Trong những năm qua, thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) trong cán bộ và nhân dân; Luật Phổ biến giáo dục pháp luật năm 2012; Nghị định 28/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, tỉnh Ninh Bình luôn xác định công tác PBGDPL, là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, do vậy đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai toàn diện các mặt công tác PBGDPL nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật tại địa phương. Năm 2015, thực hiện sự chỉ đạo của UBND, Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh, hoạt động PBGDPL trên địa bàn tỉnh tiếp tục có những chuyển biến tích cực và đạt được kết quả quan trọng cả về tổ chức, hoạt động và kiện toàn nguồn nhân lực. Bài viết với những nội dung chính như: Thực trạng công tác phố biến, giáo dục pháp luật ở Ninh Bình; Một số đề xuất, kiến nghị.
1. Thực trạng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở Ninh Bình
Trong những năm qua, thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) trong cán bộ và nhân dân; Luật Phổ biến giáo dục pháp luật năm 2012; Nghị định số 28/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, tỉnh Ninh Bình luôn xác định công tác PBGDPL là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, do vậy đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai toàn diện các mặt công tác PBGDPL nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật tại địa phương. Một số kết quả đã đạt được trong thời gian qua:
Một là, ban hành văn bản chỉ đạo, triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
Thời gian qua cấp ủy, chính quyền tỉnh Ninh Bình đã ban hành nhiều văn bản quan trọng chỉ đạo công tác PBGDPL1. Bên cạnh đó, thực hiện các đề án về PBGDPL của các cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh đã ban hành các chương trình, kế hoạch để triển khai thực hiện2. Việc ban hành văn bản chỉ đạo, triển khai công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh đã góp phần hoàn thiện thể chế về PBGDPL của tỉnh Ninh Bình, tạo cơ sở pháp lý quan trọng để các cấp, các ngành triển khai thực hiện PBGDPL cho cán bộ và nhân dân trong tỉnh; khuyến khích, thu hút xã hội hóa đối với hoạt động này.
Hai là, tổ chức hệ thống cơ quan tư vấn, hướng dẫn hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh
Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh Ninh Bình được thành lập từ năm 1998, hiện nay có 28 thành viên đại diện cho 25 cơ quan, sở, ngành trong tỉnh; 8/8 huyện, thành phố thuộc tỉnh đã thành lập Hội đồng phối hợp PBGDPL gồm 21 - 26 thành viên do lãnh đạo UBND huyện làm Chủ tịch Hội đồng; ở cấp xã có cán bộ tư pháp - hộ tịch làm đầu mối chủ yếu tham mưu, thực hiện PBGDPL tại địa phương.
Ba là, tăng cường nguồn nhân lực thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
Sở Tư pháp đã tham mưu Hội đồng phối hợp PBGDPL hướng dẫn các ngành thành viên và Hội đồng phối hợp PBGDPL các huyện, thành phố tiến hành rà soát, kiện toàn, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên, tuyên tuyền viên pháp luật đảm bảo đúng các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định. Đến nay, đội ngũ báo cáo viên pháp luật được kiện toàn từ tỉnh đến huyện; đội ngũ tuyên truyền viên, hòa giải viên cơ sở thường xuyên được rà soát, kiện toàn3.
Bốn là, hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật
Công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh ngày càng được nâng cao về chất lượng, hiệu quả, thể hiện trên các tiêu chí:
- Đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật đã được phủ rộng, đa dạng tới nhiều vùng, miền khác nhau trong tỉnh như: Cán bộ công chức, viên chức; cán bộ chiến sỹ trong lực lượng vũ trang nhân dân và mọi tầng lớp nhân dân, cũng như một số đối tượng đặc thù (nạn nhân bị bạo lực gia đình; người khuyết tật; người đang chấp hành hình phạt tù, người đang bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; người đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn nhưng được hưởng án treo).
- Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật: Từ năm 2010 đến năm 2015, các cấp, các ngành đã tập trung tuyên truyền, phổ biến 86 Luật được Quốc hội khóa XII, XIII thông qua hàng năm4. Nổi bật trong nội dung này là đã phổ biến kịp thời nội dung, ý nghĩa của Hiến pháp năm 2013; Luật Đất đai; phổ biến sâu rộng, hiệu quả các văn bản phục vụ bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 -2016… tới cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng vũ trang nhân dân và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.
- Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật ngày càng đa dạng, phong phú, sáng tạo: Từ năm 2010 đến năm 2015, toàn tỉnh đã tổ chức được 16.937 hội nghị chuyên đề, hội nghị lồng ghép PBGDPL cho 1.455.234 lượt người là cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh. PBGDPL trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài địa phương) được thực hiện thường xuyên trong các chương trình thời sự, chuyên đề; xây dựng các mục, chuyên mục tìm hiểu pháp luật, chính sách và cuộc sống...; chất lượng, nội dung, hình thức thể hiện, thời lượng phát sóng đã được đầu tư, đổi mới nâng cao chất lượng. Với nhiều hình thức như: Biên soạn, phát hành sách, tài liệu pháp luật, tờ gấp pháp luật, sách hỏi đáp, sách chuyên đề, sổ tay pháp luật, sách nghiệp vụ, tờ gấp, đề cương giới thiệu Luật, các tài liệu phổ biến trực quan như pa-nô, áp-phích, tranh cổ động...5, thông qua các cuộc thi, hội thi tìm hiểu pháp luật đã thu hút được nhiều đối tượng tham gia với nhiều hình thức phong phú6; thông qua tủ sách pháp luật7. Bên cạnh đó, PBGDPL còn được thực hiện thông qua hoạt động hòa giải cơ sở, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, lồng ghép vào việc xây dựng thực hiện hương ước, quy ước, các phong trào, lễ hội truyền thống, ký cam kết không vi phạm pháp luật với đối tượng học sinh, sinh viên, nhân dân ở cơ sở… Đặc biệt, một số năm gần đây, trên địa bàn tỉnh đã áp dụng một số mô hình PBGDPL khác phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương như: Mô hình trường học ký cam kết về phòng chống ma túy, HIV/AIDS; cam kết chấp hành quy định về an toàn giao thông; mô hình “Giỏ sách pháp luật” tại các bến thuyền Tràng An, những điểm, cụm dân cư đông đúc; mô hình “Ngày Pháp luật”... đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa pháp lý mới của nhân dân trên địa bàn tỉnh; chỉ riêng trong tuần lễ cao điểm hưởng ứng Ngày Pháp luật năm 2013, 2014, 2015 đã tổ chức được hơn 5.000 hội nghị, hội thảo, tọa đàm theo chuyên đề và hội nghị lồng ghép cho hàng nghìn lượt cán bộ và nhân dân.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh Ninh Bình thời gian qua còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế như:
- Công tác tham mưu chỉ đạo cho cấp ủy, chính quyền có lúc, có nơi chưa kịp thời; hoạt động của Hội đồng phối hợp các cấp còn chưa đồng đều, thiếu tính chủ động. Công tác kiểm tra nắm bắt thực trạng PBGDPL đôi lúc chưa được thực hiện thường xuyên đặc biệt là dưới cơ sở.
- Việc PBGDPL cho các đối tượng đặc thù theo quy định của Luật Phổ biến giáo dục pháp luật còn dừng ở mức độ hạn chế.
- Các hình thức PBGDPL đã có nhiều đổi mới nhưng hình thức tuyên truyền trực tiếp thông qua hội nghị, cuộc họp… vẫn chiếm ưu thế; chưa phát huy, sử dụng hiệu quả hình thức PBGDPL thông qua sinh hoạt của câu lạc bộ pháp luật, tủ sách pháp luật... Nhiều thôn, xóm, tổ dân phố trên toàn tỉnh chưa có tủ sách pháp luật; phong trào đọc sách pháp luật trong nhân dân chưa cao, chưa hình thành nề nếp; việc ứng dụng công nghệ thông tin trong PBGDPL còn ở mức độ hạn chế.
- Đội ngũ cán bộ pháp chế ở một số sở, ngành, doanh nghiệp nhà nước chậm được kiện toàn, hiện có 5/14 sở, ngành cấp tỉnh thành lập phòng pháp chế; 25 cán bộ pháp chế ở các sở, ngành cấp tỉnh (trong đó 60% là cán bộ pháp chế chuyên trách, 40% cán bộ là cán bộ các phòng chuyên môn khác kiêm nhiệm). Một bộ phận báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật chưa tâm huyết với công việc, kỹ năng PBGDPL còn hạn chế.
2. Một số đề xuất, kiến nghị
- Đề nghị Bộ Tư pháp tiếp tục ban hành hoàn thiện chính sách, thể chế về công tác PBGDPL; các chính sách, chế độ cho các báo cáo viên pháp luật các cấp, tuyên truyền viên, hòa giải viên cơ sở khi làm nhiệm vụ PBGDPL; rà soát bổ sung các quy định pháp luật hiện hành về bảo đảm kinh phí cho hoạt động PBGDPL, tạo cơ sở pháp lý ổn định, thống nhất trong quá trình triển khai hoạt động PBGDPL.
- Đề nghị các bộ, ngành chủ trì các đề án, chương trình PBGDPL cần bảo đảm kinh phí thực hiện ở các địa phương, tránh trường hợp không khả thi do kinh phí của địa phương có hạn. Quan tâm đầu tư kinh phí hơn nữa phục vụ cho công tác PBGDPL, nhất là cấp huyện, cấp xã.
- Đề nghị địa phương tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành chức năng thực hiện công tác PBGDPL. Hằng năm tiến hành kiểm tra, đánh giá việc thực hiện pháp luật của từng cơ quan, đơn vị, địa phương.
- Tổng kết, đánh giá, phát huy các hình thức PBGDPL có hiệu quả để nhân rộng tại địa phương. Động viên, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác PBGDPL.
Tài liệu tham khảo:
1. Như: Chỉ thị số 05/2004/CT-UB của UBND tỉnh ngày 26/3/2004 về việc tăng cường công tác PBGDPL; Chương trình hành động số 18/CTr -TU ngày 11/6/2004 của Tỉnh ủy Ninh Bình về việc thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Thông tri số 05-TT/TU ngày 14/6/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tăng cường công tác tuyên truyền, PBGDPL cho cán bộ và nhân dân; Kế hoạch số 44/KH-UBND của UBND tỉnh ngày 05/12/2008 về công tác tuyên truyền, PBGDPL từ năm 2008 đến năm 2012 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình; Nghị quyết số 22/2009/NQ-HĐND ngày 17/12/2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình về việc phê duyệt Đề án PBGDPL từ năm 2010 - 2015 trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 266/QĐ-UBND ngày 25/3/2010 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch PBGDPL giai đoạn 2010 - 2015 trên địa bàn tỉnh; Nghị quyết số 17/NQ-HĐND ngày 22/7/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình về việc phê duyệt Đề án PBGDPL từ năm 2016 - 2021 trên địa bàn tỉnh.
2. Như: Kế hoạch PBGDPL cho thanh thiếu thiên; người lao động trong các loại hình doanh nghiệp; người dân nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số, học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục quốc dân trên địa bàn tỉnh…
3. Năm 2015 đội ngũ báo cáo viên cấp tỉnh có 97 báo cáo viên, 100% có trình độ Đại học Luật và tương đương trở lên; cấp huyện có 270 báo cáo viên, trong đó, 27% có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên ngành Luật, 73% có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên ngành khác; cấp xã: Toàn tỉnh có 800 tuyên truyền viên, trong đó 31% có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên ngành Luật, 66% khác, 3% chưa qua đào tạo); hơn 10.783 hòa giải viên ở hơn 1.733 tổ hòa giải trên địa bàn tỉnh.
4. Năm 2010 phổ biến 13 Luật, năm 2011 phổ biến 16 Luật, năm 2012 phổ biến 20 Luật, năm 2013 phổ biến 18 Luật, năm 2014 phổ biến 19 Luật.
5. Trong 5 năm đã biên soạn, in ấn cấp phát khoảng 1.434 đề cương giới thiệu các văn bản pháp luật, 106.686 cuốn sách pháp luật và bản tin, thông tin, 557.113 tờ rơi, tờ gấp, in sao 5.100 băng đĩa pháp luật... trong đó có 30 bộ tài liệu dịch ra tiếng dân tộc để cấp phát cho đồng bào dân tộc miền núi huyện Nho Quan.
6. Như: Cuộc thi viết về Hiến pháp năm 2013, tìm hiểu Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (năm 2010), Luật Viên chức (năm 2011), Luật Phòng chống tham nhũng (năm 2012) và 1 cuộc thi thuyết trình Báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật giỏi tỉnh Ninh Bình huy động được sự tham gia của đông đảo công chức, viên chức trong tỉnh. Ngoài ra các sở, ngành, địa phương chủ động tổ chức 32 cuộc thi tìm hiểu các quy định pháp luật liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị mình thu hút 61.950 lượt người tham dự; 427 hội diễn, giao lưu văn hóa, văn nghệ lồng ghép nội dung thi pháp luật.
