Thứ sáu 20/06/2025 08:29
Email: danchuphapluat@moj.gov.vn
Hotline: 024.627.397.37 - 024.62.739.735

Nâng cao hiệu quả hoạt động tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm của các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thuộc lực lượng Cảnh sát nhân dân

Bài viết phân tích thực tiễn thi hành quy định pháp luật về hoạt động tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm của các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thuộc lực lượng Cảnh sát nhân dân để đề xuất hoàn thiện cơ sở pháp lý cũng như bảo đảm điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện hoạt động này trong thời gian tới.

1. Tình hình tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm của các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thuộc lực lượng Cảnh sát nhân dân

Trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm hình sự, việc tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm có vị trí rất quan trọng, là khâu mở đầu của hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn, điều tra và xử lý tội phạm. Tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm đầy đủ, kịp thời, chính xác, đúng pháp luật sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tiếp theo, nhằm nhanh chóng khám phá vụ án. Ngược lại, những sai lầm, thiếu sót của hoạt động tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm sẽ gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động điều tra, thậm chí làm mất khả năng chứng minh tội phạm.

Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2021 (Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015) quy định về trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố như sau:

“1. Mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

2. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:

a) Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;

b) Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.

3. Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố:

a) Cơ quan điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình;

b) Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình…”.

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2021 (Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015) thì các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra được bố trí ở nhiều bộ, ngành khác nhau (như Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), trong đó, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong Công an nhân dân gồm: Các cơ quan thuộc lực lượng Cảnh sát nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra và các cơ quan thuộc lực lượng An ninh nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

Theo quy định tại khoản 6 Điều 9 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015, các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thuộc lực lượng Cảnh sát nhân dân bao gồm: Cục Cảnh sát giao thông; Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường; Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Phòng Cảnh sát giao thông; Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường; Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Trại giam.

Thực hiện mô hình tổ chức mới của Bộ Công an theo Nghị định số 01/2018/NĐ-CP ngày 06/8/2018 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong Công an nhân dân được sắp xếp lại theo hướng, thu gọn đầu mối, với những thay đổi, cụ thể là:

- Tại các đơn vị trực thuộc Bộ: Sáp nhập Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao với Cục An ninh mạng thành Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao.

- Tại Công an cấp tỉnh: Giải thể Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Bỏ quy định Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao và chuyển thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra của đơn vị này cho Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao hoặc phòng nghiệp vụ khác của Công an cấp tỉnh.

Về cơ sở lý luận, để phân định thẩm quyền của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thuộc lực lượng Cảnh sát nhân dân, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015 đều có các điều luật quy định về nhiệm vụ, quyền hạn đối với từng cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thuộc lực lượng Cảnh sát nhân dân, bảo đảm rõ ràng, thống nhất. Trong Công an nhân dân, Bộ trưởng Bộ Công an đã ban hành các thông tư quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phân định thẩm quyền của các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thuộc lực lượng Cảnh sát nhân dân. Theo đó, hiện nay, về cơ bản, hệ thống cơ sở pháp lý đối với hoạt động tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thuộc lực lượng Cảnh sát nhân dân đã được hoàn thiện, quy định tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau.

Trên cơ sở các quy định của pháp luật, trong thời gian qua, công tác tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm của các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong Công an nhân dân đã có nhiều chuyển biến, bảo đảm chất lượng; công tác xác minh, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm được nâng cao, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm. Trong giai đoạn 2020 - 2022, các cơ quan có thẩm quyền đã tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm đạt tỷ lệ trên 90%, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và phòng, chống tội phạm của các cơ quan chức năng. Trong đó, số lượng tố giác, tin báo về tội phạm do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong Công an nhân dân tiếp nhận chiếm tỷ lệ chưa cao, cụ thể là đã tiếp nhận 4.275 tố giác, tin báo về tội phạm, trong đó đã giải quyết 177 tố giác, tin báo về tội phạm, 22 tố giác, tin báo về tội phạm đang giải quyết và chuyển cơ quan có thẩm quyền 4.076 tố giác, tin báo về tội phạm. Trong số 177 tố giác, tin báo về tội phạm đã giải quyết, có 10 tố giác, tin báo về tội phạm được khởi tố vụ án hình sự; 158 tố giác, tin báo về tội phạm không khởi tố vụ án hình sự; 09 tố giác, tin báo về tội phạm bị tạm đình chỉ giải quyết. Điều này cho thấy, hoạt động này đã hỗ trợ tích cực cho công tác điều tra, khám phá tội phạm của cơ quan điều tra.

Trong những năm qua, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thuộc lực lượng Cảnh sát nhân dân đã rất chú trọng tiến hành hoạt động tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm. Trên cơ sở quán triệt những quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thuộc lực lượng Cảnh sát nhân dân đã triển khai tổ chức lực lượng trực tiếp làm công tác tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, tổ chức cho cán bộ tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ điều tra hình sự nói chung, nghiệp vụ về tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm nói riêng. Đồng thời, lãnh đạo các đơn vị thường xuyên quán triệt việc thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm trong đơn vị và trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo về chuẩn bị các trang bị, phương tiện, hệ thống sổ sách, biểu mẫu, trụ sở tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm trong các trường hợp cụ thể. Nhìn chung, hoạt động tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thuộc lực lượng Cảnh sát nhân dân được thực hiện đúng quy định của pháp luật, cũng như nhiệm vụ, quyền hạn, cơ bản bảo đảm tính nhanh chóng, kịp thời, góp phần quan trọng vào công tác phòng ngừa, ngăn chặn, điều tra xử lý tội phạm.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong hoạt động tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thuộc lực lượng Cảnh sát nhân dân, thì vẫn còn một số hạn chế, cũng như khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thi hành, đó là:

Thứ nhất, các quy định pháp luật, hệ thống pháp luật liên quan đến quá trình tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm vẫn còn một số quy định chưa phù hợp, đồng thời việc tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm còn qua nhiều khâu trung gian gây nhiều khó khăn cho công tác kiểm tra, xác minh, xử lý.

Thứ hai, nguồn lực phục vụ hoạt động tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm còn hạn chế; số lượng cán bộ tại cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thuộc lực lượng Cảnh sát nhân dân còn thiếu, chưa đáp ứng được khối lượng công việc cũng như yêu cầu thực tiễn; tình trạng cán bộ kiêm nhiệm thực hiện nhiều công việc khác nhau trong khi trình độ, năng lực của cán bộ thực hiện đôi khi chưa thực sự đáp ứng yêu cầu của công việc.

Ngoài ra, quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và những việc cán bộ điều tra được tiến hành ở các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nói chung và các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thuộc lực lượng Cảnh sát nhân dân nói riêng chưa được quy định cụ thể, rõ ràng, điều này gây ra khó khăn trong thực tiễn thực hiện pháp luật. Do đó, chưa thống nhất trong việc xác định vai trò, vị trí, thẩm quyền của cán bộ điều tra trong hoạt động điều tra hình sự nói chung và hoạt động tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm nói riêng (vai trò, vị trí trong biên bản làm việc với đương sự; trong hoạt động thu giữ tài liệu, đồ vật...). Điều này gây ra một số bất cập trong khi cán bộ điều tra là lực lượng đông đảo thực hiện các hoạt động tố tụng, là đội ngũ có vai trò quan trọng.

Thứ ba, quan hệ phối hợp giữa cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thuộc lực lượng Cảnh sát nhân dân với cơ quan điều tra và các lực lượng khác còn thiếu chặt chẽ.

2. Nâng cao hiệu quả hoạt động tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm của các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thuộc lực lượng Cảnh sát nhân dân trong thời gian tới

Để tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý cũng như bảo đảm điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện hoạt động tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm của các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thuộc lực lượng Cảnh sát nhân dân, trong thời gian tới, tác giả đề xuất một số giải pháp sau:

Một là, tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện chính sách pháp luật về hình sự, tố tụng tư pháp, về tổ chức và hoạt động của các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong Công an nhân dân, đặc biệt là lực lượng Cảnh sát nhân dân để bảo đảm thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp và Hiến pháp năm 2013. Từ đó, đề xuất sửa đổi, bổ sung để đổi mới về tổ chức và hoạt động, tăng cường hơn nữa hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Cụ thể là, sửa đổi, bổ sung Điều 201 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về khám nghiệm hiện trường theo hướng, bổ sung cụm từ “cấp trưởng, cấp phó của các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra” vào sau cụm từ “Điều tra viên” tại khoản 1 và khoản 2 Điều 201.

Đồng thời, sửa đổi, bổ sung quy định về việc cho phép cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có thẩm quyền ra quyết định trưng cầu giám định. Bởi vì, nhiều vụ, việc liên quan đến môi trường, trật tự giao thông… nếu không kịp thời tiến hành giám định thì không đủ cơ sở xác định hành vi xảy ra có cấu thành tội phạm hay không. Từ đó, làm căn cứ cho việc xem xét, quyết định khởi tố vụ án và tiến hành các hoạt động điều tra tiếp theo.

Hai là, tiếp tục kiện toàn đội ngũ cán bộ công tác tại các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thuộc lực lượng Cảnh sát nhân dân nhằm đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ được giao, đồng thời tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành, pháp lý cho các đối tượng thực hiện công tác có liên quan đến điều tra hình sự. Tăng cường hơn nữa chế độ chính sách cho đội ngũ cán bộ này phù hợp với quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, bổ sung các quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và những việc cán bộ điều tra được tiến hành của các cơ quan của Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015 và sớm kiện toàn tiêu chuẩn bổ nhiệm cán bộ điều tra của các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nói chung và lực lượng Cảnh sát nhân dân nói riêng.

Ba là, tăng cường quan hệ phối hợp giữa cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thuộc lực lượng Cảnh sát nhân dân với cơ quan điều tra và các lực lượng khác trong hoạt động tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm nói riêng và công tác điều tra hình sự nói chung. Trong thời gian tới, cần xây dựng và ban hành các thông tư liên tịch, công văn hướng dẫn quy định cụ thể về quan hệ phối hợp giữa cơ quan điều tra và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Hiện nay, chỉ mới có Thông tư số 01/2021/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC ngày 09/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC ngày 29/12/2017 quy định việc phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và Thông tư số 129/2021/TT-BCA ngày 31/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Công an sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2020/TT-BCA ngày 26/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định trình tự, thủ tục tiếp nhận, phân loại, xử lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố của lực lượng Công an nhân dân.

Đồng thời, tham mưu, báo cáo các cấp có thẩm quyền để có sự quan tâm, tạo điều kiện cũng như có chủ trương tăng cường trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật cho các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thuộc lực lượng Cảnh sát nhân dân để phục vụ công tác điều tra hình sự nói chung và hoạt động tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm nói riêng đạt hiệu quả cao nhất.

ThS. Đào Thị Phương Mai

Khoa Luật - Học viện Cảnh sát nhân dân

(Nguồn: Tạp chí Dân chủ và Pháp luật Kỳ 1 (Số 392), tháng 11/2023)

Bài liên quan

Tin bài có thể bạn quan tâm

Nhiều quy định "mở" để trao quyền chủ động cho chính quyền địa phương thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, quyền hạn

Nhiều quy định "mở" để trao quyền chủ động cho chính quyền địa phương thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, quyền hạn

Đây là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh khi trao đổi với chúng tôi về 28 nghị định của Chính phủ về phân quyền, phân cấp; phân định thẩm quyền giữa Chính phủ và chính quyền địa phương 02 cấp.
Phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp

Phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp

Ngày 11/6/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 120/2025/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp (Nghị định số 120/2025/NĐ-CP). Nghị định bảo đảm cơ sở pháp lý cho hoạt động bình thường, liên tục, thông suốt của các cơ quan; không để gián đoạn công việc, không để chồng chéo, trùng lặp hoặc bỏ sót chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực, địa bàn; không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của xã hội, người dân, doanh nghiệp khi thực hiện chính quyền địa phương hai cấp từ ngày 01/7/2025 trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp.
Phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp

Phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp

Nhằm thể chế hoá đầy đủ quan điểm chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phân quyền, phân cấp; bảo đảm việc triển khai nhiệm vụ được thông suốt, hiệu quả, kịp thời, cải cách tối đa thủ tục hành chính, giảm chi phí, tạo thuận lợi cao nhất cho người dân, doanh nghiệp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp, Chính phủ ban hành Nghị định số 121/2025/NĐ-CP quy định về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp (Nghị định số 121/2025/NĐ-CP).
Cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đòn bẩy thúc đẩy kinh tế tư nhân bứt phá

Cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đòn bẩy thúc đẩy kinh tế tư nhân bứt phá

Kinh tế tư nhân chiếm hơn 70% cơ cấu kinh tế Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng quốc gia, tuy nhiên, khu vực này chưa phát triển tương xứng với tiềm năng do còn nhiều rào cản về thủ tục, chính sách và thiếu cơ chế phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp. Nghị quyết số 198/2025/QH15 ngày 17/5/2025 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển (Nghị quyết số 198/2025/QH15) và Nghị quyết số 139/NQ-CP ngày 17/5/2025 của Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch của Chính phủ triển khai Nghị quyết số 198/2025/QH15 (Nghị quyết số 139/NQ-CP) với nhiều cơ chế, chính sách quan trọng sẽ góp phần “cởi trói”, tạo động lực để kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh đất nước đang bước vào kỷ nguyên mới.
Quyết tâm mạnh mẽ bảo đảm quyền không bị tra tấn hoặc đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục con người ở Việt Nam

Quyết tâm mạnh mẽ bảo đảm quyền không bị tra tấn hoặc đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục con người ở Việt Nam

Việt Nam đã thể hiện quyết tâm mạnh mẽ và cam kết rõ ràng trong việc bảo vệ quyền không bị tra tấn hoặc đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo. Quyết tâm này được thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa kể từ khi Việt Nam gia nhập Công ước về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (Công ước UNCAT) vào năm 2015. Những nỗ lực của Việt Nam trong bảo đảm quyền này không chỉ thể hiện qua việc hoàn thiện hệ thống pháp luật mà còn qua việc triển khai các biện pháp hành chính, tư pháp và hợp tác quốc tế.
Xây dựng pháp luật thi hành án dân sự đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới

Xây dựng pháp luật thi hành án dân sự đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới

Luật Thi hành án dân sự được Quốc hội khóa XII đã thông qua ngày 14/11/2008, được sửa đổi, bổ sung các năm 2014, 2018, 2020, 2022 (Luật Thi hành án dân sự). Sau gần 17 năm triển khai thực hiện, công tác thi hành án dân sự đã đạt được nhiều kết quả tích cực, được Đảng, Nhà nước và Nhân dân ghi nhận, đánh giá cao, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội của đất nước.
Bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và quyền tiếp cận thông tin là chính sách nhất quán, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước

Bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và quyền tiếp cận thông tin là chính sách nhất quán, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước

Ở nước ta, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và quyền được tiếp cận thông tin được ghi nhận cụ thể trong Hiến pháp, pháp luật. Cùng với sự phát triển của đất nước và quá trình hội nhập quốc tế, Việt Nam gia nhập nhiều điều ước quốc tế song phương và đa phương về vấn đề bảo vệ quyền con người. Trong đó quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền tiếp cận thông tin ngày càng được bảo đảm tốt hơn, thông qua quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia và quá trình nội luật hóa các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.
Phát triển kinh tế tư nhân nhanh, bền vững, hiệu quả, chất lượng cao - Nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, mang tính chiến lược lâu dài của Đảng và Nhà nước

Phát triển kinh tế tư nhân nhanh, bền vững, hiệu quả, chất lượng cao - Nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, mang tính chiến lược lâu dài của Đảng và Nhà nước

Sau gần 40 năm đổi mới, kinh tế tư nhân đã từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, trở thành một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Nhiều doanh nghiệp tư nhân đã phát triển lớn mạnh, khẳng định thương hiệu và vươn ra thị trường khu vực, thế giới. Tuy nhiên, kinh tế tư nhân hiện vẫn đối mặt với nhiều rào cản, chưa bứt phá về quy mô và năng lực cạnh tranh, chưa đáp ứng được yêu cầu, kỳ vọng là lực lượng nòng cốt của kinh tế đất nước. Để triển khai hiệu quả Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân cần có sự vào cuộc toàn diện của các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp.
Nhiều chính sách mới có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025, kịp thời tháo gỡ khó khăn, “điểm nghẽn” về thể chế, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp

Nhiều chính sách mới có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025, kịp thời tháo gỡ khó khăn, “điểm nghẽn” về thể chế, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp

Từ ngày 01/7/2025, nhiều luật do Quốc hội khóa XV thông qua chính thức có hiệu lực thi hành với nhiều chính sách mới có tính đột phá, góp phần khơi thông “điểm nghẽn” về thể chế, tạo động lực phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, sẵn sàng đưa đất nước tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh: Nỗ lực cao nhất để sớm đưa Cổng Pháp luật quốc gia phục vụ người dân và doanh nghiệp

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh: Nỗ lực cao nhất để sớm đưa Cổng Pháp luật quốc gia phục vụ người dân và doanh nghiệp

Sáng nay (31/5/2025), tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo nhiều bộ, ngành Trung ương đã bấm nút khai trương Cổng Pháp luật quốc gia. Nhân dịp này, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn nhanh Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, cơ quan được Chính phủ giao làm đầu mối vận hành Cổng Pháp luật quốc gia về nội dung này.
Nhiều quy định mới về quy trình xây dựng, ban hành văn bản  quy phạm pháp luật

Nhiều quy định mới về quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Ngày 19/02/2025, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khoá XV đã thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025. Ngày 01/4/2025, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Nghị định số 78/2025/NĐ-CP). Luật và Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/4/2025, có nhiều quy định mới được bổ sung để hoàn thiện quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo hướng ngắn gọn, đơn giản hơn về các bước, thành phần hồ sơ, rút ngắn thời gian xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch triển khai lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp, trình Chính phủ chậm nhất ngày 03/6/2025

Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch triển khai lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp, trình Chính phủ chậm nhất ngày 03/6/2025

Thực hiện nhiệm vụ được Quốc hội và Chính phủ giao, đồng chí Nguyễn Hải Ninh, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ký ban hành Quyết định số 1355/QĐ-BTP ngày 28/4/2025 chính thức ban hành Kế hoạch triển khai nhiệm vụ của Bộ Tư pháp về việc tổ chức lấy ý kiến và tổng hợp ý kiến của Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Nhận diện những rào cản trong đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu bài viết “Nhận diện những rào cản trong đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam” trong ấn phẩm 200 trang “Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật để thúc đẩy đổi mới sáng tạo” xuất bản năm 2025.

Giải pháp khắc phục tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo trong các quy định pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới

Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu bài viết “Giải pháp khắc phục tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo trong các quy định pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới” trong ấn phẩm 200 trang “Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật để thúc đẩy đổi mới sáng tạo” xuất bản năm 2025.
Một số hạn chế trong quy định pháp luật về thành lập và ưu đãi tài chính cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Một số hạn chế trong quy định pháp luật về thành lập và ưu đãi tài chính cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu bài viết “Một số hạn chế trong quy định pháp luật về thành lập và ưu đãi tài chính cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo” trong ấn phẩm 200 trang “Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật để thúc đẩy đổi mới sáng tạo” xuất bản năm 2025.

Theo dõi chúng tôi trên:

mega story

trung-nguyen
hanh-phuc
cong-ty-than-uong-bi
vien-khoa-hoac-cong-nghe-xay-dung
bao-chi-cm