Thứ ba 17/06/2025 02:47
Email: danchuphapluat@moj.gov.vn
Hotline: 024.627.397.37 - 024.62.739.735

Kết quả thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” ở huyện Nậm Pồ

Nậm Pồ là huyện miền núi, biên giới nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Điện Biên, có tổng diện tích tự nhiên 149.559,12 ha, 15 xã (trong đó có 08 xã biên giới), 121 bản, với tổng dân 65.117 người, gồm 08 thành phần dân tộc chính, trong đó: Dân tộc Mông chiếm 69,18%; dân tộc Thái chiếm 18,50%; dân tộc Dao chiếm 4,15%; dân tộc Kinh chiếm 3,21%; dân tộc Khơ Mú chiếm 1,58%; dân tộc Hoa chiếm 1,52%; dân tộc Kháng chiếm 0,91%; dân tộc Cống chiếm 0,75%, còn lại là các dân tộc khác chiếm 0,2%.

UBND huyện Nậm Pồ phát động Chương trình Tháng hưởng ứng ngày chuyển đổi số quốc gia và ngày chuyển đổi số tỉnh Điện Biên

Trong thời gian qua, huyện Nậm Pồ luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh; sự giúp đỡ của các sở, ban, ngành tỉnh, đồng thời, huy động được sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị huyện trong triển khai thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06), đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, Nậm Pồ là huyện miền núi, biên giới đặc biệt khó khăn, địa hình chia cắt, giao thông đi lại khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo cao (45,77%); trình độ dân trí không đồng đều, một bộ phận nhân dân hiểu biết pháp luật còn hạn chế; hệ thống công nghệ thông tin và hạ tầng số chưa đồng bộ, còn 20/121 bản chưa có điện lưới quốc gia, 11 bản và 05 nhóm chưa có sóng điện thoại, 41 bản và 06 nhóm có sóng điện thoại nhưng yếu, tỷ lệ người dân có điện thoại thông minh ước đạt 47%, đây là những khó khăn ảnh hưởng đến quá trình triển khai thực hiện Đề án 06 trên địa bàn huyện.

Ủy ban nhân dân huyện ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện, trọng tâm là Kế hoạch số 512/KH-UBND ngày 09/3/2022 về triển khai thực hiện Quyết định phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030; Công văn số 193/UBND-CA ngày 06/02/2023 về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai, thực hiện các nhiệm vụ Đề án 06. Thành lập Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc cấp huyện, 15 Tổ công tác Đề án 06 cấp xã, 121 Tổ công tác cấp bản, 121 Tổ trợ gỉúp công nghệ cộng đồng và thành lập tổ công tác đặc biệt tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân cài đặt, kích hoạt tài khoản định danh điện tử, ứng dụng VNeID.

Đoàn viên, thanh niên huyện Nậm Pồ tham gia diễu hành hưởng ứng tháng chuyển đổi số

Huyện đã thu thập, cập nhật và đồng bộ vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư 61.203/61.203 dữ liệu dân cư, đạt tỷ lệ 100%. Hoàn thành cập nhật dữ liệu hội viên các đoàn thể, hoàn thành một số chỉ tiêu làm sạch dữ liệu như: Dữ liệu khu công nghiệp; trùng thông tin số chứng minh nhân dân vợ/chồng; dữ liệu sai lệch Bảo hiểm thất nghiệp; sai lệch thông tin giữa ngành thuế với dữ liệu dân cư; sai lệch thông tin giữa Bộ Tư pháp và dữ liệu dân cư; huỷ, xác lập lại số định danh cá nhân mới; cập nhật 5.026 phiếu thông tin phương tiện giao thông, 31.414 phiếu thu thập thông tin người lao động. Về công tác quản lý cư trú: Tổng số hộ, nhân khẩu hiện đang cư trú trên địa bàn là 12.253 hộ, 65.117 nhân khẩu (nhân khẩu nữ là 30.116, nhân khẩu từ 14 tuổi trở lên là 39.886), trong đó, thường trú 11.333 hộ, 61.203 nhân khẩu, tạm trú 920 hộ, 3.914 nhân khẩu; lưu trú 1.367 nhân khẩu; tạm vắng 31 nhân khẩu.

