Công tác xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật ở tỉnh Quảng Bình trải qua 02 giai đoạn: (i) Giai đoạn 1 là từ tháng 01/2013 đến tháng 5/2017, thực hiện theo Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg ngày 24/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở (Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg); (ii) Giai đoạn 2 là từ tháng 5/2017 đến nay, thực hiện theo Quyết định số 619/QĐ-TTg ngày 08/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (Quyết định số 619/QĐ-TTg). Qua 05 năm triển khai thực hiện, công tác chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Giai đoạn 1: Từ tháng 01/2013 đến tháng 5/2017
Theo Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg, Quảng Bình là một trong 05 địa phương trên cả nước được lựa chọn làm thử về xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tư pháp đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình triển khai thực hiện kịp thời, nghiêm túc. Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện như: Quyết định số 1042/QĐ-UBND ngày 20/6/2013 về việc phê duyệt Đề án triển khai thực hiện quy định về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Bình; Công văn số 230/UBND-NC ngày 04/3/2014 về việc triển khai thực hiện các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở; Công văn số 1109/UBND-NC ngày 10/9/2014 về việc đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở; Công văn số 369/UBND-NC ngày 14/4/2015 về việc triển khai đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2015. Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã cũng ban hành các văn bản chỉ đạo và triển khai kịp thời. Ủy ban nhân dân tỉnh đã giao cho Sở Tư pháp tham mưu trực tiếp hoạt động này và chỉ đạo xây dựng bộ máy thực hiện nhiệm vụ ở ba cấp tỉnh, huyện, xã, cụ thể: 01 hội đồng cấp tỉnh, 08 hội đồng cấp huyện, 159 hội đồng cấp xã và đã tiến hành đánh giá địa phương chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định.
Để công tác đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật đi vào thực tiễn, tỉnh Quảng Bình đặc biệt coi trọng công tác tuyên truyền cho cán bộ và nhân dân về hoạt động này, qua đó tạo nên sức lan tỏa sâu rộng. Công tác tuyên truyền, phổ biến được Sở Tư pháp tham mưu thực hiện thường xuyên và sâu rộng đến mọi đối tượng trong toàn tỉnh, thông qua nhiều hình thức như: Tổ chức hội nghị phổ biến, quán triệt; mở lớp tập huấn nghiệp vụ, bồi dưỡng kiến thức pháp luật; thông qua phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài); thông qua Bản tin Tư pháp; phát hành tờ gấp, sách bỏ túi…; lồng ghép tổ chức tập huấn chuyên đề về xây dựng, đánh giá địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật vào các chương trình, đề án, trong bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng cho hòa giải viên, tuyên truyền viên… Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật mà hoạt động này đã nhận được sự quan tâm ủng hộ của các cấp, các ngành và các địa phương, sự chung tay của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, đặc biệt là nhận được sự đồng tình của nhân dân. Bên cạnh đó, được sự chỉ đạo và hướng dẫn kịp thời, Ủy ban nhân dân cấp huyện đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn về xây dựng, đánh giá và thành lập hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trên địa bàn cũng đã tổ chức triển khai các điều kiện để xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; thành lập hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật cấp xã, đồng thời phân công cán bộ tham mưu thực hiện các tiêu chí về chuẩn tiếp cận pháp luật; tổ chức tuyên truyền, phổ biến, triển khai xây dựng các tiêu chí chuẩn tiếp cận pháp luật.
