Thứ bảy 21/06/2025 14:25
Email: danchuphapluat@moj.gov.vn
Hotline: 024.627.397.37 - 024.62.739.735

Lâm Đồng với công tác xã hội hóa hoạt động công chứng

Xác định việc hoàn thiện thể chế là nhiệm vụ cơ bản, quan trọng tạo nền tảng thúc đẩy xã hội hóa hoạt động công chứng, trên cơ sở Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020[1],

1. Tình hình xã hội hóa hoạt động công chứng tại tỉnh Lâm Đồng
Xác định việc hoàn thiện thể chế là nhiệm vụ cơ bản, quan trọng tạo nền tảng thúc đẩy xã hội hóa hoạt động công chứng, trên cơ sở Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020[1], Quốc hội đã ban hành Luật Công chứng năm 2006, đây là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc đổi mới hình thức tổ chức công chứng theo hướng từng bước xã hội hóa nhằm phát huy những tiềm năng to lớn của xã hội vào phát triển hệ thống công chứng, với tính chất là tổ chức dịch vụ công do Nhà nước ủy nhiệm, phục vụ một cách thuận tiện cho nhu cầu ngày càng tăng cao của các tổ chức, cá nhân. Sau một thời gian triển khai, Luật Công chứng với tinh thần xã hội hóa cao độ hoạt động công chứng đã đi vào cuộc sống và nhận được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân. Các Văn phòng Công chứng được thành lập đã giảm tải cho các phòng công chứng, tạo sự cạnh tranh lành mạnh. Các tổ chức hành nghề công chứng đã có sự đổi mới, xây dựng được phong cách làm việc chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả. Một số Văn phòng Công chứng hoạt động tốt, tạo được niềm tin cho nhân dân, người dân có nhiều sự lựa chọn trong việc chứng nhận các hợp đồng, giao dịch.

Trên cơ sở Luật Công chứng năm 2006 và các văn bản hướng dẫn, Bộ Tư pháp đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2104/QĐ-TTg ngày 29/12/2012 về việc phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020” nhằm thực hiện việc phát triển mạng lưới tổ chức hành nghề công chứng rộng khắp và có sự phân bổ hợp lý, tạo điều kiện tốt nhất cho người dân thực hiện công chứng; thực hiện đẩy mạnh việc xã hội hóa hoạt động công chứng gắn liền việc tăng cường việc phát triển các Văn phòng công chứng.

Nhằm tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa xã hội hóa trong hoạt động công chứng, khắc phục những tồn tại, bất cập trong hoạt động công chứng, Quốc hội đã thông qua Luật Công chứng năm 2014 với nhiều điểm mới phù hợp với yêu cầu thực tiễn như: Mở rộng phạm vi công chứng; quy định chặt chẽ hơn về tiêu chuẩn công chứng viên; khuyến khích phát triển văn phòng công chứng theo hướng xã hội hóa… Việc thông qua Luật Công chứng đã thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước trong việc khẳng định, nâng cao vai trò, vị trí của hoạt động công chứng, chức năng xã hội của công chứng viên trong sự nghiệp đổi mới, cải cách tư pháp.

Triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, trong thời gian qua, hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng và công chứng viên trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã từng bước được chuyên nghiệp hóa, tăng cường tính hiệu quả, cơ bản đáp ứng yêu cầu công chứng của xã hội và từng bước được phát triển theo hướng xã hội hóa. Tỉnh Lâm Đồng đã phát triển được 29/322 tổ chức hành nghề công chứng (04 Phòng Công chứng và 25 Văn phòng Công chứng), đạt 91% so với quy hoạch với 62 công chứng viên hành nghề. Năm 2016, các tổ chức công chứng trên địa bàn tỉnh đã thực hiện 132.993 việc công chứng, doanh thu gần 40 tỷ đồng, trong đó doanh thu tại các Văn phòng Công chứng chiếm trên 80%.

