Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay, đòi hỏi sớm hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại cho phù hợp hơn với các chuẩn mực quốc tế, hài hòa hơn với thực tiễn và thông lệ quốc tế nhằm hỗ trợ cho quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng của Việt Nam vào đời sống quốc tế. Xuất phát từ thực trạng thể chế hòa giải và những yêu cầu khách quan đối với việc hoàn thiện thể chế hòa giải ở Việt Nam, Ban chủ nhiệm Đề tài khoa học độc lập cấp Nhà nước: “Thể chế hòa giải ở Việt Nam - Những vấn đề lịch sử và đương đại” với bài viết “Mô hình thể chế hòa giải một số nước trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam” đã phân tích cụ thể các mô hình thể chế hòa giải trên thế giới (mô hình thể chế hòa giải riêng cho từng lĩnh vực; mô hình thể chế hòa giải chung cho các lĩnh vực) và xu hướng vận động của chúng, qua đó, tác giả đã rút ra những kinh nghiệm nhằm áp dụng và hoàn thiện mô hình thể chế hòa giải ở Việt Nam.
Để tìm hiểu thêm về vấn đề này, chúng tôi xin trân trọng kính mời quý độc giả đón đọc bài viết trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số chuyên đề tháng 9/2014 về “Thể chế hòa giải ở Việt Nam”.
Minh Minh