Đối với công tác thu nhận hồ sơ căn cước công dân, định danh điện tử, trong năm 2023, huyện đã triển khai cấp 4.654 thẻ căn cước công dân có gắn chíp điện tử cho công dân đủ điều kiện trên địa bàn huyện theo kế hoạch; thu nhận được 29.867 tài khoản định danh điện tử; cài đặt, kích hoạt 29.333 tài khoản định danh điện tử. Tính đến ngày 21/5/2023, huyện đã hoàn thành thu nhận 100% căn cước công dân cho công dân đủ điều kiện trên địa bàn; thu nhận được 34.133 hồ sơ cấp tài khoản định danh điện tử, đạt tỷ lệ 91,6%; kích hoạt được 31.613 tài khoản định danh điện tử, đạt tỷ lệ 85% (hoàn thành chỉ tiêu Bộ Công an, Công an tỉnh giao). Tổ chức phát động ủng hộ sim điện thoại cho người nghèo để thực hiện Đề án 06 trên địa bàn huyện, đã ủng hộ được tổng số tiền 285.000.000 đồng tương đương 7.125 sim. Đã triển khai mua 3.485 sim, hỗ trợ đăng ký sim chính chủ cho 3.485 người dân thuộc diện khó khăn trên địa bàn huyện.

Kết quả tiếp nhận và giải quyết thủ tục dịch vụ công thiết yếu: Đã triển khai thực hiện 25/25 dịch vụ công thiết yếu theo yêu cầu của Đề án 06 trong giai đoạn 2022 - 2023. Duy trì tốt việc tiếp nhận hồ sơ trên cổng dịch vụ công, nhiều thủ tục đạt 100%, trong đó: Tiếp nhận, giải quyết dịch vụ công trực tuyến lĩnh vực cư trú 10.456/10.456 hồ sơ, đạt tỷ lệ 100%; lĩnh vực giao thông 1.800/2.242 hồ sơ, đạt tỷ lệ 80,29%; lĩnh vực căn cước công dân 532/1.418 hồ sơ, đạt tỷ lệ 37,52%; lĩnh vực tư pháp 1.199/1.267 hồ sơ, đạt tỷ lệ 94,63%; lĩnh vực tài nguyên môi trường 17/17 hồ sơ, đạt tỷ lệ 100%; lĩnh vực ngành điện 219/219, đạt tỷ lệ 100%.

Công tác số hóa, kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân huyện đã tổ chức triển khai thực hiện số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính và tái sử dụng kết quả số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính. Qua theo dõi trên Hệ thống một cửa điện tử của huyện từ ngày 25/12/2022 đến ngày 21/11/2023: Số hóa hồ sơ thủ tục hành chính khi tiếp nhận: Tổng số hồ sơ tiếp nhận là 5.959 hồ sơ, trong đó, số hồ sơ được số hóa đầy đủ thành phần hồ sơ khi tiếp nhận là 5.668 hồ sơ, đạt tỷ lệ 95,12%, số hồ sơ chưa số hóa thành phần hồ sơ là 291 hồ sơ, chiếm 4,88%; số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Số hồ sơ đã giải quyết là 5.259 hồ sơ, trong đó, số hồ sơ có số hóa kết quả là 2.247 hồ sơ, đạt tỷ lệ 42,73%, số hồ sơ chưa số hóa kết quả là 3.012 hồ sơ, chiếm 57,27%.

Tuy nhiên, tiến độ thực hiện một số nội dung Đề án 06 trên địa bàn huyện đạt kết quả chưa cao, cụ thể như: Còn 3.265 công dân chưa thu nhận tài khoản định danh điện tử, 6.122 công dân chưa kích hoạt tài khoản định danh điện tử. Kết quả thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên lĩnh vực căn cước công dân còn thấp, mới đạt 37,52%. Công tác số hóa dữ liệu hộ tịch còn chậm tiến độ theo kế hoạch đề ra, hiện còn tồn 8.413 trường hợp hộ tịch chưa đồng bộ với cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, chiếm 15,7%; công tác làm sạch thông tin sai lệch giữa sổ hộ tịch và dữ liệu dân cư đạt tỷ lệ thấp 10%. Công tác chi trả trợ cấp không dùng tiền mặt cho các đối tượng bảo trợ xã hội và người có công với cách mạng đạt tỷ lệ thấp 20,02%. Công tác thu nhận, thanh toán học phí và chế độ, chính sách cho học sinh không dùng tiền mặt đạt tỷ lệ thấp 3,33%.

Trong thời gian tới, huyện Nậm Pồ tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm, kịp thời các văn bản chỉ đạo của trung ương, của tỉnh về thực hiện Đề án 06. Nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và nhân dân trên địa bàn về mục tiêu, yêu cầu, ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của Đề án 06; xác định việc thực hiện Đề án là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, phải được tiến hành thường xuyên, liên tục ở tất cả các cấp, các ngành, các địa phương trên cơ sở huy động sự tham gia tích cực của người dân, doanh nghiệp và lực lượng công an nhân dân là lực lượng nòng cốt. Các cơ quan, đơn vị liên quan đến việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp, tăng cường công tác tuyên truyền vận động người dân, doanh nghiệp thực hiện giao dịch thủ tục hành chính trên cổng dịch vụ công, không tiếp nhận trực tiếp, nhằm tạo thói quen và khả năng tiếp cận của người dân, doanh nghiệp trong công tác thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường mạng.

Đỗ Thành Trung

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Nậm Pồ

Bài liên quan

Tin bài có thể bạn quan tâm

Phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp

Phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp

Ngày 11/6/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 120/2025/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp (Nghị định số 120/2025/NĐ-CP). Nghị định bảo đảm cơ sở pháp lý cho hoạt động bình thường, liên tục, thông suốt của các cơ quan; không để gián đoạn công việc, không để chồng chéo, trùng lặp hoặc bỏ sót chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực, địa bàn; không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của xã hội, người dân, doanh nghiệp khi thực hiện chính quyền địa phương hai cấp từ ngày 01/7/2025 trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp.
Phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp

Phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp

Nhằm thể chế hoá đầy đủ quan điểm chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phân quyền, phân cấp; bảo đảm việc triển khai nhiệm vụ được thông suốt, hiệu quả, kịp thời, cải cách tối đa thủ tục hành chính, giảm chi phí, tạo thuận lợi cao nhất cho người dân, doanh nghiệp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp, Chính phủ ban hành Nghị định số 121/2025/NĐ-CP quy định về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp (Nghị định số 121/2025/NĐ-CP).
Cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đòn bẩy thúc đẩy kinh tế tư nhân bứt phá

Cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đòn bẩy thúc đẩy kinh tế tư nhân bứt phá

Kinh tế tư nhân chiếm hơn 70% cơ cấu kinh tế Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng quốc gia, tuy nhiên, khu vực này chưa phát triển tương xứng với tiềm năng do còn nhiều rào cản về thủ tục, chính sách và thiếu cơ chế phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp. Nghị quyết số 198/2025/QH15 ngày 17/5/2025 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển (Nghị quyết số 198/2025/QH15) và Nghị quyết số 139/NQ-CP ngày 17/5/2025 của Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch của Chính phủ triển khai Nghị quyết số 198/2025/QH15 (Nghị quyết số 139/NQ-CP) với nhiều cơ chế, chính sách quan trọng sẽ góp phần “cởi trói”, tạo động lực để kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh đất nước đang bước vào kỷ nguyên mới.
Quyết tâm mạnh mẽ bảo đảm quyền không bị tra tấn hoặc đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục con người ở Việt Nam

Quyết tâm mạnh mẽ bảo đảm quyền không bị tra tấn hoặc đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục con người ở Việt Nam

Việt Nam đã thể hiện quyết tâm mạnh mẽ và cam kết rõ ràng trong việc bảo vệ quyền không bị tra tấn hoặc đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo. Quyết tâm này được thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa kể từ khi Việt Nam gia nhập Công ước về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (Công ước UNCAT) vào năm 2015. Những nỗ lực của Việt Nam trong bảo đảm quyền này không chỉ thể hiện qua việc hoàn thiện hệ thống pháp luật mà còn qua việc triển khai các biện pháp hành chính, tư pháp và hợp tác quốc tế.
Xây dựng pháp luật thi hành án dân sự đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới

Xây dựng pháp luật thi hành án dân sự đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới

Luật Thi hành án dân sự được Quốc hội khóa XII đã thông qua ngày 14/11/2008, được sửa đổi, bổ sung các năm 2014, 2018, 2020, 2022 (Luật Thi hành án dân sự). Sau gần 17 năm triển khai thực hiện, công tác thi hành án dân sự đã đạt được nhiều kết quả tích cực, được Đảng, Nhà nước và Nhân dân ghi nhận, đánh giá cao, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội của đất nước.
Bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và quyền tiếp cận thông tin là chính sách nhất quán, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước

Bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và quyền tiếp cận thông tin là chính sách nhất quán, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước

Ở nước ta, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và quyền được tiếp cận thông tin được ghi nhận cụ thể trong Hiến pháp, pháp luật. Cùng với sự phát triển của đất nước và quá trình hội nhập quốc tế, Việt Nam gia nhập nhiều điều ước quốc tế song phương và đa phương về vấn đề bảo vệ quyền con người. Trong đó quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền tiếp cận thông tin ngày càng được bảo đảm tốt hơn, thông qua quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia và quá trình nội luật hóa các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.
Phát triển kinh tế tư nhân nhanh, bền vững, hiệu quả, chất lượng cao - Nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, mang tính chiến lược lâu dài của Đảng và Nhà nước

Phát triển kinh tế tư nhân nhanh, bền vững, hiệu quả, chất lượng cao - Nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, mang tính chiến lược lâu dài của Đảng và Nhà nước

Sau gần 40 năm đổi mới, kinh tế tư nhân đã từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, trở thành một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Nhiều doanh nghiệp tư nhân đã phát triển lớn mạnh, khẳng định thương hiệu và vươn ra thị trường khu vực, thế giới. Tuy nhiên, kinh tế tư nhân hiện vẫn đối mặt với nhiều rào cản, chưa bứt phá về quy mô và năng lực cạnh tranh, chưa đáp ứng được yêu cầu, kỳ vọng là lực lượng nòng cốt của kinh tế đất nước. Để triển khai hiệu quả Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân cần có sự vào cuộc toàn diện của các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp.
Nhiều chính sách mới có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025, kịp thời tháo gỡ khó khăn, “điểm nghẽn” về thể chế, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp

Nhiều chính sách mới có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025, kịp thời tháo gỡ khó khăn, “điểm nghẽn” về thể chế, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp

Từ ngày 01/7/2025, nhiều luật do Quốc hội khóa XV thông qua chính thức có hiệu lực thi hành với nhiều chính sách mới có tính đột phá, góp phần khơi thông “điểm nghẽn” về thể chế, tạo động lực phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, sẵn sàng đưa đất nước tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh: Nỗ lực cao nhất để sớm đưa Cổng Pháp luật quốc gia phục vụ người dân và doanh nghiệp

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh: Nỗ lực cao nhất để sớm đưa Cổng Pháp luật quốc gia phục vụ người dân và doanh nghiệp

Sáng nay (31/5/2025), tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo nhiều bộ, ngành Trung ương đã bấm nút khai trương Cổng Pháp luật quốc gia. Nhân dịp này, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn nhanh Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, cơ quan được Chính phủ giao làm đầu mối vận hành Cổng Pháp luật quốc gia về nội dung này.
Nhiều quy định mới về quy trình xây dựng, ban hành văn bản  quy phạm pháp luật

Nhiều quy định mới về quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Ngày 19/02/2025, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khoá XV đã thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025. Ngày 01/4/2025, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Nghị định số 78/2025/NĐ-CP). Luật và Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/4/2025, có nhiều quy định mới được bổ sung để hoàn thiện quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo hướng ngắn gọn, đơn giản hơn về các bước, thành phần hồ sơ, rút ngắn thời gian xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch triển khai lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp, trình Chính phủ chậm nhất ngày 03/6/2025

Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch triển khai lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp, trình Chính phủ chậm nhất ngày 03/6/2025

Thực hiện nhiệm vụ được Quốc hội và Chính phủ giao, đồng chí Nguyễn Hải Ninh, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ký ban hành Quyết định số 1355/QĐ-BTP ngày 28/4/2025 chính thức ban hành Kế hoạch triển khai nhiệm vụ của Bộ Tư pháp về việc tổ chức lấy ý kiến và tổng hợp ý kiến của Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Nhận diện những rào cản trong đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu bài viết “Nhận diện những rào cản trong đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam” trong ấn phẩm 200 trang “Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật để thúc đẩy đổi mới sáng tạo” xuất bản năm 2025.

Giải pháp khắc phục tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo trong các quy định pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới

Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu bài viết “Giải pháp khắc phục tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo trong các quy định pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới” trong ấn phẩm 200 trang “Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật để thúc đẩy đổi mới sáng tạo” xuất bản năm 2025.
Một số hạn chế trong quy định pháp luật về thành lập và ưu đãi tài chính cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Một số hạn chế trong quy định pháp luật về thành lập và ưu đãi tài chính cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu bài viết “Một số hạn chế trong quy định pháp luật về thành lập và ưu đãi tài chính cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo” trong ấn phẩm 200 trang “Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật để thúc đẩy đổi mới sáng tạo” xuất bản năm 2025.
Đổi mới cơ chế thi hành pháp luật, bảo đảm pháp luật được thực hiện nghiêm minh, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới

Đổi mới cơ chế thi hành pháp luật, bảo đảm pháp luật được thực hiện nghiêm minh, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới

Đây là quan điểm chỉ đạo quan trọng trong xây dựng Nghị định số 80/2025/NĐ-CP về tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật được Chính phủ ban hành ngày 01/4/2025 (Nghị định số 80/2025/NĐ-CP).

Theo dõi chúng tôi trên:

mega story

trung-nguyen
hanh-phuc
cong-ty-than-uong-bi
vien-khoa-hoac-cong-nghe-xay-dung
bao-chi-cm