Năm 2017 là năm đầu tiên triển khai thực hiện Quyết định số 619/QĐ-TTg ngày 08/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (Quyết định số 619/QĐ-TTg), so với Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg ngày 24/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở (Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg) thì có rất nhiều điểm mới, cả về tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và về thẩm quyền công nhận cấp xã đạt chuẩn. Trong khi đó, thời gian ban hành Quyết định số 619/QĐ-TTg lại muộn (ngày 08/5/2017) so với mốc thời gian rà soát đánh giá, chấm điểm, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận hàng năm (từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12). Vì vậy, việc triển khai thực hiện theo tinh thần của Quyết định số 619/QĐ-TTg đối với huyện Quảng Trạch còn nhiều khó khăn, vướng mắc.
Thực hiện Quyết định số 619/QĐ-TTg; Thông tư số 07/2017/TT-BTP ngày 28/7/2017 của Bộ Tư pháp quy định về điểm số, hướng dẫn cách tính điểm các chỉ tiêu tiếp cận pháp luật, Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật và một số nội dung về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (Thông tư số 07/2017/TT-BTP) và công văn của Sở Tư pháp về việc báo cáo mức độ đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, để đánh giá, công nhận xã đạt chuẩn năm 2017, huyện Quảng Trạch cũng như một số địa phương khác đều tổ chức 02 đợt đánh giá, công nhận. Đợt thứ nhất là đánh giá, công nhận đối với xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới năm 2017: Huyện Quảng Trạch có xã Quảng Liên với tổng điểm là 94,75, được công nhận xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2017 vào tháng 11/2017. Đợt thứ hai là đối với 17 xã, thị trấn còn lại: 11 địa phương được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2017 và 06 địa phương còn lại không đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, trong đó, 01 xã không đủ điều kiện về tổng số điểm, các tiêu chí tiếp cận pháp luật phải trên 90% điểm tối đa trở lên đối với cấp xã loại I (xã Quảng Châu là xã miền núi, được phân loại đơn vị hành chính là xã loại I, có tổng điểm là 87,11 điểm) và 05 xã có cán bộ bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo.
Trong quá trình triển khai thực hiện Quyết định số 619/QĐ-TTg và các văn bản hướng dẫn thi hành, Phòng Tư pháp nhận thấy có một số hạn chế, khó khăn, vướng mắc sau:
- Quảng Trạch là một huyện có dân số đông, địa bàn rộng nên rất khó khăn trong việc truyền tải các quy định của pháp luật tới người dân, nhất là ở những vùng có dân cư thưa thớt, sống không tập trung. Mặt bằng trình độ dân trí không đồng đều nên việc tiếp thu các quy định của pháp luật chưa thực sự có hiệu quả dẫn tới vẫn còn tình trạng vi phạm pháp luật của người dân. Một phần tư dân số của huyện là dân công giáo, sống tập trung vào từng thôn trên địa bàn huyện, ý thức chấp hành pháp luật của dân công giáo vẫn chưa tốt, dễ phát sinh tự phát các vụ việc gây mất trật tự an ninh, xây dựng công trình trái phép, lấn chiếm đất công cộng.
- Huyện mới chia tách nên cơ sở vật chất nói chung và cơ sở vật chất bảo đảm cho công tác tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở nói riêng còn thiếu, nhất là các xã vùng cồn bãi, xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện. Các phương tiện làm việc như máy vi tính, có xã cán bộ phải sử dụng chung; tài liệu pháp luật chưa được cập nhật thường xuyên. Nhiều nơi chưa kết nối được hoặc kết nối mạng Internet chưa đáp ứng yêu cầu đã ảnh hưởng đến việc cập nhật văn bản pháp luật mới và sử dụng cơ sở pháp luật một cách hệ thống, việc ứng dụng công nghệ thông tin, tin học trong quản lý và thực thi công vụ còn ít. Đây chính là những hạn chế làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả thực thi công vụ tại cơ sở.
- Kinh phí dành cho công tác tuyên truyền, hòa giải ở cơ sở còn hạn hẹp, ảnh hưởng đến kết quả đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật.
- Đội ngũ cán bộ, công chức của một số xã còn hạn chế về trình độ chuyên môn đã có những tác động, ảnh hưởng nhất định đến việc tổ chức thực thi pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống cũng như chất lượng, hiệu quả thực thi công vụ, nhất là yêu cầu của công tác ban hành, phổ biến văn bản pháp luật, giải quyết thủ tục, vụ việc hành chính - tư pháp phục vụ quyền lợi chính đáng của người dân và hỗ trợ chuyên môn, nghiệp vụ cho các hoạt động pháp luật mang tính xã hội, cộng đồng.
- Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật gồm các thành viên làm công tác kiêm nhiệm nên thời gian dành cho việc theo dõi, đánh giá, đôn đốc Ủy ban nhân dân cấp xã còn hạn chế. Một số xã, việc đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật hàng năm chủ yếu giao cho công chức tư pháp - hộ tịch tự đánh giá nên chất lượng đánh giá các tiêu chí chưa sát với kết quả thực hiện của địa phương.
- Theo quy định tại Điều 6 Quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật ban hành kèm theo Quyết định số 619/QĐ-TTg thì điều kiện công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật phải đủ 04 điều kiện, trong đó có điều kiện về tổng số điểm của các tiêu chí tiếp cận pháp luật phải đạt từ 90% số điểm tối đa trở lên đối với cấp xã loại I, từ 80% số điểm tối đa trở lên đối với cấp xã loại II và từ 70% số điểm tối đa trở lên đối với cấp xã loại III (điểm b khoản 1). Huyện Quảng Trạch có 04 xã loại I (Quảng Châu, Quảng Hợp, Quảng Phú, Quảng Lưu) thì hầu hết là xã miền núi, có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, để đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, ngoài 03 điều kiện khác thì còn cần phải có tổng điểm là từ 90% số điểm tối đa trở lên, trong khi có những xã ở đồng bằng chỉ cần đạt từ 80% số điểm tối đa trở lên. Quy định như vậy là chưa phù hợp giữa miền núi (nơi có điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn) với đồng bằng (nơi có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển hơn).
- Theo Điều 6 Quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật ban hành kèm theo Quyết định số 619/QĐ-TTg, một trong những điều kiện công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là kết quả đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 5 Quy định này đạt từ 80% tổng số điểm tối đa trở lên (điểm c khoản 1). Theo hướng dẫn tại Điều 5 Thông tư số 07/2017/TT-BTP về đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính tại cấp xã, thì số lượng đối tượng tham gia đánh giá sự hài lòng hằng năm của mỗi đơn vị cấp xã do Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn nhưng tối thiểu phải đạt từ 15% trở lên số lượt thủ tục hành chính tại cấp xã đã được giải quyết và trả kết quả của năm trước liền kề năm đánh giá. Hiện nay, Ủy ban nhân dân tỉnh chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về số lượng đối tượng tham gia đánh giá, hình thức và thời điểm tổ chức đánh sự hài lòng khi thực hiện thủ tục hành chính, nên việc triển khai thực hiện còn lúng túng chưa phù hợp. Chẳng hạn, năm 2017 có những xã thực hiện hơn 20.000 thủ tục hành chính, nếu lấy phiếu đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân theo quy định trên thì ít nhất phải lấy 3.000 phiếu, trong đó phải có ít nhất 2.400 phiếu (đạt 80%) được đánh giá là hài lòng khi thực hiện thủ tục hành chính; số lượng phiếu như vậy là quá nhiều trong khi chưa có quy định cụ thể về hình thức, thời điểm đánh giá sự hài lòng nên việc lấy phiếu chủ yếu tại bộ phận một cửa; nếu các xã đều lấy phiếu đánh giá thủ tục hành chính về công tác chứng thực bản sao từ bản chính thì sẽ thuận lợi đảm bảo theo quy định nhưng lại không đánh giá được khách quan, tổng thể các lĩnh vực khác; bên cạnh đó, mẫu phiếu đánh giá sự hài lòng lại có nội dung người đánh giá ký, ghi rõ họ tên trong khi theo quy định điều này là không bắt buộc. Như vậy, kết quả đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính còn mang tính hình thức, gây lãng phí thời gian.
Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả các quy định về đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật trong thời gian tới, tác giả có một số kiến nghị, đề xuất như sau:
- Ủy ban nhân dân tỉnh sớm ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về một số nội dung có liên quan nêu trên.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở các cấp.
- Ngoài quy định về khen thưởng, nhân rộng điển hình đơn vị đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, cần có quy chế kiểm tra, xử lý đối với các đơn vị chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Thực hiện Quyết định số 619/QĐ-TTg; Thông tư số 07/2017/TT-BTP ngày 28/7/2017 của Bộ Tư pháp quy định về điểm số, hướng dẫn cách tính điểm các chỉ tiêu tiếp cận pháp luật, Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật và một số nội dung về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (Thông tư số 07/2017/TT-BTP) và công văn của Sở Tư pháp về việc báo cáo mức độ đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, để đánh giá, công nhận xã đạt chuẩn năm 2017, huyện Quảng Trạch cũng như một số địa phương khác đều tổ chức 02 đợt đánh giá, công nhận. Đợt thứ nhất là đánh giá, công nhận đối với xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới năm 2017: Huyện Quảng Trạch có xã Quảng Liên với tổng điểm là 94,75, được công nhận xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2017 vào tháng 11/2017. Đợt thứ hai là đối với 17 xã, thị trấn còn lại: 11 địa phương được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2017 và 06 địa phương còn lại không đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, trong đó, 01 xã không đủ điều kiện về tổng số điểm, các tiêu chí tiếp cận pháp luật phải trên 90% điểm tối đa trở lên đối với cấp xã loại I (xã Quảng Châu là xã miền núi, được phân loại đơn vị hành chính là xã loại I, có tổng điểm là 87,11 điểm) và 05 xã có cán bộ bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo.
Trong quá trình triển khai thực hiện Quyết định số 619/QĐ-TTg và các văn bản hướng dẫn thi hành, Phòng Tư pháp nhận thấy có một số hạn chế, khó khăn, vướng mắc sau:
- Quảng Trạch là một huyện có dân số đông, địa bàn rộng nên rất khó khăn trong việc truyền tải các quy định của pháp luật tới người dân, nhất là ở những vùng có dân cư thưa thớt, sống không tập trung. Mặt bằng trình độ dân trí không đồng đều nên việc tiếp thu các quy định của pháp luật chưa thực sự có hiệu quả dẫn tới vẫn còn tình trạng vi phạm pháp luật của người dân. Một phần tư dân số của huyện là dân công giáo, sống tập trung vào từng thôn trên địa bàn huyện, ý thức chấp hành pháp luật của dân công giáo vẫn chưa tốt, dễ phát sinh tự phát các vụ việc gây mất trật tự an ninh, xây dựng công trình trái phép, lấn chiếm đất công cộng.
- Huyện mới chia tách nên cơ sở vật chất nói chung và cơ sở vật chất bảo đảm cho công tác tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở nói riêng còn thiếu, nhất là các xã vùng cồn bãi, xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện. Các phương tiện làm việc như máy vi tính, có xã cán bộ phải sử dụng chung; tài liệu pháp luật chưa được cập nhật thường xuyên. Nhiều nơi chưa kết nối được hoặc kết nối mạng Internet chưa đáp ứng yêu cầu đã ảnh hưởng đến việc cập nhật văn bản pháp luật mới và sử dụng cơ sở pháp luật một cách hệ thống, việc ứng dụng công nghệ thông tin, tin học trong quản lý và thực thi công vụ còn ít. Đây chính là những hạn chế làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả thực thi công vụ tại cơ sở.
- Kinh phí dành cho công tác tuyên truyền, hòa giải ở cơ sở còn hạn hẹp, ảnh hưởng đến kết quả đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật.
- Đội ngũ cán bộ, công chức của một số xã còn hạn chế về trình độ chuyên môn đã có những tác động, ảnh hưởng nhất định đến việc tổ chức thực thi pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống cũng như chất lượng, hiệu quả thực thi công vụ, nhất là yêu cầu của công tác ban hành, phổ biến văn bản pháp luật, giải quyết thủ tục, vụ việc hành chính - tư pháp phục vụ quyền lợi chính đáng của người dân và hỗ trợ chuyên môn, nghiệp vụ cho các hoạt động pháp luật mang tính xã hội, cộng đồng.
- Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật gồm các thành viên làm công tác kiêm nhiệm nên thời gian dành cho việc theo dõi, đánh giá, đôn đốc Ủy ban nhân dân cấp xã còn hạn chế. Một số xã, việc đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật hàng năm chủ yếu giao cho công chức tư pháp - hộ tịch tự đánh giá nên chất lượng đánh giá các tiêu chí chưa sát với kết quả thực hiện của địa phương.
- Theo quy định tại Điều 6 Quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật ban hành kèm theo Quyết định số 619/QĐ-TTg thì điều kiện công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật phải đủ 04 điều kiện, trong đó có điều kiện về tổng số điểm của các tiêu chí tiếp cận pháp luật phải đạt từ 90% số điểm tối đa trở lên đối với cấp xã loại I, từ 80% số điểm tối đa trở lên đối với cấp xã loại II và từ 70% số điểm tối đa trở lên đối với cấp xã loại III (điểm b khoản 1). Huyện Quảng Trạch có 04 xã loại I (Quảng Châu, Quảng Hợp, Quảng Phú, Quảng Lưu) thì hầu hết là xã miền núi, có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, để đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, ngoài 03 điều kiện khác thì còn cần phải có tổng điểm là từ 90% số điểm tối đa trở lên, trong khi có những xã ở đồng bằng chỉ cần đạt từ 80% số điểm tối đa trở lên. Quy định như vậy là chưa phù hợp giữa miền núi (nơi có điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn) với đồng bằng (nơi có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển hơn).
- Theo Điều 6 Quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật ban hành kèm theo Quyết định số 619/QĐ-TTg, một trong những điều kiện công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là kết quả đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 5 Quy định này đạt từ 80% tổng số điểm tối đa trở lên (điểm c khoản 1). Theo hướng dẫn tại Điều 5 Thông tư số 07/2017/TT-BTP về đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính tại cấp xã, thì số lượng đối tượng tham gia đánh giá sự hài lòng hằng năm của mỗi đơn vị cấp xã do Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn nhưng tối thiểu phải đạt từ 15% trở lên số lượt thủ tục hành chính tại cấp xã đã được giải quyết và trả kết quả của năm trước liền kề năm đánh giá. Hiện nay, Ủy ban nhân dân tỉnh chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về số lượng đối tượng tham gia đánh giá, hình thức và thời điểm tổ chức đánh sự hài lòng khi thực hiện thủ tục hành chính, nên việc triển khai thực hiện còn lúng túng chưa phù hợp. Chẳng hạn, năm 2017 có những xã thực hiện hơn 20.000 thủ tục hành chính, nếu lấy phiếu đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân theo quy định trên thì ít nhất phải lấy 3.000 phiếu, trong đó phải có ít nhất 2.400 phiếu (đạt 80%) được đánh giá là hài lòng khi thực hiện thủ tục hành chính; số lượng phiếu như vậy là quá nhiều trong khi chưa có quy định cụ thể về hình thức, thời điểm đánh giá sự hài lòng nên việc lấy phiếu chủ yếu tại bộ phận một cửa; nếu các xã đều lấy phiếu đánh giá thủ tục hành chính về công tác chứng thực bản sao từ bản chính thì sẽ thuận lợi đảm bảo theo quy định nhưng lại không đánh giá được khách quan, tổng thể các lĩnh vực khác; bên cạnh đó, mẫu phiếu đánh giá sự hài lòng lại có nội dung người đánh giá ký, ghi rõ họ tên trong khi theo quy định điều này là không bắt buộc. Như vậy, kết quả đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính còn mang tính hình thức, gây lãng phí thời gian.
Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả các quy định về đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật trong thời gian tới, tác giả có một số kiến nghị, đề xuất như sau:
- Ủy ban nhân dân tỉnh sớm ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về một số nội dung có liên quan nêu trên.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở các cấp.
- Ngoài quy định về khen thưởng, nhân rộng điển hình đơn vị đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, cần có quy chế kiểm tra, xử lý đối với các đơn vị chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Bùi Thị Thuận Minh
Phòng Tư pháp huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình
Phòng Tư pháp huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình