Tổng biên chế Phòng Tư pháp hiện có 04 công chức (100% có trình độ đại học); các xã có 27 công chức/15 xã (25 công chức trình độ đại học và 03 công chức trình độ trung cấp) tham mưu thực hiện công tác quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở.
Từ năm 2019 đến nay, Phòng đã tổ chức 22 lớp với 1.527 lượt hòa giải viên tham gia. Phòng Tư pháp đã cung cấp đầy đủ tài liệu hỏi - đáp về hòa giải ở cơ sở cho các tổ hòa giải và các hòa giải viên khi tham gia Hội nghị và các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ; thực hiện chỉ đạo điểm nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở tại địa phương. Hiện nay, trên địa bàn huyện đang có mô hình “Tổ dân vận cơ sở” được Ban Thường vụ Huyện ủy thành lập tại 121/121 bản, mỗi tổ có tổ trưởng, tổ phó và các thành viên để thực hiện nhiệm vụ trong đó có nhiệm vụ phối hợp tham gia các vụ việc hòa giải ở cơ sở nhằm nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở, đồng thời, thông qua việc tham dự các vụ việc hòa giải sẽ nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, kịp thời phát hiện, xử lý hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý những vấn đề phát sinh tại cơ sở, không để xảy ra các vấn đề phức tạp về an ninh, trật tự. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên, cập nhật và đăng tải các tài liệu tập huấn, bồi dưỡng, các ấn phẩm khác về hòa giải ở cơ sở trên các phương tiện phát thanh, truyền hình, môi trường mạng như facebook, youtube, fanpage Biên cương Nậm Pồ, Trang thông tin điện tử huyện… Tiếp nhận, xử lý thông tin hai chiều, hướng dẫn giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện hòa giải ở cơ sở, nhất là hòa giải các vụ việc khó, phức tạp.
Đánh giá kết quả đạt được các mục tiêu đề ra, giai đoạn 1 (từ năm 2019 đến hết năm 2020) huyện đã cập nhật đầy đủ bộ tài liệu tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở cho đội ngũ tập huấn viên, hòa giải viên ở cơ sở, các tài liệu tham khảo, hỗ trợ khác phục vụ việc nâng cao năng lực cho hòa giải viên ở cơ sở để cung cấp, đăng tải trên mạng internet phục vụ công tác tập huấn, bồi dưỡng và đáp ứng nhu cầu tự nghiên cứu của đội ngũ tập huấn viên, hòa giải viên; 100% tổ hòa giải ở cơ sở được củng cố, kiện toàn đủ số lượng, thành phần cơ cấu hòa giải viên theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở cho hòa giải viên ở cơ sở (lồng ghép tại Hội nghị Phổ biến pháp luật năm 2019, năm 2020); xây dựng đội ngũ tập huấn viên cấp huyện, cung cấp tài liệu hướng dẫn để tập huấn viên tự nghiên cứu bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho hòa giải viên ở cơ sở. Giai đoạn 2 (từ năm 2021 đến hết năm 2022) 100% tập huấn viên được được tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ; 100% tổ hòa giải được củng cố, kiện toàn đủ số lượng, thành phần cơ cấu hòa giải viên theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở; 100% hòa giải viên ở cơ sở mới được bầu, bổ sung, kiện toàn hằng năm được tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở; 100% hòa giải viên ở cơ sở được tiếp cận và sử dụng Bộ tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở bằng các hình thức phù hợp để tự nâng cao năng lực, nghiệp vụ hòa giải.
Đánh giá hiệu quả của công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn huyện: Số vụ kiện dân sự ra Tòa án (từ tháng 01/2019 đến ngày 15/10/2022). Tổng số thụ lý 17 vụ tranh chấp dân sự (bằng giai đoạn 2015 - 2018 là 17 vụ), gồm: Tranh chấp đất đai 03 vụ; tranh chấp về quyền sở hữu tài sản 05 vụ; tranh chấp về hợp đồng tín dụng 02 vụ; tranh chấp về hợp đồng vay tài sản 03 vụ; tranh chấp về hợp đồng mua bán tài sản 01 vụ; yêu cầu bồi thường thiệt hại về tài sản, sức khỏe 03 vụ; Tòa án đã giải quyết 16/17 vụ, còn 01 vụ đang giải quyết trong hạn; trong tổng số 17 vụ tranh chấp dân sự Tòa án thụ lý giải quyết, có 03 vụ tranh chấp về đất đai đã được hòa giải cơ sở tại Ủy ban nhân dân xã nhưng không thành và đương sự khởi kiện tại Tòa án. Còn lại 14/17 vụ do không bắt buộc phải có thủ tục hòa giải tại cơ sở nên người khởi kiện đã khởi kiện trực tiếp tại Tòa án không qua hòa giải cơ sở. Số vụ việc tranh chấp gửi đến Ủy ban nhân dân xã là 68 vụ việc. Số vụ, việc hòa giải ở cơ sở 308 vụ, trong đó: Hòa giải thành 240 vụ; hòa giải không thành 68 vụ. Số vụ, việc mâu thuẫn phức tạp, tranh chấp tài sản có giá trị lớn, tranh chấp đất đai được hòa giải ở cơ sở là 03 vụ (tăng 02 vụ so với giai đoạn 2015 - 2018).
Về những khó khăn, chị Phạm Thị Ngân, Trưởng Phòng Tư pháp huyện chia sẻ: Với một huyện vùng sâu, vùng xa biên giới, địa bàn rộng, dân cư phân bố rải rác, điều kiện kinh tế - xã hội chậm phát triển, trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật còn hạn chế, còn tồn tại các hủ tục lạc hậu như huyện Nậm Pồ việc thuyết phục người dân giải quyết tranh chấp phù hợp với quy định của pháp luật gặp không ít khó khăn, kinh phí và các điều kiện vật chất khác cho hoạt động của tổ hòa giải và hòa giải viên chưa thực sự cổ vũ, động viên đối với những người làm công tác hòa giải ở cơ sở hiện nay.
Đỗ Thành Trung
Phòng Tư pháp huyện Nậm Pồ