1. Tình hình xã hội hóa hoạt động công chứng tại tỉnh Lâm Đồng
Xác định việc hoàn thiện thể chế là nhiệm vụ cơ bản, quan trọng tạo nền tảng thúc đẩy xã hội hóa hoạt động công chứng, trên cơ sở Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020[1], Quốc hội đã ban hành Luật Công chứng năm 2006, đây là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc đổi mới hình thức tổ chức công chứng theo hướng từng bước xã hội hóa nhằm phát huy những tiềm năng to lớn của xã hội vào phát triển hệ thống công chứng, với tính chất là tổ chức dịch vụ công do Nhà nước ủy nhiệm, phục vụ một cách thuận tiện cho nhu cầu ngày càng tăng cao của các tổ chức, cá nhân. Sau một thời gian triển khai, Luật Công chứng với tinh thần xã hội hóa cao độ hoạt động công chứng đã đi vào cuộc sống và nhận được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân. Các Văn phòng Công chứng được thành lập đã giảm tải cho các phòng công chứng, tạo sự cạnh tranh lành mạnh. Các tổ chức hành nghề công chứng đã có sự đổi mới, xây dựng được phong cách làm việc chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả. Một số Văn phòng Công chứng hoạt động tốt, tạo được niềm tin cho nhân dân, người dân có nhiều sự lựa chọn trong việc chứng nhận các hợp đồng, giao dịch.
Trên cơ sở Luật Công chứng năm 2006 và các văn bản hướng dẫn, Bộ Tư pháp đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2104/QĐ-TTg ngày 29/12/2012 về việc phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020” nhằm thực hiện việc phát triển mạng lưới tổ chức hành nghề công chứng rộng khắp và có sự phân bổ hợp lý, tạo điều kiện tốt nhất cho người dân thực hiện công chứng; thực hiện đẩy mạnh việc xã hội hóa hoạt động công chứng gắn liền việc tăng cường việc phát triển các Văn phòng công chứng.
Nhằm tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa xã hội hóa trong hoạt động công chứng, khắc phục những tồn tại, bất cập trong hoạt động công chứng, Quốc hội đã thông qua Luật Công chứng năm 2014 với nhiều điểm mới phù hợp với yêu cầu thực tiễn như: Mở rộng phạm vi công chứng; quy định chặt chẽ hơn về tiêu chuẩn công chứng viên; khuyến khích phát triển văn phòng công chứng theo hướng xã hội hóa… Việc thông qua Luật Công chứng đã thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước trong việc khẳng định, nâng cao vai trò, vị trí của hoạt động công chứng, chức năng xã hội của công chứng viên trong sự nghiệp đổi mới, cải cách tư pháp.
Triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, trong thời gian qua, hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng và công chứng viên trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã từng bước được chuyên nghiệp hóa, tăng cường tính hiệu quả, cơ bản đáp ứng yêu cầu công chứng của xã hội và từng bước được phát triển theo hướng xã hội hóa. Tỉnh Lâm Đồng đã phát triển được 29/322 tổ chức hành nghề công chứng (04 Phòng Công chứng và 25 Văn phòng Công chứng), đạt 91% so với quy hoạch với 62 công chứng viên hành nghề. Năm 2016, các tổ chức công chứng trên địa bàn tỉnh đã thực hiện 132.993 việc công chứng, doanh thu gần 40 tỷ đồng, trong đó doanh thu tại các Văn phòng Công chứng chiếm trên 80%.
Công tác xã hội hóa mạnh mẽ trong hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh được thể hiện qua việc thực hiện quy định chuyển đổi Phòng Công chứng thành Văn phòng Công chứng. Thực hiện Luật Công chứng năm 2014 và Nghị định số 29/2015/NĐ-CP ngày 15/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng, tỉnh Lâm Đồng là địa phương đầu tiên trong cả nước chuyển đổi thành công Phòng Công chứng thành Văn phòng Công chứng[3]. Trên cơ sở những kết quả đạt được từ việc chuyển đổi, Sở Tư pháp đã tiếp tục đề xuất, xin chủ trương của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chuyển đổi với các Phòng Công chứng khác có đủ các điều kiện theo quy định.
Việc phát triển các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua luôn được quan tâm, chú trọng phát triển theo hướng xã hội hóa, ưu tiên thành lập các Văn phòng Công chứng, các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh được thành lập theo đúng quy định của Luật Công chứng năm 2014, Quyết định số 2104/QĐ-TTg ngày 29/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020” và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Nhằm nâng cao chất lượng, quy mô tổ chức và hoạt động của các Văn phòng Công chứng, góp phần bảo đảm sự phát triển ổn định, bền vững và cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động công chứng, đồng thời giúp lựa chọn được những hồ sơ tốt nhất trong nhiều hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng Công chứng để cấp phép thành lập, hạn chế tối đa tình trạng khiếu kiện, khiếu nại, tố cáo trong việc cho phép thành lập Văn phòng Công chứng; hạn chế tình trạng tiêu cực trong việc cho phép thành lập Văn phòng Công chứng... Sở Tư pháp đã tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy định về tiêu chí và cách thức xét duyệt hồ sơ thành lập các Văn phòng Công chứng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Xác định việc hình thành tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên là cần thiết để tập hợp, đoàn kết hội viên nhằm phát huy vai trò tự quản của các tổ chức này; hỗ trợ cơ quan nhà nước trong việc quản lý hành nghề công chứng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của những người hành nghề công chứng, một phần quan trọng trong việc xã hội hóa hoạt động công chứng, Sở Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan thành lập Hội Công chứng tỉnh Lâm Đồng (hiện nay đã đổi tên thành Hội Công chứng viên tỉnh Lâm Đồng) và thường xuyên củng cố, kiện toàn tổ chức, hoạt động của tổ chức này.
Nhiệm vụ xây dựng cơ sở dữ liệu công chứng và ban hành quy chế quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu công chứng nhằm góp phần đảm bảo an toàn pháp lý cho các hợp đồng giao dịch được công chứng tại các tổ chức hành nghề công chứng là nhiệm vụ sớm được triển khai thực hiện và đã hoàn thành sau khi Luật Công chứng năm 2014 có hiệu lực thi hành, Lâm Đồng cũng là một trong những địa phương đầu tiên trong cả nước triển khai và hoàn thành nhiệm vụ trên. Sau khi xây dựng cơ sở dữ liệu công chứng, việc duy trì cơ sở dữ liệu được chuyển giao theo hướng xã hội hóa, theo đó, Hội Công chứng viên tỉnh là tổ chức chịu trách nhiệm liên quan đến vấn đề kinh phí duy trì cơ sở dữ liệu trên cơ sở đóng góp của các tổ chức hành nghề công chứng, của các công chứng viên hành nghề trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh đó, công tác thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động công chứng cũng là một nhiệm vụ luôn được Sở Tư pháp quan tâm, chú trọng triển khai thực hiện, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng.
2. Khó khăn, vướng mắc
Thứ nhất, trong quá trình xã hội hóa, phát triển các tổ chức hành nghề công chứng, còn tình trạng các tổ chức hành nghề công chứng phân bố chưa đồng đều, chủ yếu phát triển ở các thành phố, các huyện có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển như Đà Lạt, Bảo Lộc, Đức Trọng...; còn ở các địa bàn có điều kiện kinh tế kém phát triển thì số lượng tổ chức hành nghề công chứng chưa phát triển đủ theo quy hoạch, chưa thật sự tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi có nhu cầu công chứng các hợp đồng, giao dịch.
Thứ hai, số lượng công chứng viên hành nghề trên địa bàn tỉnh có nơi, có lúc còn chưa đảm bảo theo yêu cầu, một số Văn phòng Công chứng còn thiếu công chứng viên hợp danh (trong thời hạn 06 tháng) ảnh hưởng đến hoạt động của Văn phòng cũng như khả năng đáp ứng yêu cầu của nhân dân.
Thứ ba, một số quy định trong Nghị định số 29/2015/NĐ-CP ngày 15/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng liên quan đến giá quyền nhận chuyển đổi Phòng Công chứng, phương thức chuyển đổi Phòng Công chứng chưa được cụ thể, gây khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện và cần được hướng dẫn để đánh giá được chính xác giá trị Phòng Công chứng dự kiến chuyển đổi.
3. Giải pháp
Có thể nói, qua thực tiễn triển khai, chủ trương phát triển công chứng theo hướng xã hội hóa là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền, đẩy mạnh cải cách tư pháp, góp phần đảm bảo an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch, tiết kiệm thời gian, chi phí cho xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho Tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp... Để tiếp tục triển khai nhiệm vụ này trong thời gian tới, cần thực hiện một số giải pháp cơ bản sau:
Một là, tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền các chủ trương, quy định của Đảng, Nhà nước về xã hội hóa các hoạt động bổ trợ tư pháp nói chung và hoạt động công chứng nói riêng trên địa bàn tỉnh.
Hai là, Sở Tư pháp là cơ quan giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về công chứng tại địa phương, cần xác định rõ các trường hợp chuyển đổi Phòng Công chứng, đánh giá về tổ chức và hoạt động của các Phòng Công chứng trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới để có sự định hướng, tiếp tục tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh chuyển đổi Phòng Công chứng, đây là điểm quan trọng, cốt lõi trong thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng.
Ba là, tăng cường, nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội Công chứng viên tỉnh Lâm Đồng, tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của Hội này trong tổ chức và hoạt động công chứng.
Bốn là, tiếp tục làm tốt công tác xét duyệt các hồ sơ thành lập Văn phòng Công chứng theo quy định, khuyến khích các Văn phòng Công chứng thành lập ở các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, chỉ thành lập Phòng Công chứng khi không có đủ điều kiện phát triển Văn phòng Công chứng; đồng thời cải cách thủ tục hành chính, thúc đẩy phát triển các Văn phòng Công chứng quy mô lớn, hoạt động chuyên nghiệp và hiệu quả.
Năm là, chú trọng, quan tâm, thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động công chứng, chất lượng công chứng viên để đáp ứng những yêu cầu, thách thức đặt ra trong quá trình xã hội hóa hoạt động công chứng, đây cũng là mục tiêu quan trọng nhất của Luật Công chứng năm 2014.
Xác định việc hoàn thiện thể chế là nhiệm vụ cơ bản, quan trọng tạo nền tảng thúc đẩy xã hội hóa hoạt động công chứng, trên cơ sở Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020[1], Quốc hội đã ban hành Luật Công chứng năm 2006, đây là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc đổi mới hình thức tổ chức công chứng theo hướng từng bước xã hội hóa nhằm phát huy những tiềm năng to lớn của xã hội vào phát triển hệ thống công chứng, với tính chất là tổ chức dịch vụ công do Nhà nước ủy nhiệm, phục vụ một cách thuận tiện cho nhu cầu ngày càng tăng cao của các tổ chức, cá nhân. Sau một thời gian triển khai, Luật Công chứng với tinh thần xã hội hóa cao độ hoạt động công chứng đã đi vào cuộc sống và nhận được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân. Các Văn phòng Công chứng được thành lập đã giảm tải cho các phòng công chứng, tạo sự cạnh tranh lành mạnh. Các tổ chức hành nghề công chứng đã có sự đổi mới, xây dựng được phong cách làm việc chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả. Một số Văn phòng Công chứng hoạt động tốt, tạo được niềm tin cho nhân dân, người dân có nhiều sự lựa chọn trong việc chứng nhận các hợp đồng, giao dịch.
Trên cơ sở Luật Công chứng năm 2006 và các văn bản hướng dẫn, Bộ Tư pháp đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2104/QĐ-TTg ngày 29/12/2012 về việc phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020” nhằm thực hiện việc phát triển mạng lưới tổ chức hành nghề công chứng rộng khắp và có sự phân bổ hợp lý, tạo điều kiện tốt nhất cho người dân thực hiện công chứng; thực hiện đẩy mạnh việc xã hội hóa hoạt động công chứng gắn liền việc tăng cường việc phát triển các Văn phòng công chứng.
Nhằm tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa xã hội hóa trong hoạt động công chứng, khắc phục những tồn tại, bất cập trong hoạt động công chứng, Quốc hội đã thông qua Luật Công chứng năm 2014 với nhiều điểm mới phù hợp với yêu cầu thực tiễn như: Mở rộng phạm vi công chứng; quy định chặt chẽ hơn về tiêu chuẩn công chứng viên; khuyến khích phát triển văn phòng công chứng theo hướng xã hội hóa… Việc thông qua Luật Công chứng đã thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước trong việc khẳng định, nâng cao vai trò, vị trí của hoạt động công chứng, chức năng xã hội của công chứng viên trong sự nghiệp đổi mới, cải cách tư pháp.
Triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, trong thời gian qua, hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng và công chứng viên trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã từng bước được chuyên nghiệp hóa, tăng cường tính hiệu quả, cơ bản đáp ứng yêu cầu công chứng của xã hội và từng bước được phát triển theo hướng xã hội hóa. Tỉnh Lâm Đồng đã phát triển được 29/322 tổ chức hành nghề công chứng (04 Phòng Công chứng và 25 Văn phòng Công chứng), đạt 91% so với quy hoạch với 62 công chứng viên hành nghề. Năm 2016, các tổ chức công chứng trên địa bàn tỉnh đã thực hiện 132.993 việc công chứng, doanh thu gần 40 tỷ đồng, trong đó doanh thu tại các Văn phòng Công chứng chiếm trên 80%.
Công tác xã hội hóa mạnh mẽ trong hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh được thể hiện qua việc thực hiện quy định chuyển đổi Phòng Công chứng thành Văn phòng Công chứng. Thực hiện Luật Công chứng năm 2014 và Nghị định số 29/2015/NĐ-CP ngày 15/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng, tỉnh Lâm Đồng là địa phương đầu tiên trong cả nước chuyển đổi thành công Phòng Công chứng thành Văn phòng Công chứng[3]. Trên cơ sở những kết quả đạt được từ việc chuyển đổi, Sở Tư pháp đã tiếp tục đề xuất, xin chủ trương của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chuyển đổi với các Phòng Công chứng khác có đủ các điều kiện theo quy định.
Việc phát triển các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua luôn được quan tâm, chú trọng phát triển theo hướng xã hội hóa, ưu tiên thành lập các Văn phòng Công chứng, các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh được thành lập theo đúng quy định của Luật Công chứng năm 2014, Quyết định số 2104/QĐ-TTg ngày 29/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020” và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Nhằm nâng cao chất lượng, quy mô tổ chức và hoạt động của các Văn phòng Công chứng, góp phần bảo đảm sự phát triển ổn định, bền vững và cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động công chứng, đồng thời giúp lựa chọn được những hồ sơ tốt nhất trong nhiều hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng Công chứng để cấp phép thành lập, hạn chế tối đa tình trạng khiếu kiện, khiếu nại, tố cáo trong việc cho phép thành lập Văn phòng Công chứng; hạn chế tình trạng tiêu cực trong việc cho phép thành lập Văn phòng Công chứng... Sở Tư pháp đã tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy định về tiêu chí và cách thức xét duyệt hồ sơ thành lập các Văn phòng Công chứng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Xác định việc hình thành tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên là cần thiết để tập hợp, đoàn kết hội viên nhằm phát huy vai trò tự quản của các tổ chức này; hỗ trợ cơ quan nhà nước trong việc quản lý hành nghề công chứng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của những người hành nghề công chứng, một phần quan trọng trong việc xã hội hóa hoạt động công chứng, Sở Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan thành lập Hội Công chứng tỉnh Lâm Đồng (hiện nay đã đổi tên thành Hội Công chứng viên tỉnh Lâm Đồng) và thường xuyên củng cố, kiện toàn tổ chức, hoạt động của tổ chức này.
Nhiệm vụ xây dựng cơ sở dữ liệu công chứng và ban hành quy chế quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu công chứng nhằm góp phần đảm bảo an toàn pháp lý cho các hợp đồng giao dịch được công chứng tại các tổ chức hành nghề công chứng là nhiệm vụ sớm được triển khai thực hiện và đã hoàn thành sau khi Luật Công chứng năm 2014 có hiệu lực thi hành, Lâm Đồng cũng là một trong những địa phương đầu tiên trong cả nước triển khai và hoàn thành nhiệm vụ trên. Sau khi xây dựng cơ sở dữ liệu công chứng, việc duy trì cơ sở dữ liệu được chuyển giao theo hướng xã hội hóa, theo đó, Hội Công chứng viên tỉnh là tổ chức chịu trách nhiệm liên quan đến vấn đề kinh phí duy trì cơ sở dữ liệu trên cơ sở đóng góp của các tổ chức hành nghề công chứng, của các công chứng viên hành nghề trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh đó, công tác thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động công chứng cũng là một nhiệm vụ luôn được Sở Tư pháp quan tâm, chú trọng triển khai thực hiện, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng.
2. Khó khăn, vướng mắc
Thứ nhất, trong quá trình xã hội hóa, phát triển các tổ chức hành nghề công chứng, còn tình trạng các tổ chức hành nghề công chứng phân bố chưa đồng đều, chủ yếu phát triển ở các thành phố, các huyện có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển như Đà Lạt, Bảo Lộc, Đức Trọng...; còn ở các địa bàn có điều kiện kinh tế kém phát triển thì số lượng tổ chức hành nghề công chứng chưa phát triển đủ theo quy hoạch, chưa thật sự tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi có nhu cầu công chứng các hợp đồng, giao dịch.
