Trả lời:
Theo quy định tại khoản 1, Điều 9 Luật Công chứng năm 2006 trước đây thì: “Trong trường hợp pháp luật quy định việc công chứng phải có người làm chứng hoặc trong trường hợp pháp luật không quy định việc công chứng phải có người làm chứng nhưng người yêu cầu công chứng không đọc được hoặc không nghe được hoặc không ký và không điểm chỉ được thì phải có người làm chứng (hiện nay là khoản 2, Điều 47, Luật Công chứng năm 2014) thì: “Trường hợp người yêu cầu công chứng không đọc được, không nghe được, không ký, điểm chỉ được hoặc trong những trường hợp khác do pháp luật quy định thì việc công chứng phải có người làm chứng”.Như vậy, Luật Công chứng năm 2006 và Luật Công chứng năm 2014 đều quy định trong trường hợp người yêu cầu công chứng không đọc được Thì phải có người làm chứng. Người làm chứng do người yêu cầu công chứng mời, nếu họ không mời được, thìcông chứng viên chỉ định.
Câu hỏi 2:Trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu bằng văn bản về việc cung cấp bản chính đang lưu trữ của tổ chức hành nghề công chứng phục vụ cho cho hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án... thì việc cung cấp, đối chiếu sẽ được thực hiện ở đâu?
Trả lời:
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 64 Luật Công chứng năm 2014 (trước đây là khoản 3 Điều 54 Luật Công chứng năm 2006) thì: “Trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu bằng văn bản về việc cung cấp hồ sơ công chứng phục vụ cho việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án liên quan đến việc đã công chứng, thì tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm cung cấp bản sao văn bản công chứng và các giấy tờ khác có liên quan. Việc đối chiếu bản sao văn bản công chứng với bản chính chỉ được thực hiện tại tổ chức hành nghềcông chứng nơi đang lưu trữ hồ sơ công chứng”.Như vậy, việc cung cấp bản chính hồ sơ công chứng để đối chiếu với bản sao văn bản công chứng chỉđược thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 64 Luật Công chứng năm 2014.
Câu hỏi 3:
Trong trường hợp cấp lại giấy đề nghị đăng ký hoạt động của tổchức hành nghề công chứng do thay đổi địa chỉ trụsởtrong phạm vi từ xã, phường, thị trấn này sang xã, phường, thị trấn khác trong cùng một đơn vị cấp huyện không nằm trong quy hoạch vị trí tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn cấp huyện. Việc thay đổi sẽ được thực hiện như thếnào?
Trả lời:
Tại Quyết định số 240/QĐ-TTg ngày 17/02/2010 của Thủtướng Chính phủ ban hành tiêu chí quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở Việt Nam đến năm 2020 và Quyết định số 2104/QĐ-TTg ngày 29/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ: “Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành Nghề công chứng đến năm 2020” đều lấy đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là cấp huyện) làm đơn vị quy hoạch các tổ chức hành nghề công chứng. Tiêu chí quy hoạch tại Quyết định số 240/QĐ-TTg cũng đã quy định rõ các tổ chức hành nghề công chứng phải được phân bổ hợp lý gắn với số lượng dân cư và địa bàn dân cư, không tập trung nhiều tổ chức hành nghề công chứng tại một khu dân cư trên một đơn vị quy hoạch (cấp huyện), đáp ứng thuận lợi các yêu cầu vềdịch vụcông chứng của nhân dân.Theo quy định tại Điều 24 Luật Công chứng năm 2014 thì: “...Việc thay đổi trụ sở của Văn phòng công chứng sang huyện, quận, thị xã, thành phố khác trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đã ra quyết định cho phép thành lập phải được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định và phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng. Như vậy, trong trường hợp thay đổi trụsở trong địa bàn cấp huyện, Văn phòng công chứng đăng ký nội dung thay đổi tại Sở Tư pháp và được Sở Tư pháp cấp lại giấy đăng ký hoạt động mà không cần phải có quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Việc thay đổi trụ sở của các tổchức hành nghề công chứng trong địa bàn cấp huyện cũng cần đảm bảo nguyên tắc quy hoạch nêu tại Quyết định số 240/QĐ-TTg ngày 17/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ.