Hiện tượng pháp điển hóa và cùng với nó là sự xuất hiện của các bộ luật đã tồn tại từ hơn 4000 năm qua ở nhiều khu vực trên thế giới với nhiều hình thức, tên gọi, phương pháp khác nhau[1].
Các học giả, nhà nghiên cứu trên thế giới đưa ra nhiều phương pháp pháp điển hóa trên cơ sở khái niệm pháp điển hóa mà họ xây dựng hay thừa nhận[2]. Một số học giả nhất trí đưa ra 04 phương pháp cơ bản trên cơ sở gắn kết khái niệm pháp điển hóa với khái niệm về bộ luật[3]. Theo đó, phương pháp thứ nhất được hiểu là việc tập hợp mang tính chính thức của Nhà nước hoặc tư nhân để nhóm các văn bản quy phạm pháp luật đang tồn tại hoặc sẽ được ban hành với mục đích thuận tiện cho việc tra cứu, sử dụng nhưng không sửa đổi mà chỉ sắp xếp các quy phạm theo trật tự nhất định. Phương pháp thứ hai được coi là sự hợp nhất hoặc các quy phạm lập pháp và các án lệ hoặc các văn bản kế tiếp nhau theo trật tự logic và trình tự thời gian để điều chỉnh một lĩnh vực nhất định. Phương pháp thứ ba là hình thức cao nhất của việc hoàn thiện pháp luật mà việc xây dựng Bộ luật dân sự Pháp năm 1804 được coi như một ví dụ điển hình. Phương pháp cuối cùng là việc sắp xếp theo trật tự nhất định các quy định đang có hiệu lực trong một lĩnh vực nhất định theo chủ đề.
Bên cạnh các phương pháp nêu trên, có nhiều học giả, nhà nghiên cứu còn đưa ra nhiều phương pháp khác. Tuy nhiên, cơ bản chỉ có hai phương pháp được thừa nhận là phương pháp chính và được coi như đối lập giữa “ngày và đêm”[4]. Pháp điển hóa hành chính và pháp điển hóa mang tính quy phạm hóa; pháp điển hóa hình thức và pháp điển hóa thực tế; pháp điển hóa gắn với soạn thảo và pháp điển hóa mang tính tập hợp; pháp điển hóa theo kiểu napoleon với pháp điển hóa hành chính hay pháp điển hóa có sửa đổi với pháp điển hóa không sửa đổi; pháp điển hóa tĩnh và pháp điển hóa năng động; pháp điển hóa gắn với chất lượng và pháp điển hóa gắn với số lượng.
Sự thừa nhận hay phân biệt các hình thức, phương pháp pháp điển hóa khác nhau kéo theo phương pháp, kỹ thuật pháp điển hóa cũng khác nhau và do đó, kinh nghiệm pháp điển hóa của các nước cũng có nhiều điểm tương đồng và khác biệt.
1. Pháp điển hóa của Mỹ
Ý tưởng pháp điển hóa xuất hiện tương đối sớm ở Mỹ. Có học giả phân chia pháp điển hóa tại Mỹ ra 03 giai đoạn: Giai đoạn từ năm 1800 - 1865 được gọi là thời kỳ bị cuốn hút bởi pháp điển hóa; giai đoạn từ năm 1865 - 1910 đặc trưng bởi sự dị ứng với pháp điển hóa và giai đoạn thứ 03 từ những năm 1945 với việc pháp điển hóa nhưng vẫn còn hoài nghi[5]. Việc phân chia này chủ yếu dựa trên quan điểm chính trị của các chính trị gia và văn hóa pháp lý cũng như tính thực dụng của người Mỹ.
Về phương pháp thực hiện pháp điển, ở Mỹ cũng tồn tại hai hình thức pháp điển cơ bản: Pháp điển hóa hình thức và pháp điển hóa về nội dung.
Đối với pháp điển hóa về nội dung, có thể kể đến Bộ luật Dân sự và Bộ luật Hình sự của bang Louisianna được ban hành trong thế kỷ XIX theo mô hình các bộ luật của Cộng hòa Pháp. Ngoài ra, Hoa Kỳ cũng có 50 Bộ luật Hình sự của 50 tiểu bang và Bộ luật Hình sự của liên bang. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ cũng có một bộ luật khác được thông qua tại tất cả các tiểu bang và được áp dụng thống nhất[6].
Về pháp điển hóa hình thức tại Mỹ, có thể coi U.S Statutes at Large, United States Revised Statutes và Code là các hình thức khác nhau của pháp điển hóa. Tuy nhiên, chỉ có các bộ pháp điển được thực hiện bởi Hội đồng sửa đổi luật thuộc Quốc hội Mỹ (U.S. Code) và Cơ quan hành chính liên bang (Code of Federal Regulations - C.F.R) được coi là bộ pháp điển chính thức của Hoa Kỳ.
Bộ pháp điển các luật liên bang chỉ chứa đựng những đạo luật của Nghị viện và được chia thành 50 chủ đề khác nhau một cách logic theo lĩnh vực lập pháp và được Quốc hội thông qua vào năm 1926. Quốc hội Mỹ có thể xem xét phê chuẩn từng chủ đề. Những chủ đề được phê chuẩn sẽ có giá trị như luật. Vào thời điểm năm 2014, sau gần 90 năm, mới chỉ có 26 trong tổng số 50 chủ đề được chính thức hóa. Những chủ đề còn lại đang tồn tại dưới dạng “luật tham khảo” trong khi đó các luật gốc vẫn tiếp tục có hiệu lực[7].
Bộ pháp điển các quy định của cơ quan hành chính liên bang được công bố trên Tạp chí Đăng ký liên bang (Federal Register). Theo đó, các quy định pháp luật hiện hành được pháp điển hóa, sắp xếp theo chủ đề gồm 50 quyển tương tự với Bộ pháp điển các luật của liên bang (U.S Code)[8]. Mỗi quyển của Bộ pháp điển các quy định của cơ quan hành chính liên bang được chia thành chương và phần, trong đó, các chương thường mang tên của cơ quan ban hành. Số lượng tập của mỗi quyển - lĩnh vực khác nhau tùy theo khối lượng quy phạm. Tổng cộng hiện nay ứng với 50 quyển - chủ đề đã có tới 216 tập/cuốn và số lượng này sẽ còn tăng lên[9].
2. Pháp điển hóa của Liên minh châu Âu
Hiện tượng pháp điển hóa không giới hạn ở pháp luật quốc gia mà đã xuất hiện cả trong pháp luật quốc tế. Trong khuôn khổ của Liên minh châu Âu, ngay từ khi mới thành lập Cộng đồng châu Âu và sau đó là Liên minh châu Âu, các cơ quan của tổ chức này đã ban hành rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận pháp luật, ngày 01/4/1987, Ủy ban châu Âu đã ra quyết định bắt buộc các cơ quan trực thuộc phải đề xuất pháp điển hóa hoặc hợp nhất các văn bản của Ủy ban chậm nhất là sau lần sửa đổi thứ 10 của mỗi văn bản[10]. Tháng 12/1992, Hội đồng châu Âu đã đề cập những vấn đề mang tính chính trị ở mức cao nhất đồng thời thúc đẩy nhiều hoạt động liên quan tới tính dễ tiếp cận, tính minh bạch và chất lượng văn bản của cộng đồng châu Âu, bao gồm cả pháp điển hóa. Cụ thể hơn, ngày 20/12/1994, ba cơ quan quan trọng nhất của Liên minh châu Âu là Ủy ban châu Âu, Nghị viện châu Âu và Hội đồng châu Âu đã ký một thỏa thuận về pháp điển hóa chính thức các văn bản lập pháp. Năm 2001, một bản thỏa thuận liên cơ quan nữa đã đề cập tới phương pháp mới gọi là “soạn lại”. Bản thỏa thuận mới này đã cho phép thành lập một nhóm tư vấn từ các tổ chức “pháp chế” của ba cơ quan nói trên. Nhóm này có trách nhiệm kiểm tra tất cả các dự thảo của văn bản thuộc diện soạn lại. Bên cạnh đó, sự ủng hộ về mặt chính trị của các thể chế của Liên minh châu Âu còn được thể hiện một cách rõ ràng đối với việc pháp điển hóa Bộ luật Dân sự châu Âu, Bộ luật Hợp đồng châu Âu, Bộ luật về các quyền và tự do cơ bản, Hiến chương về các quyền cơ bản của Liên minh châu Âu.
[1]. Nguyễn Ngọc Vũ, Pháp điển hóa của Cộng hòa Pháp và kinh nghiệm đối với các nhà lập pháp Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Montpellier I, 2013, tr. 7.
[2]. Tại châu Âu, “Pháp điển hóa” (codification) xuất phát từ tiếng la tinh “codicem facere”, có nghĩa là làm một bộ luật. Cách giải thích thuật ngữ như trên được coi là một dạng định nghĩa về pháp điển hóa của nhiều bộ từ điển xuất bản ở các nước châu Âu. Tuy nhiên người ta cũng biết đến nhiều định nghĩa khác về pháp điển hóa. Ở Liên Xô trước đây, pháp điển hóa được coi là việc xây dựng một văn bản trên cơ sở các quy định của luật trong một lĩnh vực nhất định. Cũng gần tương tự như vậy, ở Hungary, khái niệm pháp điển hóa được gắn với trình tự, thủ tục trước khi thông qua một luật. Ngoài ra, để định nghĩa thuật ngữ pháp điển hóa, nhiều học giả không chỉ dựa trên kết quả cuối cùng là một bộ luật mà còn nhấn mạnh về mục đích và lý do cần có pháp điển hóa. Bên cạnh đó, còn có nhiều định nghĩa dựa trên mức độ tập hợp hóa các quy phạm pháp luật, các hình thức và phương pháp pháp điển hóa (xem Nguyễn Ngọc Vũ, Pháp điển hóa của Cộng hòa Pháp và kinh nghiệm đối với các nhà lập pháp Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Montpellier I, 2013, tr. 47).
[3]. Nguyễn Ngọc Vũ, Pháp điển hóa của Cộng hòa Pháp và kinh nghiệm đối với các nhà lập pháp Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Montpellier I, 2013, tr. 203.
[4]. Elysabeth CATTA, Hội thảo năm 2010 của Nhà pháp luật Việt - Pháp: Pháp điển hóa là việc tập hợp những văn bản đã có để hình thành bộ pháp điển hay xây dựng một bộ luật lớn.
[5]. Shael HERMAN, “Lịch sử và hướng đi của pháp điển hóa của Mỹ”, Tạp chí quốc tế về luật so sánh, số 3, tháng 9/1995, tr. 707.
[6]. Uniforme Commercial Code.
[7]. Nguyễn Ngọc Vũ, Pháp điển hóa của Cộng hòa Pháp và kinh nghiệm đối với các nhà lập pháp Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Montpellier I, 2013, tr. 241; Trần Văn Lợi, “Một số kinh nghiệm Pháp điển của Hoa Kỳ”, http://moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/thong-tin-khac.aspx?ItemID=4199, tra cứu ngày 22/7/2014.
[8]. Trần Văn Lợi, “Một số kinh nghiệm Pháp điển của Hoa Kỳ”, http://moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/thong-tin-khac.aspx?ItemID=4199, tra cứu ngày 22/7/2014.
[9]. Nguyễn Thị Hạnh (2007), Lịch sử và quy trình pháp điển hóa ở Hoa kỳ, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 1 (91) năm 2007.
[10]. H.Gérald CROSSLAND, “Pháp điển hóa pháp luật của Liên minh châu Âu”, Tạp chí hành chính công, số 82, 1997, tr. 257.
Các học giả, nhà nghiên cứu trên thế giới đưa ra nhiều phương pháp pháp điển hóa trên cơ sở khái niệm pháp điển hóa mà họ xây dựng hay thừa nhận[2]. Một số học giả nhất trí đưa ra 04 phương pháp cơ bản trên cơ sở gắn kết khái niệm pháp điển hóa với khái niệm về bộ luật[3]. Theo đó, phương pháp thứ nhất được hiểu là việc tập hợp mang tính chính thức của Nhà nước hoặc tư nhân để nhóm các văn bản quy phạm pháp luật đang tồn tại hoặc sẽ được ban hành với mục đích thuận tiện cho việc tra cứu, sử dụng nhưng không sửa đổi mà chỉ sắp xếp các quy phạm theo trật tự nhất định. Phương pháp thứ hai được coi là sự hợp nhất hoặc các quy phạm lập pháp và các án lệ hoặc các văn bản kế tiếp nhau theo trật tự logic và trình tự thời gian để điều chỉnh một lĩnh vực nhất định. Phương pháp thứ ba là hình thức cao nhất của việc hoàn thiện pháp luật mà việc xây dựng Bộ luật dân sự Pháp năm 1804 được coi như một ví dụ điển hình. Phương pháp cuối cùng là việc sắp xếp theo trật tự nhất định các quy định đang có hiệu lực trong một lĩnh vực nhất định theo chủ đề.
Bên cạnh các phương pháp nêu trên, có nhiều học giả, nhà nghiên cứu còn đưa ra nhiều phương pháp khác. Tuy nhiên, cơ bản chỉ có hai phương pháp được thừa nhận là phương pháp chính và được coi như đối lập giữa “ngày và đêm”[4]. Pháp điển hóa hành chính và pháp điển hóa mang tính quy phạm hóa; pháp điển hóa hình thức và pháp điển hóa thực tế; pháp điển hóa gắn với soạn thảo và pháp điển hóa mang tính tập hợp; pháp điển hóa theo kiểu napoleon với pháp điển hóa hành chính hay pháp điển hóa có sửa đổi với pháp điển hóa không sửa đổi; pháp điển hóa tĩnh và pháp điển hóa năng động; pháp điển hóa gắn với chất lượng và pháp điển hóa gắn với số lượng.
Sự thừa nhận hay phân biệt các hình thức, phương pháp pháp điển hóa khác nhau kéo theo phương pháp, kỹ thuật pháp điển hóa cũng khác nhau và do đó, kinh nghiệm pháp điển hóa của các nước cũng có nhiều điểm tương đồng và khác biệt.
1. Pháp điển hóa của Mỹ
Ý tưởng pháp điển hóa xuất hiện tương đối sớm ở Mỹ. Có học giả phân chia pháp điển hóa tại Mỹ ra 03 giai đoạn: Giai đoạn từ năm 1800 - 1865 được gọi là thời kỳ bị cuốn hút bởi pháp điển hóa; giai đoạn từ năm 1865 - 1910 đặc trưng bởi sự dị ứng với pháp điển hóa và giai đoạn thứ 03 từ những năm 1945 với việc pháp điển hóa nhưng vẫn còn hoài nghi[5]. Việc phân chia này chủ yếu dựa trên quan điểm chính trị của các chính trị gia và văn hóa pháp lý cũng như tính thực dụng của người Mỹ.
Về phương pháp thực hiện pháp điển, ở Mỹ cũng tồn tại hai hình thức pháp điển cơ bản: Pháp điển hóa hình thức và pháp điển hóa về nội dung.
Đối với pháp điển hóa về nội dung, có thể kể đến Bộ luật Dân sự và Bộ luật Hình sự của bang Louisianna được ban hành trong thế kỷ XIX theo mô hình các bộ luật của Cộng hòa Pháp. Ngoài ra, Hoa Kỳ cũng có 50 Bộ luật Hình sự của 50 tiểu bang và Bộ luật Hình sự của liên bang. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ cũng có một bộ luật khác được thông qua tại tất cả các tiểu bang và được áp dụng thống nhất[6].
Về pháp điển hóa hình thức tại Mỹ, có thể coi U.S Statutes at Large, United States Revised Statutes và Code là các hình thức khác nhau của pháp điển hóa. Tuy nhiên, chỉ có các bộ pháp điển được thực hiện bởi Hội đồng sửa đổi luật thuộc Quốc hội Mỹ (U.S. Code) và Cơ quan hành chính liên bang (Code of Federal Regulations - C.F.R) được coi là bộ pháp điển chính thức của Hoa Kỳ.
Bộ pháp điển các luật liên bang chỉ chứa đựng những đạo luật của Nghị viện và được chia thành 50 chủ đề khác nhau một cách logic theo lĩnh vực lập pháp và được Quốc hội thông qua vào năm 1926. Quốc hội Mỹ có thể xem xét phê chuẩn từng chủ đề. Những chủ đề được phê chuẩn sẽ có giá trị như luật. Vào thời điểm năm 2014, sau gần 90 năm, mới chỉ có 26 trong tổng số 50 chủ đề được chính thức hóa. Những chủ đề còn lại đang tồn tại dưới dạng “luật tham khảo” trong khi đó các luật gốc vẫn tiếp tục có hiệu lực[7].
Bộ pháp điển các quy định của cơ quan hành chính liên bang được công bố trên Tạp chí Đăng ký liên bang (Federal Register). Theo đó, các quy định pháp luật hiện hành được pháp điển hóa, sắp xếp theo chủ đề gồm 50 quyển tương tự với Bộ pháp điển các luật của liên bang (U.S Code)[8]. Mỗi quyển của Bộ pháp điển các quy định của cơ quan hành chính liên bang được chia thành chương và phần, trong đó, các chương thường mang tên của cơ quan ban hành. Số lượng tập của mỗi quyển - lĩnh vực khác nhau tùy theo khối lượng quy phạm. Tổng cộng hiện nay ứng với 50 quyển - chủ đề đã có tới 216 tập/cuốn và số lượng này sẽ còn tăng lên[9].
2. Pháp điển hóa của Liên minh châu Âu
Hiện tượng pháp điển hóa không giới hạn ở pháp luật quốc gia mà đã xuất hiện cả trong pháp luật quốc tế. Trong khuôn khổ của Liên minh châu Âu, ngay từ khi mới thành lập Cộng đồng châu Âu và sau đó là Liên minh châu Âu, các cơ quan của tổ chức này đã ban hành rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận pháp luật, ngày 01/4/1987, Ủy ban châu Âu đã ra quyết định bắt buộc các cơ quan trực thuộc phải đề xuất pháp điển hóa hoặc hợp nhất các văn bản của Ủy ban chậm nhất là sau lần sửa đổi thứ 10 của mỗi văn bản[10]. Tháng 12/1992, Hội đồng châu Âu đã đề cập những vấn đề mang tính chính trị ở mức cao nhất đồng thời thúc đẩy nhiều hoạt động liên quan tới tính dễ tiếp cận, tính minh bạch và chất lượng văn bản của cộng đồng châu Âu, bao gồm cả pháp điển hóa. Cụ thể hơn, ngày 20/12/1994, ba cơ quan quan trọng nhất của Liên minh châu Âu là Ủy ban châu Âu, Nghị viện châu Âu và Hội đồng châu Âu đã ký một thỏa thuận về pháp điển hóa chính thức các văn bản lập pháp. Năm 2001, một bản thỏa thuận liên cơ quan nữa đã đề cập tới phương pháp mới gọi là “soạn lại”. Bản thỏa thuận mới này đã cho phép thành lập một nhóm tư vấn từ các tổ chức “pháp chế” của ba cơ quan nói trên. Nhóm này có trách nhiệm kiểm tra tất cả các dự thảo của văn bản thuộc diện soạn lại. Bên cạnh đó, sự ủng hộ về mặt chính trị của các thể chế của Liên minh châu Âu còn được thể hiện một cách rõ ràng đối với việc pháp điển hóa Bộ luật Dân sự châu Âu, Bộ luật Hợp đồng châu Âu, Bộ luật về các quyền và tự do cơ bản, Hiến chương về các quyền cơ bản của Liên minh châu Âu.
TS. Nguyễn Ngọc Vũ
Vụ Tổ chức cán bộ
Vụ Tổ chức cán bộ
[1]. Nguyễn Ngọc Vũ, Pháp điển hóa của Cộng hòa Pháp và kinh nghiệm đối với các nhà lập pháp Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Montpellier I, 2013, tr. 7.
[2]. Tại châu Âu, “Pháp điển hóa” (codification) xuất phát từ tiếng la tinh “codicem facere”, có nghĩa là làm một bộ luật. Cách giải thích thuật ngữ như trên được coi là một dạng định nghĩa về pháp điển hóa của nhiều bộ từ điển xuất bản ở các nước châu Âu. Tuy nhiên người ta cũng biết đến nhiều định nghĩa khác về pháp điển hóa. Ở Liên Xô trước đây, pháp điển hóa được coi là việc xây dựng một văn bản trên cơ sở các quy định của luật trong một lĩnh vực nhất định. Cũng gần tương tự như vậy, ở Hungary, khái niệm pháp điển hóa được gắn với trình tự, thủ tục trước khi thông qua một luật. Ngoài ra, để định nghĩa thuật ngữ pháp điển hóa, nhiều học giả không chỉ dựa trên kết quả cuối cùng là một bộ luật mà còn nhấn mạnh về mục đích và lý do cần có pháp điển hóa. Bên cạnh đó, còn có nhiều định nghĩa dựa trên mức độ tập hợp hóa các quy phạm pháp luật, các hình thức và phương pháp pháp điển hóa (xem Nguyễn Ngọc Vũ, Pháp điển hóa của Cộng hòa Pháp và kinh nghiệm đối với các nhà lập pháp Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Montpellier I, 2013, tr. 47).
[3]. Nguyễn Ngọc Vũ, Pháp điển hóa của Cộng hòa Pháp và kinh nghiệm đối với các nhà lập pháp Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Montpellier I, 2013, tr. 203.
[4]. Elysabeth CATTA, Hội thảo năm 2010 của Nhà pháp luật Việt - Pháp: Pháp điển hóa là việc tập hợp những văn bản đã có để hình thành bộ pháp điển hay xây dựng một bộ luật lớn.
[5]. Shael HERMAN, “Lịch sử và hướng đi của pháp điển hóa của Mỹ”, Tạp chí quốc tế về luật so sánh, số 3, tháng 9/1995, tr. 707.
[6]. Uniforme Commercial Code.
[7]. Nguyễn Ngọc Vũ, Pháp điển hóa của Cộng hòa Pháp và kinh nghiệm đối với các nhà lập pháp Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Montpellier I, 2013, tr. 241; Trần Văn Lợi, “Một số kinh nghiệm Pháp điển của Hoa Kỳ”, http://moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/thong-tin-khac.aspx?ItemID=4199, tra cứu ngày 22/7/2014.
[8]. Trần Văn Lợi, “Một số kinh nghiệm Pháp điển của Hoa Kỳ”, http://moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/thong-tin-khac.aspx?ItemID=4199, tra cứu ngày 22/7/2014.
[9]. Nguyễn Thị Hạnh (2007), Lịch sử và quy trình pháp điển hóa ở Hoa kỳ, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 1 (91) năm 2007.
[10]. H.Gérald CROSSLAND, “Pháp điển hóa pháp luật của Liên minh châu Âu”, Tạp chí hành chính công, số 82, 1997, tr. 257.