Qua 03 năm triển khai ở giai đoạn 1, kết quả đánh giá ở tỉnh Quảng Bình cho thấy, các tiêu chí được đánh giá khá toàn diện và thực chất, phản ánh đúng thực trạng của các địa phương. Về số cấp xã được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật: Năm 2014 có 64/159 xã, phường, thị trấn (chiếm tỷ lệ 40%); năm 2015 có 108/159 xã, phường, thị trấn (chiếm tỷ lệ 68%). Theo kết quả đánh giá thì không có địa phương cấp xã nào dưới 500 điểm. Về số địa phương cấp huyện được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật: Năm 2014 có 01/08 huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (thành phố Đồng Hới có 12/16 xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, tỷ lệ 75%); năm 2015 có 03/08 huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (thành phố Đồng Hới có 12/16 xã, phường được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, tỷ lệ 75%; huyện Lệ Thủy có 20/28 xã, thị trấn được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, tỷ lệ 71%; huyện Tuyên Hóa có 17/20 xã, thị trấn được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, tỷ lệ 85%). Thành phố Đồng Hới là địa phương được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật 02 năm liên tục. Trong tỉnh, có 08/159 xã, phường, thị trấn được Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận là tiêu biểu về tiếp cận pháp luật năm 2015. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đề nghị Bộ Tư pháp công nhận phường Bắc Lý - thành phố Đồng Hới và thành phố Đồng Hới là những địa phương tiêu biểu về tiếp cận pháp luật toàn quốc.
Giai đoạn 2: Từ tháng 5/2017 đến nay
Giai đoạn 2 thực hiện theo Quyết định số 619/QĐ-TTg và đang được tỉnh Quảng Bình tích cực triển khai thực hiện. Theo đó, Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục chỉ đạo công tác chuẩn tiếp cận pháp luật ở cơ sở gắn với việc thực hiện tiêu chí 18.5 trong Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 và Sở Tư pháp tiếp tục được giao nhiệm vụ tham mưu thực hiện công tác này. Sở Tư pháp đã tích cực, chủ động tham mưu thực hiện theo quy định mới với việc kịp thời tham mưu ban hành Kế hoạch số 1002/KH-UBND ngày 09/6/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai thực hiện Quyết định số 619/QĐ-TTg và nhiều văn bản chỉ đạo hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện; tham mưu chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã thành lập hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật và chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm túc, đúng quy định; tổ chức và lồng ghép tổ chức trong các đề án, các hội nghị tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho mọi đối tượng trong đó chú trọng đến đối tượng người dân ở cơ sở. Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật được thực hiện dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng và ngày một đổi mới như tổ chức hội nghị, tọa đàm trao đổi, giải đáp thắc mắc, tổ chức các hội thi sân khấu hóa..., trong đó có nội dung liên quan đến công tác xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Theo đó, Sở Tư pháp đã tổ chức và phối hợp tổ chức 97 lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho hơn 11.000 lượt người gồm các đối tượng tại cơ sở như cán bộ tư pháp - hộ tịch cấp xã, hòa giải viên, cán bộ Đoàn thanh niên, cán bộ Công đoàn, thanh thiếu niên, tuyên truyền viên, hội viên Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ...
Sở Tư pháp cũng đã tập trung xây dựng, kiện toàn và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác tư pháp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về chuẩn tiếp cận pháp luật. Đến nay, cấp xã tổng số có 291 cán bộ tư pháp - hộ tịch (bao gồm cả 20 cán bộ hợp đồng), có trên 83% đơn vị cấp xã có 02 cán bộ tư pháp - hộ tịch; 93,5% cán bộ tư pháp - hộ tịch cấp xã đã được đào tạo chuyên môn luật, trình độ từ trung cấp trở lên; 6,2% được đào tạo đại học, trung cấp và nghiệp vụ khác. Định kỳ hàng năm, Sở Tư pháp tổ chức và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện (thông qua Phòng Tư pháp) bồi dưỡng kiến thức pháp luật và tập huấn nghiệp vụ về chuẩn tiếp cận pháp luật cho 100% đội ngũ công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã thông qua tổ chức hội nghị, cấp phát tài liệu nghiệp vụ...
Theo quy định tại Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 thì chuẩn tiếp cận pháp luật là một tiêu chí để đánh giá chuẩn nông thôn mới (tiêu chí 18.5). Vì vậy, Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tư pháp tích cực chỉ đạo, hướng dẫn triển khai đồng bộ, nghiêm túc Quyết định số 619/QĐ-TTg, trong đó, đặc biệt chú trọng việc đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật đối với các xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới. Đến nay, toàn tỉnh có 123/159 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Các xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới hàng năm đều đạt tiêu chí về chuẩn tiếp cận pháp luật ở mức cao (từ 90 điểm trở lên và khảo sát đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân về chất lượng, thái độ khi thực hiện thủ tục hành chính đạt từ 90% trở lên). Tuy nhiên, vẫn còn 36/159 xã, phường, thị trấn chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, những địa phương này sẽ phấn đấu đạt chuẩn trong năm 2018 và các năm tiếp theo. Các đơn vị cấp xã chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật chủ yếu là do có cán bộ bị kỷ luật, còn lại số ít là do không đạt điểm.
Kết quả đánh giá cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật giúp chính quyền các cấp có điều kiện nắm bắt, nhìn nhận toàn diện hơn về thực trạng, những khó khăn, vướng mắc trong triển khai nhiệm vụ về giải quyết các vụ việc hành chính - tư pháp; phổ biến, giáo dục pháp luật; trợ giúp pháp lý; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; hoạt động của các thiết chế tiếp cận pháp luật; thực trạng thực thi pháp luật của người dân tại cơ sở để có biện pháp khắc phục, thực hiện các nhiệm vụ đó hiệu quả hơn. Đồng thời, chính quyền các cấp có điều kiện nhận diện và khắc phục hạn chế, yếu kém trong chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, góp phần vào sự phát triển ổn định, bền vững, dân chủ, hiện đại, văn minh và thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở.
Nhìn lại 05 năm triển khai công tác chuẩn tiếp cận pháp luật ở tỉnh Quảng Bình nhận thấy, công tác này đã được Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai nghiêm túc, bảo đảm công khai, minh bạch, dân chủ, đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, việc đánh giá, công nhận, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là một nhiệm vụ mới nên không tránh khỏi những bỡ ngỡ và khó khăn hạn chế nhất định như: Đối với một số Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã thì việc chỉ đạo thực hiện công tác này còn chậm, chưa kịp thời, việc thực hiện các tiêu chí về chuẩn tiếp cận pháp luật còn chưa đảm bảo, chưa chú trọng đến xây dựng các tiêu chí tiếp cận pháp luật mà chỉ chú trọng việc đánh giá các tiêu chí tiếp cận pháp luật; kết quả đánh giá tiếp cận pháp luật ở một số huyện còn chưa thực sự phản ánh sát, đúng với tình hình thực tiễn của địa phương; việc tổ chức triển khai các thiết chế pháp luật chưa cao, còn mang tính hình thức, chưa bám sát yêu cầu của người dân, chưa tạo điều kiện thuận lợi để người dân tiếp cận pháp luật; chưa có sự phối hợp, gắn kết giữa các cơ quan, đơn vị đặc biệt là ở cấp xã để có sự đánh giá, giải quyết một cách toàn diện, tổng thể đối với công tác xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, nhiều địa phương còn coi đây là nhiệm vụ của cơ quan tư pháp; một số công chức cấp xã chưa nắm rõ được những nội dung cơ bản của các tiêu chí đánh giá tiếp cận pháp luật để tham mưu xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật nên việc đánh giá kết quả chính xác chưa cao...
Trong thời gian tới, để nâng cao chất lượng xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, nhất là đối với các xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới thì cần có sự chỉ đạo quyết liệt của các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền cấp huyện, cấp xã. Bên cạnh đó, cần thực hiện một số giải pháp đối với các nội dung của tiêu chí về chuẩn tiếp cận pháp luật như sau:
Một là, tăng cường phổ biến, quán triệt về mục đích, ý nghĩa, nội dung tiêu chí, chỉ tiêu và các nhiệm vụ về chuẩn tiếp cận pháp luật ở cơ sở, qua đó thống nhất về nhận thức và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, nhân dân, coi đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, trong đó chính quyền cơ sở giữ vai trò nòng cốt. Đảm bảo mỗi người dân và mỗi cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị phải nhận thức đúng đắn và đầy đủ về mục đích, ý nghĩa, vị trí, vai trò của chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở, để từ đó thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm có liên quan; tổ chức thực thi tốt các hoạt động công vụ thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Hai là, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, chính quyền cấp huyện cần quyết liệt đối với các xã chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, các xã trọng điểm về vi phạm pháp luật, bảo đảm các tiêu chí được thực hiện đồng đều, bền vững. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các chỉ tiêu để xác định tiến độ thực hiện và mức độ đạt được, từ đó tìm ra nguyên nhân chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; tăng cường các hoạt động thông tin, hỗ trợ người dân trong tiếp cận thông tin pháp luật và giám sát chặt chẽ các hoạt động thi hành pháp luật, nhằm phòng ngừa khiếu nại, khiếu kiện kéo dài và tránh xảy ra trọng án, tình hình tội phạm gia tăng.
Ba là, chính quyền các cấp quan tâm bố trí kinh phí, phương tiện và các điều kiện cần thiết khác để triển khai nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật từ nguồn ngân sách địa phương theo phân cấp ngân sách hiện hành. Trong đó, cần ưu tiên bố trí kinh phí để hỗ trợ cấp xã còn nhiều chỉ tiêu, tiêu chí chưa đạt chuẩn, cấp xã trọng điểm về vi phạm pháp luật. Khuyến khích, vận động các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hỗ trợ kinh phí thực hiện nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện nhiệm vụ xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Bốn là, chính quyền cấp huyện cần thực hiện đúng thực chất, đầy đủ các nội dung đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật. Phân công cụ thể nhiệm vụ cho từng cơ quan, đơn vị, công chức theo dõi, đánh giá các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật phù hợp với lĩnh vực được giao quản lý, đồng thời chú trọng công tác phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ này. Rà soát các chỉ tiêu, tiêu chí tiếp cận pháp luật và căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương. Sau khi đánh giá, đề xuất với cấp có thẩm quyền và thực hiện các giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế, nâng cao hiệu quả thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí tiếp cận pháp luật, bảo đảm xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật bền vững.
Giai đoạn 1: Từ tháng 01/2013 đến tháng 5/2017
Theo Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg, Quảng Bình là một trong 05 địa phương trên cả nước được lựa chọn làm thử về xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tư pháp đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình triển khai thực hiện kịp thời, nghiêm túc. Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện như: Quyết định số 1042/QĐ-UBND ngày 20/6/2013 về việc phê duyệt Đề án triển khai thực hiện quy định về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Bình; Công văn số 230/UBND-NC ngày 04/3/2014 về việc triển khai thực hiện các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở; Công văn số 1109/UBND-NC ngày 10/9/2014 về việc đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở; Công văn số 369/UBND-NC ngày 14/4/2015 về việc triển khai đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2015. Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã cũng ban hành các văn bản chỉ đạo và triển khai kịp thời. Ủy ban nhân dân tỉnh đã giao cho Sở Tư pháp tham mưu trực tiếp hoạt động này và chỉ đạo xây dựng bộ máy thực hiện nhiệm vụ ở ba cấp tỉnh, huyện, xã, cụ thể: 01 hội đồng cấp tỉnh, 08 hội đồng cấp huyện, 159 hội đồng cấp xã và đã tiến hành đánh giá địa phương chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định.
Để công tác đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật đi vào thực tiễn, tỉnh Quảng Bình đặc biệt coi trọng công tác tuyên truyền cho cán bộ và nhân dân về hoạt động này, qua đó tạo nên sức lan tỏa sâu rộng. Công tác tuyên truyền, phổ biến được Sở Tư pháp tham mưu thực hiện thường xuyên và sâu rộng đến mọi đối tượng trong toàn tỉnh, thông qua nhiều hình thức như: Tổ chức hội nghị phổ biến, quán triệt; mở lớp tập huấn nghiệp vụ, bồi dưỡng kiến thức pháp luật; thông qua phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài); thông qua Bản tin Tư pháp; phát hành tờ gấp, sách bỏ túi…; lồng ghép tổ chức tập huấn chuyên đề về xây dựng, đánh giá địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật vào các chương trình, đề án, trong bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng cho hòa giải viên, tuyên truyền viên… Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật mà hoạt động này đã nhận được sự quan tâm ủng hộ của các cấp, các ngành và các địa phương, sự chung tay của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, đặc biệt là nhận được sự đồng tình của nhân dân. Bên cạnh đó, được sự chỉ đạo và hướng dẫn kịp thời, Ủy ban nhân dân cấp huyện đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn về xây dựng, đánh giá và thành lập hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trên địa bàn cũng đã tổ chức triển khai các điều kiện để xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; thành lập hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật cấp xã, đồng thời phân công cán bộ tham mưu thực hiện các tiêu chí về chuẩn tiếp cận pháp luật; tổ chức tuyên truyền, phổ biến, triển khai xây dựng các tiêu chí chuẩn tiếp cận pháp luật.
Qua 03 năm triển khai ở giai đoạn 1, kết quả đánh giá ở tỉnh Quảng Bình cho thấy, các tiêu chí được đánh giá khá toàn diện và thực chất, phản ánh đúng thực trạng của các địa phương. Về số cấp xã được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật: Năm 2014 có 64/159 xã, phường, thị trấn (chiếm tỷ lệ 40%); năm 2015 có 108/159 xã, phường, thị trấn (chiếm tỷ lệ 68%). Theo kết quả đánh giá thì không có địa phương cấp xã nào dưới 500 điểm. Về số địa phương cấp huyện được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật: Năm 2014 có 01/08 huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (thành phố Đồng Hới có 12/16 xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, tỷ lệ 75%); năm 2015 có 03/08 huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (thành phố Đồng Hới có 12/16 xã, phường được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, tỷ lệ 75%; huyện Lệ Thủy có 20/28 xã, thị trấn được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, tỷ lệ 71%; huyện Tuyên Hóa có 17/20 xã, thị trấn được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, tỷ lệ 85%). Thành phố Đồng Hới là địa phương được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật 02 năm liên tục. Trong tỉnh, có 08/159 xã, phường, thị trấn được Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận là tiêu biểu về tiếp cận pháp luật năm 2015. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đề nghị Bộ Tư pháp công nhận phường Bắc Lý - thành phố Đồng Hới và thành phố Đồng Hới là những địa phương tiêu biểu về tiếp cận pháp luật toàn quốc.
Giai đoạn 2: Từ tháng 5/2017 đến nay
Giai đoạn 2 thực hiện theo Quyết định số 619/QĐ-TTg và đang được tỉnh Quảng Bình tích cực triển khai thực hiện. Theo đó, Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục chỉ đạo công tác chuẩn tiếp cận pháp luật ở cơ sở gắn với việc thực hiện tiêu chí 18.5 trong Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 và Sở Tư pháp tiếp tục được giao nhiệm vụ tham mưu thực hiện công tác này. Sở Tư pháp đã tích cực, chủ động tham mưu thực hiện theo quy định mới với việc kịp thời tham mưu ban hành Kế hoạch số 1002/KH-UBND ngày 09/6/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai thực hiện Quyết định số 619/QĐ-TTg và nhiều văn bản chỉ đạo hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện; tham mưu chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã thành lập hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật và chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm túc, đúng quy định; tổ chức và lồng ghép tổ chức trong các đề án, các hội nghị tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho mọi đối tượng trong đó chú trọng đến đối tượng người dân ở cơ sở. Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật được thực hiện dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng và ngày một đổi mới như tổ chức hội nghị, tọa đàm trao đổi, giải đáp thắc mắc, tổ chức các hội thi sân khấu hóa..., trong đó có nội dung liên quan đến công tác xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Theo đó, Sở Tư pháp đã tổ chức và phối hợp tổ chức 97 lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho hơn 11.000 lượt người gồm các đối tượng tại cơ sở như cán bộ tư pháp - hộ tịch cấp xã, hòa giải viên, cán bộ Đoàn thanh niên, cán bộ Công đoàn, thanh thiếu niên, tuyên truyền viên, hội viên Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ...
Sở Tư pháp cũng đã tập trung xây dựng, kiện toàn và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác tư pháp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về chuẩn tiếp cận pháp luật. Đến nay, cấp xã tổng số có 291 cán bộ tư pháp - hộ tịch (bao gồm cả 20 cán bộ hợp đồng), có trên 83% đơn vị cấp xã có 02 cán bộ tư pháp - hộ tịch; 93,5% cán bộ tư pháp - hộ tịch cấp xã đã được đào tạo chuyên môn luật, trình độ từ trung cấp trở lên; 6,2% được đào tạo đại học, trung cấp và nghiệp vụ khác. Định kỳ hàng năm, Sở Tư pháp tổ chức và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện (thông qua Phòng Tư pháp) bồi dưỡng kiến thức pháp luật và tập huấn nghiệp vụ về chuẩn tiếp cận pháp luật cho 100% đội ngũ công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã thông qua tổ chức hội nghị, cấp phát tài liệu nghiệp vụ...
Theo quy định tại Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 thì chuẩn tiếp cận pháp luật là một tiêu chí để đánh giá chuẩn nông thôn mới (tiêu chí 18.5). Vì vậy, Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tư pháp tích cực chỉ đạo, hướng dẫn triển khai đồng bộ, nghiêm túc Quyết định số 619/QĐ-TTg, trong đó, đặc biệt chú trọng việc đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật đối với các xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới. Đến nay, toàn tỉnh có 123/159 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Các xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới hàng năm đều đạt tiêu chí về chuẩn tiếp cận pháp luật ở mức cao (từ 90 điểm trở lên và khảo sát đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân về chất lượng, thái độ khi thực hiện thủ tục hành chính đạt từ 90% trở lên). Tuy nhiên, vẫn còn 36/159 xã, phường, thị trấn chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, những địa phương này sẽ phấn đấu đạt chuẩn trong năm 2018 và các năm tiếp theo. Các đơn vị cấp xã chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật chủ yếu là do có cán bộ bị kỷ luật, còn lại số ít là do không đạt điểm.
Kết quả đánh giá cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật giúp chính quyền các cấp có điều kiện nắm bắt, nhìn nhận toàn diện hơn về thực trạng, những khó khăn, vướng mắc trong triển khai nhiệm vụ về giải quyết các vụ việc hành chính - tư pháp; phổ biến, giáo dục pháp luật; trợ giúp pháp lý; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; hoạt động của các thiết chế tiếp cận pháp luật; thực trạng thực thi pháp luật của người dân tại cơ sở để có biện pháp khắc phục, thực hiện các nhiệm vụ đó hiệu quả hơn. Đồng thời, chính quyền các cấp có điều kiện nhận diện và khắc phục hạn chế, yếu kém trong chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, góp phần vào sự phát triển ổn định, bền vững, dân chủ, hiện đại, văn minh và thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở.
Nhìn lại 05 năm triển khai công tác chuẩn tiếp cận pháp luật ở tỉnh Quảng Bình nhận thấy, công tác này đã được Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai nghiêm túc, bảo đảm công khai, minh bạch, dân chủ, đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, việc đánh giá, công nhận, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là một nhiệm vụ mới nên không tránh khỏi những bỡ ngỡ và khó khăn hạn chế nhất định như: Đối với một số Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã thì việc chỉ đạo thực hiện công tác này còn chậm, chưa kịp thời, việc thực hiện các tiêu chí về chuẩn tiếp cận pháp luật còn chưa đảm bảo, chưa chú trọng đến xây dựng các tiêu chí tiếp cận pháp luật mà chỉ chú trọng việc đánh giá các tiêu chí tiếp cận pháp luật; kết quả đánh giá tiếp cận pháp luật ở một số huyện còn chưa thực sự phản ánh sát, đúng với tình hình thực tiễn của địa phương; việc tổ chức triển khai các thiết chế pháp luật chưa cao, còn mang tính hình thức, chưa bám sát yêu cầu của người dân, chưa tạo điều kiện thuận lợi để người dân tiếp cận pháp luật; chưa có sự phối hợp, gắn kết giữa các cơ quan, đơn vị đặc biệt là ở cấp xã để có sự đánh giá, giải quyết một cách toàn diện, tổng thể đối với công tác xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, nhiều địa phương còn coi đây là nhiệm vụ của cơ quan tư pháp; một số công chức cấp xã chưa nắm rõ được những nội dung cơ bản của các tiêu chí đánh giá tiếp cận pháp luật để tham mưu xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật nên việc đánh giá kết quả chính xác chưa cao...
Trong thời gian tới, để nâng cao chất lượng xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, nhất là đối với các xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới thì cần có sự chỉ đạo quyết liệt của các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền cấp huyện, cấp xã. Bên cạnh đó, cần thực hiện một số giải pháp đối với các nội dung của tiêu chí về chuẩn tiếp cận pháp luật như sau:
Một là, tăng cường phổ biến, quán triệt về mục đích, ý nghĩa, nội dung tiêu chí, chỉ tiêu và các nhiệm vụ về chuẩn tiếp cận pháp luật ở cơ sở, qua đó thống nhất về nhận thức và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, nhân dân, coi đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, trong đó chính quyền cơ sở giữ vai trò nòng cốt. Đảm bảo mỗi người dân và mỗi cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị phải nhận thức đúng đắn và đầy đủ về mục đích, ý nghĩa, vị trí, vai trò của chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở, để từ đó thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm có liên quan; tổ chức thực thi tốt các hoạt động công vụ thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Hai là, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, chính quyền cấp huyện cần quyết liệt đối với các xã chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, các xã trọng điểm về vi phạm pháp luật, bảo đảm các tiêu chí được thực hiện đồng đều, bền vững. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các chỉ tiêu để xác định tiến độ thực hiện và mức độ đạt được, từ đó tìm ra nguyên nhân chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; tăng cường các hoạt động thông tin, hỗ trợ người dân trong tiếp cận thông tin pháp luật và giám sát chặt chẽ các hoạt động thi hành pháp luật, nhằm phòng ngừa khiếu nại, khiếu kiện kéo dài và tránh xảy ra trọng án, tình hình tội phạm gia tăng.
Ba là, chính quyền các cấp quan tâm bố trí kinh phí, phương tiện và các điều kiện cần thiết khác để triển khai nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật từ nguồn ngân sách địa phương theo phân cấp ngân sách hiện hành. Trong đó, cần ưu tiên bố trí kinh phí để hỗ trợ cấp xã còn nhiều chỉ tiêu, tiêu chí chưa đạt chuẩn, cấp xã trọng điểm về vi phạm pháp luật. Khuyến khích, vận động các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hỗ trợ kinh phí thực hiện nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện nhiệm vụ xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Bốn là, chính quyền cấp huyện cần thực hiện đúng thực chất, đầy đủ các nội dung đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật. Phân công cụ thể nhiệm vụ cho từng cơ quan, đơn vị, công chức theo dõi, đánh giá các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật phù hợp với lĩnh vực được giao quản lý, đồng thời chú trọng công tác phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ này. Rà soát các chỉ tiêu, tiêu chí tiếp cận pháp luật và căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương. Sau khi đánh giá, đề xuất với cấp có thẩm quyền và thực hiện các giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế, nâng cao hiệu quả thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí tiếp cận pháp luật, bảo đảm xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật bền vững.
Trần Thị Ngọc Hồng
Sở Tư pháp tỉnh Quảng Bình
Sở Tư pháp tỉnh Quảng Bình