1. Tình hình đội ngũ công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, lãnh đạo Ủy ban nhân dân các cấp đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thường xuyên kiểm tra, rà soát đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch để đề nghị đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đạt chuẩn theo quy định.
Việc triển khai thực hiện Luật Hộ tịch, các nghị định, thông tư hướng dẫn của Chính phủ đã góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ làm công tác hộ tịch được phát huy; đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch từng bước chuẩn hóa về trình độ chuyên môn, lý luận chính trị; cơ sở vật chất bước đầu cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; chất lượng hoạt động được nâng lên, đã tác động tích cực đến việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong việc quản lý và thực hiện công tác hộ tịch, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị ở từng địa phương.
Tuy nhiên, công tác tổ chức cán bộ về tư pháp - hộ tịch cấp xã vẫn còn những khó khăn, vướng mắc căn bản, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác quản lý nhà nước về hộ tịch ở cấp cơ sở. Có thể nhận diện một số khó khăn, vướng mắc chính trong thời gian qua như sau:
- Việc bố trí công chức làm công tác hộ tịch chưa bảo đảm phù hợp về chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực thực tiễn, đây cũng là khó khăn trong việc kiện toàn đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch tại địa phương; vì hiện nay, khi tuyển dụng không tìm được người có trình độ phù hợp theo quy định, nếu có thì cũng không có nguyện vọng phục vụ trong Ngành Tư pháp (do không có chế độ đãi ngộ so với các cơ quan tư pháp); số đối tượng có nguyện vọng phục vụ thì không có trình độ chuyên môn phù hợp, từ đó phần nào có những hạn chế về khả năng tiếp cận công việc và phát huy có hiệu quả năng lực chuyên môn trong công tác đăng ký, quản lý hộ tịch.
Các địa phương còn bị động trong việc tìm nguồn cán bộ vốn đã được đào tạo đủ chuẩn trước khi tuyển dụng bố trí công chức làm công tác hộ tịch (thay thế cho công chức làm công tác hộ tịch được bố trí công tác khác). Thực tế không ít trường hợp phải hợp đồng làm việc một thời gian mới có thể chuẩn hóa theo quy định.
- Vẫn còn tình trạng “quá tải” nhất là ở cấp xã, do thiếu biên chế và cán bộ phải thực hiện nhiều đầu công việc, vì vậy hầu như vị trí tư pháp cấp xã thường xuyên biến động, thay đổi vị công tác, chưa thực hiện đầy đủ nội dung công việc theo quy định. Việc thực hiện thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực hộ tịch, kết hôn, chứng thực của Phòng Tư pháp cấp huyện chưa thực hiện thường xuyên chất lượng thanh tra còn thấp. Do đó, nhiều thiếu sót, sai phạm ở cơ sở chưa được phát hiện, chấn chỉnh và xử lý kịp thời.
- Biên chế chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và các quy định của pháp luật trong lĩnh vực này, nhiệm vụ giao cho công chức tư pháp - hộ tịch ngày một tăng; ngoài lương cơ bản theo quy định, công chức tư pháp - hộ tịch không có chế độ đãi ngộ khác; việc đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất cho công tác này còn thiếu thốn.
- Mặc dù được tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ hàng năm, nhưng nhìn chung, công chức làm công tác hộ tịch vẫn còn yếu về trình độ. Do đó, việc giải quyết hồ sơ nhiều khi còn lúng túng dẫn đến những sai sót nhất định hoặc thời hạn giải quyết không bảo đảm theo quy định. Năng lực về chuyên môn của một số công chức làm công tác hộ tịch vẫn còn hạn chế, chưa có kinh nghiệm nhiều trong lĩnh vực hộ tịch do đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch chưa được thường xuyên tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ chuyên sâu, thường thay đổi do điều động, luân chuyển.
- Công tác tuyển dụng và luân chuyển cán bộ còn gặp nhiều khó khăn, do một số công chức thường xuyên biến động do đề bạt, điều động, mặt khác để có đội ngũ có chuyên môn đáp ứng nhiệm vụ đối với vùng cao, vùng xa còn nhiều bất cập.
2. Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã
Để thực hiện hiệu lực, hiệu quả Luật Hộ tịch năm 2014, Ủy ban nhân dân các cấp cần chú trọng kiện toàn đội ngũ công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã, bảo đảm tiêu chuẩn đội ngũ theo đúng quy định của Luật đến hết năm 2019, trong đó, cần thực hiện các giải pháp cụ thể là:
- Xây dựng lộ trình cụ thể thực hiện kiện toàn đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch đáp ứng tiêu chuẩn chức danh, phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định của Luật Hộ tịch và bảo đảm bố trí đủ, đúng, không kiêm nhiệm và ổn định, lâu dài đối với đội ngũ công chức hộ tịch.
- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức, chính trị để nâng cao năng lực, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, tư pháp hộ tịch; tăng cường cơ sở vật chất, tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ, công chức tư pháp - hộ tịch xã, phường, thị trấn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đối với công chức đã được tuyển dụng chưa đủ tiêu chuẩn chuyên môn, cần bố trí, cử đi đào tạo bổ sung, bảo đảm đủ tiêu chuẩn chuyên môn theo quy định của Luật Hộ tịch trước ngày 31/12/2019. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục quan tâm chỉ đạo Sở Tư pháp phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trên địa bàn xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch cho công chức làm công tác hộ tịch tại địa phương; rà soát, tổng hợp đội ngũ công chức tư pháp - hộ tịch không đạt tiêu chuẩn theo quy định, công chức đạt chuẩn về trình độ nhưng có độ tuổi cao, năng lực hạn chế chưa đủ điều kiện nghỉ hưu để xem xét từng trường hợp cụ thể.
- Chấn chỉnh, chấm dứt ngay tình trạng sử dụng biên chế công chức tư pháp - hộ tịch làm công tác khác; đồng thời, các năm tiếp theo cần có kế hoạch thanh tra, kiểm tra đối với việc bố trí, tuyển dụng công chức làm công tác hộ tịch tại địa phương. Thiết lập quy chế phối hợp giữa Ủy ban nhân dân các tỉnh với cơ quan tư pháp cấp trên trong việc bổ nhiệm, luân chuyển công chức tư pháp - hộ tịch, với lãnh đạo Phòng Tư pháp cấp huyện tránh việc thay đổi trong thời gian ngắn, bổ nhiệm cán bộ không đủ tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ.
- Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, phấn đấu 100% công chức tư pháp - hộ tịch xã, phường thị trấn có máy tính nối mạng để thực hiện thống nhất quản lý chuyên ngành bằng công nghệ thông tin.
- Cần có chế độ hỗ trợ, ưu đãi riêng đối với đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch, đặc biệt là đội ngũ công chức cấp xã nhằm thu hút được nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, trẻ, năng động và nhiệt tình và công việc./.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, lãnh đạo Ủy ban nhân dân các cấp đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thường xuyên kiểm tra, rà soát đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch để đề nghị đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đạt chuẩn theo quy định.
Việc triển khai thực hiện Luật Hộ tịch, các nghị định, thông tư hướng dẫn của Chính phủ đã góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ làm công tác hộ tịch được phát huy; đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch từng bước chuẩn hóa về trình độ chuyên môn, lý luận chính trị; cơ sở vật chất bước đầu cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; chất lượng hoạt động được nâng lên, đã tác động tích cực đến việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong việc quản lý và thực hiện công tác hộ tịch, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị ở từng địa phương.
Tuy nhiên, công tác tổ chức cán bộ về tư pháp - hộ tịch cấp xã vẫn còn những khó khăn, vướng mắc căn bản, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác quản lý nhà nước về hộ tịch ở cấp cơ sở. Có thể nhận diện một số khó khăn, vướng mắc chính trong thời gian qua như sau:
- Việc bố trí công chức làm công tác hộ tịch chưa bảo đảm phù hợp về chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực thực tiễn, đây cũng là khó khăn trong việc kiện toàn đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch tại địa phương; vì hiện nay, khi tuyển dụng không tìm được người có trình độ phù hợp theo quy định, nếu có thì cũng không có nguyện vọng phục vụ trong Ngành Tư pháp (do không có chế độ đãi ngộ so với các cơ quan tư pháp); số đối tượng có nguyện vọng phục vụ thì không có trình độ chuyên môn phù hợp, từ đó phần nào có những hạn chế về khả năng tiếp cận công việc và phát huy có hiệu quả năng lực chuyên môn trong công tác đăng ký, quản lý hộ tịch.
Các địa phương còn bị động trong việc tìm nguồn cán bộ vốn đã được đào tạo đủ chuẩn trước khi tuyển dụng bố trí công chức làm công tác hộ tịch (thay thế cho công chức làm công tác hộ tịch được bố trí công tác khác). Thực tế không ít trường hợp phải hợp đồng làm việc một thời gian mới có thể chuẩn hóa theo quy định.
- Vẫn còn tình trạng “quá tải” nhất là ở cấp xã, do thiếu biên chế và cán bộ phải thực hiện nhiều đầu công việc, vì vậy hầu như vị trí tư pháp cấp xã thường xuyên biến động, thay đổi vị công tác, chưa thực hiện đầy đủ nội dung công việc theo quy định. Việc thực hiện thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực hộ tịch, kết hôn, chứng thực của Phòng Tư pháp cấp huyện chưa thực hiện thường xuyên chất lượng thanh tra còn thấp. Do đó, nhiều thiếu sót, sai phạm ở cơ sở chưa được phát hiện, chấn chỉnh và xử lý kịp thời.
- Biên chế chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và các quy định của pháp luật trong lĩnh vực này, nhiệm vụ giao cho công chức tư pháp - hộ tịch ngày một tăng; ngoài lương cơ bản theo quy định, công chức tư pháp - hộ tịch không có chế độ đãi ngộ khác; việc đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất cho công tác này còn thiếu thốn.
- Mặc dù được tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ hàng năm, nhưng nhìn chung, công chức làm công tác hộ tịch vẫn còn yếu về trình độ. Do đó, việc giải quyết hồ sơ nhiều khi còn lúng túng dẫn đến những sai sót nhất định hoặc thời hạn giải quyết không bảo đảm theo quy định. Năng lực về chuyên môn của một số công chức làm công tác hộ tịch vẫn còn hạn chế, chưa có kinh nghiệm nhiều trong lĩnh vực hộ tịch do đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch chưa được thường xuyên tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ chuyên sâu, thường thay đổi do điều động, luân chuyển.
- Công tác tuyển dụng và luân chuyển cán bộ còn gặp nhiều khó khăn, do một số công chức thường xuyên biến động do đề bạt, điều động, mặt khác để có đội ngũ có chuyên môn đáp ứng nhiệm vụ đối với vùng cao, vùng xa còn nhiều bất cập.
2. Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã
Để thực hiện hiệu lực, hiệu quả Luật Hộ tịch năm 2014, Ủy ban nhân dân các cấp cần chú trọng kiện toàn đội ngũ công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã, bảo đảm tiêu chuẩn đội ngũ theo đúng quy định của Luật đến hết năm 2019, trong đó, cần thực hiện các giải pháp cụ thể là:
- Xây dựng lộ trình cụ thể thực hiện kiện toàn đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch đáp ứng tiêu chuẩn chức danh, phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định của Luật Hộ tịch và bảo đảm bố trí đủ, đúng, không kiêm nhiệm và ổn định, lâu dài đối với đội ngũ công chức hộ tịch.
- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức, chính trị để nâng cao năng lực, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, tư pháp hộ tịch; tăng cường cơ sở vật chất, tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ, công chức tư pháp - hộ tịch xã, phường, thị trấn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đối với công chức đã được tuyển dụng chưa đủ tiêu chuẩn chuyên môn, cần bố trí, cử đi đào tạo bổ sung, bảo đảm đủ tiêu chuẩn chuyên môn theo quy định của Luật Hộ tịch trước ngày 31/12/2019. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục quan tâm chỉ đạo Sở Tư pháp phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trên địa bàn xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch cho công chức làm công tác hộ tịch tại địa phương; rà soát, tổng hợp đội ngũ công chức tư pháp - hộ tịch không đạt tiêu chuẩn theo quy định, công chức đạt chuẩn về trình độ nhưng có độ tuổi cao, năng lực hạn chế chưa đủ điều kiện nghỉ hưu để xem xét từng trường hợp cụ thể.
- Chấn chỉnh, chấm dứt ngay tình trạng sử dụng biên chế công chức tư pháp - hộ tịch làm công tác khác; đồng thời, các năm tiếp theo cần có kế hoạch thanh tra, kiểm tra đối với việc bố trí, tuyển dụng công chức làm công tác hộ tịch tại địa phương. Thiết lập quy chế phối hợp giữa Ủy ban nhân dân các tỉnh với cơ quan tư pháp cấp trên trong việc bổ nhiệm, luân chuyển công chức tư pháp - hộ tịch, với lãnh đạo Phòng Tư pháp cấp huyện tránh việc thay đổi trong thời gian ngắn, bổ nhiệm cán bộ không đủ tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ.
- Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, phấn đấu 100% công chức tư pháp - hộ tịch xã, phường thị trấn có máy tính nối mạng để thực hiện thống nhất quản lý chuyên ngành bằng công nghệ thông tin.
- Cần có chế độ hỗ trợ, ưu đãi riêng đối với đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch, đặc biệt là đội ngũ công chức cấp xã nhằm thu hút được nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, trẻ, năng động và nhiệt tình và công việc./.
ThS. Đồng Ngọc Dám
Học viện Chính trị khu vực I
Học viện Chính trị khu vực I