Ngày 29/6/2018, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC quy định về phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng (Thông tư liên tịch số 10). Thông tư liên tịch số 10 gồm 06 chương, 25 điều, có hiệu lực từ ngày 01/9/2018 và thay thế Thông tư liên tịch số 11/2013/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 04/7/2013 hướng dẫn thực hiện một số quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng (Thông tư liên tịch số 11). Bài viết xin điểm qua một số điểm mới về trách nhiệm phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng theo Thông tư liên tịch số 10.
1. Bổ sung một số chủ thể trong trách nhiệm phối hợp
Thông tư liên tịch số 11 điều chỉnh các đối tượng là cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; cơ sở giam giữ và một số người có thẩm quyền của cơ sở giam giữ; cơ quan thực hiện quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý; tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý; người được trợ giúp pháp lý và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác (Điều 2).
Điều 2 Thông tư số 10 đã sửa đổi, bổ sung một số chủ thể, đối tượng có trách nhiệm phối hợp[1]. Đây là những chủ thể trực tiếp tiếp xúc với người được trợ giúp pháp lý, vì vậy, Thông tư liên tịch số 10 đã quy định những chủ thể này trong trách nhiệm phối hợp để người được trợ giúp pháp lý được giải thích, biết và sử dụng quyền của mình. Việc bổ sung các chủ thể như vậy vừa bảo đảm phù hợp với các bộ luật, luật về tố tụng vừa bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý của các phạm nhân thuộc diện được trợ giúp pháp lý đang chấp hành án tại trại giam là người bị buộc tội, người bị hại hoặc đương sự trong vụ án khác do có hành vi phạm tội, xâm hại hoặc có liên quan đến vụ án trước khi chấp hành án.
2. Quy định rõ về việc giải thích, thông báo, thông tin trợ giúp pháp lý
Quy định về giải thích, thông báo, thông tin về trợ giúp pháp lý được quy định tại Điều 7 Thông tư liên tịch số 10. So với Thông tư liên tịch số 11 thì đây là điều mới nhằm hướng dẫn Điều 71 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, khoản 6 Điều 48 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, khoản 6 Điều 38 Luật Tố tụng hành chính năm 2015, điểm đ khoản 1 Điều 9 và điểm d khoản 1 Điều 13 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015. Điều này quy định trách nhiệm của các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc thực hiện, nội dung, cách thức thực hiện, mẫu hóa các nội dung giải thích; phân chia việc giải thích, thông báo, thông tin trong tố tụng hình sự với tố tụng dân sự và tố tụng hành chính (các nội dung này chưa được quy định hoặc quy định chưa cụ thể trong Thông tư liên tịch số 11). Cụ thể:
- Quy định rõ thời điểm, nội dung và quy trình giải thích quyền được trợ giúp pháp lý[2] (Thông tư liên tịch số 11 không quy định rõ các vấn đề này).
- Quy định rõ quy trình thông báo, thông tin về trợ giúp pháp lý[3] (Thông tư liên tịch số 11 chưa có quy định cụ thể về quy trình, kết quả của việc thông báo trợ giúp pháp lý và chưa quy định việc thông tin về trợ giúp pháp lý).
- Quy định bằng chứng của việc giải thích, thông báo về trợ giúp pháp lý trong tố tụng hình sự (Thông tư liên tịch số 11 chỉ mới quy định việc giải thích phải được ghi trong biên bản tố tụng và lưu tại hồ sơ vụ án). Thông tư liên tịch số 10 đã quy định biên bản giải thích về quyền được trợ giúp pháp lý theo Mẫu số 02 được lưu trong hồ sơ vụ án (điểm b khoản 1 Điều 7); việc thông báo về trợ giúp pháp lý thực hiện theo Mẫu số 03, ghi vào biên bản tố tụng và lưu tại hồ sơ vụ án (điểm a khoản 2 Điều 7).
- Quy định rõ chủ thể có trách nhiệm giải thích, thông báo, thông tin về trợ giúp pháp lý (tại Điều 9 Thông tư liên tịch số 11 mới chỉ nêu trách nhiệm giải thích của người tiến hành tố tụng; còn trách nhiệm thông báo đến tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý mới quy định cho người có thẩm quyền của trại tạm giam, nhà tạm giữ). Đến Thông tư liên tịch số 10, ngoài quy định tại Điều 7 nêu trên, các điều, khoản khác đã nhấn mạnh trách nhiệm của từng chủ thể trong việc giải thích, thông báo, thông tin về trợ giúp pháp lý như: Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng (khoản 1 Điều 8); người có thẩm quyền tiến hành tố tụng (khoản 1 Điều 9); cơ sở giam giữ (điểm a khoản 1 Điều 10); trại giam (điểm a khoản 2 Điều 10); người có thẩm quyền của cơ sở giam giữ, trại giam (điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 11).
Với các quy định trên, sẽ tăng cường trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc phối hợp cung cấp thông tin về đối tượng, tăng cường trách nhiệm của Trung tâm, Chi nhánh trong việc chủ động tiếp cận đối tượng, cung cấp dịch vụ, từ đó bảo đảm được quyền được trợ giúp pháp lý, tránh việc bỏ sót người thuộc diện được trợ giúp pháp lý. Bởi lẽ, thực tiễn thời gian qua cho thấy, vì nhiều lý do (tâm lý không ổn định, thiếu thời gian tìm hiểu về trợ giúp pháp lý, nhận thức hạn chế…) mà người thuộc diện trợ giúp pháp lý chưa yêu cầu trợ giúp pháp lý ngay khi người tiến hành tố tụng giải thích về quyền được trợ giúp pháp lý. Do đó, nếu được người thực hiện trợ giúp pháp lý gặp gỡ, tiếp xúc, giải thích cụ thể với tư cách là người giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì có thể họ sẽ yêu cầu trợ giúp pháp lý.
3. Bổ sung một số quy định về trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, cơ sở giam giữ, trại giam
- Đối với trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng[4]
So với quy định tại Điều 7 Thông tư liên tịch số 11 thì có một số điểm mới sau đây: (i) Giải thích, thông báo, thông tin về trợ giúp pháp lý (Điều 9 Thông tư liên tịch số 11 chỉ quy định người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm giải thích về quyền được trợ giúp pháp lý nhưng chưa quy định nội dung, thời điểm, cách thức giải thích, thông báo); (ii) Thống kê vào Sổ theo dõi vụ việc trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng (đây là nội dung mới, Thông tư liên tịch số 11 chưa quy định), theo đó, các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thống kê vào Sổ và báo cáo số liệu cho cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp liên ngành địa phương để tổng hợp hàng năm, báo cáo Hội đồng phối hợp liên ngành trung ương. Quy định này đã khắc phục việc không thống kê được người thuộc diện được trợ giúp pháp lý trong tổng số vụ án tại các cơ quan tiến hành tố tụng; (iii) Bổ sung quy định khuyến khích cơ quan điều tra, Tòa án các cấp tạo điều kiện cho người thực hiện trợ giúp pháp lý trực tại các cơ quan này phù hợp với điều kiện cho thực tế tại địa phương (đây là nội dung mới, Thông tư liên tịch số 11 chưa quy định). Quy định này nhằm tạo điều kiện cho người thực hiện trợ giúp pháp lý có điều kiện tiếp cận với người được trợ giúp pháp lý để có cơ hội được bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đây là quy định không mang tính chất bắt buộc, nó mang tính khuyến khích thực hiện nhằm hướng tới các cơ quan tiến hành tố tụng và tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa phương nào đủ điều kiện (bao gồm cả điều kiện về cơ sở vật chất và nhân lực) thì có thể đẩy mạnh việc thực hiện quyền của người được trợ giúp pháp lý.
- Đối với trách nhiệm của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng[5]
So với những quy định tại Điều 7 và Điều 9 Thông tư liên tịch số 11 thì có một số nội dung mới như sau: (i) Thông tư liên tịch số 10 đã quy định rõ trách nhiệm giải thích, thông báo, thông tin về trợ giúp pháp lý mà Thông tư liên tịch số 11 đã quy định không rõ như phần trên đã nêu; (ii) Sửa đổi, bổ sung trách nhiệm thông báo trước về thời gian, địa điểm tiến hành các hoạt động điều tra khác; (iii) Quy định rõ nội dung thông báo lịch xét xử bằng văn bản qua dịch vụ bưu chính dưới hình thức bảo đảm, chuyển trực tiếp hoặc bằng hình thức khác; (iv) Chuyển trách nhiệm xác nhận về thời gian hoặc công việc của người thực hiện trợ giúp pháp lý khi làm việc với cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng từ cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng sang người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
- Đối với trách nhiệm của cơ sở giam giữ, trại giam[6]
So với quy định tại Điều 8 Thông tư liên tịch số 11 thì có một số nội dung mới như sau: (i) Bổ sung trách nhiệm giải thích, thông báo, thông tin về trợ giúp pháp lý (Thông tư liên tịch số 11 không quy định); (ii) Thống kê vào Sổ theo dõi vụ việc trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng (Thông tư liên tịch số 11 không quy định). Việc bổ sung trách nhiệm này nhằm bảo đảm việc thống kê trong phối hợp trợ giúp pháp lý được thống nhất, bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý của đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý trên thực tế; (iii) Truyền thông trong cơ sở giam giữ. Thông tư liên tịch số 11 mới quy định một số hình thức như niêm yết Bảng thông tin, đặt Hộp tin, phát miễn phí tờ gấp, mẫu đơn, chưa quy định trách nhiệm của cơ sở giam giữ phát qua các phương tiện truyền thanh băng ghi âm, đĩa ghi âm, USB hoặc phương tiện khác có chứa nội dung thông tin về trợ giúp pháp lý dạng âm thanh tại nơi sinh hoạt chung của người bị tạm giữ, người bị tạm giam. Quy định trên nhằm bảo đảm cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam, bị can, bị cáo trong điều kiện bị giam giữ với các quy định chặt chẽ có điều kiện tiếp cận với trợ giúp pháp lý, từ đó bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
- Đối với trách nhiệm của người có thẩm quyền của cơ sở giam giữ, trại giam[7]
So với quy định tại Điều 9 Thông tư liên tịch số 11, Thông tư liên tịch số 10 chỉ bổ sung trách nhiệm giải thích, thông báo, thông tin về trợ giúp pháp lý. Thông tư liên tịch số 11 không quy định rõ, mới chỉ quy định trách nhiệm giải thích mà chưa quy định thời điểm, quy trình, nội dung; mới chỉ quy đinh việc hướng dẫn người được trợ giúp pháp lý viết đơn và chuyển đến tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý mà chưa quy định trách nhiệm thông báo.
