Tây Bắc là một trong hai tiểu vùng của khu vực trung du và miền núi Bắc Bộ, là vùng lãnh thổ gồm 04 tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Hòa Bình và Sơn La với diện tích 37.324,2 km2; dân số trên 3,1 triệu người[1]. Tây Bắc có trên 20 dân tộc cư trú đan xen; sự phân bố dân cư theo độ cao rất rõ rệt: Vùng rẻo cao (đỉnh núi) là nơi cư trú của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Mông - Dao, Tạng - Miến với phương thức lao động sản xuất chủ yếu là phát nương làm rẫy, phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên; vùng rẻo giữa (sườn núi) là nơi cư trú của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer, phương thức lao động sản xuất chính là trồng lúa cạn, chăn nuôi gia súc và một số nghề thủ công; vùng thung lũng, chân núi là nơi sinh sống của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường, Thái - Kadai, điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn để phát triển nông nghiệp và các ngành nghề khác. Phần lớn người dân sống trong mối quan hệ bản làng, họ hàng, dòng tộc chặt chẽ, họ rất xem trọng tình làng nghĩa xóm, có truyền thống tôn trọng luật lệ chung của cộng đồng… Đây có thể coi là những điều kiện thuận lợi cho việc triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tại vùng Tây Bắc.
1. Kết quả đạt được trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở Tây Bắc trong thời gian vừa qua
Thứ nhất, thể chế về công tác PBGDPL tại địa phương ngày càng được hoàn thiện, công tác quản lý nhà nước về PBGDPL được chú trọng và tăng cường
Thể chế, chính sách về PBGDPL cơ bản đã hoàn thiện và đầy đủ, từ khi ban hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 đến nay. Để chỉ đạo, triển khai hiệu quả công tác PBGDPL cho phù hợp với tình hình thực tế địa phương, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các tỉnh khu vực Tây Bắc đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo như: Chỉ thị về tăng cường công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh; nghị quyết, quyết định về lập dự toán và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác PBGDPL, chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở và công tác hòa giải trên địa bàn tỉnh; hàng năm, Ủy ban nhân dân các tỉnh đều xây dựng kế hoạch PBGDPL, tổ chức triển khai kế hoạch, thực hiện các Đề án về PBGDPL. Bên cạnh đó, công tác quản lý nhà nước về PBGDPL được chú trọng và tăng cường hơn.
Thứ hai, Hội đồng phối hợp PBGDPL các cấp và đội ngũ làm công tác PBGDPL ngày càng được kiện toàn về số lượng và chất lượng
Tính đến năm 2017, 100% các tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc đã thành lập Hội đồng phối hợp PBGDPL cấp tỉnh và Hội đồng phối hợp PBGDPL cấp huyện để chỉ đạo điều hành, triển khai công tác PBGDPL một cách thông suốt từ tỉnh đến cơ sở. Đội ngũ báo cáo viên ngày càng đông đảo với 2.263 báo cáo viên cấp tỉnh, cấp huyện và 15.462 tuyên truyền viên pháp luật cấp xã[2]. Năm 2012, Bộ Tư pháp thành lập Trường Trung cấp Luật Tây Bắc tại tỉnh Sơn La để thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực pháp luật cho các tỉnh Tây Bắc và Bắc Lào. Cùng với lực lượng công chức, viên chức Ngành Tư pháp các cấp, lực lượng chuyên viên pháp chế các sở, ngành, hoạt động của Hội đồng phối hợp PBGDPL và đội ngũ làm công tác PBGDPL đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của các cơ quan, tổ chức, đoàn thể xã hội và toàn dân, thực hiện tốt nhiệm vụ PBGDPL trên địa bàn.
Thứ ba, hình thức PBGDL ngày càng đa dạng, phong phú
Để đưa pháp luật đến với người dân, các địa phương đã vận dụng tổng hợp nhiều hình thức PBGDPL như: Tuyên truyền miệng; biên soạn tài liệu dưới dạng hỏi - đáp; tuyên truyền pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng; thông qua câu lạc bộ pháp luật, hội thảo, tọa đàm, thi tìm hiểu pháp luật; hưởng ứng “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” thông qua các hoạt động chuyên môn tại cơ quan, đơn vị; hoạt động xét xử của Tòa án; hướng dẫn thực hiện các thủ tục hành chính tại cơ quan hành chính; hoạt động tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý; hòa giải ở cơ sở; tủ sách pháp luật; pa-nô, áp phích; công tác PBGDPL trong nhà trường, cơ sở giáo dục nghề nghiệp được chú trọng hơn, gắn với triển khai nội dung chương trình dạy và học pháp luật trong nhà trường, triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác PBGDPL trong nhà trường” đến năm 2021, kết hợp giữa dạy và học môn học đạo đức, giáo dục công dân, pháp luật đại cương với các hoạt động PBGDPL ngoại khóa ngoài giờ lên lớp và trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, điểm nhấn là tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến dành cho học sinh trung học phổ thông năm 2016 và 2017 tại các địa phương thu hút hàng ngàn lượt học sinh tham gia...
Đặc biệt, ngoài các hình thức PBGDPL được quy định của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012, các địa phương khu vực Tây Bắc còn có một số mô hình hay, cách làm hiệu quả[3]. Công tác thông tin về pháp luật được các địa phương tích cực thực hiện, phát huy tinh thần tích cực, chủ động học tập, tìm hiểu pháp luật của cán bộ và nhân dân. Cơ sở dữ liệu pháp luật, công báo, cổng/trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức; tủ sách pháp luật trong cơ quan, đơn vị, trường học cấp xã; các chuyên trang, chuyên mục pháp luật trên các phương tiện báo chí tăng về số lượng, cách trình bày hấp dẫn như: Hỏi đáp, tình huống, tiểu phẩm, phóng sự, giới thiệu văn bản, nghiên cứu trao đổi. Có một số chương trình hay trên phát thanh, truyền hình như: “Kinh doanh với pháp luật”; “Tòa tuyên án”; “Cầm tay chỉ luật”; “Cái lý cái tình”; “Theo dòng thời sự”; “Trả lời bạn nghe đài”; “Trả lời bạn xem truyền hình”; “Đối thoại chính sách pháp luật”. Các chương trình được phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc Thái, H’Mông (Sơn La, Điện Biên, Lai Châu), tiếng Mường (Hòa Bình)... Tài liệu PBGDPL được biên soạn sát hơn, sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu hơn.
Thứ tư, nội dung PBGDPL được đổi mới, ngày càng bám sát công tác xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật, với nhu cầu xã hội, với từng nhóm đối tượng, địa bàn, lĩnh vực
Với trọng tâm là tuyên truyền, phổ biến nội dung chính sách; những điểm mới, sửa đổi, bổ sung; các hành vi bị nghiêm cấm và chế tài xử lý; quyền, nghĩa vụ của chủ thể; tác động, hiệu quả của chính sách, công tác PBGDPL bước đầu được các chủ thể PBGDPL quan tâm tuyên truyền, phổ biến qua các vụ việc, tình huống, sự kiện pháp lý, gắn với quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể, với các vấn đề nổi cộm trong xã hội, thu hút sự quan tâm của dư luận, giáo dục ý thức pháp luật gắn với hành vi thực thi pháp luật để pháp luật gần gũi hơn với cuộc sống, thực sự là công việc hàng ngày của mỗi cá nhân. Hình thức PBGDPL được đa dạng hóa, sát với nội dung, đối tượng, địa bàn gắn với ứng dụng công nghệ thông tin[4]. Công tác phối hợp để lồng ghép, khai thông và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực được chú trọng với việc đề cao vai trò tư vấn, tham mưu của Hội đồng phối hợp PBGDPL các cấp.
Công tác PBGDPL đã góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật. Tình hình vi phạm pháp luật do không hiểu biết pháp luật có chiều hướng giảm, qua đó khẳng định vị trí, vai trò của công tác PBGDPL trong đời sống pháp luật của đất nước.
Thứ năm, kinh phí và các điều kiện bảo đảm cho công tác PBGDPL được quan tâm hơn, nhất là tại cấp huyện và xã
Kinh phí và các điều kiện bảo đảm cho công tác PBGDPL được quan tâm hơn, nhất là tại cấp huyện và xã; 100% Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các tỉnh khu vực Tây Bắc đã ban hành quy định về kinh phí bảo đảm cho hoạt động PBGDPL; một số tỉnh cấp kinh phí hàng năm đều đặn cho hoạt động này (Hòa Bình, Lai Châu)[5].
2. Một số tồn tại, hạn chế trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của các tỉnh ở Tây Bắc
Trước hết, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa được quán triệt đầy đủ và triển khai thực hiện nghiêm túc; cấp ủy, chính quyền một số địa phương chưa đề ra được các giải pháp đột phá nhằm nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL phù hợp với điều kiện đặc thù của địa phương, nhất là trong công tác PBGDPL cho nhóm đối tượng đặc thù.
Bên cạnh đó, việc xây dựng, ban hành chương trình, đề án, kế hoạch về PBGDPL dài hạn và hàng năm cũng như kế hoạch hoạt động của Hội đồng phối hợp PBGDPL, kế hoạch triển khai chương trình, đề án về PBGDPL tổ chức triển khai thực hiện chưa hiệu quả; chính sách xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia PBGDPL chưa được triển khai rộng rãi; chưa thu hút được nhiều nguồn lực hỗ trợ, tài trợ; công tác PBGDPL cho các đối tượng đặc thù chưa được quan tâm đúng mức.
Ngoài ra, chất lượng, hiệu quả công tác PBGDPL chưa cao nên chưa tạo được sự chuyển biến rõ rệt trong ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật, có thời điểm chưa gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng với thi hành và bảo vệ pháp luật; ứng dụng công nghệ thông tin trong PBGDPL chưa tương xứng với tiềm năng; nội dung PBGDPL còn dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm, chưa gắn kết với trách nhiệm tự học tập tìm hiểu pháp luật và hoạt động tập huấn nghiệp vụ bắt buộc hằng năm của cán bộ, công chức. Nội dung mới chú trọng các văn bản luật của trung ương mà chưa chú trọng đúng mức đến văn bản do địa phương ban hành; cá biệt có nơi mới chỉ tập trung vào tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật, chính sách pháp luật mới mà ít quan tâm, chú trọng đúng mức đến giáo dục ý thức tuân thủ và chấp hành pháp luật cũng như trách nhiệm tự học tập tìm hiểu pháp luật của mỗi người dân; chưa quan tâm đến các yếu tố tác động đến thực hiện pháp luật lên nhận thức pháp luật để mỗi công dân không thực hiện hành vi trái pháp luật và thực hiện hành vi hợp pháp; một số hình thức PBGDPL chưa phù hợp với tính chất, đặc điểm của đối tượng đặc thù và nội dung cần phổ biến.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, hạn chế nêu trên, song về cơ bản là do một số nguyên nhân chủ quan, khách quan như:
- Pháp luật về PBGDPL vẫn còn một số quy định thiếu tính khả thi, thiếu cơ chế và nguồn lực bảo đảm thực hiện trong thực tiễn (như chính sách xã hội hóa, hỗ trợ kinh phí PBGPDL cho địa phương chưa tự cân đối được ngân sách) hoặc chưa thực sự phát huy hiệu quả (quy định về báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật).
- Một số địa phương chưa quan tâm đúng mức đến công tác quản lý nhà nước về PBGDPL nên thiếu hướng dẫn, chỉ đạo, đầu tư; triển khai thực hiện chưa hết trách nhiệm được giao; chưa bố trí các điều kiện cả về nhân lực, tài chính cho công tác này; việc phối hợp, lồng ghép thực hiện các chương trình, đề án về PBGDPL chưa được quan tâm đúng mức.
- Đội ngũ công chức tham mưu quản lý nhà nước về PBGDPL, nhất là ở cấp xã; báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật có trình độ chưa đồng đều; thành viên Hội đồng, Ban Thư ký Hội đồng phối hợp PBGDPL kiêm nhiệm nhiều công việc, ít có thời gian tham gia hoạt động; nguồn nhân lực làm công tác PBGDPL có nhiều biến động, chất lượng còn hạn chế, nhất là đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật ở cấp xã, ở nông thôn, vùng dân tộc thiểu số còn yếu về nghiệp vụ nên khó thu hút, thuyết phục người nghe hoặc không am hiểu ngôn ngữ, phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số để chuyển tải nội dung pháp luật cho phù hợp; việc kiện toàn đội ngũ giáo viên dạy môn giáo dục công dân, môn học pháp luật trong nhà trường còn chậm; việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học pháp luật trong nhà trường, nhất là các hoạt động giáo dục ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp chưa được quan tâm đúng mức.
- Hệ thống pháp luật đang trong quá trình hoàn thiện, còn thiếu tính ổn định, có lúc chưa đáp ứng nhu cầu, kỳ vọng và đòi hỏi của xã hội.
- Một bộ phận người dân và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động chưa có thói quen tích cực, chủ động tự giác học tập, tìm hiểu pháp luật. Mặt khác, năng lực tiếp nhận thông tin tuyên truyền, PBGDPL của người dân còn hạn chế do Tây Bắc là địa bàn cư trú đan xen của trên 20 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có ngôn ngữ, chữ viết và nền văn hóa riêng, tỷ lệ người dân biết tiếng phổ thông và biết chữ thuộc vùng có tỷ lệ thấp nhất trong cả nước[6].
- Các địa phương khu vực Tây Bắc là các tỉnh đặc biệt khó khăn về kinh tế, là địa bàn địa hình núi non hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, hạ tầng công nghệ thông tin đầu tư rất hạn chế, đa dân tộc… nên các chi phí phát sinh trong việc PBGDPL so với các địa phương thuộc các khu vực khác rất lớn. Việc thực thi công tác PBGDPL gặp nhiều khó khăn, nguồn thu thấp; PBGDPL là hoạt động có tính xã hội rất cao, không phát sinh lợi nhuận nên rất khó thu hút sự hỗ trợ, tài trợ của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân; nguồn lực kinh phí, cơ sở vật chất bảo đảm cho công tác PBGDPL còn chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ, nhất là tại các địa phương ở khu vực Tây Bắc đều chưa tự cân đối được ngân sách; kinh phí không tăng trong khi phải đa dạng hóa các hình thức, nội dung và phải triển khai sâu rộng đến cơ sở.
3. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở Tây Bắc trong thời gian tới
Thứ nhất, tổ chức điều tra, khảo sát để nắm bắt tình trạng thực tế về mức độ hiểu biết của người dân và khảo sát, đánh giá hiệu quả sau tuyên truyền, PBGDPL: Đây là công việc mà các địa phương, các chủ thể thực hiện công tác PBGDPL cần làm ngay để có cơ sở thực tế đề ra các giải pháp PBGDPL thực sự có hiệu quả, vì trên thực tế, sự hiểu biết pháp luật của mỗi cá nhân khác nhau, nhu cầu được PBGDPL cũng khác nhau, những nhu cầu đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Trình độ văn hóa, giới tính, điều kiện sống, thành phần dân tộc…; khảo sát để nắm bắt tình trạng thực tế về mức độ hiểu biết của người dân và đánh giá hiệu quả sau tuyên truyền, PBGDPL sẽ xác định được yêu cầu cụ thể của từng nhóm đối tượng, mức độ tiếp nhận kiến thức sau khi PBGDPL, từ đó đề ra mức độ tuyên truyền, nội dung tuyên truyền phù hợp để nâng dần trình độ hiểu biết pháp luật của người dân. Kết quả điều tra cũng là cơ sở thực tế để Hội đồng phối hợp PBGDPL các cấp lập kế hoạch PBGDPL phù hợp, đảm bảo hiệu quả cao.
Thứ hai, tăng cường tuyên truyền pháp luật bằng tiếng dân tộc thiểu số: Các hình thức PBGDPL thông qua phương tiện thông tin đại chúng bằng tiếng dân tộc, phát tờ rơi bằng tiếng dân tộc và tư vấn pháp luật trực tiếp bằng tiếng dân tộc là phương pháp hiệu quả cho nhóm đối tượng này, tuy nhiên, thời lượng, mức độ đầu tư cho hoạt động này còn hạn chế, cần được đầu tư thêm.
Thứ ba, tiếp tục đổi mới nội dung PBGDPL: Đa dạng hóa các hình thức, cách thức triển khai thực hiện PBGDPL bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với nhu cầu xã hội và từng nhóm đối tượng, địa bàn, lĩnh vực; bám sát các vấn đề dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận xã hội, các vấn đề nổi cộm; cơ quan nhà nước thực hiện nghiêm túc việc cung cấp thông tin về pháp luật gắn với triển khai Luật Tiếp cận thông tin; xây dựng, cập nhật, khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật, công báo, các cơ sở dữ liệu pháp luật khác.
Tăng cường các hoạt động đối thoại, giải đáp vướng mắc, bất cập từ thực tiễn thi hành pháp luật; chuẩn hóa tài liệu PBGDPL; tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ; bảo đảm kinh phí PBGDPL cho đối tượng đặc thù và tại các lĩnh vực, địa bàn có điều kiện khó khăn ít có tổ chức, cá nhân tham gia; quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực đầu tư cho công tác PBGDPL, bảo đảm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả.
Thứ tư, về nội dung: Cần lựa chọn các nội dung pháp luật thiết thực với người dân khu vực miền núi, dân tộc thiểu số, chú trọng tuyên truyền, phổ biến mục tiêu, chính sách các văn bản luật liên quan đến bảo vệ toàn vẹn, chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ tài nguyên, môi trường, quyền và lợi ích của công dân, ngăn chặn, đấu tranh không khoan nhượng với các hành vi phạm tội, tăng cường đối thoại chính sách gắn với những vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận.
Thứ năm, đổi mới tổ chức bộ máy, cán bộ: Củng cố, kiện toàn đội ngũ người làm công tác PBGDPL gắn với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực PBGDPL; nâng cao hiệu quả hoạt động, phát huy đầy đủ vai trò, trách nhiệm của Hội đồng và Ban Thư ký giúp việc Hội đồng phối hợp PBGDPL các cấp và của cơ quan thường trực Hội đồng; chú trọng công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành trong PBGDPL; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về PBGDPL; hỗ trợ kinh phí, tạo điều kiện về thời gian cho công chức học tiếng dân tộc thiểu số kết hợp tìm hiểu văn hóa, luật tục của các dân tộc (tiếng Mông, Thái, Mường…).
Thứ sáu, tăng cường kiểm tra, giám sát, theo dõi việc thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 và các văn bản hướng dẫn: Chú trọng sơ kết, tổng kết các mô hình hay, cách làm hiệu quả để nhân rộng; ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong PBGDPL; hoàn thiện gắn với khai thác, sử dụng hiệu quả cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật để phục vụ nhu cầu tìm hiểu pháp luật của người dân; nghiên cứu, xây dựng tủ sách pháp luật điện tử; phát triển mạng lưới thiết chế hỗ trợ pháp luật cho người dân tại cơ sở.
[1]. Tổng cục Thống kê, niên giám thống kê năm 2017.
[2]. Tổng hợp từ Số liệu thống kê năm 2017 của Bộ Tư pháp, Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp, Phụ lục VI, Danh mục báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật từ năm 2012 đến năm 2017.
[3]. Các mô hình PBGDPL: PBGDPL thông qua thi “Hòa giải viên giỏi” các cấp; mở lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho các trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng; biên soạn tài liệu tuyên truyền thành tiếng các dân tộc thiểu số như tiếng Thái, H’Mông, Dao… để phát cho người dân tộc thiểu số trên địa bàn (Sơn La); giao lưu và biểu diễn văn nghệ lồng ghép các tiểu phẩm tuyên truyền pháp luật, tổ chức tuyên truyền đặc biệt cho người dân ở khu vực 02 tuyến biên giới; vận động phá nhổ cây thuốc phiện; tuyên truyền vận động người dân di dịch cư tự do đến địa bàn các xã biên giới trở về quê cũ (Điện Biên); xây dựng mô hình câu lạc bộ pháp luật thôn, xóm (Hòa Bình); tuyên truyền, phát tờ rơi tuyên truyền pháp luật, trợ giúp pháp lý lưu động (Lai Châu)…
Xem: Báo cáo sơ kết 03 năm thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, năm 2016.
[4]. Nhiều hình thức mới được áp dụng có sức lan tỏa lớn và rất hiệu quả như: Hội nghị quán triệt, tập huấn trực tuyến; biên soạn, phát hành bài giảng điện tử; tổ chức thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến, sân khấu hóa; viết về gương người tốt, việc tốt trong xây dựng, thi hành pháp luật; bước đầu ứng dụng facebook, youtube… để PBGDPL.
[5]. Năm 2017, Hòa Bình: 3,1 tỷ đồng, Lai Châu: 1,9 tỷ đồng, Sơn La: 570 triệu đồng, Điện Biên: 320 triệu đồng.
[6]. Trong khi cả nước có 95,1% dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ thì Tây Bắc có số người biết chữ rất thấp (Lai Châu: 62,5%; Điện Biên: 76,1%; Sơn La: 76,6%). Đây là rào cản lớn cho việc PBGDPL.
1. Kết quả đạt được trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở Tây Bắc trong thời gian vừa qua
Thứ nhất, thể chế về công tác PBGDPL tại địa phương ngày càng được hoàn thiện, công tác quản lý nhà nước về PBGDPL được chú trọng và tăng cường
Thể chế, chính sách về PBGDPL cơ bản đã hoàn thiện và đầy đủ, từ khi ban hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 đến nay. Để chỉ đạo, triển khai hiệu quả công tác PBGDPL cho phù hợp với tình hình thực tế địa phương, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các tỉnh khu vực Tây Bắc đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo như: Chỉ thị về tăng cường công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh; nghị quyết, quyết định về lập dự toán và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác PBGDPL, chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở và công tác hòa giải trên địa bàn tỉnh; hàng năm, Ủy ban nhân dân các tỉnh đều xây dựng kế hoạch PBGDPL, tổ chức triển khai kế hoạch, thực hiện các Đề án về PBGDPL. Bên cạnh đó, công tác quản lý nhà nước về PBGDPL được chú trọng và tăng cường hơn.
Thứ hai, Hội đồng phối hợp PBGDPL các cấp và đội ngũ làm công tác PBGDPL ngày càng được kiện toàn về số lượng và chất lượng
Tính đến năm 2017, 100% các tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc đã thành lập Hội đồng phối hợp PBGDPL cấp tỉnh và Hội đồng phối hợp PBGDPL cấp huyện để chỉ đạo điều hành, triển khai công tác PBGDPL một cách thông suốt từ tỉnh đến cơ sở. Đội ngũ báo cáo viên ngày càng đông đảo với 2.263 báo cáo viên cấp tỉnh, cấp huyện và 15.462 tuyên truyền viên pháp luật cấp xã[2]. Năm 2012, Bộ Tư pháp thành lập Trường Trung cấp Luật Tây Bắc tại tỉnh Sơn La để thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực pháp luật cho các tỉnh Tây Bắc và Bắc Lào. Cùng với lực lượng công chức, viên chức Ngành Tư pháp các cấp, lực lượng chuyên viên pháp chế các sở, ngành, hoạt động của Hội đồng phối hợp PBGDPL và đội ngũ làm công tác PBGDPL đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của các cơ quan, tổ chức, đoàn thể xã hội và toàn dân, thực hiện tốt nhiệm vụ PBGDPL trên địa bàn.
Thứ ba, hình thức PBGDL ngày càng đa dạng, phong phú
Để đưa pháp luật đến với người dân, các địa phương đã vận dụng tổng hợp nhiều hình thức PBGDPL như: Tuyên truyền miệng; biên soạn tài liệu dưới dạng hỏi - đáp; tuyên truyền pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng; thông qua câu lạc bộ pháp luật, hội thảo, tọa đàm, thi tìm hiểu pháp luật; hưởng ứng “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” thông qua các hoạt động chuyên môn tại cơ quan, đơn vị; hoạt động xét xử của Tòa án; hướng dẫn thực hiện các thủ tục hành chính tại cơ quan hành chính; hoạt động tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý; hòa giải ở cơ sở; tủ sách pháp luật; pa-nô, áp phích; công tác PBGDPL trong nhà trường, cơ sở giáo dục nghề nghiệp được chú trọng hơn, gắn với triển khai nội dung chương trình dạy và học pháp luật trong nhà trường, triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác PBGDPL trong nhà trường” đến năm 2021, kết hợp giữa dạy và học môn học đạo đức, giáo dục công dân, pháp luật đại cương với các hoạt động PBGDPL ngoại khóa ngoài giờ lên lớp và trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, điểm nhấn là tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến dành cho học sinh trung học phổ thông năm 2016 và 2017 tại các địa phương thu hút hàng ngàn lượt học sinh tham gia...
Đặc biệt, ngoài các hình thức PBGDPL được quy định của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012, các địa phương khu vực Tây Bắc còn có một số mô hình hay, cách làm hiệu quả[3]. Công tác thông tin về pháp luật được các địa phương tích cực thực hiện, phát huy tinh thần tích cực, chủ động học tập, tìm hiểu pháp luật của cán bộ và nhân dân. Cơ sở dữ liệu pháp luật, công báo, cổng/trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức; tủ sách pháp luật trong cơ quan, đơn vị, trường học cấp xã; các chuyên trang, chuyên mục pháp luật trên các phương tiện báo chí tăng về số lượng, cách trình bày hấp dẫn như: Hỏi đáp, tình huống, tiểu phẩm, phóng sự, giới thiệu văn bản, nghiên cứu trao đổi. Có một số chương trình hay trên phát thanh, truyền hình như: “Kinh doanh với pháp luật”; “Tòa tuyên án”; “Cầm tay chỉ luật”; “Cái lý cái tình”; “Theo dòng thời sự”; “Trả lời bạn nghe đài”; “Trả lời bạn xem truyền hình”; “Đối thoại chính sách pháp luật”. Các chương trình được phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc Thái, H’Mông (Sơn La, Điện Biên, Lai Châu), tiếng Mường (Hòa Bình)... Tài liệu PBGDPL được biên soạn sát hơn, sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu hơn.
Thứ tư, nội dung PBGDPL được đổi mới, ngày càng bám sát công tác xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật, với nhu cầu xã hội, với từng nhóm đối tượng, địa bàn, lĩnh vực
Với trọng tâm là tuyên truyền, phổ biến nội dung chính sách; những điểm mới, sửa đổi, bổ sung; các hành vi bị nghiêm cấm và chế tài xử lý; quyền, nghĩa vụ của chủ thể; tác động, hiệu quả của chính sách, công tác PBGDPL bước đầu được các chủ thể PBGDPL quan tâm tuyên truyền, phổ biến qua các vụ việc, tình huống, sự kiện pháp lý, gắn với quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể, với các vấn đề nổi cộm trong xã hội, thu hút sự quan tâm của dư luận, giáo dục ý thức pháp luật gắn với hành vi thực thi pháp luật để pháp luật gần gũi hơn với cuộc sống, thực sự là công việc hàng ngày của mỗi cá nhân. Hình thức PBGDPL được đa dạng hóa, sát với nội dung, đối tượng, địa bàn gắn với ứng dụng công nghệ thông tin[4]. Công tác phối hợp để lồng ghép, khai thông và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực được chú trọng với việc đề cao vai trò tư vấn, tham mưu của Hội đồng phối hợp PBGDPL các cấp.
Công tác PBGDPL đã góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật. Tình hình vi phạm pháp luật do không hiểu biết pháp luật có chiều hướng giảm, qua đó khẳng định vị trí, vai trò của công tác PBGDPL trong đời sống pháp luật của đất nước.
Thứ năm, kinh phí và các điều kiện bảo đảm cho công tác PBGDPL được quan tâm hơn, nhất là tại cấp huyện và xã
Kinh phí và các điều kiện bảo đảm cho công tác PBGDPL được quan tâm hơn, nhất là tại cấp huyện và xã; 100% Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các tỉnh khu vực Tây Bắc đã ban hành quy định về kinh phí bảo đảm cho hoạt động PBGDPL; một số tỉnh cấp kinh phí hàng năm đều đặn cho hoạt động này (Hòa Bình, Lai Châu)[5].
2. Một số tồn tại, hạn chế trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của các tỉnh ở Tây Bắc
Trước hết, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa được quán triệt đầy đủ và triển khai thực hiện nghiêm túc; cấp ủy, chính quyền một số địa phương chưa đề ra được các giải pháp đột phá nhằm nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL phù hợp với điều kiện đặc thù của địa phương, nhất là trong công tác PBGDPL cho nhóm đối tượng đặc thù.
Bên cạnh đó, việc xây dựng, ban hành chương trình, đề án, kế hoạch về PBGDPL dài hạn và hàng năm cũng như kế hoạch hoạt động của Hội đồng phối hợp PBGDPL, kế hoạch triển khai chương trình, đề án về PBGDPL tổ chức triển khai thực hiện chưa hiệu quả; chính sách xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia PBGDPL chưa được triển khai rộng rãi; chưa thu hút được nhiều nguồn lực hỗ trợ, tài trợ; công tác PBGDPL cho các đối tượng đặc thù chưa được quan tâm đúng mức.
Ngoài ra, chất lượng, hiệu quả công tác PBGDPL chưa cao nên chưa tạo được sự chuyển biến rõ rệt trong ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật, có thời điểm chưa gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng với thi hành và bảo vệ pháp luật; ứng dụng công nghệ thông tin trong PBGDPL chưa tương xứng với tiềm năng; nội dung PBGDPL còn dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm, chưa gắn kết với trách nhiệm tự học tập tìm hiểu pháp luật và hoạt động tập huấn nghiệp vụ bắt buộc hằng năm của cán bộ, công chức. Nội dung mới chú trọng các văn bản luật của trung ương mà chưa chú trọng đúng mức đến văn bản do địa phương ban hành; cá biệt có nơi mới chỉ tập trung vào tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật, chính sách pháp luật mới mà ít quan tâm, chú trọng đúng mức đến giáo dục ý thức tuân thủ và chấp hành pháp luật cũng như trách nhiệm tự học tập tìm hiểu pháp luật của mỗi người dân; chưa quan tâm đến các yếu tố tác động đến thực hiện pháp luật lên nhận thức pháp luật để mỗi công dân không thực hiện hành vi trái pháp luật và thực hiện hành vi hợp pháp; một số hình thức PBGDPL chưa phù hợp với tính chất, đặc điểm của đối tượng đặc thù và nội dung cần phổ biến.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, hạn chế nêu trên, song về cơ bản là do một số nguyên nhân chủ quan, khách quan như:
- Pháp luật về PBGDPL vẫn còn một số quy định thiếu tính khả thi, thiếu cơ chế và nguồn lực bảo đảm thực hiện trong thực tiễn (như chính sách xã hội hóa, hỗ trợ kinh phí PBGPDL cho địa phương chưa tự cân đối được ngân sách) hoặc chưa thực sự phát huy hiệu quả (quy định về báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật).
- Một số địa phương chưa quan tâm đúng mức đến công tác quản lý nhà nước về PBGDPL nên thiếu hướng dẫn, chỉ đạo, đầu tư; triển khai thực hiện chưa hết trách nhiệm được giao; chưa bố trí các điều kiện cả về nhân lực, tài chính cho công tác này; việc phối hợp, lồng ghép thực hiện các chương trình, đề án về PBGDPL chưa được quan tâm đúng mức.
- Đội ngũ công chức tham mưu quản lý nhà nước về PBGDPL, nhất là ở cấp xã; báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật có trình độ chưa đồng đều; thành viên Hội đồng, Ban Thư ký Hội đồng phối hợp PBGDPL kiêm nhiệm nhiều công việc, ít có thời gian tham gia hoạt động; nguồn nhân lực làm công tác PBGDPL có nhiều biến động, chất lượng còn hạn chế, nhất là đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật ở cấp xã, ở nông thôn, vùng dân tộc thiểu số còn yếu về nghiệp vụ nên khó thu hút, thuyết phục người nghe hoặc không am hiểu ngôn ngữ, phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số để chuyển tải nội dung pháp luật cho phù hợp; việc kiện toàn đội ngũ giáo viên dạy môn giáo dục công dân, môn học pháp luật trong nhà trường còn chậm; việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học pháp luật trong nhà trường, nhất là các hoạt động giáo dục ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp chưa được quan tâm đúng mức.
- Hệ thống pháp luật đang trong quá trình hoàn thiện, còn thiếu tính ổn định, có lúc chưa đáp ứng nhu cầu, kỳ vọng và đòi hỏi của xã hội.
- Một bộ phận người dân và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động chưa có thói quen tích cực, chủ động tự giác học tập, tìm hiểu pháp luật. Mặt khác, năng lực tiếp nhận thông tin tuyên truyền, PBGDPL của người dân còn hạn chế do Tây Bắc là địa bàn cư trú đan xen của trên 20 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có ngôn ngữ, chữ viết và nền văn hóa riêng, tỷ lệ người dân biết tiếng phổ thông và biết chữ thuộc vùng có tỷ lệ thấp nhất trong cả nước[6].
- Các địa phương khu vực Tây Bắc là các tỉnh đặc biệt khó khăn về kinh tế, là địa bàn địa hình núi non hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, hạ tầng công nghệ thông tin đầu tư rất hạn chế, đa dân tộc… nên các chi phí phát sinh trong việc PBGDPL so với các địa phương thuộc các khu vực khác rất lớn. Việc thực thi công tác PBGDPL gặp nhiều khó khăn, nguồn thu thấp; PBGDPL là hoạt động có tính xã hội rất cao, không phát sinh lợi nhuận nên rất khó thu hút sự hỗ trợ, tài trợ của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân; nguồn lực kinh phí, cơ sở vật chất bảo đảm cho công tác PBGDPL còn chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ, nhất là tại các địa phương ở khu vực Tây Bắc đều chưa tự cân đối được ngân sách; kinh phí không tăng trong khi phải đa dạng hóa các hình thức, nội dung và phải triển khai sâu rộng đến cơ sở.
3. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở Tây Bắc trong thời gian tới
Thứ nhất, tổ chức điều tra, khảo sát để nắm bắt tình trạng thực tế về mức độ hiểu biết của người dân và khảo sát, đánh giá hiệu quả sau tuyên truyền, PBGDPL: Đây là công việc mà các địa phương, các chủ thể thực hiện công tác PBGDPL cần làm ngay để có cơ sở thực tế đề ra các giải pháp PBGDPL thực sự có hiệu quả, vì trên thực tế, sự hiểu biết pháp luật của mỗi cá nhân khác nhau, nhu cầu được PBGDPL cũng khác nhau, những nhu cầu đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Trình độ văn hóa, giới tính, điều kiện sống, thành phần dân tộc…; khảo sát để nắm bắt tình trạng thực tế về mức độ hiểu biết của người dân và đánh giá hiệu quả sau tuyên truyền, PBGDPL sẽ xác định được yêu cầu cụ thể của từng nhóm đối tượng, mức độ tiếp nhận kiến thức sau khi PBGDPL, từ đó đề ra mức độ tuyên truyền, nội dung tuyên truyền phù hợp để nâng dần trình độ hiểu biết pháp luật của người dân. Kết quả điều tra cũng là cơ sở thực tế để Hội đồng phối hợp PBGDPL các cấp lập kế hoạch PBGDPL phù hợp, đảm bảo hiệu quả cao.
Thứ hai, tăng cường tuyên truyền pháp luật bằng tiếng dân tộc thiểu số: Các hình thức PBGDPL thông qua phương tiện thông tin đại chúng bằng tiếng dân tộc, phát tờ rơi bằng tiếng dân tộc và tư vấn pháp luật trực tiếp bằng tiếng dân tộc là phương pháp hiệu quả cho nhóm đối tượng này, tuy nhiên, thời lượng, mức độ đầu tư cho hoạt động này còn hạn chế, cần được đầu tư thêm.
Thứ ba, tiếp tục đổi mới nội dung PBGDPL: Đa dạng hóa các hình thức, cách thức triển khai thực hiện PBGDPL bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với nhu cầu xã hội và từng nhóm đối tượng, địa bàn, lĩnh vực; bám sát các vấn đề dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận xã hội, các vấn đề nổi cộm; cơ quan nhà nước thực hiện nghiêm túc việc cung cấp thông tin về pháp luật gắn với triển khai Luật Tiếp cận thông tin; xây dựng, cập nhật, khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật, công báo, các cơ sở dữ liệu pháp luật khác.
Tăng cường các hoạt động đối thoại, giải đáp vướng mắc, bất cập từ thực tiễn thi hành pháp luật; chuẩn hóa tài liệu PBGDPL; tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ; bảo đảm kinh phí PBGDPL cho đối tượng đặc thù và tại các lĩnh vực, địa bàn có điều kiện khó khăn ít có tổ chức, cá nhân tham gia; quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực đầu tư cho công tác PBGDPL, bảo đảm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả.
Thứ tư, về nội dung: Cần lựa chọn các nội dung pháp luật thiết thực với người dân khu vực miền núi, dân tộc thiểu số, chú trọng tuyên truyền, phổ biến mục tiêu, chính sách các văn bản luật liên quan đến bảo vệ toàn vẹn, chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ tài nguyên, môi trường, quyền và lợi ích của công dân, ngăn chặn, đấu tranh không khoan nhượng với các hành vi phạm tội, tăng cường đối thoại chính sách gắn với những vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận.
Thứ năm, đổi mới tổ chức bộ máy, cán bộ: Củng cố, kiện toàn đội ngũ người làm công tác PBGDPL gắn với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực PBGDPL; nâng cao hiệu quả hoạt động, phát huy đầy đủ vai trò, trách nhiệm của Hội đồng và Ban Thư ký giúp việc Hội đồng phối hợp PBGDPL các cấp và của cơ quan thường trực Hội đồng; chú trọng công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành trong PBGDPL; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về PBGDPL; hỗ trợ kinh phí, tạo điều kiện về thời gian cho công chức học tiếng dân tộc thiểu số kết hợp tìm hiểu văn hóa, luật tục của các dân tộc (tiếng Mông, Thái, Mường…).
Thứ sáu, tăng cường kiểm tra, giám sát, theo dõi việc thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 và các văn bản hướng dẫn: Chú trọng sơ kết, tổng kết các mô hình hay, cách làm hiệu quả để nhân rộng; ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong PBGDPL; hoàn thiện gắn với khai thác, sử dụng hiệu quả cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật để phục vụ nhu cầu tìm hiểu pháp luật của người dân; nghiên cứu, xây dựng tủ sách pháp luật điện tử; phát triển mạng lưới thiết chế hỗ trợ pháp luật cho người dân tại cơ sở.
Lò Châu Thỏa
Trường Trung cấp Luật Tây Bắc
Trường Trung cấp Luật Tây Bắc
[1]. Tổng cục Thống kê, niên giám thống kê năm 2017.
[2]. Tổng hợp từ Số liệu thống kê năm 2017 của Bộ Tư pháp, Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp, Phụ lục VI, Danh mục báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật từ năm 2012 đến năm 2017.
[3]. Các mô hình PBGDPL: PBGDPL thông qua thi “Hòa giải viên giỏi” các cấp; mở lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho các trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng; biên soạn tài liệu tuyên truyền thành tiếng các dân tộc thiểu số như tiếng Thái, H’Mông, Dao… để phát cho người dân tộc thiểu số trên địa bàn (Sơn La); giao lưu và biểu diễn văn nghệ lồng ghép các tiểu phẩm tuyên truyền pháp luật, tổ chức tuyên truyền đặc biệt cho người dân ở khu vực 02 tuyến biên giới; vận động phá nhổ cây thuốc phiện; tuyên truyền vận động người dân di dịch cư tự do đến địa bàn các xã biên giới trở về quê cũ (Điện Biên); xây dựng mô hình câu lạc bộ pháp luật thôn, xóm (Hòa Bình); tuyên truyền, phát tờ rơi tuyên truyền pháp luật, trợ giúp pháp lý lưu động (Lai Châu)…
Xem: Báo cáo sơ kết 03 năm thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, năm 2016.
[4]. Nhiều hình thức mới được áp dụng có sức lan tỏa lớn và rất hiệu quả như: Hội nghị quán triệt, tập huấn trực tuyến; biên soạn, phát hành bài giảng điện tử; tổ chức thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến, sân khấu hóa; viết về gương người tốt, việc tốt trong xây dựng, thi hành pháp luật; bước đầu ứng dụng facebook, youtube… để PBGDPL.
[5]. Năm 2017, Hòa Bình: 3,1 tỷ đồng, Lai Châu: 1,9 tỷ đồng, Sơn La: 570 triệu đồng, Điện Biên: 320 triệu đồng.
[6]. Trong khi cả nước có 95,1% dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ thì Tây Bắc có số người biết chữ rất thấp (Lai Châu: 62,5%; Điện Biên: 76,1%; Sơn La: 76,6%). Đây là rào cản lớn cho việc PBGDPL.