Một số thành tựu nổi bật của công tác tư pháp Ninh Bình
Sở Tư pháp Ninh Bình được thành lập từ ngày 01/4/1992 cùng với việc chia tách tỉnh Ninh Bình từ tỉnh Hà Nam Ninh. Trải qua 24 năm xây dựng và phát triển, đội ngũ công chức, viên chức ban đầu có 19 người nay đã tăng lên 72 người với 8 phòng chuyên môn và 4 đơn vị sự nghiệp trực thuộc. Kế thừa và phát huy truyền thống của Ngành Tư pháp, công tác tư pháp Ninh Bình giai đoạn 2011 - 2015 mặc dù có nhiều khó khăn, thách thức, nhưng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh và Bộ Tư pháp, tập thể lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động của Sở Tư pháp đã không ngừng phấn đấu, tích cực tham mưu cho chính quyền địa phương trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngành Tư pháp và đã đạt được những kết quả đáng kể, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình.
1. Triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013
Được sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Ngành Tư pháp Ninh Bình đã tập trung tổ chức triển khai nhiệm vụ: Tổ chức tuyên truyền Hiến pháp năm 2013 ngay sau khi Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực thi hành với nhiều hình thức đa dạng, phong phú; trang bị 4.550 cuốn tài liệu, 116.000 tờ gấp và số chuyên đề Bản tin Tư pháp có nội dung phổ biến Hiến pháp năm 2013 cung cấp cho các tầng lớp nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; đặc biệt đã tổ chức thành công Cuộc thi viết tìm hiểu Hiến pháp năm 2013 với sự tham gia đông đảo, nhiệt tình của cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân dân với 125.143 bài dự thi, kết quả có 10 tập thể và 32 cá nhân đạt giải cấp tỉnh, Ban Tổ chức cuộc thi trung ương trao giải C cho Ban Tổ chức cuộc thi viết và tìm hiểu Hiến pháp của Ninh Bình, 1 giải ba, 2 giải khuyến khích cho cá nhân; chỉ đạo rà soát 300 văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) của cấp tỉnh, hướng dẫn UBND huyện, thành phố rà soát 128 VBQPPL của cấp huyện và 410 VBQPPL của cấp xã. Qua rà soát, đối chiếu cho thấy các văn bản bảo đảm phù hợp với nội dung của Hiến pháp năm 2013, không có văn bản nào bị đề nghị cần sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc ban hành mới.
2. Công tác xây dựng ngành
Năm 2015, Sở Tư pháp đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 09/2015/QĐ-UBND về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp; hướng dẫn Phòng Tư pháp cấp huyện tham mưu cho UBND cấp huyện ban hành quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức tư pháp cấp huyện và cấp xã; rà soát đội ngũ cán bộ tư pháp các cấp; bổ sung quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý của Sở giai đoạn (2015 - 2020); ban hành Kế hoạch hành động chào mừng Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI và tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ Sở Tư pháp lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2015 - 2020); xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2015 - 2020; tổ chức Kỷ niệm 70 năm thành lập Ngành Tư pháp (28/8/1945 - 28/8/2015) và trao tặng kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Tư pháp” cho các cá nhân có thành tích đóng góp xây dựng Ngành Tư pháp Việt Nam.
3. Công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật
- Bước đầu triển khai thực hiện Nghị định số 52/2015/NĐ-CP ngày 28/5/2015 của Chính phủ về cập nhật văn bản vào cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.
- Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Xây dựng Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.
- Tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn tỉnh tham gia góp ý dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi), Bộ luật Hình sự (sửa đổi)..., các ý kiến đã được tổng hợp, tiếp thu gửi Ban Chỉ đạo trung ương đảm bảo đúng tiến độ và yêu cầu đề ra.
- Thẩm định văn bản tiếp tục phát huy hiệu quả, thực sự là “bộ lọc” giúp cơ quan có thẩm quyền ban hành những VBQPPL - công cụ quản lý nhà nước hữu hiệu.
- Đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh ban hành quyết định công bố danh mục VBQPPL hết hiệu lực toàn bộ và hết hiệu lực một phần theo quy định của Nghị định số 16/2013/NĐ-CP ngày 06/2/2013 của Chính phủ về rà soát, hệ thống hóa VBQPPL.
- Rà soát, tự kiểm tra VBQPPL theo 6 chuyên đề; thu thập, kiểm tra theo thẩm quyền đối với 162 văn bản của HĐND, UBND huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền kịp thời xử lý đối với những tồn tại, hạn chế.
4. Công tác kiểm soát thủ tục hành chính
Năm 2015, Sở Tư pháp đã ban hành 18 văn bản đôn đốc các đơn vị, địa phương thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC), rà soát đơn giản hóa TTHC; tổ chức kiểm tra 6 sở, ban, ngành; 4 đơn vị cấp huyện, 7 đơn vị cấp xã trên địa bàn; tiếp nhận và thực hiện kiểm soát chất lượng hồ sơ thuộc thẩm quyền giải quyết của 11 sở, ngành; báo cáo kiểm soát chất lượng dự thảo hồ sơ quyết định về việc công bố TTHC làm cơ sở để các sở, ngành trình Chủ tịch UBND tỉnh ban hành 7 quyết định công bố TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của 7 sở, ngành với tổng số 326 TTHC (gồm: 116 TTHC mới; 91 TTHC sửa đổi, bổ sung; 7 TTHC thay thế; 112 TTHC hủy bỏ, bãi bỏ), đồng thời đã thực hiện đăng nhập công khai vào Cơ sở dữ liệu Quốc gia những TTHC trên; tổ chức tập huấn nghiệp vụ kiểm soát TTHC cho đội ngũ cán bộ đầu mối cấp tỉnh, cấp huyện; hội thảo chuyên đề về nghiệp vụ kiểm soát TTHC, xây dựng, công bố bộ TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện, cấp xã cho cán bộ đầu mối các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh.
5. Công tác theo dõi thi hành pháp luật, xử lý vi phạm hành chính
Năm 2015, Sở Tư pháp đã tham mưu giúp UBND tỉnh ban hành kế hoạch công tác theo dõi thi hành pháp luật (THPL) và xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC) trên địa bàn tỉnh và chỉ đạo tổ chức thực hiện: Tổng hợp kết quả thực hiện công tác theo dõi THPL về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; phối hợp với Sở Nội vụ kiểm tra việc thực hiện pháp luật tín ngưỡng, tôn giáo. Qua việc theo dõi THPL, đề xuất cơ quan có thẩm quyền các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm hành chính; tham mưu cho UBND tỉnh ban hành quy chế phối hợp quản lý nhà nước về công tác theo dõi THPL và XLVPHC trên địa bàn tỉnh và chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tham gia giải quyết một số vụ việc vi phạm hành chính của cá nhân có tình tiết phức tạp; kiểm tra công tác theo dõi THPL và XLVPHC tại 6 sở, ngành và 4 huyện; tổ chức lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức pháp luật và tuyên truyền Luật Xử lý vi phạm hành chính cho cán bộ làm công tác quản lý XLVPHC trên địa bàn.
6. Quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở
Năm 2015, Sở Tư pháp đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), hòa giải ở cơ sở, xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước; kế hoạch triển khai đề án đẩy mạnh phổ biến nội dung cơ bản của công ước quốc tế và pháp luật Việt Nam về các quyền dân sự, chính trị cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn tỉnh và tổ chức thực hiện; tổng kết 5 năm thực hiện Đề án tăng cường công tác PBGDPL nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho thanh thiếu niên giai đoạn 2011 - 2015; tổng kết 5 năm thực hiện Đề án số 16/ĐA-UBND về PBGDPL giai đoạn 2010 - 2015; đề nghị UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 17/NQ-HĐND ngày 22/7/2015 phê duyệt Đề án PBGDPL trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016 - 2020 với tổng kinh phí 5 năm là 13.410.050.000 đồng.
Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh ban hành văn bản hướng dẫn triển khai Ngày Pháp luật trên địa bàn tỉnh, Sở Tư pháp đã xây dựng 15 kế hoạch, báo cáo thực hiện nhiệm vụ PBGDPL trên địa bàn, trong đó đã hướng dẫn kịp thời và trang bị nhiều tài liệu pháp luật về biển đảo, chủ quyền quốc gia để triển khai tuyên truyền, đặc biệt là đã tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo tổ chức thành công Cuộc thi viết tìm hiểu Hiến pháp năm 2013 đạt kết quả cao; kiện toàn báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật các cấp. Đến nay, nguồn nhân lực thực hiện công tác PBGDPL ở cả 3 cấp (tỉnh, huyện, xã) có 1.167 người và được tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ, cung cấp tài liệu cần thiết; tổ chức 45 cuộc PBGDPL về các lĩnh vực đất đai; phòng, chống tham nhũng; khiếu nại, tố cáo và một số luật mới có hiệu lực, biên tập và xuất bản 4 số Bản tin Tư pháp với số lượng 4.000 cuốn.
Trong năm 2015, toàn tỉnh đã tiếp nhận 688 số vụ việc hòa giải, hòa giải thành 457 vụ việc đạt 66,4%, hòa giải không thành 187 vụ việc, đang hòa giải 44 vụ việc chủ yếu là các mâu thuẫn nhỏ trong thôn, xóm, phố.
7. Công tác hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, lý lịch tư pháp, bồi thường nhà nước
Trong năm 2015, tỉnh đã xây dựng Kế hoạch triển khai thi hành Luật Hộ tịch và Chiến lược phát triển lý lịch tư pháp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; giải quyết tốt các việc hộ tịch có yếu tố nước ngoài và hộ tịch trong nước; cấp phiếu lý lịch tư pháp, thực hiện cập nhật, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp đối với các trường hợp không thường trú trên địa bàn tỉnh theo quy định; hướng dẫn 1 trường hợp ở huyện Kim Sơn có yêu cầu bồi thường nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính với số tiền 21.768.000 đồng; UBND cấp huyện và cấp xã đã chứng thực 23.205 việc, thu lệ phí 1.660.207.000 đồng; chứng thực 402.207 bản sao, thu lệ phí 2.084.022.000 đồng.
8. Quản lý nhà nước về bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý
Năm 2015, Sở Tư pháp tiếp tục thực hiện Đề án phát triển đội ngũ luật sư trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế; Đề án phát triển, nâng cao chất lượng hoạt động giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh, khảo sát về lĩnh vực giám định tư pháp và đề xuất giải pháp phát triển công tác này; tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định số 19/2015/QĐ-UBND ngày 03/7/2015 về việc quy định mức trần thù lao công chứng trên địa bàn tỉnh; xây dựng dự thảo Đề án thành lập Hội công chứng viên; tổ chức Hội nghị triển khai Luật Công chứng và các văn bản hướng dẫn thi hành; cấp giấy đăng ký hoạt động cho 3 Văn phòng công chứng. Các tổ chức hành nghề công chứng đã công chứng 7.171 việc, thu lệ phí 2.820.129.000 đồng; Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản đã ký 22 hợp đồng bán đấu giá tài sản, bán đấu giá thành 19 hợp đồng; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ đăng ký giao dịch bảo đảm cho 80 người; trợ giúp pháp lý cho 1.020 trường hợp...
Nhìn chung, các văn phòng luật sư, công chứng, doanh nghiệp bán đấu giá tài sản đều được kiện toàn và hoạt động hiệu quả, tổ chức hành nghề công chứng, luật sư cơ bản đã đáp ứng nhu cầu của người dân, tổ chức giám định tư pháp đã góp phần quan trọng trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và đáp ứng kịp thời yêu cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng.
9. Công tác thanh tra, kiểm tra; tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng
Hàng năm, Sở Tư pháp đã xây dựng và thực hiện chương trình thanh tra, kiểm tra theo quy định. Các vi phạm, tồn tại trong hoạt động tư pháp chủ yếu liên quan đến trình tự, thủ tục thực hiện, không có vụ việc liên quan đến chiếm đoạt, gây thất thoát về tài sản, tài chính hay vi phạm vì vụ lợi. Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo được quan tâm, không có trường hợp nào tồn đọng, phức tạp, kéo dài; công tác phòng, chống tham nhũng được triển khai thực hiện theo chỉ đạo và yêu cầu của Tỉnh ủy, UBND tỉnh.
Năm 2015, thực hiện thanh tra công tác phòng, chống tham nhũng và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo kế hoạch; kiểm tra hoạt động của Công ty TNHH dịch vụ bán đấu giá tài sản Ninh Bình và 3 đơn vị cấp xã; quyết định xử phạt hành chính đối với 2 văn phòng công chứng, 3 công chứng viên số tiền là 9.000.000 đồng; tăng cường chỉ đạo công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo đảm bảo phục vụ tốt Đại hội Đảng các cấp; tổ chức thực hiện việc trực, tiếp công dân định kỳ; tiếp nhận và xử lý kịp thời đơn thư khiếu nại, tố cáo không để xảy ra tình hình bức xúc, phức tạp. Việc minh bạch tài sản, thu nhập được triển khai thực hiện nghiêm túc, đúng thời hạn.
10. Quản lý nhà nước về công tác pháp chế, hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp
Thực hiện Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh đã thành lập phòng pháp chế hoặc bố trí từ 1 đến 2 cán bộ phụ trách công tác pháp chế, tuy nhiên, còn một số cán bộ pháp chế kiêm nhiệm thuộc bộ phận thanh tra hoặc văn phòng cơ quan. Tại 14 sở, ngành hiện nay có 25 cán bộ pháp chế, cán bộ chuyên trách 14/25 người, chiếm 56%; cán bộ kiêm nhiệm 11/25 người, chiếm 44%. Các cơ quan đã quan tâm đến công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác pháp chế, giúp lãnh đạo cơ quan trong việc chỉ đạo thực hiện xây dựng, rà soát, kiểm tra VBQPPL, PBGDPL, kiểm soát TTHC, theo dõi THPL, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
Năm 2015, thực hiện Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2011 - 2015, Sở Tư pháp đã khảo sát về nhu cầu hỗ trợ pháp lý cho 200 doanh nghiệp tại 8 huyện, thành phố; tổ chức hội nghị bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đại diện các doanh nghiệp; tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ theo dõi THPL cho 100% cán bộ tư pháp huyện, thành phố; cán bộ pháp chế các sở, ngành.
11. Công tác chỉ đạo, điều hành; cải cách hành chính; công nghệ thông tin; thi đua, khen thưởng
Trên cơ sở chương trình công tác của Bộ Tư pháp và sự chỉ đạo của UBND tỉnh, công tác tư pháp địa phương hàng năm đã được triển khai và hoàn thành cơ bản các nhiệm vụ đề ra. Công tác chỉ đạo, điều hành đảm bảo tính khoa học và hiệu quả.
Thường xuyên rà soát, sửa đổi, đơn giản hóa TTHC các lĩnh vực Sở Tư pháp quản lý; tiếp tục thực hiện có hiệu quả cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” đối với các TTHC thuộc lĩnh vực tư pháp, công khai các TTHC bằng hình thức niêm yết và thông qua trang thông tin điện tử.
Quyết định thành lập ban biên tập, quy chế cung cấp thông tin trang thông tin điện tử, quy chế sử dụng phần mềm văn phòng điện tử eOffice, đường truyền internet được nâng cấp, hoạt động của hệ thống văn phòng điện tử eOffice đã hỗ trợ tích cực trong quản lý, điều hành, phối hợp trong công tác. Trang thiết bị về công nghệ thông tin được quan tâm đầu tư phục vụ công việc, đôn đốc các phòng chuyên môn thực hiện nhiệm vụ theo thời hạn của Hệ thống theo dõi thực hiện ý kiến chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh.
Tổ chức phát động phong trào thi đua tới các đơn vị và toàn thể cán bộ, công chức, viên chức trong ngành; tổ chức thành công Hội nghị điển hình tiên tiến Ngành Tư pháp tỉnh; trình Bộ Tư pháp xét tặng kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Tư pháp” cho 14 cá nhân.
Bên cạnh đó, trong năm 2015, Ngành Tư pháp Ninh Bình cũng đã làm tốt vai trò tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo giải quyết và trực tiếp tham gia giải quyết nhiều vụ việc phức tạp liên quan đến khiếu nại, tố cáo phức tạp kéo dài về thực hiện chính sách, cưỡng chế thu hồi đất, giải phóng mặt bằng; thẩm định hồ sơ phê duyệt giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất khi có yêu cầu, đề nghị đảm bảo đúng pháp luật.
Sở Tư pháp Ninh Bình được thành lập từ ngày 01/4/1992 cùng với việc chia tách tỉnh Ninh Bình từ tỉnh Hà Nam Ninh. Trải qua 24 năm xây dựng và phát triển, đội ngũ công chức, viên chức ban đầu có 19 người nay đã tăng lên 72 người với 8 phòng chuyên môn và 4 đơn vị sự nghiệp trực thuộc. Kế thừa và phát huy truyền thống của Ngành Tư pháp, công tác tư pháp Ninh Bình giai đoạn 2011 - 2015 mặc dù có nhiều khó khăn, thách thức, nhưng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh và Bộ Tư pháp, tập thể lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động của Sở Tư pháp đã không ngừng phấn đấu, tích cực tham mưu cho chính quyền địa phương trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngành Tư pháp và đã đạt được những kết quả đáng kể, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình.
1. Triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013
Được sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Ngành Tư pháp Ninh Bình đã tập trung tổ chức triển khai nhiệm vụ: Tổ chức tuyên truyền Hiến pháp năm 2013 ngay sau khi Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực thi hành với nhiều hình thức đa dạng, phong phú; trang bị 4.550 cuốn tài liệu, 116.000 tờ gấp và số chuyên đề Bản tin Tư pháp có nội dung phổ biến Hiến pháp năm 2013 cung cấp cho các tầng lớp nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; đặc biệt đã tổ chức thành công Cuộc thi viết tìm hiểu Hiến pháp năm 2013 với sự tham gia đông đảo, nhiệt tình của cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân dân với 125.143 bài dự thi, kết quả có 10 tập thể và 32 cá nhân đạt giải cấp tỉnh, Ban Tổ chức cuộc thi trung ương trao giải C cho Ban Tổ chức cuộc thi viết và tìm hiểu Hiến pháp của Ninh Bình, 1 giải ba, 2 giải khuyến khích cho cá nhân; chỉ đạo rà soát 300 văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) của cấp tỉnh, hướng dẫn UBND huyện, thành phố rà soát 128 VBQPPL của cấp huyện và 410 VBQPPL của cấp xã. Qua rà soát, đối chiếu cho thấy các văn bản bảo đảm phù hợp với nội dung của Hiến pháp năm 2013, không có văn bản nào bị đề nghị cần sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc ban hành mới.
2. Công tác xây dựng ngành
Năm 2015, Sở Tư pháp đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 09/2015/QĐ-UBND về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp; hướng dẫn Phòng Tư pháp cấp huyện tham mưu cho UBND cấp huyện ban hành quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức tư pháp cấp huyện và cấp xã; rà soát đội ngũ cán bộ tư pháp các cấp; bổ sung quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý của Sở giai đoạn (2015 - 2020); ban hành Kế hoạch hành động chào mừng Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI và tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ Sở Tư pháp lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2015 - 2020); xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2015 - 2020; tổ chức Kỷ niệm 70 năm thành lập Ngành Tư pháp (28/8/1945 - 28/8/2015) và trao tặng kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Tư pháp” cho các cá nhân có thành tích đóng góp xây dựng Ngành Tư pháp Việt Nam.
3. Công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật
- Bước đầu triển khai thực hiện Nghị định số 52/2015/NĐ-CP ngày 28/5/2015 của Chính phủ về cập nhật văn bản vào cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.
- Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Xây dựng Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.
- Tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn tỉnh tham gia góp ý dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi), Bộ luật Hình sự (sửa đổi)..., các ý kiến đã được tổng hợp, tiếp thu gửi Ban Chỉ đạo trung ương đảm bảo đúng tiến độ và yêu cầu đề ra.
- Thẩm định văn bản tiếp tục phát huy hiệu quả, thực sự là “bộ lọc” giúp cơ quan có thẩm quyền ban hành những VBQPPL - công cụ quản lý nhà nước hữu hiệu.
- Đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh ban hành quyết định công bố danh mục VBQPPL hết hiệu lực toàn bộ và hết hiệu lực một phần theo quy định của Nghị định số 16/2013/NĐ-CP ngày 06/2/2013 của Chính phủ về rà soát, hệ thống hóa VBQPPL.
- Rà soát, tự kiểm tra VBQPPL theo 6 chuyên đề; thu thập, kiểm tra theo thẩm quyền đối với 162 văn bản của HĐND, UBND huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền kịp thời xử lý đối với những tồn tại, hạn chế.
4. Công tác kiểm soát thủ tục hành chính
Năm 2015, Sở Tư pháp đã ban hành 18 văn bản đôn đốc các đơn vị, địa phương thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC), rà soát đơn giản hóa TTHC; tổ chức kiểm tra 6 sở, ban, ngành; 4 đơn vị cấp huyện, 7 đơn vị cấp xã trên địa bàn; tiếp nhận và thực hiện kiểm soát chất lượng hồ sơ thuộc thẩm quyền giải quyết của 11 sở, ngành; báo cáo kiểm soát chất lượng dự thảo hồ sơ quyết định về việc công bố TTHC làm cơ sở để các sở, ngành trình Chủ tịch UBND tỉnh ban hành 7 quyết định công bố TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của 7 sở, ngành với tổng số 326 TTHC (gồm: 116 TTHC mới; 91 TTHC sửa đổi, bổ sung; 7 TTHC thay thế; 112 TTHC hủy bỏ, bãi bỏ), đồng thời đã thực hiện đăng nhập công khai vào Cơ sở dữ liệu Quốc gia những TTHC trên; tổ chức tập huấn nghiệp vụ kiểm soát TTHC cho đội ngũ cán bộ đầu mối cấp tỉnh, cấp huyện; hội thảo chuyên đề về nghiệp vụ kiểm soát TTHC, xây dựng, công bố bộ TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện, cấp xã cho cán bộ đầu mối các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh.
5. Công tác theo dõi thi hành pháp luật, xử lý vi phạm hành chính
Năm 2015, Sở Tư pháp đã tham mưu giúp UBND tỉnh ban hành kế hoạch công tác theo dõi thi hành pháp luật (THPL) và xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC) trên địa bàn tỉnh và chỉ đạo tổ chức thực hiện: Tổng hợp kết quả thực hiện công tác theo dõi THPL về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; phối hợp với Sở Nội vụ kiểm tra việc thực hiện pháp luật tín ngưỡng, tôn giáo. Qua việc theo dõi THPL, đề xuất cơ quan có thẩm quyền các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm hành chính; tham mưu cho UBND tỉnh ban hành quy chế phối hợp quản lý nhà nước về công tác theo dõi THPL và XLVPHC trên địa bàn tỉnh và chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tham gia giải quyết một số vụ việc vi phạm hành chính của cá nhân có tình tiết phức tạp; kiểm tra công tác theo dõi THPL và XLVPHC tại 6 sở, ngành và 4 huyện; tổ chức lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức pháp luật và tuyên truyền Luật Xử lý vi phạm hành chính cho cán bộ làm công tác quản lý XLVPHC trên địa bàn.
6. Quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở
Năm 2015, Sở Tư pháp đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), hòa giải ở cơ sở, xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước; kế hoạch triển khai đề án đẩy mạnh phổ biến nội dung cơ bản của công ước quốc tế và pháp luật Việt Nam về các quyền dân sự, chính trị cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn tỉnh và tổ chức thực hiện; tổng kết 5 năm thực hiện Đề án tăng cường công tác PBGDPL nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho thanh thiếu niên giai đoạn 2011 - 2015; tổng kết 5 năm thực hiện Đề án số 16/ĐA-UBND về PBGDPL giai đoạn 2010 - 2015; đề nghị UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 17/NQ-HĐND ngày 22/7/2015 phê duyệt Đề án PBGDPL trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016 - 2020 với tổng kinh phí 5 năm là 13.410.050.000 đồng.
Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh ban hành văn bản hướng dẫn triển khai Ngày Pháp luật trên địa bàn tỉnh, Sở Tư pháp đã xây dựng 15 kế hoạch, báo cáo thực hiện nhiệm vụ PBGDPL trên địa bàn, trong đó đã hướng dẫn kịp thời và trang bị nhiều tài liệu pháp luật về biển đảo, chủ quyền quốc gia để triển khai tuyên truyền, đặc biệt là đã tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo tổ chức thành công Cuộc thi viết tìm hiểu Hiến pháp năm 2013 đạt kết quả cao; kiện toàn báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật các cấp. Đến nay, nguồn nhân lực thực hiện công tác PBGDPL ở cả 3 cấp (tỉnh, huyện, xã) có 1.167 người và được tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ, cung cấp tài liệu cần thiết; tổ chức 45 cuộc PBGDPL về các lĩnh vực đất đai; phòng, chống tham nhũng; khiếu nại, tố cáo và một số luật mới có hiệu lực, biên tập và xuất bản 4 số Bản tin Tư pháp với số lượng 4.000 cuốn.
Trong năm 2015, toàn tỉnh đã tiếp nhận 688 số vụ việc hòa giải, hòa giải thành 457 vụ việc đạt 66,4%, hòa giải không thành 187 vụ việc, đang hòa giải 44 vụ việc chủ yếu là các mâu thuẫn nhỏ trong thôn, xóm, phố.
7. Công tác hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, lý lịch tư pháp, bồi thường nhà nước
Trong năm 2015, tỉnh đã xây dựng Kế hoạch triển khai thi hành Luật Hộ tịch và Chiến lược phát triển lý lịch tư pháp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; giải quyết tốt các việc hộ tịch có yếu tố nước ngoài và hộ tịch trong nước; cấp phiếu lý lịch tư pháp, thực hiện cập nhật, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp đối với các trường hợp không thường trú trên địa bàn tỉnh theo quy định; hướng dẫn 1 trường hợp ở huyện Kim Sơn có yêu cầu bồi thường nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính với số tiền 21.768.000 đồng; UBND cấp huyện và cấp xã đã chứng thực 23.205 việc, thu lệ phí 1.660.207.000 đồng; chứng thực 402.207 bản sao, thu lệ phí 2.084.022.000 đồng.
8. Quản lý nhà nước về bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý
Năm 2015, Sở Tư pháp tiếp tục thực hiện Đề án phát triển đội ngũ luật sư trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế; Đề án phát triển, nâng cao chất lượng hoạt động giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh, khảo sát về lĩnh vực giám định tư pháp và đề xuất giải pháp phát triển công tác này; tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định số 19/2015/QĐ-UBND ngày 03/7/2015 về việc quy định mức trần thù lao công chứng trên địa bàn tỉnh; xây dựng dự thảo Đề án thành lập Hội công chứng viên; tổ chức Hội nghị triển khai Luật Công chứng và các văn bản hướng dẫn thi hành; cấp giấy đăng ký hoạt động cho 3 Văn phòng công chứng. Các tổ chức hành nghề công chứng đã công chứng 7.171 việc, thu lệ phí 2.820.129.000 đồng; Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản đã ký 22 hợp đồng bán đấu giá tài sản, bán đấu giá thành 19 hợp đồng; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ đăng ký giao dịch bảo đảm cho 80 người; trợ giúp pháp lý cho 1.020 trường hợp...
Nhìn chung, các văn phòng luật sư, công chứng, doanh nghiệp bán đấu giá tài sản đều được kiện toàn và hoạt động hiệu quả, tổ chức hành nghề công chứng, luật sư cơ bản đã đáp ứng nhu cầu của người dân, tổ chức giám định tư pháp đã góp phần quan trọng trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và đáp ứng kịp thời yêu cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng.
9. Công tác thanh tra, kiểm tra; tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng
Hàng năm, Sở Tư pháp đã xây dựng và thực hiện chương trình thanh tra, kiểm tra theo quy định. Các vi phạm, tồn tại trong hoạt động tư pháp chủ yếu liên quan đến trình tự, thủ tục thực hiện, không có vụ việc liên quan đến chiếm đoạt, gây thất thoát về tài sản, tài chính hay vi phạm vì vụ lợi. Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo được quan tâm, không có trường hợp nào tồn đọng, phức tạp, kéo dài; công tác phòng, chống tham nhũng được triển khai thực hiện theo chỉ đạo và yêu cầu của Tỉnh ủy, UBND tỉnh.
Năm 2015, thực hiện thanh tra công tác phòng, chống tham nhũng và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo kế hoạch; kiểm tra hoạt động của Công ty TNHH dịch vụ bán đấu giá tài sản Ninh Bình và 3 đơn vị cấp xã; quyết định xử phạt hành chính đối với 2 văn phòng công chứng, 3 công chứng viên số tiền là 9.000.000 đồng; tăng cường chỉ đạo công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo đảm bảo phục vụ tốt Đại hội Đảng các cấp; tổ chức thực hiện việc trực, tiếp công dân định kỳ; tiếp nhận và xử lý kịp thời đơn thư khiếu nại, tố cáo không để xảy ra tình hình bức xúc, phức tạp. Việc minh bạch tài sản, thu nhập được triển khai thực hiện nghiêm túc, đúng thời hạn.
10. Quản lý nhà nước về công tác pháp chế, hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp
Thực hiện Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh đã thành lập phòng pháp chế hoặc bố trí từ 1 đến 2 cán bộ phụ trách công tác pháp chế, tuy nhiên, còn một số cán bộ pháp chế kiêm nhiệm thuộc bộ phận thanh tra hoặc văn phòng cơ quan. Tại 14 sở, ngành hiện nay có 25 cán bộ pháp chế, cán bộ chuyên trách 14/25 người, chiếm 56%; cán bộ kiêm nhiệm 11/25 người, chiếm 44%. Các cơ quan đã quan tâm đến công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác pháp chế, giúp lãnh đạo cơ quan trong việc chỉ đạo thực hiện xây dựng, rà soát, kiểm tra VBQPPL, PBGDPL, kiểm soát TTHC, theo dõi THPL, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
Năm 2015, thực hiện Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2011 - 2015, Sở Tư pháp đã khảo sát về nhu cầu hỗ trợ pháp lý cho 200 doanh nghiệp tại 8 huyện, thành phố; tổ chức hội nghị bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đại diện các doanh nghiệp; tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ theo dõi THPL cho 100% cán bộ tư pháp huyện, thành phố; cán bộ pháp chế các sở, ngành.
11. Công tác chỉ đạo, điều hành; cải cách hành chính; công nghệ thông tin; thi đua, khen thưởng
Trên cơ sở chương trình công tác của Bộ Tư pháp và sự chỉ đạo của UBND tỉnh, công tác tư pháp địa phương hàng năm đã được triển khai và hoàn thành cơ bản các nhiệm vụ đề ra. Công tác chỉ đạo, điều hành đảm bảo tính khoa học và hiệu quả.
Thường xuyên rà soát, sửa đổi, đơn giản hóa TTHC các lĩnh vực Sở Tư pháp quản lý; tiếp tục thực hiện có hiệu quả cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” đối với các TTHC thuộc lĩnh vực tư pháp, công khai các TTHC bằng hình thức niêm yết và thông qua trang thông tin điện tử.
Quyết định thành lập ban biên tập, quy chế cung cấp thông tin trang thông tin điện tử, quy chế sử dụng phần mềm văn phòng điện tử eOffice, đường truyền internet được nâng cấp, hoạt động của hệ thống văn phòng điện tử eOffice đã hỗ trợ tích cực trong quản lý, điều hành, phối hợp trong công tác. Trang thiết bị về công nghệ thông tin được quan tâm đầu tư phục vụ công việc, đôn đốc các phòng chuyên môn thực hiện nhiệm vụ theo thời hạn của Hệ thống theo dõi thực hiện ý kiến chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh.
Tổ chức phát động phong trào thi đua tới các đơn vị và toàn thể cán bộ, công chức, viên chức trong ngành; tổ chức thành công Hội nghị điển hình tiên tiến Ngành Tư pháp tỉnh; trình Bộ Tư pháp xét tặng kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Tư pháp” cho 14 cá nhân.
Bên cạnh đó, trong năm 2015, Ngành Tư pháp Ninh Bình cũng đã làm tốt vai trò tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo giải quyết và trực tiếp tham gia giải quyết nhiều vụ việc phức tạp liên quan đến khiếu nại, tố cáo phức tạp kéo dài về thực hiện chính sách, cưỡng chế thu hồi đất, giải phóng mặt bằng; thẩm định hồ sơ phê duyệt giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất khi có yêu cầu, đề nghị đảm bảo đúng pháp luật.
Nguyễn Hùng Tiến
Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Ninh Bình
Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Ninh Bình