4. Bổ sung một số quy định làm rõ trách nhiệm của Trung tâm trợ giúp pháp lý
Trách nhiệm của Trung tâm và Chi nhánh được quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch số 10. Điều này cơ bản kế thừa Điều 3 Thông tư liên tịch số 11, tuy nhiên có sửa đổi, bổ sung một số trách nhiệm của Trung tâm, Chi nhánh cho phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác giải thích, thông báo, thông tin về trợ giúp pháp lý, truyền thông, hướng dẫn về trợ giúp pháp lý, nhất là trong cơ sở giam giữ, thống kê trong phối hợp trợ giúp pháp lý để người được trợ giúp pháp lý có điều kiện tiếp cận và sử dụng dịch trợ giúp pháp lý, từ đó bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình, giảm thiểu việc bỏ sót người thuộc diện được trợ giúp pháp lý. Cụ thể:
- Kiểm tra diện đối tượng, cử người khi nhận được thông báo, thông tin[8]. Nội dung này Thông tư liên tịch số 11 chưa quy định. Khi nhận được thông báo của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì Trung tâm, Chi nhánh có trách nhiệm cử người thực hiện trợ giúp pháp lý trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo. Nếu vụ việc thuộc trường hợp thụ lý ngay thì Trung tâm, Chi nhánh cử ngay người thực hiện trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý.
Trường hợp nhận được thông báo, thông tin của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì Trung tâm, Chi nhánh có trách nhiệm kiểm tra diện người được trợ giúp pháp lý đối với người bị buộc tội, người bị hại, đương sự, cử người thực hiện trợ giúp pháp lý nếu họ là người được trợ giúp pháp lý, thông tin lại cho cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng chuyển đến biết nếu họ không thuộc diện được trợ giúp pháp lý hoặc không có yêu cầu trợ giúp pháp lý.
Các trường hợp thụ lý ngay theo quy định tại khoản 4 Điều 30 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 cũng đã được hướng dẫn tại khoản 1 Điều 6 Thông tư số 12/2018/TT-BTP ngày 28/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và quản lý chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý, theo đó bao gồm các trường hợp: (i)Thời hiệu khởi kiện của vụ việc còn dưới 05 ngày làm việc; (ii) Ngày xét xử theo quyết định đưa vụ án ra xét xử còn dưới 05 ngày làm việc; (iii) Các trường hợp chỉ định người bào chữa theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và các trường hợp theo quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật Trợ giúp pháp lý mà cơ quan tiến hành tố tụng thông báo cho Trung tâm; các trường hợp để tránh gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý do người đứng đầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý quyết định.
- Cung cấp Bản thông tin về người được trợ giúp pháp lý; Biên bản giải thích về quyền được trợ giúp pháp lý miễn phí của người bị buộc tội, người bị hại, đương sự thuộc diện được trợ giúp pháp lý; Thông báo về trợ giúp pháp lý; Thông tin về trợ giúp pháp lý và Sổ theo dõi vụ việc trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng (các Mẫu số 01, 02, 03, 04 và 05 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 10) cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, cơ sở giam giữ và trại giam; cung cấp cho cơ sở giam giữ các phương tiện truyền thông băng ghi âm, đĩa ghi âm, hoặc phương tiện khác có chứa nội dung thông tin về trợ giúp pháp lý dạng âm thanh. Các nội dung này chưa được quy định tại Thông tư liên tịch số 11.
Ngoài ra, trách nhiệm của người thực hiện trợ giúp pháp lý khi tham gia tố tụng được quy định tại Điều 5 Thông tư liên tịch số 10, về cơ bản kế thừa từ Điều 5 Thông tư liên tịch số 11 và sửa đổi, bổ sung tư cách tham gia tố tụng là người bào chữa hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý (trước đây là người đại diện hoặc người bảo vệ); sửa đổi, bổ sung các trường hợp người thực hiện trợ giúp pháp lý không được bào chữa, không tiếp tục thực hiện hoặc phải từ chối thực hiện trợ giúp pháp lý (đã được quy định cụ thể tại khoản 4 Điều 72 Bộ luật Tụng hình sự năm 2015, khoản 1 và khoản 2 Điều 25 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017).
5. Quy định rõ trách nhiệm của thành viên Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong tố tụng
Khoản 3 Điều 15 và khoản 4 Điều 16 Thông tư liên tịch số 11 mới quy định về trách nhiệm của Hội đồng phối hợp liên ngành và Tổ giúp việc có trách nhiệm giúp việc cho Hội đồng mà chưa có quy định cụ thể trách nhiệm của các ngành thành viên. Các quy định từ Điều 16 - Điều 21 tại Thông tư liên tịch số 10 đã sửa đổi, bổ sung mới như: (i) Tách bạch giữa nhiệm vụ chung của Hội đồng với nhiệm vụ của các ngành thành viên, phân chia nhiệm vụ giữa thành viên của Ngành Tư pháp - cơ quan thường trực Hội đồng, Ngành Tài chính với các thành viên thuộc các ngành còn lại (nội dung này Thông tư liên tịch số 11 không quy định nên một số ngành tại một số thời điểm chưa chủ động trong công tác phối hợp); (ii) Sửa đổi, bổ sung thành phần Hội đồng phối hợp liên ngành trung ương và địa phương (quy định số lượng thành viên không quá 08 người; bổ sung thành phần Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Giám đốc Sở Tư pháp phụ trách công tác trợ giúp pháp lý, quy định mang tính lựa chọn thành phần thuộc Ngành Quốc phòng trong Hội đồng phối hợp liên ngành địa phương); (iii) Bổ sung một số nhiệm vụ để tăng tính hiệu quả của Hội đồng như kiến nghị hoàn thiện thể chế; ban hành và triển khai kế hoạch; các nhiệm vụ khác (nội dung này Thông tư liên tịch số 11 không quy định); (iv) Sửa đổi kỳ báo cáo, thời hạn gửi báo cáo, mẫu báo cáo phù hợp với quy định về báo cáo, thống kê của Ngành Tư pháp.
Ngoài các nội dung trên, tại Thông tư liên tịch số 10 cũng có đã quy định về các khoản kinh phí và cơ quan, đơn vị được lập dự toán kinh phí phối hợp tại Điều 23. Theo đó, đã bổ sung 04 khoản kinh phí so với Thông tư liên tịch số 11; quy định Sở Tư pháp (Trung tâm) lập dự toán kinh phí thực hiện các nhiệm vụ phối hợp trợ giúp pháp lý ở địa phương (07 nội dung tại khoản 2 Điều 23); quy định các ngành (Công an, Quốc phòng, Tài chính, Tòa án, Kiểm sát) theo chức năng được lập dự toán đối với 02 khoản kinh phí là sơ kết, tổng kết, kiểm tra, đánh giá, sao chụp tài liệu phối hợp và tổ chức tập huấn cho người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thuộc ngành mình.
Thông tư liên tịch số 10 đã mẫu hóa 08 nội dung để thống nhất, nâng cao hiệu quả trong công tác phối hợp, cụ thể: Mẫu số 01 (Bản thông tin về người được trợ giúp pháp lý), Mẫu số 02 (Biên bản giải thích về quyền được trợ giúp pháp lý miễn phí của người bị buộc tội, người bị hại, đương sự thuộc diện được trợ giúp pháp lý); Mẫu số 03 (Thông báo về trợ giúp pháp lý); Mẫu số 04 (Thông tin về trợ giúp pháp lý); Mẫu số 05 (Sổ theo dõi vụ việc trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng). Các mẫu này do Trung tâm, Chi nhánh cung cấp cho các cơ quan phối hợp để phục vụ công tác giải thích, thông báo, thông tin, thống kê công tác phối hợp về trợ giúp pháp lý; Mẫu số 06A (Báo cáo kết quả triển khai Thông tư liên tịch số 10); Mẫu số 06B (Phụ lục Báo cáo số liệu năm); Mẫu số 06C (Báo cáo số liệu năm chính thức). Các mẫu này được dùng cho cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp địa phương là Sở Tư pháp (Trung tâm) trong việc thực hiện chế độ báo cáo, thống kê hàng năm đối với cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp Trung ương là Bộ Tư pháp (Cục Trợ giúp pháp lý) để bảo đảm thông tin và số liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng.
[1]. Xem: Điều 2 Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC ngày 29/6/2018 quy định về phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng.
[2]. Xem: khoản 1 Điều 7 Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC ngày 29/6/2018 quy định về phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng.
[3]. Xem: Điểm a khoản 2 và khoản 3 Điều 7 Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC ngày 29/6/2018 quy định về phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng.
[4]. Xem: Điều 8 Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC ngày 29/6/2018 quy định về phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng.
[5]. Xem: Điều 9 Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC ngày 29/6/2018 quy định về phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng.
[6]. Xem: Điều 9 Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC ngày 29/6/2018 quy định về phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng.
[7]. Xem: Điều 11 Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC ngày 29/6/2018 quy định về phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng.
[8]. Xem: Khoản 4 Điều 3 Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC ngày 29/6/2018 quy định về phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng.
1. Bổ sung một số chủ thể trong trách nhiệm phối hợp
Thông tư liên tịch số 11 điều chỉnh các đối tượng là cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; cơ sở giam giữ và một số người có thẩm quyền của cơ sở giam giữ; cơ quan thực hiện quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý; tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý; người được trợ giúp pháp lý và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác (Điều 2).
Điều 2 Thông tư số 10 đã sửa đổi, bổ sung một số chủ thể, đối tượng có trách nhiệm phối hợp[1]. Đây là những chủ thể trực tiếp tiếp xúc với người được trợ giúp pháp lý, vì vậy, Thông tư liên tịch số 10 đã quy định những chủ thể này trong trách nhiệm phối hợp để người được trợ giúp pháp lý được giải thích, biết và sử dụng quyền của mình. Việc bổ sung các chủ thể như vậy vừa bảo đảm phù hợp với các bộ luật, luật về tố tụng vừa bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý của các phạm nhân thuộc diện được trợ giúp pháp lý đang chấp hành án tại trại giam là người bị buộc tội, người bị hại hoặc đương sự trong vụ án khác do có hành vi phạm tội, xâm hại hoặc có liên quan đến vụ án trước khi chấp hành án.
2. Quy định rõ về việc giải thích, thông báo, thông tin trợ giúp pháp lý
Quy định về giải thích, thông báo, thông tin về trợ giúp pháp lý được quy định tại Điều 7 Thông tư liên tịch số 10. So với Thông tư liên tịch số 11 thì đây là điều mới nhằm hướng dẫn Điều 71 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, khoản 6 Điều 48 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, khoản 6 Điều 38 Luật Tố tụng hành chính năm 2015, điểm đ khoản 1 Điều 9 và điểm d khoản 1 Điều 13 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015. Điều này quy định trách nhiệm của các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc thực hiện, nội dung, cách thức thực hiện, mẫu hóa các nội dung giải thích; phân chia việc giải thích, thông báo, thông tin trong tố tụng hình sự với tố tụng dân sự và tố tụng hành chính (các nội dung này chưa được quy định hoặc quy định chưa cụ thể trong Thông tư liên tịch số 11). Cụ thể:
- Quy định rõ thời điểm, nội dung và quy trình giải thích quyền được trợ giúp pháp lý[2] (Thông tư liên tịch số 11 không quy định rõ các vấn đề này).
- Quy định rõ quy trình thông báo, thông tin về trợ giúp pháp lý[3] (Thông tư liên tịch số 11 chưa có quy định cụ thể về quy trình, kết quả của việc thông báo trợ giúp pháp lý và chưa quy định việc thông tin về trợ giúp pháp lý).
- Quy định bằng chứng của việc giải thích, thông báo về trợ giúp pháp lý trong tố tụng hình sự (Thông tư liên tịch số 11 chỉ mới quy định việc giải thích phải được ghi trong biên bản tố tụng và lưu tại hồ sơ vụ án). Thông tư liên tịch số 10 đã quy định biên bản giải thích về quyền được trợ giúp pháp lý theo Mẫu số 02 được lưu trong hồ sơ vụ án (điểm b khoản 1 Điều 7); việc thông báo về trợ giúp pháp lý thực hiện theo Mẫu số 03, ghi vào biên bản tố tụng và lưu tại hồ sơ vụ án (điểm a khoản 2 Điều 7).
- Quy định rõ chủ thể có trách nhiệm giải thích, thông báo, thông tin về trợ giúp pháp lý (tại Điều 9 Thông tư liên tịch số 11 mới chỉ nêu trách nhiệm giải thích của người tiến hành tố tụng; còn trách nhiệm thông báo đến tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý mới quy định cho người có thẩm quyền của trại tạm giam, nhà tạm giữ). Đến Thông tư liên tịch số 10, ngoài quy định tại Điều 7 nêu trên, các điều, khoản khác đã nhấn mạnh trách nhiệm của từng chủ thể trong việc giải thích, thông báo, thông tin về trợ giúp pháp lý như: Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng (khoản 1 Điều 8); người có thẩm quyền tiến hành tố tụng (khoản 1 Điều 9); cơ sở giam giữ (điểm a khoản 1 Điều 10); trại giam (điểm a khoản 2 Điều 10); người có thẩm quyền của cơ sở giam giữ, trại giam (điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 11).