Thứ hai, số lượng công chứng viên hành nghề trên địa bàn tỉnh có nơi, có lúc còn chưa đảm bảo theo yêu cầu, một số Văn phòng Công chứng còn thiếu công chứng viên hợp danh (trong thời hạn 06 tháng) ảnh hưởng đến hoạt động của Văn phòng cũng như khả năng đáp ứng yêu cầu của nhân dân.
Thứ ba, một số quy định trong Nghị định số 29/2015/NĐ-CP ngày 15/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng liên quan đến giá quyền nhận chuyển đổi Phòng Công chứng, phương thức chuyển đổi Phòng Công chứng chưa được cụ thể, gây khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện và cần được hướng dẫn để đánh giá được chính xác giá trị Phòng Công chứng dự kiến chuyển đổi.
3. Giải pháp
Có thể nói, qua thực tiễn triển khai, chủ trương phát triển công chứng theo hướng xã hội hóa là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền, đẩy mạnh cải cách tư pháp, góp phần đảm bảo an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch, tiết kiệm thời gian, chi phí cho xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho Tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp... Để tiếp tục triển khai nhiệm vụ này trong thời gian tới, cần thực hiện một số giải pháp cơ bản sau:
Một là, tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền các chủ trương, quy định của Đảng, Nhà nước về xã hội hóa các hoạt động bổ trợ tư pháp nói chung và hoạt động công chứng nói riêng trên địa bàn tỉnh.
Hai là, Sở Tư pháp là cơ quan giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về công chứng tại địa phương, cần xác định rõ các trường hợp chuyển đổi Phòng Công chứng, đánh giá về tổ chức và hoạt động của các Phòng Công chứng trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới để có sự định hướng, tiếp tục tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh chuyển đổi Phòng Công chứng, đây là điểm quan trọng, cốt lõi trong thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng.
Ba là, tăng cường, nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội Công chứng viên tỉnh Lâm Đồng, tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của Hội này trong tổ chức và hoạt động công chứng.
Bốn là, tiếp tục làm tốt công tác xét duyệt các hồ sơ thành lập Văn phòng Công chứng theo quy định, khuyến khích các Văn phòng Công chứng thành lập ở các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, chỉ thành lập Phòng Công chứng khi không có đủ điều kiện phát triển Văn phòng Công chứng; đồng thời cải cách thủ tục hành chính, thúc đẩy phát triển các Văn phòng Công chứng quy mô lớn, hoạt động chuyên nghiệp và hiệu quả.
Năm là, chú trọng, quan tâm, thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động công chứng, chất lượng công chứng viên để đáp ứng những yêu cầu, thách thức đặt ra trong quá trình xã hội hóa hoạt động công chứng, đây cũng là mục tiêu quan trọng nhất của Luật Công chứng năm 2014.
Hoàng Lê Huân
Phòng Bổ trợ tư pháp
Phòng Bổ trợ tư pháp
Tài liệu tham khảo:
[1]. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị đã xác định: “Xây dựng mô hình quản lý nhà nước về công chứng theo hướng Nhà nước chỉ tổ chức cơ quan công chứng thích hợp; có bước đi phù hợp để từng bước xã hội hóa công việc này”.
[2]. Theo Quyết định số 2104/QĐ-TTg ngày 29/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng được phát triển 32 tổ chức hành nghề công chứng trong giai đoạn đến năm 2020.
[3]. Chuyển đổi Phòng Công chứng số 2 tỉnh Lâm Đồng thành Văn phòng Công chứng Lê Trung Kiên.
[1]. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị đã xác định: “Xây dựng mô hình quản lý nhà nước về công chứng theo hướng Nhà nước chỉ tổ chức cơ quan công chứng thích hợp; có bước đi phù hợp để từng bước xã hội hóa công việc này”.
[2]. Theo Quyết định số 2104/QĐ-TTg ngày 29/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng được phát triển 32 tổ chức hành nghề công chứng trong giai đoạn đến năm 2020.
[3]. Chuyển đổi Phòng Công chứng số 2 tỉnh Lâm Đồng thành Văn phòng Công chứng Lê Trung Kiên.