Quan hệ cha, mẹ, con là mối quan hệ đặc biệt quan trọng, vừa có ý nghĩa về mặt pháp lý, vừa có ý nghĩa về mặt xã hội. Về pháp lý, quan hệ cha, mẹ, con xác lập sẽ được pháp luật và cộng đồng thừa nhận, là cơ sở để thực hiện tốt những quy định về nghĩa vụ và quyền nhân thân giữa cha, mẹ và con; về nghĩa vụ và quyền về tài sản giữa cha, mẹ và con; về thừa kế tài sản. Đồng thời, quan hệ cha, mẹ, con là điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con và của con đối với cha, mẹ. Khi được pháp luật thừa nhận, nếu có tranh chấp xảy ra giữa các thành viên trong gia đình thì mối quan hệ này sẽ là cơ sở để giải quyết nhanh chóng và kịp thời. Về xã hội, việc xác định quan hệ cha, mẹ, con sẽ xác lập được đơn vị là gia đình. Gia đình là cơ sở, là tế bào của xã hội, gia đình có vai trò duy trì nòi giống, tái sản xuất ra sức lao động bằng việc nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho các thành viên. Trong đó, cá nhân là thành viên của gia đình, đồng thời là một chủ thể trong xã hội và mỗi chủ thể đó đều có chức năng làm cho gia đình và xã hội ngày càng phát triển.
Chính vì tầm quan trọng đó, chế định pháp lý về cha, mẹ, con luôn được các nhà làm luật quan tâm xây dựng và hoàn thiện. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề xác định quan hệ cha, mẹ, con còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập. Một số quy định chưa thực sự rõ ràng, còn nhiều chồng chéo, vướng mắc dẫn đến tình trạng khi xảy ra tranh chấp thì cơ quan chức năng còn lúng túng trong vấn đề áp dụng pháp luật. Tình huống sau đây là một ví dụ điển hình:
Chị A (xã X, huyện Y, tỉnh Z) sống chung với anh B cùng xã. Ngày 10/6/2013, sau một năm chung sống, anh B đã đi khỏi địa phương. Ngày 20/9/2013, chị A sinh cháu C và đăng ký khai sinh cho C theo họ của mẹ. Ngày 12/4/2017, chị A kết hôn với anh D cư trú cùng xã. Khi đăng ký kết hôn, chị A và anh D đã làm thủ tục bổ sung hộ tịch, để phần khai về cha của cháu C là anh D và cũng đổi họ cho cháu từ họ mẹ sang họ của anh D. Năm 2018, anh B quay về nơi cư trú, khiếu nại về việc khai sinh cho cháu C và cho rằng, trong giấy khai sinh của cháu C phải ghi anh B là cha.
Sự việc đã dẫn đến tranh chấp, mâu thuẫn và hiện có các quan điểm khác nhau về vấn đề này. Cụ thể:
Quan điểm thứ nhất cho rằng, công chức tư pháp xã X, huyện Y, tỉnh Z đã giải quyết đúng quy định của pháp luật. Mặc dù cháu C sinh ra trước ngày chị A và anh D đăng ký kết hôn nhưng theo quy định tại khoản 1 Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng, do đó, khi chị A và anh D đã làm thủ tục đăng ký kết hôn, đồng thời yêu cầu Ủy ban nhân dân xã X giải quyết việc nhận con của anh D thì công chức tư pháp - hộ tịch đã hướng dẫn anh chị làm thủ tục bổ sung hộ tịch để bổ sung phần khai về cha vào sổ đăng ký khai sinh và giấy khai sinh cho cháu C.
Cách giải quyết này phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch (Thông tư số 15/2015/TT-BTP): “Trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, đã được đăng ký khai sinh không có thông tin về người cha, vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì không phải làm thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con mà làm thủ tục bổ sung hộ tịch để ghi bổ sung thông tin về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và giấy khai sinh của người con”.
Mặt khác, theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 27 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại. Do đó, anh D có quyền yêu cầu Ủy ban nhân dân xã X đổi họ của cháu C từ họ của mẹ thành họ của cha.
Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 7 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP quy định, việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thì còn phải có sự đồng ý của người đó. Trong trường hợp trên, chị A và anh D đã đồng ý, thể hiện trong tờ khai được lưu tại hồ sơ của Ủy ban nhân dân xã X.
Cũng theo quan điểm này, nếu nảy sinh vấn đề tranh chấp về việc nhận cha, mẹ, con thì Ủy ban nhân dân xã X không có thẩm quyền giải quyết, bởi theo khoản 1 Điều 89 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì người không được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó là con mình. Do vậy, anh B muốn được nhận là cha của cháu C thì cần phải gửi đơn đến Tòa án nhân dân huyện Y để yêu cầu thụ lý giải quyết.
Quan điểm thứ hai cho rằng, việc nhận cha, con giữa ông D và cháu C là không đúng quy định. Theo đó, việc thay đổi họ từ họ mẹ sang họ cha cũng không đúng quy định. Hay nói cách khác, công chức tư pháp - hộ tịch xã X đã giải quyết vụ việc là không đúng.
Quan điểm này cho rằng, để nhận cha, mẹ, con thì cần phải có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo đúng quy định tại Điều 11 Thông tư số 15/2015/TT-BTP. Các chứng cứ có thể là một trong các loại giấy tờ sau: Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con. Trường hợp không có các văn bản nêu trên, thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.
Khoản 2 Điều 13 Thông tư số 15/2015/TT-BTP quy định trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, đã được đăng ký khai sinh không có thông tin về người cha, vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì không phải làm thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con mà làm thủ tục bổ sung hộ tịch để ghi bổ sung thông tin về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và giấy khai sinh của người con. Việc hướng dẫn đăng ký nhận cha, mẹ, con, bổ sung hộ tịch trong một số trường hợp đặc biệt tại Điều 13 Thông tư số 15/2015/TT-BTP cần được hiểu là có điều kiện áp dụng. Điều kiện để áp dụng trường hợp đặc biệt này là các mối quan hệ cha ruột - con, mẹ ruột - con tương đối rõ ràng, chỉ là cần các thủ tục pháp lý để hợp pháp hóa mối quan hệ đó. Việc loại bỏ các loại giấy tờ chứng minh được quy định trong Điều 11 Thông tư số 15/2015/TT-BTP nhằm giảm thiểu các thủ tục hành chính không cần thiết cho các trường hợp đặc biệt trên, tránh rườm rà, gây phiền hà cho người dân.
Trong trường hợp này, việc công chức tư pháp - hộ tịch xã X áp dụng khoản 2 Điều 13 Thông tư số 15/2015/TT-BTP để giải quyết cho tình huống nảy sinh giữa chị A, anh D, anh B và cháu C là chưa hiểu được dụng ý của nhà làm luật.
Mặt khác, Điều 13 Thông tư số 15/2015/TT-BTP quy định cơ quan đăng ký hộ tịch có trách nhiệm giải thích rõ về trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc lập văn bản thừa nhận con chung tại khoản 2 Điều 13 nếu không đúng sự thật và khi có cơ sở xác định các thông tin cung cấp cho cơ quan đăng ký hộ tịch không đúng sự thật, cơ quan đăng ký hộ tịch có quyền từ chối giải quyết. Như vậy, trong tình huống nêu trên, việc chị A và anh D có văn bản thừa nhận cháu C là con chung (được lưu trong hồ sơ) là không đúng sự thật. Trong trường hợp này, công chức tư pháp - hộ tịch xã X có quyền từ chối giải quyết bổ sung hộ tịch để ghi bổ sung thông tin về người cha (anh D) trong Sổ đăng ký khai sinh và giấy khai sinh của người con (cháu C).
Như vậy, mỗi quan điểm nêu trên đều có cơ sở thuyết phục. Quan điểm thứ nhất phù hợp với tinh thần của khoản 1 Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Mặt khác, quan điểm này cũng thể hiện yếu tố nhân văn, bảo vệ quyền lợi của trẻ em. Còn quan điểm thứ hai cũng có những lập luận xác đáng, bởi sẽ hạn chế được những trường hợp nhận cha, mẹ, con tùy tiện dẫn đến những tranh chấp phát sinh có thể sẽ phải giải quyết sau này.
Với các quan điểm nêu trên, theo tác giả thì quan điểm thứ hai thuyết phục hơn. Một vấn đề cần lưu ý, theo quy định tại khoản 1 Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng và Điều 44 Luật Hộ tịch năm 2014 về thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con cũng quy định, người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài hoặc giữa người nước ngoài với nhau thì người nước ngoài phải nộp thêm bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu để chứng minh về nhân thân. Như vậy, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 không quy định bất cứ điều kiện nào trong thủ tục nhận cha, mẹ, con, còn Luật Hộ tịch năm 2014 thì có quy định các loại giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác. Tuy nhiên, Luật Hôn nhân và gia đình ban hành ngày 19/6/2014 và có hiệu lực ngày 01/01/2015, còn Luật Hộ tịch ban hành ngày 20/11/2014 và có hiệu lực ngày 01/01/2016, như vậy, trong tình huống mà có sự không thống nhất, chồng chéo giữa hai luật trên thì sẽ áp dụng Luật Hộ tịch năm 2014. Theo đó, để cụ thể hóa Điều 44 Luật Hộ tịch năm 2014, Điều 11 Thông tư số 15/2015/TT-BTP đã quy định chi tiết các loại giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác và Điều 13 Thông tư số 15/2015/TT-BTP chỉ quy định trong trường hợp đặc biệt. Nhưng hiểu thế nào là “trường hợp đặc biệt” thì Thông tư số 15/2015/TT-BTP lại chưa giải thích rõ ràng. Vì vậy, để có sự áp dụng thống nhất pháp luật, tác giả kiến nghị quy định rõ đối tượng nào được nhận cha, mẹ, con và thế nào là “trường hợp đặc biệt” trong quy định tại Điều 13 Thông tư số 15/2015/TT-BTP.
Chính vì tầm quan trọng đó, chế định pháp lý về cha, mẹ, con luôn được các nhà làm luật quan tâm xây dựng và hoàn thiện. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề xác định quan hệ cha, mẹ, con còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập. Một số quy định chưa thực sự rõ ràng, còn nhiều chồng chéo, vướng mắc dẫn đến tình trạng khi xảy ra tranh chấp thì cơ quan chức năng còn lúng túng trong vấn đề áp dụng pháp luật. Tình huống sau đây là một ví dụ điển hình:
Chị A (xã X, huyện Y, tỉnh Z) sống chung với anh B cùng xã. Ngày 10/6/2013, sau một năm chung sống, anh B đã đi khỏi địa phương. Ngày 20/9/2013, chị A sinh cháu C và đăng ký khai sinh cho C theo họ của mẹ. Ngày 12/4/2017, chị A kết hôn với anh D cư trú cùng xã. Khi đăng ký kết hôn, chị A và anh D đã làm thủ tục bổ sung hộ tịch, để phần khai về cha của cháu C là anh D và cũng đổi họ cho cháu từ họ mẹ sang họ của anh D. Năm 2018, anh B quay về nơi cư trú, khiếu nại về việc khai sinh cho cháu C và cho rằng, trong giấy khai sinh của cháu C phải ghi anh B là cha.
Sự việc đã dẫn đến tranh chấp, mâu thuẫn và hiện có các quan điểm khác nhau về vấn đề này. Cụ thể:
Quan điểm thứ nhất cho rằng, công chức tư pháp xã X, huyện Y, tỉnh Z đã giải quyết đúng quy định của pháp luật. Mặc dù cháu C sinh ra trước ngày chị A và anh D đăng ký kết hôn nhưng theo quy định tại khoản 1 Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng, do đó, khi chị A và anh D đã làm thủ tục đăng ký kết hôn, đồng thời yêu cầu Ủy ban nhân dân xã X giải quyết việc nhận con của anh D thì công chức tư pháp - hộ tịch đã hướng dẫn anh chị làm thủ tục bổ sung hộ tịch để bổ sung phần khai về cha vào sổ đăng ký khai sinh và giấy khai sinh cho cháu C.
Cách giải quyết này phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch (Thông tư số 15/2015/TT-BTP): “Trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, đã được đăng ký khai sinh không có thông tin về người cha, vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì không phải làm thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con mà làm thủ tục bổ sung hộ tịch để ghi bổ sung thông tin về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và giấy khai sinh của người con”.
Mặt khác, theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 27 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại. Do đó, anh D có quyền yêu cầu Ủy ban nhân dân xã X đổi họ của cháu C từ họ của mẹ thành họ của cha.
Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 7 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP quy định, việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thì còn phải có sự đồng ý của người đó. Trong trường hợp trên, chị A và anh D đã đồng ý, thể hiện trong tờ khai được lưu tại hồ sơ của Ủy ban nhân dân xã X.
Cũng theo quan điểm này, nếu nảy sinh vấn đề tranh chấp về việc nhận cha, mẹ, con thì Ủy ban nhân dân xã X không có thẩm quyền giải quyết, bởi theo khoản 1 Điều 89 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì người không được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó là con mình. Do vậy, anh B muốn được nhận là cha của cháu C thì cần phải gửi đơn đến Tòa án nhân dân huyện Y để yêu cầu thụ lý giải quyết.
Quan điểm thứ hai cho rằng, việc nhận cha, con giữa ông D và cháu C là không đúng quy định. Theo đó, việc thay đổi họ từ họ mẹ sang họ cha cũng không đúng quy định. Hay nói cách khác, công chức tư pháp - hộ tịch xã X đã giải quyết vụ việc là không đúng.
Quan điểm này cho rằng, để nhận cha, mẹ, con thì cần phải có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo đúng quy định tại Điều 11 Thông tư số 15/2015/TT-BTP. Các chứng cứ có thể là một trong các loại giấy tờ sau: Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con. Trường hợp không có các văn bản nêu trên, thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.
Khoản 2 Điều 13 Thông tư số 15/2015/TT-BTP quy định trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, đã được đăng ký khai sinh không có thông tin về người cha, vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì không phải làm thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con mà làm thủ tục bổ sung hộ tịch để ghi bổ sung thông tin về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và giấy khai sinh của người con. Việc hướng dẫn đăng ký nhận cha, mẹ, con, bổ sung hộ tịch trong một số trường hợp đặc biệt tại Điều 13 Thông tư số 15/2015/TT-BTP cần được hiểu là có điều kiện áp dụng. Điều kiện để áp dụng trường hợp đặc biệt này là các mối quan hệ cha ruột - con, mẹ ruột - con tương đối rõ ràng, chỉ là cần các thủ tục pháp lý để hợp pháp hóa mối quan hệ đó. Việc loại bỏ các loại giấy tờ chứng minh được quy định trong Điều 11 Thông tư số 15/2015/TT-BTP nhằm giảm thiểu các thủ tục hành chính không cần thiết cho các trường hợp đặc biệt trên, tránh rườm rà, gây phiền hà cho người dân.
Trong trường hợp này, việc công chức tư pháp - hộ tịch xã X áp dụng khoản 2 Điều 13 Thông tư số 15/2015/TT-BTP để giải quyết cho tình huống nảy sinh giữa chị A, anh D, anh B và cháu C là chưa hiểu được dụng ý của nhà làm luật.
Mặt khác, Điều 13 Thông tư số 15/2015/TT-BTP quy định cơ quan đăng ký hộ tịch có trách nhiệm giải thích rõ về trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc lập văn bản thừa nhận con chung tại khoản 2 Điều 13 nếu không đúng sự thật và khi có cơ sở xác định các thông tin cung cấp cho cơ quan đăng ký hộ tịch không đúng sự thật, cơ quan đăng ký hộ tịch có quyền từ chối giải quyết. Như vậy, trong tình huống nêu trên, việc chị A và anh D có văn bản thừa nhận cháu C là con chung (được lưu trong hồ sơ) là không đúng sự thật. Trong trường hợp này, công chức tư pháp - hộ tịch xã X có quyền từ chối giải quyết bổ sung hộ tịch để ghi bổ sung thông tin về người cha (anh D) trong Sổ đăng ký khai sinh và giấy khai sinh của người con (cháu C).
Như vậy, mỗi quan điểm nêu trên đều có cơ sở thuyết phục. Quan điểm thứ nhất phù hợp với tinh thần của khoản 1 Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Mặt khác, quan điểm này cũng thể hiện yếu tố nhân văn, bảo vệ quyền lợi của trẻ em. Còn quan điểm thứ hai cũng có những lập luận xác đáng, bởi sẽ hạn chế được những trường hợp nhận cha, mẹ, con tùy tiện dẫn đến những tranh chấp phát sinh có thể sẽ phải giải quyết sau này.
Với các quan điểm nêu trên, theo tác giả thì quan điểm thứ hai thuyết phục hơn. Một vấn đề cần lưu ý, theo quy định tại khoản 1 Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng và Điều 44 Luật Hộ tịch năm 2014 về thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con cũng quy định, người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài hoặc giữa người nước ngoài với nhau thì người nước ngoài phải nộp thêm bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu để chứng minh về nhân thân. Như vậy, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 không quy định bất cứ điều kiện nào trong thủ tục nhận cha, mẹ, con, còn Luật Hộ tịch năm 2014 thì có quy định các loại giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác. Tuy nhiên, Luật Hôn nhân và gia đình ban hành ngày 19/6/2014 và có hiệu lực ngày 01/01/2015, còn Luật Hộ tịch ban hành ngày 20/11/2014 và có hiệu lực ngày 01/01/2016, như vậy, trong tình huống mà có sự không thống nhất, chồng chéo giữa hai luật trên thì sẽ áp dụng Luật Hộ tịch năm 2014. Theo đó, để cụ thể hóa Điều 44 Luật Hộ tịch năm 2014, Điều 11 Thông tư số 15/2015/TT-BTP đã quy định chi tiết các loại giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác và Điều 13 Thông tư số 15/2015/TT-BTP chỉ quy định trong trường hợp đặc biệt. Nhưng hiểu thế nào là “trường hợp đặc biệt” thì Thông tư số 15/2015/TT-BTP lại chưa giải thích rõ ràng. Vì vậy, để có sự áp dụng thống nhất pháp luật, tác giả kiến nghị quy định rõ đối tượng nào được nhận cha, mẹ, con và thế nào là “trường hợp đặc biệt” trong quy định tại Điều 13 Thông tư số 15/2015/TT-BTP.
Cao Thị Quỳnh
Trường Chính trị tỉnh Sơn La
Trường Chính trị tỉnh Sơn La