Với các quy định trên, sẽ tăng cường trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc phối hợp cung cấp thông tin về đối tượng, tăng cường trách nhiệm của Trung tâm, Chi nhánh trong việc chủ động tiếp cận đối tượng, cung cấp dịch vụ, từ đó bảo đảm được quyền được trợ giúp pháp lý, tránh việc bỏ sót người thuộc diện được trợ giúp pháp lý. Bởi lẽ, thực tiễn thời gian qua cho thấy, vì nhiều lý do (tâm lý không ổn định, thiếu thời gian tìm hiểu về trợ giúp pháp lý, nhận thức hạn chế…) mà người thuộc diện trợ giúp pháp lý chưa yêu cầu trợ giúp pháp lý ngay khi người tiến hành tố tụng giải thích về quyền được trợ giúp pháp lý. Do đó, nếu được người thực hiện trợ giúp pháp lý gặp gỡ, tiếp xúc, giải thích cụ thể với tư cách là người giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì có thể họ sẽ yêu cầu trợ giúp pháp lý.
3. Bổ sung một số quy định về trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, cơ sở giam giữ, trại giam
- Đối với trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng[4]
So với quy định tại Điều 7 Thông tư liên tịch số 11 thì có một số điểm mới sau đây: (i) Giải thích, thông báo, thông tin về trợ giúp pháp lý (Điều 9 Thông tư liên tịch số 11 chỉ quy định người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm giải thích về quyền được trợ giúp pháp lý nhưng chưa quy định nội dung, thời điểm, cách thức giải thích, thông báo); (ii) Thống kê vào Sổ theo dõi vụ việc trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng (đây là nội dung mới, Thông tư liên tịch số 11 chưa quy định), theo đó, các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thống kê vào Sổ và báo cáo số liệu cho cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp liên ngành địa phương để tổng hợp hàng năm, báo cáo Hội đồng phối hợp liên ngành trung ương. Quy định này đã khắc phục việc không thống kê được người thuộc diện được trợ giúp pháp lý trong tổng số vụ án tại các cơ quan tiến hành tố tụng; (iii) Bổ sung quy định khuyến khích cơ quan điều tra, Tòa án các cấp tạo điều kiện cho người thực hiện trợ giúp pháp lý trực tại các cơ quan này phù hợp với điều kiện cho thực tế tại địa phương (đây là nội dung mới, Thông tư liên tịch số 11 chưa quy định). Quy định này nhằm tạo điều kiện cho người thực hiện trợ giúp pháp lý có điều kiện tiếp cận với người được trợ giúp pháp lý để có cơ hội được bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đây là quy định không mang tính chất bắt buộc, nó mang tính khuyến khích thực hiện nhằm hướng tới các cơ quan tiến hành tố tụng và tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa phương nào đủ điều kiện (bao gồm cả điều kiện về cơ sở vật chất và nhân lực) thì có thể đẩy mạnh việc thực hiện quyền của người được trợ giúp pháp lý.
- Đối với trách nhiệm của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng[5]
So với những quy định tại Điều 7 và Điều 9 Thông tư liên tịch số 11 thì có một số nội dung mới như sau: (i) Thông tư liên tịch số 10 đã quy định rõ trách nhiệm giải thích, thông báo, thông tin về trợ giúp pháp lý mà Thông tư liên tịch số 11 đã quy định không rõ như phần trên đã nêu; (ii) Sửa đổi, bổ sung trách nhiệm thông báo trước về thời gian, địa điểm tiến hành các hoạt động điều tra khác; (iii) Quy định rõ nội dung thông báo lịch xét xử bằng văn bản qua dịch vụ bưu chính dưới hình thức bảo đảm, chuyển trực tiếp hoặc bằng hình thức khác; (iv) Chuyển trách nhiệm xác nhận về thời gian hoặc công việc của người thực hiện trợ giúp pháp lý khi làm việc với cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng từ cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng sang người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
- Đối với trách nhiệm của cơ sở giam giữ, trại giam[6]
So với quy định tại Điều 8 Thông tư liên tịch số 11 thì có một số nội dung mới như sau: (i) Bổ sung trách nhiệm giải thích, thông báo, thông tin về trợ giúp pháp lý (Thông tư liên tịch số 11 không quy định); (ii) Thống kê vào Sổ theo dõi vụ việc trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng (Thông tư liên tịch số 11 không quy định). Việc bổ sung trách nhiệm này nhằm bảo đảm việc thống kê trong phối hợp trợ giúp pháp lý được thống nhất, bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý của đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý trên thực tế; (iii) Truyền thông trong cơ sở giam giữ. Thông tư liên tịch số 11 mới quy định một số hình thức như niêm yết Bảng thông tin, đặt Hộp tin, phát miễn phí tờ gấp, mẫu đơn, chưa quy định trách nhiệm của cơ sở giam giữ phát qua các phương tiện truyền thanh băng ghi âm, đĩa ghi âm, USB hoặc phương tiện khác có chứa nội dung thông tin về trợ giúp pháp lý dạng âm thanh tại nơi sinh hoạt chung của người bị tạm giữ, người bị tạm giam. Quy định trên nhằm bảo đảm cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam, bị can, bị cáo trong điều kiện bị giam giữ với các quy định chặt chẽ có điều kiện tiếp cận với trợ giúp pháp lý, từ đó bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
- Đối với trách nhiệm của người có thẩm quyền của cơ sở giam giữ, trại giam[7]
So với quy định tại Điều 9 Thông tư liên tịch số 11, Thông tư liên tịch số 10 chỉ bổ sung trách nhiệm giải thích, thông báo, thông tin về trợ giúp pháp lý. Thông tư liên tịch số 11 không quy định rõ, mới chỉ quy định trách nhiệm giải thích mà chưa quy định thời điểm, quy trình, nội dung; mới chỉ quy đinh việc hướng dẫn người được trợ giúp pháp lý viết đơn và chuyển đến tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý mà chưa quy định trách nhiệm thông báo.
4. Bổ sung một số quy định làm rõ trách nhiệm của Trung tâm trợ giúp pháp lý
Trách nhiệm của Trung tâm và Chi nhánh được quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch số 10. Điều này cơ bản kế thừa Điều 3 Thông tư liên tịch số 11, tuy nhiên có sửa đổi, bổ sung một số trách nhiệm của Trung tâm, Chi nhánh cho phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác giải thích, thông báo, thông tin về trợ giúp pháp lý, truyền thông, hướng dẫn về trợ giúp pháp lý, nhất là trong cơ sở giam giữ, thống kê trong phối hợp trợ giúp pháp lý để người được trợ giúp pháp lý có điều kiện tiếp cận và sử dụng dịch trợ giúp pháp lý, từ đó bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình, giảm thiểu việc bỏ sót người thuộc diện được trợ giúp pháp lý. Cụ thể:
- Kiểm tra diện đối tượng, cử người khi nhận được thông báo, thông tin[8]. Nội dung này Thông tư liên tịch số 11 chưa quy định. Khi nhận được thông báo của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì Trung tâm, Chi nhánh có trách nhiệm cử người thực hiện trợ giúp pháp lý trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo. Nếu vụ việc thuộc trường hợp thụ lý ngay thì Trung tâm, Chi nhánh cử ngay người thực hiện trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý.
Trường hợp nhận được thông báo, thông tin của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì Trung tâm, Chi nhánh có trách nhiệm kiểm tra diện người được trợ giúp pháp lý đối với người bị buộc tội, người bị hại, đương sự, cử người thực hiện trợ giúp pháp lý nếu họ là người được trợ giúp pháp lý, thông tin lại cho cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng chuyển đến biết nếu họ không thuộc diện được trợ giúp pháp lý hoặc không có yêu cầu trợ giúp pháp lý.
Các trường hợp thụ lý ngay theo quy định tại khoản 4 Điều 30 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 cũng đã được hướng dẫn tại khoản 1 Điều 6 Thông tư số 12/2018/TT-BTP ngày 28/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và quản lý chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý, theo đó bao gồm các trường hợp: (i)Thời hiệu khởi kiện của vụ việc còn dưới 05 ngày làm việc; (ii) Ngày xét xử theo quyết định đưa vụ án ra xét xử còn dưới 05 ngày làm việc; (iii) Các trường hợp chỉ định người bào chữa theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và các trường hợp theo quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật Trợ giúp pháp lý mà cơ quan tiến hành tố tụng thông báo cho Trung tâm; các trường hợp để tránh gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý do người đứng đầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý quyết định.
- Cung cấp Bản thông tin về người được trợ giúp pháp lý; Biên bản giải thích về quyền được trợ giúp pháp lý miễn phí của người bị buộc tội, người bị hại, đương sự thuộc diện được trợ giúp pháp lý; Thông báo về trợ giúp pháp lý; Thông tin về trợ giúp pháp lý và Sổ theo dõi vụ việc trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng (các Mẫu số 01, 02, 03, 04 và 05 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 10) cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, cơ sở giam giữ và trại giam; cung cấp cho cơ sở giam giữ các phương tiện truyền thông băng ghi âm, đĩa ghi âm, hoặc phương tiện khác có chứa nội dung thông tin về trợ giúp pháp lý dạng âm thanh. Các nội dung này chưa được quy định tại Thông tư liên tịch số 11.
Ngoài ra, trách nhiệm của người thực hiện trợ giúp pháp lý khi tham gia tố tụng được quy định tại Điều 5 Thông tư liên tịch số 10, về cơ bản kế thừa từ Điều 5 Thông tư liên tịch số 11 và sửa đổi, bổ sung tư cách tham gia tố tụng là người bào chữa hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý (trước đây là người đại diện hoặc người bảo vệ); sửa đổi, bổ sung các trường hợp người thực hiện trợ giúp pháp lý không được bào chữa, không tiếp tục thực hiện hoặc phải từ chối thực hiện trợ giúp pháp lý (đã được quy định cụ thể tại khoản 4 Điều 72 Bộ luật Tụng hình sự năm 2015, khoản 1 và khoản 2 Điều 25 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017).
5. Quy định rõ trách nhiệm của thành viên Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong tố tụng
Khoản 3 Điều 15 và khoản 4 Điều 16 Thông tư liên tịch số 11 mới quy định về trách nhiệm của Hội đồng phối hợp liên ngành và Tổ giúp việc có trách nhiệm giúp việc cho Hội đồng mà chưa có quy định cụ thể trách nhiệm của các ngành thành viên. Các quy định từ Điều 16 - Điều 21 tại Thông tư liên tịch số 10 đã sửa đổi, bổ sung mới như: (i) Tách bạch giữa nhiệm vụ chung của Hội đồng với nhiệm vụ của các ngành thành viên, phân chia nhiệm vụ giữa thành viên của Ngành Tư pháp - cơ quan thường trực Hội đồng, Ngành Tài chính với các thành viên thuộc các ngành còn lại (nội dung này Thông tư liên tịch số 11 không quy định nên một số ngành tại một số thời điểm chưa chủ động trong công tác phối hợp); (ii) Sửa đổi, bổ sung thành phần Hội đồng phối hợp liên ngành trung ương và địa phương (quy định số lượng thành viên không quá 08 người; bổ sung thành phần Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Giám đốc Sở Tư pháp phụ trách công tác trợ giúp pháp lý, quy định mang tính lựa chọn thành phần thuộc Ngành Quốc phòng trong Hội đồng phối hợp liên ngành địa phương); (iii) Bổ sung một số nhiệm vụ để tăng tính hiệu quả của Hội đồng như kiến nghị hoàn thiện thể chế; ban hành và triển khai kế hoạch; các nhiệm vụ khác (nội dung này Thông tư liên tịch số 11 không quy định); (iv) Sửa đổi kỳ báo cáo, thời hạn gửi báo cáo, mẫu báo cáo phù hợp với quy định về báo cáo, thống kê của Ngành Tư pháp.
Ngoài các nội dung trên, tại Thông tư liên tịch số 10 cũng có đã quy định về các khoản kinh phí và cơ quan, đơn vị được lập dự toán kinh phí phối hợp tại Điều 23. Theo đó, đã bổ sung 04 khoản kinh phí so với Thông tư liên tịch số 11; quy định Sở Tư pháp (Trung tâm) lập dự toán kinh phí thực hiện các nhiệm vụ phối hợp trợ giúp pháp lý ở địa phương (07 nội dung tại khoản 2 Điều 23); quy định các ngành (Công an, Quốc phòng, Tài chính, Tòa án, Kiểm sát) theo chức năng được lập dự toán đối với 02 khoản kinh phí là sơ kết, tổng kết, kiểm tra, đánh giá, sao chụp tài liệu phối hợp và tổ chức tập huấn cho người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thuộc ngành mình.
Thông tư liên tịch số 10 đã mẫu hóa 08 nội dung để thống nhất, nâng cao hiệu quả trong công tác phối hợp, cụ thể: Mẫu số 01 (Bản thông tin về người được trợ giúp pháp lý), Mẫu số 02 (Biên bản giải thích về quyền được trợ giúp pháp lý miễn phí của người bị buộc tội, người bị hại, đương sự thuộc diện được trợ giúp pháp lý); Mẫu số 03 (Thông báo về trợ giúp pháp lý); Mẫu số 04 (Thông tin về trợ giúp pháp lý); Mẫu số 05 (Sổ theo dõi vụ việc trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng). Các mẫu này do Trung tâm, Chi nhánh cung cấp cho các cơ quan phối hợp để phục vụ công tác giải thích, thông báo, thông tin, thống kê công tác phối hợp về trợ giúp pháp lý; Mẫu số 06A (Báo cáo kết quả triển khai Thông tư liên tịch số 10); Mẫu số 06B (Phụ lục Báo cáo số liệu năm); Mẫu số 06C (Báo cáo số liệu năm chính thức). Các mẫu này được dùng cho cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp địa phương là Sở Tư pháp (Trung tâm) trong việc thực hiện chế độ báo cáo, thống kê hàng năm đối với cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp Trung ương là Bộ Tư pháp (Cục Trợ giúp pháp lý) để bảo đảm thông tin và số liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng.
Trịnh Minh Tuấn
Công an huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An
Công an huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An
[1]. Xem: Điều 2 Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC ngày 29/6/2018 quy định về phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng.
[2]. Xem: khoản 1 Điều 7 Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC ngày 29/6/2018 quy định về phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng.
[3]. Xem: Điểm a khoản 2 và khoản 3 Điều 7 Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC ngày 29/6/2018 quy định về phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng.
[4]. Xem: Điều 8 Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC ngày 29/6/2018 quy định về phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng.
[5]. Xem: Điều 9 Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC ngày 29/6/2018 quy định về phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng.
[6]. Xem: Điều 9 Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC ngày 29/6/2018 quy định về phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng.
[7]. Xem: Điều 11 Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC ngày 29/6/2018 quy định về phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng.
[8]. Xem: Khoản 4 Điều 3 Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC ngày 29/6/2018 quy định về phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng.