Hiến pháp của rất nhiều nước dành một chương riêng quy định về những vấn đề cơ bản, chung nhất về tổ chức và hoạt động của nghị viện, quy trình lập pháp, quyền trình dự luật của nghị sỹ. Trên cơ sở quy định của Hiến pháp, một số quốc gia ban hành các văn bản như Luật Tổ chức Quốc hội, Quy tắc Nghị viện, Nội quy kỳ họp để bảo đảm cho tổ chức và hoạt động lập pháp của Quốc hội được thông suốt… Bên cạnh quy định về quyền lập pháp của nghị viện và một phần quy trình làm luật trong Hiến pháp, một số nước quy định cụ thể quy trình làm luật của nghị viện và các cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật trong Luật Nghị viện như Nhật Bản, Thụy Điển, Anh… Ngoài ra, một số nước có luật riêng quy định về quy trình xây dựng và ban hành văn bản pháp luật như Canada (Statutory Instrument Act), Australia (Statutory Law) Azerbaijan, Bulgaria, Lào, Moldava, Kyrgyzstan (Law on Promulgation of Legal Normative Acts), Trung Quốc (Legislative Law). Phụ thuộc vào thể chế chính trị, hình thức cấu trúc nhà nước, truyền thống lập pháp mà mỗi quốc gia lựa chọn mô hình cơ quan lập pháp theo hình thức một viện hoặc hai viện. Hệ thống cơ quan lập pháp theo chế độ nghị viện hai viện hay một viện có tác động lớn đến quy trình lập pháp của các quốc gia đó, từ chủ thể có quyền trình dự luật đến các bước cụ thể trong quy trình xem xét, thông qua dự luật.
Nội dung bài viết “Kinh nghiệm một số nước về quy trình xây dựng luật” của tác giả Võ Văn Tuyển, đã trình bày về quy trình xây dựng luật của một số nước trên thế giới đại diện cho các hệ thống pháp luật khác nhau như: Anh, Hoa Kỳ, Canada, Úc, Pháp, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ba Lan, Nga, Trung Quốc và một số nước khác, trên cơ sở so sánh với quy trình xây dựng luật của Việt Nam, để từ đó rút ra một số điểm chung trong quy trình xây dựng luật ở các nước, đồng thời, có thể nghiên cứu để tiếp tục đổi mới quy trình xây dựng luật ở Việt Nam. Bài viết được đăng tải trên ấn phẩm 200 trang của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật năm 2020 “Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật”.
Nội dung bài viết “Kinh nghiệm một số nước về quy trình xây dựng luật” của tác giả Võ Văn Tuyển, đã trình bày về quy trình xây dựng luật của một số nước trên thế giới đại diện cho các hệ thống pháp luật khác nhau như: Anh, Hoa Kỳ, Canada, Úc, Pháp, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ba Lan, Nga, Trung Quốc và một số nước khác, trên cơ sở so sánh với quy trình xây dựng luật của Việt Nam, để từ đó rút ra một số điểm chung trong quy trình xây dựng luật ở các nước, đồng thời, có thể nghiên cứu để tiếp tục đổi mới quy trình xây dựng luật ở Việt Nam. Bài viết được đăng tải trên ấn phẩm 200 trang của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật năm 2020 “Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật”.