lao động trong toàn Ngành.

Theo dõi chúng tôi trên:

mega story

trung-nguyen
hanh-phuc
cong-ty-than-uong-bi
vien-khoa-hoac-cong-nghe-xay-dung
bao-chi-cm