Trong nhiều thập kỷ qua, vấn đề chuyển giá, tránh thuế của các tập đoàn đa quốc gia luôn là chủ đề quan trọng tại các hội nghị cấp cao như Hội nghị G8, G20, Diễn đàn thuế quốc tế… thu hút sự quan tâm từ các nhà lãnh đạo cấp cao (Chính phủ) đến các nhà quản lý chuyên môn (Bộ Tài chính, cơ quan thuế) và cả cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế, các công ty tư vấn. Nhằm ngăn chặn và hạn chế các hành vi chuyển giá, tránh thuế, Việt Nam cũng đã ban hành khung pháp lý về chống chuyển giá qua hệ thống các văn bản từ luật (Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008, Luật Quản lý thuế năm 2006, Luật Kế toán năm 2015), nghị định (Nghị định số 20/2017/NĐ-CP[1]) đến các thông tư hướng dẫn chi tiết (Thông tư số 74/1997/TT-BTC[2], Thông tư số 89/1999/TT-BTC[3], Thông tư số 13/2001/TT-BTC[4], Thông tư số 117/2005/TT-BTC[5], Thông tư số 66/2010/TT-BTC[6], Thông tư số 201/2013/TT-BTC[7]).
1. Kinh nghiệm quốc tế liên quan đến giao dịch liên kết
1.1. Dự án Chống xói mòn nguồn thu và chuyển lợi nhuận (BEPS)
BEPS bắt đầu được Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) khởi động vào tháng 02/2013 và đến tháng 5/2016, OECD đã đưa ra 15 chương trình hành động[8] nhằm ngăn ngừa, hạn chế các hành vi làm xói mòn nguồn thu và chống chuyển lợi nhuận ra nước ngoài. Các khuyến nghị mà OECD đưa ra trong các chương trình hành động này đang được các nước sử dụng làm cơ sở để đưa ra quy định phù hợp của mình. Trong các chương trình hành động của BEPS, Chương trình hành động số 4 (Giảm thiểu xói mòn nguồn thu đối với lãi vay và các khoản thanh toán tài chính khác), Chương trình hành động số 8-10 (Đảm bảo xác định giá chuyển nhượng phù hợp với giá trị được tạo lập), Chương trình hành động số 13 (Hồ sơ giá chuyển nhượng và Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia) là liên quan trực tiếp đến các quy định về giá chuyển nhượng của Việt Nam.
- Chương trình hành động số 4:
Chương trình hành động số 4 tập hợp các thông lệ tốt nhất mà các quốc gia đang áp dụng để ngăn ngừa và hạn chế việc chuyển lợi nhuận thông qua chi phí lãi vay và các khoản thanh toán tài chính khác có bản chất tương tự. Qua đó, đề xuất giải pháp để các nước cùng thống nhất triển khai một cách hiệu quả nhất nhằm ngăn ngừa xói mòn nguồn thu và đảm bảo giảm thiểu việc đánh thuế trùng giữa các quốc gia.
Trên cơ sở nghiên cứu thực tế, BEPS đã tổng kết các hình thức chuyển lợi nhuận của các tập đoàn đa quốc gia thông qua việc dàn xếp các giao dịch tài chính (bao gồm các khoản vay và các giao dịch tài chính khác) giữa các thành viên trong nội bộ tập đoàn hoặc dàn xếp các khoản vay thông qua một bên thứ 3 (bên độc lập). Các hình thức này bao gồm: (i) Thiết lập các khoản vay nội bộ để được trừ chi phí lãi vay vượt quá mức lãi vay thực tế chi trả cho bên thứ ba; (ii) Tăng cường vay nợ từ bên thứ ba tại các quốc gia có thuế suất cao; (iii) Sử dụng khoản vay từ bên thứ ba hoặc từ các bên liên kết để tài trợ cho các hoạt động được miễn thuế.
BEPS đã đưa ra phương pháp tiếp cận cho các nước dựa trên những thông lệ quốc tế tốt nhất. Theo đó, BEPS khuyến nghị các nước nên tiếp cận theo hướng đưa ra các quy định giới hạn tỷ lệ tối đa chi phí lãi vay (và các khoản thanh toán có bản chất kinh tế tương tự) được trừ vào chi phí tính thuế thu nhập doanh nghiệp của người nộp thuế dựa trên lợi nhuận trước thuế chưa trừ chi phí lãi vay và khấu hao (EBITDA). Dựa trên các số liệu khảo sát thực tế về chi phí lãi vay mà các tập đoàn niêm yết đại chúng công bố, OECD phân tích, đánh giá và khuyến nghị các nước nên quy định giới hạn tỷ lệ chi phí lãi vay được trừ vào chi phí tính thuế không vượt quá mức ngưỡng từ 10% - 30% phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng quốc gia.
- Chương trình hành động số 8-10:
Nội dung cụ thể được đề cập trong các chương trình hành động này như sau:
+ Đối với tài sản vô hình: BEPS đưa ra giải pháp ngăn ngừa các hành vi làm xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển lợi nhuận thông qua dịch chuyển tài sản vô hình giữa các thành viên trong nội bộ tập đoàn.
+ Xây dựng các quy định nhằm ngăn ngừa xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển lợi nhuận đối với các hoạt động dàn xếp phân bổ rủi ro hoặc phân bổ vốn quá mức giữa các thành viên trong nội bộ tập đoàn.
+ Xây dựng các quy định chống chuyển lợi nhuận và xói mòn nguồn thu đối với việc thực hiện các giao dịch mà sẽ không được thực hiện hoặc rất hiếm khi được thực hiện giữa các bên độc lập.
+ Việc áp dụng nguyên tắc giao dịch độc lập, nguyên tắc bản chất quyết định hình thức, nguyên tắc phân tích so sánh và nguyên tắc tái nhận diện giao dịch được sửa đổi, bổ sung để ngăn ngừa các hình thức sắp xếp ngày càng tinh vi, phức tạp của các tập đoàn đa quốc gia.
- Chương trình hành động số 13:
Chương trình hành động số 13 của BEPS tập trung vào việc chuẩn hóa các thông tin, dữ liệu cần yêu cầu các tập đoàn đa quốc gia báo cáo phục vụ cho công tác quản lý giá chuyển nhượng. Các hồ sơ gồm có: Hồ sơ tập đoàn (master file), hồ sơ quốc gia (local file) và báo cáo lợi nhuận liên quốc gia (country by country report). Trong đó: (i) Hồ sơ toàn cầu: Bao gồm các thông tin tổng quan về tập đoàn gồm cơ cấu tổ chức, chuỗi giá trị... (ii) Hồ sơ địa phương: Là báo cáo phân tích xác định giá chuyển nhượng đối với các giao dịch trọng yếu của người nộp thuế tại nước sở tại. (iii) Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia: Bao gồm các thông tin liên quan đến việc phân bổ lợi nhuận của tập đoàn đối với các công ty thành viên tại tất cả các quốc gia. Báo cáo lợi nhuận đa quốc gia sẽ chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp có ngưỡng doanh thu vượt 750 triệu Euro và mức ngưỡng này sẽ được rà soát lại vào năm 2020. Báo cáo này sẽ bắt đầu được thực hiện vào kỳ tính thuế sau ngày 01/01/2016. Các điều kiện đưa ra khi sử dụng báo cáo lợi nhuận liên quốc gia là phải đảm bảo tính bảo mật thông tin cho người nộp thuế, đảm bảo tính nhất quán và chỉ sử dụng cho mục đích phân tích rủi ro không sử dụng trực tiếp cho mục đích điều chỉnh giá chuyển nhượng. Đối tượng phải lập báo cáo này là công ty mẹ tối hậu của toàn tập đoàn và cơ quan thuế nơi có các công ty con của tập đoàn sẽ nhận được báo cáo này thông qua trao đổi thông tin tự động với cơ quan thuế của công ty mẹ.
1.2. Malaysia
Trên cơ sở khuyến nghị của OECD, Malaysia đã ban hành quy định về chống chuyển giá. Theo đó, Malaysia đã ban hành hai tờ khai về chuyển giá, một tờ khai dành cho các doanh nghiệp nước ngoài và một tờ khai dành cho các doanh nghiệp trong nước. Cơ quan thuế Malaysia sẽ dùng các tờ khai này để thanh tra thuế và thanh tra chuyển giá đối với các công ty.
Ngoài ra, đối với việc xác định các doanh nghiệp có thực hiện chuyển giá hay không, Malaysia sử dụng phương pháp so sánh giá thị trường tự do, phương pháp dựa vào giá bán ra, phương pháp cộng chi phí vào giá vốn, phương pháp phân chia lợi nhuận, phương pháp lợi tức thuận từ giao dịch. Cùng với đó, Malaysia không có quy định riêng về hình thức phát mà áp dụng quy định xử phạt vi thuế chung trong luật. Mức phạt dao động từ 100% - 300%[9] số thuế bị phát hiện gian lận. Đồng thời, Malaysia cũng công khai danh tính những doanh nghiệp thực hiện chuyển giá chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước.
1.3. Thái Lan
Luật Chống chuyển giá đã được Thái Lan ban hành và thực hiện từ hơn 10 năm nay. Theo đó, cơ quan thuế của Thái Lan đã thiết lập được một cơ sở dữ liệu khá đầy đủ, có thể dễ dàng đối chiếu được doanh nghiệp nào giao dịch theo hoặc không theo giá thị trường. Cơ sở dữ liệu này sẽ tập trung vào các công ty đang là mục tiêu để tiến hành kiểm tra sổ sách và điều tra, cụ thể là các công ty có các chỉ số “rủi ro cao”, như là thua lỗ liên tục hơn hai năm; tổng số lợi nhuận âm; không nộp thuế trong một giai đoạn; có các giao dịch đáng kể của cùng nhóm liên quan và khả năng sinh lãi thấp so với các đối thủ cạnh tranh.
Ngoài ra, để ngăn chặn, xử lý tình trạng chuyển giá, cơ quan thuế của Thái Lan tập trung vào các chứng cứ giá cả chính xác. Cùng với đó là tài liệu giải thích doanh số của công ty, kết quả hoạt động, các giao dịch quốc tế của công ty với các tổ chức kinh doanh liên kết.
Đặc biệt, cơ quan thuế ở Thái Lan thanh tra, kiểm tra rất kỹ các chi phí trong nội bộ tập đoàn, chẳng hạn như chi phí quản lý, chi phí bản quyền. Họ không chỉ xem công ty có hợp đồng hoặc hóa đơn hợp lệ hay không, mà còn nhìn vào bản chất của giao dịch. Mặt khác, Cục Thuế Thái Lan cũng thường xem xét những công ty được ưu đãi về thuế và so sánh lợi nhuận của các công ty này với những công ty không được ưu đãi về thuế xem lợi nhuận của hai nhóm công ty này có giống nhau hay không và thực hiện bước thanh tra tiếp theo.
1.4. Singapore
Singapore là quốc gia có nhiều tập đoàn lớn của nước ngoài hoạt động, tuy nhiên, Singapore lại không có luật riêng để quản lý hoạt động chuyển giá. Vấn đề liên quan đến hoạt động chuyển giá được quy định trong luật chung về thuế. Những quy định về chuyển giá của Singapore được xây dựng dựa trên hướng dẫn của OECD. Tuy nhiên, Singapore hầu như không ưu tiên cho phương pháp nào trong số các phương pháp được hướng dẫn của OECD. Phương pháp xác định giá chuyển giao nào đưa ra kết quả chính xác, đáng tin cậy nhất sẽ được lựa chọn và áp dụng tùy từng trường hợp cụ thể.
Bên cạnh đó, tương tự như Malaysia, Singapore cũng không quy định mức phạt cụ thể dành riêng cho hành vi chuyển giá. Mức phạt chung cho các vi phạm về thuế nằm từ khoảng 100% - 400% khoản thuế phải trả. Một điểm đáng lưu ý trong thực tế là khi một vụ điều tra về chuyển giá được tiến hành, án phạt gần như sẽ được áp dụng nếu đơn vị đóng thuế không có hoặc không đầy đủ các tài liệu liên quan đến việc điều tra chuyển giá. Các tài liệu tối thiểu cần có khi kiểm tra về vấn đề chuyển giá bao gồm: Mô tả về các bên liên quan trong chuyển nhượng (bao gồm giá trị mua bán và các điều khoản ký kết); văn bản phân tích sâu trong đó mô tả những yếu tố chính liên quan đến quá trình mua bán như chức năng, sự phát triển của tài sản, việc sử dụng tài sản và các rủi ro được dự báo; bảng đánh giá của đơn vị đóng thuế về những rủi ro về thuế của đơn vị.
Việc ban hành hướng dẫn về chuyển giá của Singapore chủ yếu nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết của doanh nghiệp về vấn đề chuyển giá. Các thỏa thuận về giá đơn phương, song phương hay đa phương đều được chấp nhận ở Singapore. Tuy nhiên, đối với các thỏa thuận song phương và đa phương thì phải có thỏa thuận thuế kép giữa Singapore và quốc gia liên quan.
1.5. Indonesia
Những phương pháp để ngăn chặn hoạt động chuyển giá căn bản nhất mà Indonesia áp dụng là phương pháp so sánh giá thị trường tự do, phương pháp dựa vào giá bán ra, phương pháp cộng chi phí vào giá vốn và các phương pháp khác do OECD hướng dẫn (thông thường là biện pháp dựa trên lợi nhuận). Ngoài ra, Indonesia áp dụng mức phạt từ 2% - 48%[10] một tháng tính trên số thuế nộp thiếu bị phát hiện do gian lận qua chuyển giá. Đồng thời, Indonesia điều chỉnh thuế thu nhập doanh nghiệp theo tương quan với các nước đối thủ cạnh tranh chính, nâng cao tính dễ dự đoán của chính sách thuế, công khai chính sách thuế trong những năm tiếp theo, áp dụng cơ chế tạo thuận lợi cho việc định giá trước. Bên cạnh đó, Indonesia cũng thu hẹp các ưu đãi về thuế và hoàn thiện hệ thống thông tin, dữ liệu về người, doanh nghiệp nộp thuế để từ đó theo dõi sát sao những thay đổi về doanh thu, lợi nhuận của các doanh nghiệp này.
2. Quá trình xây dựng và quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam liên quan đến giao dịch liên kết
2.1. Hệ thống pháp luật liên quan đến giao dịch liên kết từ trước đến năm 2016
Để ngăn chặn và hạn chế các hành vi chuyển giá, tránh thuế, căn cứ Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, từ những năm cuối thập niên 90, Bộ Tài chính đã ban hành khung pháp lý về chống chuyển giá, như: Thông tư số 74/1997/TT-BTC, Thông tư số 89/1999/TT-BTC. Tại các thông tư này, quy định các biện pháp “chống chuyển giá” được thực hiện bằng cách, cơ quan thuế sẽ điều chỉnh mức giá hoặc mức tỷ suất lợi nhuận đối với các trường hợp qua thanh tra, kiểm tra phát hiện vấn đề bất hợp lý về giá hoặc tỷ suất lợi nhuận trong các giao dịch kinh doanh giữa các công ty liên kết.
Đến năm 2001, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 13/2001/TT-BTC, theo đó, cách tiếp cận đối với vấn đề chuyển giá đã có những bước chuyển biến nhất định, chuyển từ khuynh hướng “chống” chuyển giá sang khuynh hướng chấp nhận như là hiện tượng khách quan của vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế và thay đổi tên thành “biện pháp xác định giá thị trường trong quan hệ giao dịch giữa các doanh nghiệp liên kết”.
Năm 2003, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2003 đã có quy định nghĩa vụ của người nộp thuế: “Mua bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hóa theo giá thị trường” (khoản 5 Điều 11). Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 117/2015/TT-BTC, theo đó, người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh tại Thông tư này tự thực hiện xác định giá thị trường và kê khai, điều chỉnh thu nhập chịu thuế theo mức giá thị trường khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
Luật Quản lý thuế năm 2006 quy định, trường hợp nộp thuế “mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ không theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường” (điểm e khoản 1 Điều 37), cơ quan thuế sẽ thực hiện ấn định thuế.
Năm 2010, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 66/2010/TT-BTC thay thế cho Thông tư số 117/2005/TT-BTC. Thông tư số 66/2010/TT-BTC kế thừa toàn bộ nội dung của Thông tư số 117/2005/TT-BTC và có sửa đổi, bổ sung một số thuật ngữ, hướng dẫn rõ thêm một số quy định về bên liên kết, về lựa chọn giá trị phù hợp nhất để xác định giá giao dịch liên kết, sửa đổi mẫu biểu kê khai thông tin giao dịch liên kết...
2.2. Nội dung của Nghị định số 20/2017/NĐ-CP
Quá trình hoàn thiện các văn bản pháp luật được nêu trên đã từng bước tiếp cận phù hợp với thông lệ quốc tế và đáp ứng yêu cầu của công tác cải cách hành chính thuế của Việt Nam. Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện, hệ thống chính sách thuế cũng bộc lộ một số hạn chế, chưa theo kịp được thực tiễn hoạt động kinh doanh của các công ty đa quốc gia, chưa có bộ công cụ hoàn chỉnh và đủ hiệu lực để giải quyết những vấn đề trốn tránh thuế quốc tế, nhất là trong bối cảnh các tập đoàn đa quốc gia ngày càng có nhiều hình thức tinh vi trong việc dàn xếp, sắp đặt các giao dịch để lạm dụng chuyển giá, tránh thuế.
Mặt khác, qua thực tế công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế cho thấy, hiện tượng lạm dụng giá chuyển nhượng trong các giao dịch nội bộ tập đoàn, giao dịch giữa các bên liên kết để tránh nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam cũng tương đối phổ biến trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và một bộ phận doanh nghiệp khi sản xuất, kinh doanh trên các địa bàn, lĩnh vực khác nhau có mức thuế thu nhập doanh nghiệp khác nhau. Các hình thức chuyển giá được áp dụng trên thế giới thì đều đã xuất hiện tại Việt Nam, gồm: Chuyển giá thông qua góp vốn đầu tư (giá trị máy móc thiết bị hình thành tài sản cố định); chuyển giá thông qua chuyển giao tài sản vô hình (bí quyết công nghệ, thương hiệu, bí quyết kinh doanh...); chuyển giá thông qua chuyển giao nguyên vật liệu, hàng hóa; chuyển giá thông qua cung cấp dịch vụ; chuyển giá thông qua chi trả lãi vay vốn sản xuất, kinh doanh hoặc chi trả các khoản chi phí liên quan đến các giao dịch tài chính; chuyển giá thông qua tái cấu trúc hoạt động tập đoàn.
Do đó, để đối phó với nguy cơ chuyển lợi nhuận và xói mòn cơ sở thuế, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 20/2017/NĐ-CP. Nghị định này được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc chủ yếu sau:
- Nội dung đã căn cứ vào những quy định của Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp, Luật Kế toán, Luật Đầu tư; đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và phù hợp với thông lệ quốc tế.
- Bảo đảm phù hợp với thực tế trên nguyên tắc đơn giản, minh bạch; tạo thuận lợi cho người nộp thuế; đồng thời bảo đảm tính hợp lý, tính khả thi và chủ trương cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi hành.
- Phát huy những quy định về quản lý giá giao dịch liên kết đã mang lại những kết quả trong thời gian qua và cập nhật, bổ sung các giải pháp quản lý mới đã được BEPS khuyến nghị.
Nội dung của Nghị định số 20/2017/NĐ-CP bao gồm 03 chương và 15 điều. Nghị định đã đánh dấu mốc phát triển quan trọng nhất trong hệ thống quy định pháp luật về giá giao dịch liên kết tại Việt Nam trong suốt 10 năm qua, thể hiện cam kết của Việt Nam trong việc xây dựng chính sách thuế mang tính nhất quán đối với khung chính sách toàn cầu (BEPS) về tính minh bạch. Những thay đổi chính của Nghị định số 20/2017/NĐ-CP so với quy định của pháp luật trước đây:
(i) Đưa ra một số khái niệm, nguyên tắc mới theo hướng dẫn của OECD và các chương trình hành động của BEPS, như: Nguyên tắc người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết phải thực hiện kê khai giá giao dịch liên kết và cơ quan thuế có trách nhiệm quản lý, thanh tra, kiểm tra trên nguyên tắc so sánh, đối chiếu giá giao dịch liên kết với giao dịch độc lập.
(ii) Đưa ra yêu cầu về hồ sơ kê khai xác định giá giao dịch liên kết theo ba cấp nhằm thu thập được nhiều hơn thông tin về thuế của các công ty đa quốc gia. Đối với nội dung này, Nghị định số 20/2017/NĐ-CP đã áp dụng hướng tiếp cận như được khuyến nghị trong Chương trình hành động số 13 của BEPS. Cụ thể là người nộp thuế phải chuẩn bị và lưu trữ hồ sơ thông tin tập đoàn toàn cầu, hồ sơ quốc gia và báo cáo lợi nhuận liên quốc gia.
Người nộp thuế phải cung cấp báo cáo lợi nhuận liên quốc gia trong trường hợp công ty mẹ tối hậu cũng có nghĩa vụ phải chuẩn bị và nộp báo cáo này cho cơ quan thuế nước sở tại hoặc trong trường hợp người nộp thuế là công ty mẹ tối hậu tại Việt Nam có doanh thu hợp nhất toàn cầu trong kỳ tính thuế từ 18 nghìn tỷ đồng Việt Nam trở lên. Nếu người nộp thuế không cung cấp được báo cáo lợi nhuận liên quốc gia, người nộp thuế phải có văn bản giải trình lý do, căn cứ pháp lý và trích dẫn quy định pháp luật cụ thể của nước đối tác về việc không cho phép người nộp thuế cung cấp báo cáo lợi nhuận liên quốc gia. Người nộp thuế được miễn nghĩa vụ chuẩn bị hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết (nhưng không bao gồm các nghĩa vụ khác theo quy định của Nghị định) nếu thỏa mãn một trong các điều kiện như có tổng doanh thu dưới 50 tỷ đồng và tổng giá trị tất cả các giao dịch liên kết phát sinh trong kỳ tính thuế dưới 30 tỷ đồng…
Quy định này cũng đã và đang được nhiều nước trong khu vực đưa vào áp dụng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Malaysia…
(iii) Nghị định số 20/2017/NĐ-CP đã gộp các phương pháp xác định giá giao dịch liên kết sử dụng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu hoặc trên chi phí thành phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận, theo đó có 03 phương pháp xác định giá giao dịch liên kết là: Phương pháp so sánh giá giao dịch liên kết với giá giao dịch độc lập; phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận của người nộp thuế và tỷ suất lợi nhuận của các đối tượng so sánh độc lập; phương pháp phân bổ lợi nhuận giữa người nộp thuế và các bên liên kết.
(iv) Theo Nghị định số 20/2017/NĐ-CP, mẫu tờ khai các giao dịch liên kết mới yêu cầu người nộp thuế phải kê khai thông tin chi tiết về báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo nhóm giao dịch liên kết và giao dịch độc lập. Bất kỳ chênh lệch đáng kể nào giữa mức lợi nhuận thu được từ các giao dịch liên kết và giao dịch độc lập đều có thể làm gia tăng rủi ro cho người nộp thuế và đặt ra nhiều câu hỏi từ phía cơ quan thuế.
(v) Nghị định số 20/2017/NĐ-CP còn đưa ra những hướng dẫn về khấu trừ chi phí trong các giao dịch liên kết, chẳng hạn như: Quy định tổng chi phí lãi vay được khấu trừ cho mục đích tính thuế không vượt quá 20% chỉ số EBITDA (lợi nhuận trước thuế chưa trừ chi phí lãi vay và chi phí khấu hao).
Đối với các dịch vụ nội bộ, các tiêu chí xác định chi phí được khấu trừ cho mục đích tính thuế cũng được đưa ra, cụ thể là người nộp thuế phải chứng minh dịch vụ nội bộ thực sự mang lại lợi ích kinh tế cho người nộp thuế, đồng thời phải đưa ra bằng chứng (chứng từ kế toán, hợp đồng dịch vụ...) để chứng minh tính hợp lý của phương pháp xác định phí dịch vụ.
Các chi phí sẽ không được khấu trừ cho mục đích tính thuế nếu người nộp thuế không chứng minh được lợi ích trực tiếp và giá trị của dịch vụ đó đem lại đối với hoạt động kinh doanh của mình, ví dụ như các dịch vụ trùng lặp, chi phí phục vụ lợi ích cổ đông... Thêm vào đó, phần lãi do bên liên kết tính thêm trên chi phí trả cho bên thứ ba không được khấu trừ cho mục đích tính thuế trong trường hợp bên liên kết không đóng góp thêm giá trị cho dịch vụ đó.
Nghị định số 20/2017/NĐ-CP đã đưa ra khung pháp lý vững chắc và phổ quát hơn cho hoạt động quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết, đồng thời đưa Việt Nam tiến gần hơn đến các chuẩn mực quốc tế về gia tăng tính minh bạch và nỗ lực chống tránh thuế. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả trong việc thực hiện, thời gian tới cần tăng cường phổ biến, nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp trong việc thực hiện các quy định về giao dịch liên kết và làm rõ hơn một số vấn đề (như hướng dẫn cụ thể về cách thực hiện điều chỉnh giá giao dịch liên kết…) thông qua việc ban hành văn hướng dẫn thực hiện Nghị định số 20/2017/NĐ-CP.
1. Kinh nghiệm quốc tế liên quan đến giao dịch liên kết
1.1. Dự án Chống xói mòn nguồn thu và chuyển lợi nhuận (BEPS)
BEPS bắt đầu được Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) khởi động vào tháng 02/2013 và đến tháng 5/2016, OECD đã đưa ra 15 chương trình hành động[8] nhằm ngăn ngừa, hạn chế các hành vi làm xói mòn nguồn thu và chống chuyển lợi nhuận ra nước ngoài. Các khuyến nghị mà OECD đưa ra trong các chương trình hành động này đang được các nước sử dụng làm cơ sở để đưa ra quy định phù hợp của mình. Trong các chương trình hành động của BEPS, Chương trình hành động số 4 (Giảm thiểu xói mòn nguồn thu đối với lãi vay và các khoản thanh toán tài chính khác), Chương trình hành động số 8-10 (Đảm bảo xác định giá chuyển nhượng phù hợp với giá trị được tạo lập), Chương trình hành động số 13 (Hồ sơ giá chuyển nhượng và Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia) là liên quan trực tiếp đến các quy định về giá chuyển nhượng của Việt Nam.
- Chương trình hành động số 4:
Chương trình hành động số 4 tập hợp các thông lệ tốt nhất mà các quốc gia đang áp dụng để ngăn ngừa và hạn chế việc chuyển lợi nhuận thông qua chi phí lãi vay và các khoản thanh toán tài chính khác có bản chất tương tự. Qua đó, đề xuất giải pháp để các nước cùng thống nhất triển khai một cách hiệu quả nhất nhằm ngăn ngừa xói mòn nguồn thu và đảm bảo giảm thiểu việc đánh thuế trùng giữa các quốc gia.
Trên cơ sở nghiên cứu thực tế, BEPS đã tổng kết các hình thức chuyển lợi nhuận của các tập đoàn đa quốc gia thông qua việc dàn xếp các giao dịch tài chính (bao gồm các khoản vay và các giao dịch tài chính khác) giữa các thành viên trong nội bộ tập đoàn hoặc dàn xếp các khoản vay thông qua một bên thứ 3 (bên độc lập). Các hình thức này bao gồm: (i) Thiết lập các khoản vay nội bộ để được trừ chi phí lãi vay vượt quá mức lãi vay thực tế chi trả cho bên thứ ba; (ii) Tăng cường vay nợ từ bên thứ ba tại các quốc gia có thuế suất cao; (iii) Sử dụng khoản vay từ bên thứ ba hoặc từ các bên liên kết để tài trợ cho các hoạt động được miễn thuế.
BEPS đã đưa ra phương pháp tiếp cận cho các nước dựa trên những thông lệ quốc tế tốt nhất. Theo đó, BEPS khuyến nghị các nước nên tiếp cận theo hướng đưa ra các quy định giới hạn tỷ lệ tối đa chi phí lãi vay (và các khoản thanh toán có bản chất kinh tế tương tự) được trừ vào chi phí tính thuế thu nhập doanh nghiệp của người nộp thuế dựa trên lợi nhuận trước thuế chưa trừ chi phí lãi vay và khấu hao (EBITDA). Dựa trên các số liệu khảo sát thực tế về chi phí lãi vay mà các tập đoàn niêm yết đại chúng công bố, OECD phân tích, đánh giá và khuyến nghị các nước nên quy định giới hạn tỷ lệ chi phí lãi vay được trừ vào chi phí tính thuế không vượt quá mức ngưỡng từ 10% - 30% phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng quốc gia.
- Chương trình hành động số 8-10:
Nội dung cụ thể được đề cập trong các chương trình hành động này như sau:
+ Đối với tài sản vô hình: BEPS đưa ra giải pháp ngăn ngừa các hành vi làm xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển lợi nhuận thông qua dịch chuyển tài sản vô hình giữa các thành viên trong nội bộ tập đoàn.
+ Xây dựng các quy định nhằm ngăn ngừa xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển lợi nhuận đối với các hoạt động dàn xếp phân bổ rủi ro hoặc phân bổ vốn quá mức giữa các thành viên trong nội bộ tập đoàn.
+ Xây dựng các quy định chống chuyển lợi nhuận và xói mòn nguồn thu đối với việc thực hiện các giao dịch mà sẽ không được thực hiện hoặc rất hiếm khi được thực hiện giữa các bên độc lập.
+ Việc áp dụng nguyên tắc giao dịch độc lập, nguyên tắc bản chất quyết định hình thức, nguyên tắc phân tích so sánh và nguyên tắc tái nhận diện giao dịch được sửa đổi, bổ sung để ngăn ngừa các hình thức sắp xếp ngày càng tinh vi, phức tạp của các tập đoàn đa quốc gia.
- Chương trình hành động số 13:
Chương trình hành động số 13 của BEPS tập trung vào việc chuẩn hóa các thông tin, dữ liệu cần yêu cầu các tập đoàn đa quốc gia báo cáo phục vụ cho công tác quản lý giá chuyển nhượng. Các hồ sơ gồm có: Hồ sơ tập đoàn (master file), hồ sơ quốc gia (local file) và báo cáo lợi nhuận liên quốc gia (country by country report). Trong đó: (i) Hồ sơ toàn cầu: Bao gồm các thông tin tổng quan về tập đoàn gồm cơ cấu tổ chức, chuỗi giá trị... (ii) Hồ sơ địa phương: Là báo cáo phân tích xác định giá chuyển nhượng đối với các giao dịch trọng yếu của người nộp thuế tại nước sở tại. (iii) Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia: Bao gồm các thông tin liên quan đến việc phân bổ lợi nhuận của tập đoàn đối với các công ty thành viên tại tất cả các quốc gia. Báo cáo lợi nhuận đa quốc gia sẽ chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp có ngưỡng doanh thu vượt 750 triệu Euro và mức ngưỡng này sẽ được rà soát lại vào năm 2020. Báo cáo này sẽ bắt đầu được thực hiện vào kỳ tính thuế sau ngày 01/01/2016. Các điều kiện đưa ra khi sử dụng báo cáo lợi nhuận liên quốc gia là phải đảm bảo tính bảo mật thông tin cho người nộp thuế, đảm bảo tính nhất quán và chỉ sử dụng cho mục đích phân tích rủi ro không sử dụng trực tiếp cho mục đích điều chỉnh giá chuyển nhượng. Đối tượng phải lập báo cáo này là công ty mẹ tối hậu của toàn tập đoàn và cơ quan thuế nơi có các công ty con của tập đoàn sẽ nhận được báo cáo này thông qua trao đổi thông tin tự động với cơ quan thuế của công ty mẹ.
1.2. Malaysia
Trên cơ sở khuyến nghị của OECD, Malaysia đã ban hành quy định về chống chuyển giá. Theo đó, Malaysia đã ban hành hai tờ khai về chuyển giá, một tờ khai dành cho các doanh nghiệp nước ngoài và một tờ khai dành cho các doanh nghiệp trong nước. Cơ quan thuế Malaysia sẽ dùng các tờ khai này để thanh tra thuế và thanh tra chuyển giá đối với các công ty.
Ngoài ra, đối với việc xác định các doanh nghiệp có thực hiện chuyển giá hay không, Malaysia sử dụng phương pháp so sánh giá thị trường tự do, phương pháp dựa vào giá bán ra, phương pháp cộng chi phí vào giá vốn, phương pháp phân chia lợi nhuận, phương pháp lợi tức thuận từ giao dịch. Cùng với đó, Malaysia không có quy định riêng về hình thức phát mà áp dụng quy định xử phạt vi thuế chung trong luật. Mức phạt dao động từ 100% - 300%[9] số thuế bị phát hiện gian lận. Đồng thời, Malaysia cũng công khai danh tính những doanh nghiệp thực hiện chuyển giá chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước.
1.3. Thái Lan
Luật Chống chuyển giá đã được Thái Lan ban hành và thực hiện từ hơn 10 năm nay. Theo đó, cơ quan thuế của Thái Lan đã thiết lập được một cơ sở dữ liệu khá đầy đủ, có thể dễ dàng đối chiếu được doanh nghiệp nào giao dịch theo hoặc không theo giá thị trường. Cơ sở dữ liệu này sẽ tập trung vào các công ty đang là mục tiêu để tiến hành kiểm tra sổ sách và điều tra, cụ thể là các công ty có các chỉ số “rủi ro cao”, như là thua lỗ liên tục hơn hai năm; tổng số lợi nhuận âm; không nộp thuế trong một giai đoạn; có các giao dịch đáng kể của cùng nhóm liên quan và khả năng sinh lãi thấp so với các đối thủ cạnh tranh.
Ngoài ra, để ngăn chặn, xử lý tình trạng chuyển giá, cơ quan thuế của Thái Lan tập trung vào các chứng cứ giá cả chính xác. Cùng với đó là tài liệu giải thích doanh số của công ty, kết quả hoạt động, các giao dịch quốc tế của công ty với các tổ chức kinh doanh liên kết.
Đặc biệt, cơ quan thuế ở Thái Lan thanh tra, kiểm tra rất kỹ các chi phí trong nội bộ tập đoàn, chẳng hạn như chi phí quản lý, chi phí bản quyền. Họ không chỉ xem công ty có hợp đồng hoặc hóa đơn hợp lệ hay không, mà còn nhìn vào bản chất của giao dịch. Mặt khác, Cục Thuế Thái Lan cũng thường xem xét những công ty được ưu đãi về thuế và so sánh lợi nhuận của các công ty này với những công ty không được ưu đãi về thuế xem lợi nhuận của hai nhóm công ty này có giống nhau hay không và thực hiện bước thanh tra tiếp theo.
1.4. Singapore
Singapore là quốc gia có nhiều tập đoàn lớn của nước ngoài hoạt động, tuy nhiên, Singapore lại không có luật riêng để quản lý hoạt động chuyển giá. Vấn đề liên quan đến hoạt động chuyển giá được quy định trong luật chung về thuế. Những quy định về chuyển giá của Singapore được xây dựng dựa trên hướng dẫn của OECD. Tuy nhiên, Singapore hầu như không ưu tiên cho phương pháp nào trong số các phương pháp được hướng dẫn của OECD. Phương pháp xác định giá chuyển giao nào đưa ra kết quả chính xác, đáng tin cậy nhất sẽ được lựa chọn và áp dụng tùy từng trường hợp cụ thể.
Bên cạnh đó, tương tự như Malaysia, Singapore cũng không quy định mức phạt cụ thể dành riêng cho hành vi chuyển giá. Mức phạt chung cho các vi phạm về thuế nằm từ khoảng 100% - 400% khoản thuế phải trả. Một điểm đáng lưu ý trong thực tế là khi một vụ điều tra về chuyển giá được tiến hành, án phạt gần như sẽ được áp dụng nếu đơn vị đóng thuế không có hoặc không đầy đủ các tài liệu liên quan đến việc điều tra chuyển giá. Các tài liệu tối thiểu cần có khi kiểm tra về vấn đề chuyển giá bao gồm: Mô tả về các bên liên quan trong chuyển nhượng (bao gồm giá trị mua bán và các điều khoản ký kết); văn bản phân tích sâu trong đó mô tả những yếu tố chính liên quan đến quá trình mua bán như chức năng, sự phát triển của tài sản, việc sử dụng tài sản và các rủi ro được dự báo; bảng đánh giá của đơn vị đóng thuế về những rủi ro về thuế của đơn vị.
Việc ban hành hướng dẫn về chuyển giá của Singapore chủ yếu nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết của doanh nghiệp về vấn đề chuyển giá. Các thỏa thuận về giá đơn phương, song phương hay đa phương đều được chấp nhận ở Singapore. Tuy nhiên, đối với các thỏa thuận song phương và đa phương thì phải có thỏa thuận thuế kép giữa Singapore và quốc gia liên quan.
1.5. Indonesia
Những phương pháp để ngăn chặn hoạt động chuyển giá căn bản nhất mà Indonesia áp dụng là phương pháp so sánh giá thị trường tự do, phương pháp dựa vào giá bán ra, phương pháp cộng chi phí vào giá vốn và các phương pháp khác do OECD hướng dẫn (thông thường là biện pháp dựa trên lợi nhuận). Ngoài ra, Indonesia áp dụng mức phạt từ 2% - 48%[10] một tháng tính trên số thuế nộp thiếu bị phát hiện do gian lận qua chuyển giá. Đồng thời, Indonesia điều chỉnh thuế thu nhập doanh nghiệp theo tương quan với các nước đối thủ cạnh tranh chính, nâng cao tính dễ dự đoán của chính sách thuế, công khai chính sách thuế trong những năm tiếp theo, áp dụng cơ chế tạo thuận lợi cho việc định giá trước. Bên cạnh đó, Indonesia cũng thu hẹp các ưu đãi về thuế và hoàn thiện hệ thống thông tin, dữ liệu về người, doanh nghiệp nộp thuế để từ đó theo dõi sát sao những thay đổi về doanh thu, lợi nhuận của các doanh nghiệp này.
2. Quá trình xây dựng và quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam liên quan đến giao dịch liên kết
2.1. Hệ thống pháp luật liên quan đến giao dịch liên kết từ trước đến năm 2016
Để ngăn chặn và hạn chế các hành vi chuyển giá, tránh thuế, căn cứ Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, từ những năm cuối thập niên 90, Bộ Tài chính đã ban hành khung pháp lý về chống chuyển giá, như: Thông tư số 74/1997/TT-BTC, Thông tư số 89/1999/TT-BTC. Tại các thông tư này, quy định các biện pháp “chống chuyển giá” được thực hiện bằng cách, cơ quan thuế sẽ điều chỉnh mức giá hoặc mức tỷ suất lợi nhuận đối với các trường hợp qua thanh tra, kiểm tra phát hiện vấn đề bất hợp lý về giá hoặc tỷ suất lợi nhuận trong các giao dịch kinh doanh giữa các công ty liên kết.
Đến năm 2001, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 13/2001/TT-BTC, theo đó, cách tiếp cận đối với vấn đề chuyển giá đã có những bước chuyển biến nhất định, chuyển từ khuynh hướng “chống” chuyển giá sang khuynh hướng chấp nhận như là hiện tượng khách quan của vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế và thay đổi tên thành “biện pháp xác định giá thị trường trong quan hệ giao dịch giữa các doanh nghiệp liên kết”.
Năm 2003, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2003 đã có quy định nghĩa vụ của người nộp thuế: “Mua bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hóa theo giá thị trường” (khoản 5 Điều 11). Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 117/2015/TT-BTC, theo đó, người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh tại Thông tư này tự thực hiện xác định giá thị trường và kê khai, điều chỉnh thu nhập chịu thuế theo mức giá thị trường khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
Luật Quản lý thuế năm 2006 quy định, trường hợp nộp thuế “mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ không theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường” (điểm e khoản 1 Điều 37), cơ quan thuế sẽ thực hiện ấn định thuế.
Năm 2010, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 66/2010/TT-BTC thay thế cho Thông tư số 117/2005/TT-BTC. Thông tư số 66/2010/TT-BTC kế thừa toàn bộ nội dung của Thông tư số 117/2005/TT-BTC và có sửa đổi, bổ sung một số thuật ngữ, hướng dẫn rõ thêm một số quy định về bên liên kết, về lựa chọn giá trị phù hợp nhất để xác định giá giao dịch liên kết, sửa đổi mẫu biểu kê khai thông tin giao dịch liên kết...
2.2. Nội dung của Nghị định số 20/2017/NĐ-CP
Quá trình hoàn thiện các văn bản pháp luật được nêu trên đã từng bước tiếp cận phù hợp với thông lệ quốc tế và đáp ứng yêu cầu của công tác cải cách hành chính thuế của Việt Nam. Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện, hệ thống chính sách thuế cũng bộc lộ một số hạn chế, chưa theo kịp được thực tiễn hoạt động kinh doanh của các công ty đa quốc gia, chưa có bộ công cụ hoàn chỉnh và đủ hiệu lực để giải quyết những vấn đề trốn tránh thuế quốc tế, nhất là trong bối cảnh các tập đoàn đa quốc gia ngày càng có nhiều hình thức tinh vi trong việc dàn xếp, sắp đặt các giao dịch để lạm dụng chuyển giá, tránh thuế.
Mặt khác, qua thực tế công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế cho thấy, hiện tượng lạm dụng giá chuyển nhượng trong các giao dịch nội bộ tập đoàn, giao dịch giữa các bên liên kết để tránh nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam cũng tương đối phổ biến trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và một bộ phận doanh nghiệp khi sản xuất, kinh doanh trên các địa bàn, lĩnh vực khác nhau có mức thuế thu nhập doanh nghiệp khác nhau. Các hình thức chuyển giá được áp dụng trên thế giới thì đều đã xuất hiện tại Việt Nam, gồm: Chuyển giá thông qua góp vốn đầu tư (giá trị máy móc thiết bị hình thành tài sản cố định); chuyển giá thông qua chuyển giao tài sản vô hình (bí quyết công nghệ, thương hiệu, bí quyết kinh doanh...); chuyển giá thông qua chuyển giao nguyên vật liệu, hàng hóa; chuyển giá thông qua cung cấp dịch vụ; chuyển giá thông qua chi trả lãi vay vốn sản xuất, kinh doanh hoặc chi trả các khoản chi phí liên quan đến các giao dịch tài chính; chuyển giá thông qua tái cấu trúc hoạt động tập đoàn.
Do đó, để đối phó với nguy cơ chuyển lợi nhuận và xói mòn cơ sở thuế, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 20/2017/NĐ-CP. Nghị định này được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc chủ yếu sau:
- Nội dung đã căn cứ vào những quy định của Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp, Luật Kế toán, Luật Đầu tư; đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và phù hợp với thông lệ quốc tế.
- Bảo đảm phù hợp với thực tế trên nguyên tắc đơn giản, minh bạch; tạo thuận lợi cho người nộp thuế; đồng thời bảo đảm tính hợp lý, tính khả thi và chủ trương cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi hành.
- Phát huy những quy định về quản lý giá giao dịch liên kết đã mang lại những kết quả trong thời gian qua và cập nhật, bổ sung các giải pháp quản lý mới đã được BEPS khuyến nghị.
Nội dung của Nghị định số 20/2017/NĐ-CP bao gồm 03 chương và 15 điều. Nghị định đã đánh dấu mốc phát triển quan trọng nhất trong hệ thống quy định pháp luật về giá giao dịch liên kết tại Việt Nam trong suốt 10 năm qua, thể hiện cam kết của Việt Nam trong việc xây dựng chính sách thuế mang tính nhất quán đối với khung chính sách toàn cầu (BEPS) về tính minh bạch. Những thay đổi chính của Nghị định số 20/2017/NĐ-CP so với quy định của pháp luật trước đây:
(i) Đưa ra một số khái niệm, nguyên tắc mới theo hướng dẫn của OECD và các chương trình hành động của BEPS, như: Nguyên tắc người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết phải thực hiện kê khai giá giao dịch liên kết và cơ quan thuế có trách nhiệm quản lý, thanh tra, kiểm tra trên nguyên tắc so sánh, đối chiếu giá giao dịch liên kết với giao dịch độc lập.
(ii) Đưa ra yêu cầu về hồ sơ kê khai xác định giá giao dịch liên kết theo ba cấp nhằm thu thập được nhiều hơn thông tin về thuế của các công ty đa quốc gia. Đối với nội dung này, Nghị định số 20/2017/NĐ-CP đã áp dụng hướng tiếp cận như được khuyến nghị trong Chương trình hành động số 13 của BEPS. Cụ thể là người nộp thuế phải chuẩn bị và lưu trữ hồ sơ thông tin tập đoàn toàn cầu, hồ sơ quốc gia và báo cáo lợi nhuận liên quốc gia.
Người nộp thuế phải cung cấp báo cáo lợi nhuận liên quốc gia trong trường hợp công ty mẹ tối hậu cũng có nghĩa vụ phải chuẩn bị và nộp báo cáo này cho cơ quan thuế nước sở tại hoặc trong trường hợp người nộp thuế là công ty mẹ tối hậu tại Việt Nam có doanh thu hợp nhất toàn cầu trong kỳ tính thuế từ 18 nghìn tỷ đồng Việt Nam trở lên. Nếu người nộp thuế không cung cấp được báo cáo lợi nhuận liên quốc gia, người nộp thuế phải có văn bản giải trình lý do, căn cứ pháp lý và trích dẫn quy định pháp luật cụ thể của nước đối tác về việc không cho phép người nộp thuế cung cấp báo cáo lợi nhuận liên quốc gia. Người nộp thuế được miễn nghĩa vụ chuẩn bị hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết (nhưng không bao gồm các nghĩa vụ khác theo quy định của Nghị định) nếu thỏa mãn một trong các điều kiện như có tổng doanh thu dưới 50 tỷ đồng và tổng giá trị tất cả các giao dịch liên kết phát sinh trong kỳ tính thuế dưới 30 tỷ đồng…
Quy định này cũng đã và đang được nhiều nước trong khu vực đưa vào áp dụng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Malaysia…
(iii) Nghị định số 20/2017/NĐ-CP đã gộp các phương pháp xác định giá giao dịch liên kết sử dụng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu hoặc trên chi phí thành phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận, theo đó có 03 phương pháp xác định giá giao dịch liên kết là: Phương pháp so sánh giá giao dịch liên kết với giá giao dịch độc lập; phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận của người nộp thuế và tỷ suất lợi nhuận của các đối tượng so sánh độc lập; phương pháp phân bổ lợi nhuận giữa người nộp thuế và các bên liên kết.
(iv) Theo Nghị định số 20/2017/NĐ-CP, mẫu tờ khai các giao dịch liên kết mới yêu cầu người nộp thuế phải kê khai thông tin chi tiết về báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo nhóm giao dịch liên kết và giao dịch độc lập. Bất kỳ chênh lệch đáng kể nào giữa mức lợi nhuận thu được từ các giao dịch liên kết và giao dịch độc lập đều có thể làm gia tăng rủi ro cho người nộp thuế và đặt ra nhiều câu hỏi từ phía cơ quan thuế.
(v) Nghị định số 20/2017/NĐ-CP còn đưa ra những hướng dẫn về khấu trừ chi phí trong các giao dịch liên kết, chẳng hạn như: Quy định tổng chi phí lãi vay được khấu trừ cho mục đích tính thuế không vượt quá 20% chỉ số EBITDA (lợi nhuận trước thuế chưa trừ chi phí lãi vay và chi phí khấu hao).
Đối với các dịch vụ nội bộ, các tiêu chí xác định chi phí được khấu trừ cho mục đích tính thuế cũng được đưa ra, cụ thể là người nộp thuế phải chứng minh dịch vụ nội bộ thực sự mang lại lợi ích kinh tế cho người nộp thuế, đồng thời phải đưa ra bằng chứng (chứng từ kế toán, hợp đồng dịch vụ...) để chứng minh tính hợp lý của phương pháp xác định phí dịch vụ.
Các chi phí sẽ không được khấu trừ cho mục đích tính thuế nếu người nộp thuế không chứng minh được lợi ích trực tiếp và giá trị của dịch vụ đó đem lại đối với hoạt động kinh doanh của mình, ví dụ như các dịch vụ trùng lặp, chi phí phục vụ lợi ích cổ đông... Thêm vào đó, phần lãi do bên liên kết tính thêm trên chi phí trả cho bên thứ ba không được khấu trừ cho mục đích tính thuế trong trường hợp bên liên kết không đóng góp thêm giá trị cho dịch vụ đó.
Nghị định số 20/2017/NĐ-CP đã đưa ra khung pháp lý vững chắc và phổ quát hơn cho hoạt động quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết, đồng thời đưa Việt Nam tiến gần hơn đến các chuẩn mực quốc tế về gia tăng tính minh bạch và nỗ lực chống tránh thuế. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả trong việc thực hiện, thời gian tới cần tăng cường phổ biến, nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp trong việc thực hiện các quy định về giao dịch liên kết và làm rõ hơn một số vấn đề (như hướng dẫn cụ thể về cách thực hiện điều chỉnh giá giao dịch liên kết…) thông qua việc ban hành văn hướng dẫn thực hiện Nghị định số 20/2017/NĐ-CP.
Đinh Bảo Ngọc
Vụ Pháp luật quốc tế
Vụ Pháp luật quốc tế
[1] Nghị định ngày 24/02/2017 của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết.
[2] Thông tư ngày 20/10/1997 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế đối với nhà đầu tư nước ngoài.
[3] Thông tư ngày 16/7/1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định về thuế đối với các hình thức đầu tư theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
[4] Thông tư ngày 08/3/2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định về thuế đối với các hình thức đầu tư theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
[5] Thông tư ngày 19/12/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện việc xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết.
[6] Thông tư ngày 22/4/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện việc xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết.
[7] Thông tư ngày 20/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc áp dụng thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA) trong quản lý thuế.
[8] http://www.oecd.org/ctp/beps-actions.htm.
[9] http://www.ey.com/gl/en/services/tax/international-tax/transfer-pricing-and-tax-effective-supply-chain-management/2013-transfer-pricing-global-reference-guide---malaysia.
[10] http://www.ey.com/gl/en/services/tax/international-tax/transfer-pricing-and-tax-effective-supply-chain-management/2013-transfer-pricing-global-reference-guide---indonesia.