Công tác xã hội hóa mạnh mẽ trong hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh được thể hiện qua việc thực hiện quy định chuyển đổi Phòng Công chứng thành Văn phòng Công chứng. Thực hiện Luật Công chứng năm 2014 và Nghị định số 29/2015/NĐ-CP ngày 15/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng, tỉnh Lâm Đồng là địa phương đầu tiên trong cả nước chuyển đổi thành công Phòng Công chứng thành Văn phòng Công chứng[3]. Trên cơ sở những kết quả đạt được từ việc chuyển đổi, Sở Tư pháp đã tiếp tục đề xuất, xin chủ trương của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chuyển đổi với các Phòng Công chứng khác có đủ các điều kiện theo quy định.

Việc phát triển các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua luôn được quan tâm, chú trọng phát triển theo hướng xã hội hóa, ưu tiên thành lập các Văn phòng Công chứng, các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh được thành lập theo đúng quy định của Luật Công chứng năm 2014, Quyết định số 2104/QĐ-TTg ngày 29/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020” và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhằm nâng cao chất lượng, quy mô tổ chức và hoạt động của các Văn phòng Công chứng, góp phần bảo đảm sự phát triển ổn định, bền vững và cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động công chứng, đồng thời giúp lựa chọn được những hồ sơ tốt nhất trong nhiều hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng Công chứng để cấp phép thành lập, hạn chế tối đa tình trạng khiếu kiện, khiếu nại, tố cáo trong việc cho phép thành lập Văn phòng Công chứng; hạn chế tình trạng tiêu cực trong việc cho phép thành lập Văn phòng Công chứng... Sở Tư pháp đã tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy định về tiêu chí và cách thức xét duyệt hồ sơ thành lập các Văn phòng Công chứng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Xác định việc hình thành tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên là cần thiết để tập hợp, đoàn kết hội viên nhằm phát huy vai trò tự quản của các tổ chức này; hỗ trợ cơ quan nhà nước trong việc quản lý hành nghề công chứng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của những người hành nghề công chứng, một phần quan trọng trong việc xã hội hóa hoạt động công chứng, Sở Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan thành lập Hội Công chứng tỉnh Lâm Đồng (hiện nay đã đổi tên thành Hội Công chứng viên tỉnh Lâm Đồng) và thường xuyên củng cố, kiện toàn tổ chức, hoạt động của tổ chức này.

Nhiệm vụ xây dựng cơ sở dữ liệu công chứng và ban hành quy chế quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu công chứng nhằm góp phần đảm bảo an toàn pháp lý cho các hợp đồng giao dịch được công chứng tại các tổ chức hành nghề công chứng là nhiệm vụ sớm được triển khai thực hiện và đã hoàn thành sau khi Luật Công chứng năm 2014 có hiệu lực thi hành, Lâm Đồng cũng là một trong những địa phương đầu tiên trong cả nước triển khai và hoàn thành nhiệm vụ trên. Sau khi xây dựng cơ sở dữ liệu công chứng, việc duy trì cơ sở dữ liệu được chuyển giao theo hướng xã hội hóa, theo đó, Hội Công chứng viên tỉnh là tổ chức chịu trách nhiệm liên quan đến vấn đề kinh phí duy trì cơ sở dữ liệu trên cơ sở đóng góp của các tổ chức hành nghề công chứng, của các công chứng viên hành nghề trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, công tác thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động công chứng cũng là một nhiệm vụ luôn được Sở Tư pháp quan tâm, chú trọng triển khai thực hiện, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng.

2. Khó khăn, vướng mắc

Thứ nhất, trong quá trình xã hội hóa, phát triển các tổ chức hành nghề công chứng, còn tình trạng các tổ chức hành nghề công chứng phân bố chưa đồng đều, chủ yếu phát triển ở các thành phố, các huyện có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển như Đà Lạt, Bảo Lộc, Đức Trọng...; còn ở các địa bàn có điều kiện kinh tế kém phát triển thì số lượng tổ chức hành nghề công chứng chưa phát triển đủ theo quy hoạch, chưa thật sự tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi có nhu cầu công chứng các hợp đồng, giao dịch.

Thứ hai, số lượng công chứng viên hành nghề trên địa bàn tỉnh có nơi, có lúc còn chưa đảm bảo theo yêu cầu, một số Văn phòng Công chứng còn thiếu công chứng viên hợp danh (trong thời hạn 06 tháng) ảnh hưởng đến hoạt động của Văn phòng cũng như khả năng đáp ứng yêu cầu của nhân dân.

Thứ ba, một số quy định trong Nghị định số 29/2015/NĐ-CP ngày 15/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng liên quan đến giá quyền nhận chuyển đổi Phòng Công chứng, phương thức chuyển đổi Phòng Công chứng chưa được cụ thể, gây khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện và cần được hướng dẫn để đánh giá được chính xác giá trị Phòng Công chứng dự kiến chuyển đổi.

3. Giải pháp

Có thể nói, qua thực tiễn triển khai, chủ trương phát triển công chứng theo hướng xã hội hóa là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền, đẩy mạnh cải cách tư pháp, góp phần đảm bảo an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch, tiết kiệm thời gian, chi phí cho xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho Tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp... Để tiếp tục triển khai nhiệm vụ này trong thời gian tới, cần thực hiện một số giải pháp cơ bản sau:

Một là, tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền các chủ trương, quy định của Đảng, Nhà nước về xã hội hóa các hoạt động bổ trợ tư pháp nói chung và hoạt động công chứng nói riêng trên địa bàn tỉnh.

Hai là, Sở Tư pháp là cơ quan giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về công chứng tại địa phương, cần xác định rõ các trường hợp chuyển đổi Phòng Công chứng, đánh giá về tổ chức và hoạt động của các Phòng Công chứng trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới để có sự định hướng, tiếp tục tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh chuyển đổi Phòng Công chứng, đây là điểm quan trọng, cốt lõi trong thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng.

Ba là, tăng cường, nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội Công chứng viên tỉnh Lâm Đồng, tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của Hội này trong tổ chức và hoạt động công chứng.

Bốn là, tiếp tục làm tốt công tác xét duyệt các hồ sơ thành lập Văn phòng Công chứng theo quy định, khuyến khích các Văn phòng Công chứng thành lập ở các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, chỉ thành lập Phòng Công chứng khi không có đủ điều kiện phát triển Văn phòng Công chứng; đồng thời cải cách thủ tục hành chính, thúc đẩy phát triển các Văn phòng Công chứng quy mô lớn, hoạt động chuyên nghiệp và hiệu quả.

Năm là, chú trọng, quan tâm, thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động công chứng, chất lượng công chứng viên để đáp ứng những yêu cầu, thách thức đặt ra trong quá trình xã hội hóa hoạt động công chứng, đây cũng là mục tiêu quan trọng nhất của Luật Công chứng năm 2014.

Hoàng Lê Huân

Phòng Bổ trợ tư pháp

Tài liệu tham khảo:

[1]. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị đã xác định: “Xây dựng mô hình quản lý nhà nước về công chứng theo hướng Nhà nước chỉ tổ chức cơ quan công chứng thích hợp; có bước đi phù hợp để từng bước xã hội hóa công việc này”.

[2]. Theo Quyết định số 2104/QĐ-TTg ngày 29/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng được phát triển 32 tổ chức hành nghề công chứng trong giai đoạn đến năm 2020.

[3]. Chuyển đổi Phòng Công chứng số 2 tỉnh Lâm Đồng thành Văn phòng Công chứng Lê Trung Kiên.

Bài liên quan

Tin bài có thể bạn quan tâm

Giải trừ trách nhiệm của công chức thuế, tạo thuận lợi giải quyết hoàn thuế cho doanh nghiệp

Luật số 56/2024/QH15 bổ sung quy định về trách nhiệm của công chức thuế theo hướng giải trừ trách nhiệm cho công chức thuế khi có gian lận trong kê khai, cung cấp thông tin tạo thuận lợi giải quyết hoàn thuế cho doanh nghiệp chân chính.

Cải cách thủ tục hành chính cấp Phiếu lý lịch tư pháp tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tại thành phố Hải Phòng

Hải Phòng là địa phương luôn nỗ lực, tích cực thực hiện cải cách thủ tục hành chính, với mục tiêu tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, trong đó phải kể đến lĩnh vực cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Điều này được thể hiện rõ nét qua sự quyết tâm, chủ động, sáng tạo trong triển khai, thực hiện các văn bản, quy định nhằm cải cách thủ tục hành chính cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Pháp luật quốc tế về bảo vệ quyền riêng tư của cá nhân trong bối cảnh chuyển đổi số và những khuyến nghị cho Việt Nam

Bài viết bàn về những vấn đề cơ bản của quyền riêng tư và sự cần thiết phải bảo vệ quyền riêng tư; phân tích các vấn đề pháp lý về bảo vệ quyền riêng tư của cá nhân theo pháp luật quốc tế, từ đó đúc kết và đưa ra những khuyến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về lĩnh vực này tại Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số.

Bảo đảm quyền văn hóa của người dân tộc thiểu số trong bối cảnh chuyển đổi số

Bài viết nghiên cứu về những vấn đề đặt ra đối với việc bảo đảm quyền văn hóa của người dân tộc thiếu số ở nước ta hiện nay trong bối cảnh chuyển đổi số.

Xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Ngành Tư pháp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

Bài viết đề cập đến vấn đề xây dựng và kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Ngành Tư pháp trong sạch, vững mạnh, liêm chính, chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Nâng cao hiệu quả công tác xếp loại thi đua chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân ở các cơ sở giam giữ

Nâng cao hiệu quả công tác xếp loại thi đua chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân ở các cơ sở giam giữ

Thi đua chấp hành án phạt tù tại các cơ sở giam giữ là một trong những yêu cầu phạm nhân phải thực hiện theo quy định của pháp luật. Kết quả của việc thi đua chấp hành án phạt tù là cơ sở để thực hiện các chính sách của Nhà nước đối với phạm nhân theo quy định của Luật Thi hành án hình sự năm 2019. Công tác xếp loại thi đua chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân thuộc về cơ sở giam giữ phạm nhân theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, qua thực tiễn thi hành cho thấy một số khó khăn, vướng mắc cần có giải pháp khắc phục, nâng cao hiệu quả công tác này trong thời gian tới.
Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum đẩy mạnh hoạt động xây dựng Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp

Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum đẩy mạnh hoạt động xây dựng Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp

Nhận thức rõ tầm quan trọng của dữ liệu lý lịch tư pháp trong tiến trình xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, công dân số, phục vụ tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp thông qua việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua môi trường điện tử theo tinh thần của Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án số 06/CP của Chính phủ), được sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh, Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum đã ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch số 64/KH-STP ngày 18/7/2024 về cao điểm nhập dữ liệu thông tin lý lịch tư pháp vào Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp dùng chung của Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum.

Công tác tư pháp 06 tháng cuối năm 2024: Tập trung hoàn thiện thể chế và đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành Tư pháp

Trong 06 tháng đầu năm 2024, Bộ, Ngành Tư pháp đã bám sát sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội, sự điều hành của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, đoàn kết, trách nhiệm, tập trung triển khai toàn diện, kịp thời các nhiệm vụ được giao đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội của đất nước. Theo đó, để hoàn thành tốt kế hoạch công tác năm 2024, Bộ, Ngành Tư pháp đã đề ra những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của 06 tháng cuối năm, trong đó xác định tiếp tục đổi mới, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; tiếp tục đầu tư nguồn lực, cơ sở hạ tầng để đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong Ngành Tư pháp... góp phần vào công cuộc phát triển đất nước trong tình hình mới.
Một số ý kiến góp ý đối với Đề cương chi tiết Luật Luật sư thay thế Luật Luật sư năm 2006

Một số ý kiến góp ý đối với Đề cương chi tiết Luật Luật sư thay thế Luật Luật sư năm 2006

Một trong các nhiệm vụ và giải pháp được xác định trong Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới (Nghị quyết số 27-NQ/TW) đã xác định: “Hoàn thiện thể chế về luật sư và hành nghề luật sư, bảo đảm để luật sư thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm theo quy định của pháp luật...”.
Hoạt động đấu giá tài sản tiếp tục được chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa một cách mạnh mẽ

Hoạt động đấu giá tài sản tiếp tục được chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa một cách mạnh mẽ

Ngày 27/6/2024, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản nhằm góp phần phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; tiếp tục nâng cao tính chuyên nghiệp hóa, chuyên môn hóa của đội ngũ đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản; khắc phục những hạn chế, bất cập, bảo đảm tính công khai, minh bạch, khách quan, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động đấu giá tài sản; nâng cao hiệu quả, hiệu lực của công tác quản lý nhà nước về đấu giá tài sản. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025.
Nỗ lực số hóa dữ liệu hộ tịch - Phấn đấu đẩy nhanh tiến độ, “về đích” sớm*

Nỗ lực số hóa dữ liệu hộ tịch - Phấn đấu đẩy nhanh tiến độ, “về đích” sớm*

Số hóa dữ liệu hộ tịch được xác định là một trong các nhiệm vụ trọng tâm của Ngành Tư pháp năm 2024. Theo thống kê của Bộ Tư pháp, các cơ quan đăng ký hộ tịch trên cả nước đang lưu trữ trên 08 triệu sổ đăng ký hộ tịch các loại, tương ứng với hơn 100 triệu dữ liệu hộ tịch, việc hoàn thành số hóa các dữ liệu hộ tịch vừa đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong lĩnh vực đăng ký và quản lý hộ tịch, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ - xác định năm 2024 là năm số hóa dữ liệu, vừa bảo đảm cung cấp thông tin đầu vào, chia sẻ, đồng bộ dữ liệu dân cư, thúc đẩy việc triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ (Đề án 06).
Tăng cường sự lãnh đạo của các tổ chức cơ sở đảng trong thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tại tỉnh Quảng Trị

Tăng cường sự lãnh đạo của các tổ chức cơ sở đảng trong thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tại tỉnh Quảng Trị

Tổ chức, triển khai thực hiện đưa Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở vào cuộc sống là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng hiện nay góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng gắn với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát và dân thụ hưởng”.

Đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến Phiếu lý lịch tư pháp

Bài viết này khái quát về đơn giản hóa thủ tục hành chính và phân tích thực trạng về thủ tục hành chính liên quan đến Phiếu lý lịch tư pháp, từ đó, đưa ra một số đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa các quy định, thủ tục hành chính liên quan đến Phiếu lý lịch tư pháp trong thời gian tới.
Cấp phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID tại Thành phố Hà Nội và tỉnh Thừa Thiên Huế - Kết quả bước đầu và vấn đề cần hoàn thiện

Cấp phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID tại Thành phố Hà Nội và tỉnh Thừa Thiên Huế - Kết quả bước đầu và vấn đề cần hoàn thiện

Bài viết nêu lên những kết quả bước đầu của công tác thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID tại Thành phố Hà Nội và tỉnh Thừa Thiên Huế; từ đó, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID trong thời gian tới.
Dấu ấn vị Bộ trưởng qua gần 8 năm “dẫn dắt” ngành Tư pháp

Dấu ấn vị Bộ trưởng qua gần 8 năm “dẫn dắt” ngành Tư pháp

Gần 8 năm trên cương vị Bộ trưởng Tư pháp, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Lê Thành Long luôn là vị Bộ trưởng của hành động, nắm chắc lý luận, sâu sát thực tiễn, truyền lửa đam mê tới mỗi công chức, viên chức, người lao động trong toàn Ngành.

Theo dõi chúng tôi trên:

mega story

trung-nguyen
hanh-phuc
cong-ty-than-uong-bi
vien-khoa-hoac-cong-nghe-xay-dung
bao-chi-cm