1. Phạm vi nghiên cứu về quyền, lợi ích của người được thi hành án
Khoản 2 Điều 3 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2014) quy định: “Người được thi hành án là cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng quyền, lợi ích trong bản án, quyết định được thi hành”. Tuy nhiên, quy định này không đề cập đến thời điểm phát sinh và thời điểm kết thúc cá nhân, tổ chức được hưởng quyền, lợi ích theo bản án, quyết định được thi hành án. Do đó, việc nghiên cứu về thời điểm phát sinh khái niệm người được thi hành án có ý nghĩa nhất định, nhằm xác định cá nhân, tổ chức được ghi nhận trong bản án, quyết định được thi hành án có quyền, nghĩa vụ yêu cầu được hưởng quyền, lợi ích của mình được ghi nhận trong bản án, quyết định.
Quyền và nghĩa vụ của người được thi hành án được Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2014) quy định cụ thể, tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, người được thi hành án không dễ dàng để thực hiện các quyền một cách đầy đủ. Vấn đề đặt ra là, cần phải xác định được thời điểm người được thi hành án hưởng quyền, lợi ích theo bản án, quyết định có hiệu lực; nội dung của các quyền, nghĩa vụ...
Trong bài viết này, tác giả không nghiên cứu về nội dung các quyền, nghĩa vụ của người được thi hành án theo pháp luật thi hành án dân sự quy định mà chỉ tập trung nghiên cứu về thời điểm làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ đó (gọi chung là các quyền, lợi ích) của người được thi hành án.
Thực tế hiện nay, có những quan điểm khác nhau về thời điểm phát sinh khái niệm người được thi hành án, cụ thể:
Thứ nhất, khái niệm người được thi hành án phát sinh tại thời điểm cơ quan thi hành án dân sự thụ lý thi hành án
Quan điểm này dựa trên nguyên nhân làm phát sinh việc thi hành án là yêu cầu thi hành án. Yêu cầu thi hành án làm phát sinh quá trình thi hành án đồng thời cũng làm phát sinh về quyền, nghĩa vụ thi hành án của các đương sự, đặc biệt là quyền, lợi ích của người được thụ hưởng theo nội dung bản án, quyết định thi hành án gọi là người được thi hành án (trừ trường hợp chủ động tổ chức thi hành án). Do vậy, khái niệm người được thi hành án cũng phát sinh từ thời điểm đó.
Quan điểm này cho rằng, một khi yêu cầu về thi hành án được chấp nhận, cơ quan thi hành án dân sự phải thụ lý thi hành án; làm phát sinh hồ sơ thi hành án, những quyền và nghĩa vụ của người được thi hành án, người phải thi hành án (quyền yêu cầu hoãn thi hành án; quyền yêu cầu đình chỉ thi hành án; quyền khiếu nại, tố cáo...) bắt đầu phát sinh tạo nên một quá trình tổ chức thi hành án.
Thứ hai, khái niệm người được thi hành án phát sinh sau thời điểm hết thời gian tự nguyện thi hành án
Theo quan điểm này thì khái niệm người được thi hành án chỉ được phát sinh sau thời gian đương sự tự nguyện thi hành án, trừ trường hợp có việc tẩu tán tài sản như quy định tại khoản 2 Điều 45 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2014). Trước, trong thời gian tự nguyện thi hành án, người có quyền, lợi ích theo bản án, quyết định phải thi hành án chưa có quyền yêu cầu thực hiện bản án, quyết định đó.
Thứ ba, khái niệm người được thi hành án phát sinh từ rất sớm, tại thời điểm bản án, quyết định có hiệu lực thi hành hoặc chưa có hiệu lực thi hành nhưng thuộc trường hợp phải thi hành ngay
Quan điểm này cho rằng, khái niệm người được thi hành án có từ rất sớm dù cá nhân người có quyền, lợi ích tự đôn đốc thi hành hay cơ quan có thẩm quyền đôn đốc thi hành án; dù bản án được thi hành thông qua thủ tục tự nguyện hoặc không thông qua thủ tục tự nguyện thi hành án. Trong các vụ án dân sự, lao động, hôn nhân và gia đình có các tên gọi như nguyên đơn, bị đơn; trong án hình sự có các tên gọi như bị can, bị cáo, người bị hại… Dù tên gọi khác nhau nhưng sau khi bản án, quyết định được đưa ra thi hành thì cơ quan, tổ chức, cá nhân được hưởng quyền lợi được gọi là bên được thi hành án và ngược lại, cá nhân, tổ chức có nghĩa vụ, trách nhiệm phải thi hành được gọi là bên phải thi hành án.
Để minh họa, quan điểm này còn trích dẫn Điều 49 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự, quy định về thanh toán, chi, trả tiền, tài sản thi hành án: “Trường hợp bản án, quyết định đang do cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành xác định nhiều người được thi hành án nhưng chỉ một hoặc một số người yêu cầu thi hành án mà tài sản của người phải thi hành án không đủ để thi hành nghĩa vụ tài sản theo bản án, quyết định thì cơ quan thi hành án dân sự thanh toán cho người đã yêu cầu thi hành án theo tỷ lệ mà họ được nhận, số tiền còn lại gửi vào ngân hàng theo loại tiền gửi kỳ hạn 01 tháng, đồng thời thông báo và ấn định thời hạn không quá 01 tháng cho những người được thi hành án chưa yêu cầu về quyền yêu cầu thi hành án, trừ trường hợp đã hết thời hiệu”. Như vậy, theo quy định này thì khái niệm người được thi hành án phát sinh ngay cả khi người được hưởng quyền, lợi ích theo bản án, quyết định chưa yêu cầu thi hành án.
2. Một số kiến nghị
Người được thi hành án được đề cập nhiều trong Luật Tố tụng hành chính năm 2015, Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2014). Tuy nhiên, thời điểm phát sinh khái niệm người được thi hành án có quan điểm khác nhau. Mỗi quan điểm đều có lý lẽ riêng. Tác giả đồng tình với quan thứ ba, quan điểm cho rằng, khái niệm người được thi hành án phát sinh từ khi có bản án, quyết định có hiệu lực thi hành án hoặc chưa có hiệu lực nhưng được cho thi hành án ngay. Bởi tác giả cho rằng, sau khi bản án, quyết định có hiệu lực hoặc chưa có hiệu lực nhưng được cho thi hành án thì quyền, lợi ích của một bên đã được xác định cụ thể, đồng thời xác lập nghĩa vụ, trách nhiệm đối với bên kia gọi là bên được thi hành án.
Với những quan điểm khác nhau như trên đã dẫn tới sự không thống nhất trong cách hiểu và áp dụng luật. Vì vậy, tác giả có một số kiến nghị như sau:
- Luật Thi hành án dân sự cần quy định rõ khái niệm về người được thi hành án, thời điểm phát sinh khái niệm người được thi hành án; thời điểm người được thi hành án bắt đầu tiến hành các quyền, các thủ tục mà pháp luật đã quy định để bảo vệ quyền, lợi ích theo nội dung bản án, quyết định được thi hành án.
- Tự nguyện thi hành án là một thủ tục thi hành án bắt buộc, cần sửa đổi, bổ sung những quy định liên quan đến nội dung về tự nguyện thi hành án, như quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2014): “Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tự nguyện thi hành án mà người phải thi hành án không tự nguyện thi hành thì chấp hành viên tiến hành xác minh; trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải tiến hành xác minh ngay”. Theo quy định này thì chấp hành viên chỉ xác minh sau khi kết thúc thời hạn tự nguyện thi hành án. Tác giả cho rằng, quy định như vậy đã phần nào hạn chế thời gian bảo vệ quyền, lợi ích của đương sự, vì vậy, cần được sửa đổi theo hướng chấp hành viên, bên được thi hành án có quyền xác minh điều kiện thi hành án của bên phải thi hành án ngay sau khi bản án có hiệu lực pháp luật hoặc ngay sau khi bản án được ban hành và cho thi hành ngay. Quy định như vậy mới phù hợp với thời điểm xác định khái niệm người được thi hành án.
Khoản 2 Điều 3 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2014) quy định: “Người được thi hành án là cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng quyền, lợi ích trong bản án, quyết định được thi hành”. Tuy nhiên, quy định này không đề cập đến thời điểm phát sinh và thời điểm kết thúc cá nhân, tổ chức được hưởng quyền, lợi ích theo bản án, quyết định được thi hành án. Do đó, việc nghiên cứu về thời điểm phát sinh khái niệm người được thi hành án có ý nghĩa nhất định, nhằm xác định cá nhân, tổ chức được ghi nhận trong bản án, quyết định được thi hành án có quyền, nghĩa vụ yêu cầu được hưởng quyền, lợi ích của mình được ghi nhận trong bản án, quyết định.
Quyền và nghĩa vụ của người được thi hành án được Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2014) quy định cụ thể, tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, người được thi hành án không dễ dàng để thực hiện các quyền một cách đầy đủ. Vấn đề đặt ra là, cần phải xác định được thời điểm người được thi hành án hưởng quyền, lợi ích theo bản án, quyết định có hiệu lực; nội dung của các quyền, nghĩa vụ...
Trong bài viết này, tác giả không nghiên cứu về nội dung các quyền, nghĩa vụ của người được thi hành án theo pháp luật thi hành án dân sự quy định mà chỉ tập trung nghiên cứu về thời điểm làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ đó (gọi chung là các quyền, lợi ích) của người được thi hành án.
Thực tế hiện nay, có những quan điểm khác nhau về thời điểm phát sinh khái niệm người được thi hành án, cụ thể:
Thứ nhất, khái niệm người được thi hành án phát sinh tại thời điểm cơ quan thi hành án dân sự thụ lý thi hành án
Quan điểm này dựa trên nguyên nhân làm phát sinh việc thi hành án là yêu cầu thi hành án. Yêu cầu thi hành án làm phát sinh quá trình thi hành án đồng thời cũng làm phát sinh về quyền, nghĩa vụ thi hành án của các đương sự, đặc biệt là quyền, lợi ích của người được thụ hưởng theo nội dung bản án, quyết định thi hành án gọi là người được thi hành án (trừ trường hợp chủ động tổ chức thi hành án). Do vậy, khái niệm người được thi hành án cũng phát sinh từ thời điểm đó.
Quan điểm này cho rằng, một khi yêu cầu về thi hành án được chấp nhận, cơ quan thi hành án dân sự phải thụ lý thi hành án; làm phát sinh hồ sơ thi hành án, những quyền và nghĩa vụ của người được thi hành án, người phải thi hành án (quyền yêu cầu hoãn thi hành án; quyền yêu cầu đình chỉ thi hành án; quyền khiếu nại, tố cáo...) bắt đầu phát sinh tạo nên một quá trình tổ chức thi hành án.
Thứ hai, khái niệm người được thi hành án phát sinh sau thời điểm hết thời gian tự nguyện thi hành án
Theo quan điểm này thì khái niệm người được thi hành án chỉ được phát sinh sau thời gian đương sự tự nguyện thi hành án, trừ trường hợp có việc tẩu tán tài sản như quy định tại khoản 2 Điều 45 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2014). Trước, trong thời gian tự nguyện thi hành án, người có quyền, lợi ích theo bản án, quyết định phải thi hành án chưa có quyền yêu cầu thực hiện bản án, quyết định đó.
Thứ ba, khái niệm người được thi hành án phát sinh từ rất sớm, tại thời điểm bản án, quyết định có hiệu lực thi hành hoặc chưa có hiệu lực thi hành nhưng thuộc trường hợp phải thi hành ngay
Quan điểm này cho rằng, khái niệm người được thi hành án có từ rất sớm dù cá nhân người có quyền, lợi ích tự đôn đốc thi hành hay cơ quan có thẩm quyền đôn đốc thi hành án; dù bản án được thi hành thông qua thủ tục tự nguyện hoặc không thông qua thủ tục tự nguyện thi hành án. Trong các vụ án dân sự, lao động, hôn nhân và gia đình có các tên gọi như nguyên đơn, bị đơn; trong án hình sự có các tên gọi như bị can, bị cáo, người bị hại… Dù tên gọi khác nhau nhưng sau khi bản án, quyết định được đưa ra thi hành thì cơ quan, tổ chức, cá nhân được hưởng quyền lợi được gọi là bên được thi hành án và ngược lại, cá nhân, tổ chức có nghĩa vụ, trách nhiệm phải thi hành được gọi là bên phải thi hành án.
Để minh họa, quan điểm này còn trích dẫn Điều 49 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự, quy định về thanh toán, chi, trả tiền, tài sản thi hành án: “Trường hợp bản án, quyết định đang do cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành xác định nhiều người được thi hành án nhưng chỉ một hoặc một số người yêu cầu thi hành án mà tài sản của người phải thi hành án không đủ để thi hành nghĩa vụ tài sản theo bản án, quyết định thì cơ quan thi hành án dân sự thanh toán cho người đã yêu cầu thi hành án theo tỷ lệ mà họ được nhận, số tiền còn lại gửi vào ngân hàng theo loại tiền gửi kỳ hạn 01 tháng, đồng thời thông báo và ấn định thời hạn không quá 01 tháng cho những người được thi hành án chưa yêu cầu về quyền yêu cầu thi hành án, trừ trường hợp đã hết thời hiệu”. Như vậy, theo quy định này thì khái niệm người được thi hành án phát sinh ngay cả khi người được hưởng quyền, lợi ích theo bản án, quyết định chưa yêu cầu thi hành án.
2. Một số kiến nghị
Người được thi hành án được đề cập nhiều trong Luật Tố tụng hành chính năm 2015, Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2014). Tuy nhiên, thời điểm phát sinh khái niệm người được thi hành án có quan điểm khác nhau. Mỗi quan điểm đều có lý lẽ riêng. Tác giả đồng tình với quan thứ ba, quan điểm cho rằng, khái niệm người được thi hành án phát sinh từ khi có bản án, quyết định có hiệu lực thi hành án hoặc chưa có hiệu lực nhưng được cho thi hành án ngay. Bởi tác giả cho rằng, sau khi bản án, quyết định có hiệu lực hoặc chưa có hiệu lực nhưng được cho thi hành án thì quyền, lợi ích của một bên đã được xác định cụ thể, đồng thời xác lập nghĩa vụ, trách nhiệm đối với bên kia gọi là bên được thi hành án.
Với những quan điểm khác nhau như trên đã dẫn tới sự không thống nhất trong cách hiểu và áp dụng luật. Vì vậy, tác giả có một số kiến nghị như sau:
- Luật Thi hành án dân sự cần quy định rõ khái niệm về người được thi hành án, thời điểm phát sinh khái niệm người được thi hành án; thời điểm người được thi hành án bắt đầu tiến hành các quyền, các thủ tục mà pháp luật đã quy định để bảo vệ quyền, lợi ích theo nội dung bản án, quyết định được thi hành án.
- Tự nguyện thi hành án là một thủ tục thi hành án bắt buộc, cần sửa đổi, bổ sung những quy định liên quan đến nội dung về tự nguyện thi hành án, như quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2014): “Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tự nguyện thi hành án mà người phải thi hành án không tự nguyện thi hành thì chấp hành viên tiến hành xác minh; trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải tiến hành xác minh ngay”. Theo quy định này thì chấp hành viên chỉ xác minh sau khi kết thúc thời hạn tự nguyện thi hành án. Tác giả cho rằng, quy định như vậy đã phần nào hạn chế thời gian bảo vệ quyền, lợi ích của đương sự, vì vậy, cần được sửa đổi theo hướng chấp hành viên, bên được thi hành án có quyền xác minh điều kiện thi hành án của bên phải thi hành án ngay sau khi bản án có hiệu lực pháp luật hoặc ngay sau khi bản án được ban hành và cho thi hành ngay. Quy định như vậy mới phù hợp với thời điểm xác định khái niệm người được thi hành án.
Bùi Thái Bình
Cục Thi hành án dân sự huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận
Cục Thi hành án dân sự huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận