Các quy định về công chứng viên trong Luật Công chứng năm 2014 về cơ bản được kế thừa các quy định của Luật Công chứng năm 2006, nhưng có bổ sung, thay đổi một số quy định mới như: Về định nghĩa công chứng viên; về tiêu chuẩn công chứng viên; về đào tạo nghề công chứng; về đối tượng được miễn đào tạo nghề công chứng; về tập sự hành nghề công chứng; về kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng; về bổ nhiệm công chứng viên; về thẻ công chứng viên;...
Cùng với việc bổ sung các quy định về tổ chức hành nghề công chứng, việc hành nghề công chứng, thủ tục công chứng, quản lý nhà nước về công chứng..., thì việc nâng cao chất lượng của công chứng viên - chủ thể trực tiếp thực hiện việc công chứng các hợp đồng và các giao dịch khác, cũng là một trong những mục tiêu quan trọng của Luật Công chứng năm 2014.
Từ những điểm mới về chế định công chứng viên được quy định trong Luật Công chứng năm 2014, có thể khẳng định việc nâng cao chất lượng công chứng viên và chất lượng hoạt động công chứng là mục tiêu quan trọng nhất mà Luật Công chứng năm 2104 hướng tới.
Tác giả Hoàng Ngọc Lan đã có bài viết trao đổi về việc: “Nâng cao chất lượng công chứng viên theo yêu cầu của Luật Công chứng năm 2014” được đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số chuyên đề 32 trang “Triển khai thi hành Luật Công chứng 2014” tháng 6/2015. Mời độc giả quan tâm tìm đọc!
Vũ Hải Việt