7. Toàn tỉnh hiện có 738 tủ sách pháp luật (145/145 xã, phường, thị trấn có tủ sách pháp luật; các cơ quan, doanh nghiệp, trường học: 593 tủ sách).
Trong những năm qua, thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) trong cán bộ và nhân dân; Luật Phổ biến giáo dục pháp luật năm 2012; Nghị định số 28/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, tỉnh Ninh Bình luôn xác định công tác PBGDPL là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, do vậy đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai toàn diện các mặt công tác PBGDPL nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật tại địa phương. Một số kết quả đã đạt được trong thời gian qua:
Một là, ban hành văn bản chỉ đạo, triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
Thời gian qua cấp ủy, chính quyền tỉnh Ninh Bình đã ban hành nhiều văn bản quan trọng chỉ đạo công tác PBGDPL1. Bên cạnh đó, thực hiện các đề án về PBGDPL của các cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh đã ban hành các chương trình, kế hoạch để triển khai thực hiện2. Việc ban hành văn bản chỉ đạo, triển khai công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh đã góp phần hoàn thiện thể chế về PBGDPL của tỉnh Ninh Bình, tạo cơ sở pháp lý quan trọng để các cấp, các ngành triển khai thực hiện PBGDPL cho cán bộ và nhân dân trong tỉnh; khuyến khích, thu hút xã hội hóa đối với hoạt động này.
Hai là, tổ chức hệ thống cơ quan tư vấn, hướng dẫn hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh
Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh Ninh Bình được thành lập từ năm 1998, hiện nay có 28 thành viên đại diện cho 25 cơ quan, sở, ngành trong tỉnh; 8/8 huyện, thành phố thuộc tỉnh đã thành lập Hội đồng phối hợp PBGDPL gồm 21 - 26 thành viên do lãnh đạo UBND huyện làm Chủ tịch Hội đồng; ở cấp xã có cán bộ tư pháp - hộ tịch làm đầu mối chủ yếu tham mưu, thực hiện PBGDPL tại địa phương.
Ba là, tăng cường nguồn nhân lực thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
Sở Tư pháp đã tham mưu Hội đồng phối hợp PBGDPL hướng dẫn các ngành thành viên và Hội đồng phối hợp PBGDPL các huyện, thành phố tiến hành rà soát, kiện toàn, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên, tuyên tuyền viên pháp luật đảm bảo đúng các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định. Đến nay, đội ngũ báo cáo viên pháp luật được kiện toàn từ tỉnh đến huyện; đội ngũ tuyên truyền viên, hòa giải viên cơ sở thường xuyên được rà soát, kiện toàn3.
Bốn là, hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật
Công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh ngày càng được nâng cao về chất lượng, hiệu quả, thể hiện trên các tiêu chí:
- Đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật đã được phủ rộng, đa dạng tới nhiều vùng, miền khác nhau trong tỉnh như: Cán bộ công chức, viên chức; cán bộ chiến sỹ trong lực lượng vũ trang nhân dân và mọi tầng lớp nhân dân, cũng như một số đối tượng đặc thù (nạn nhân bị bạo lực gia đình; người khuyết tật; người đang chấp hành hình phạt tù, người đang bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; người đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn nhưng được hưởng án treo).
- Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật: Từ năm 2010 đến năm 2015, các cấp, các ngành đã tập trung tuyên truyền, phổ biến 86 Luật được Quốc hội khóa XII, XIII thông qua hàng năm4. Nổi bật trong nội dung này là đã phổ biến kịp thời nội dung, ý nghĩa của Hiến pháp năm 2013; Luật Đất đai; phổ biến sâu rộng, hiệu quả các văn bản phục vụ bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 -2016… tới cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng vũ trang nhân dân và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.
- Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật ngày càng đa dạng, phong phú, sáng tạo: Từ năm 2010 đến năm 2015, toàn tỉnh đã tổ chức được 16.937 hội nghị chuyên đề, hội nghị lồng ghép PBGDPL cho 1.455.234 lượt người là cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh. PBGDPL trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài địa phương) được thực hiện thường xuyên trong các chương trình thời sự, chuyên đề; xây dựng các mục, chuyên mục tìm hiểu pháp luật, chính sách và cuộc sống...; chất lượng, nội dung, hình thức thể hiện, thời lượng phát sóng đã được đầu tư, đổi mới nâng cao chất lượng. Với nhiều hình thức như: Biên soạn, phát hành sách, tài liệu pháp luật, tờ gấp pháp luật, sách hỏi đáp, sách chuyên đề, sổ tay pháp luật, sách nghiệp vụ, tờ gấp, đề cương giới thiệu Luật, các tài liệu phổ biến trực quan như pa-nô, áp-phích, tranh cổ động...5, thông qua các cuộc thi, hội thi tìm hiểu pháp luật đã thu hút được nhiều đối tượng tham gia với nhiều hình thức phong phú6; thông qua tủ sách pháp luật7. Bên cạnh đó, PBGDPL còn được thực hiện thông qua hoạt động hòa giải cơ sở, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, lồng ghép vào việc xây dựng thực hiện hương ước, quy ước, các phong trào, lễ hội truyền thống, ký cam kết không vi phạm pháp luật với đối tượng học sinh, sinh viên, nhân dân ở cơ sở… Đặc biệt, một số năm gần đây, trên địa bàn tỉnh đã áp dụng một số mô hình PBGDPL khác phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương như: Mô hình trường học ký cam kết về phòng chống ma túy, HIV/AIDS; cam kết chấp hành quy định về an toàn giao thông; mô hình “Giỏ sách pháp luật” tại các bến thuyền Tràng An, những điểm, cụm dân cư đông đúc; mô hình “Ngày Pháp luật”... đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa pháp lý mới của nhân dân trên địa bàn tỉnh; chỉ riêng trong tuần lễ cao điểm hưởng ứng Ngày Pháp luật năm 2013, 2014, 2015 đã tổ chức được hơn 5.000 hội nghị, hội thảo, tọa đàm theo chuyên đề và hội nghị lồng ghép cho hàng nghìn lượt cán bộ và nhân dân.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh Ninh Bình thời gian qua còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế như:
- Công tác tham mưu chỉ đạo cho cấp ủy, chính quyền có lúc, có nơi chưa kịp thời; hoạt động của Hội đồng phối hợp các cấp còn chưa đồng đều, thiếu tính chủ động. Công tác kiểm tra nắm bắt thực trạng PBGDPL đôi lúc chưa được thực hiện thường xuyên đặc biệt là dưới cơ sở.
- Việc PBGDPL cho các đối tượng đặc thù theo quy định của Luật Phổ biến giáo dục pháp luật còn dừng ở mức độ hạn chế.
- Các hình thức PBGDPL đã có nhiều đổi mới nhưng hình thức tuyên truyền trực tiếp thông qua hội nghị, cuộc họp… vẫn chiếm ưu thế; chưa phát huy, sử dụng hiệu quả hình thức PBGDPL thông qua sinh hoạt của câu lạc bộ pháp luật, tủ sách pháp luật... Nhiều thôn, xóm, tổ dân phố trên toàn tỉnh chưa có tủ sách pháp luật; phong trào đọc sách pháp luật trong nhân dân chưa cao, chưa hình thành nề nếp; việc ứng dụng công nghệ thông tin trong PBGDPL còn ở mức độ hạn chế.
- Đội ngũ cán bộ pháp chế ở một số sở, ngành, doanh nghiệp nhà nước chậm được kiện toàn, hiện có 5/14 sở, ngành cấp tỉnh thành lập phòng pháp chế; 25 cán bộ pháp chế ở các sở, ngành cấp tỉnh (trong đó 60% là cán bộ pháp chế chuyên trách, 40% cán bộ là cán bộ các phòng chuyên môn khác kiêm nhiệm). Một bộ phận báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật chưa tâm huyết với công việc, kỹ năng PBGDPL còn hạn chế.
2. Một số đề xuất, kiến nghị
- Đề nghị Bộ Tư pháp tiếp tục ban hành hoàn thiện chính sách, thể chế về công tác PBGDPL; các chính sách, chế độ cho các báo cáo viên pháp luật các cấp, tuyên truyền viên, hòa giải viên cơ sở khi làm nhiệm vụ PBGDPL; rà soát bổ sung các quy định pháp luật hiện hành về bảo đảm kinh phí cho hoạt động PBGDPL, tạo cơ sở pháp lý ổn định, thống nhất trong quá trình triển khai hoạt động PBGDPL.
- Đề nghị các bộ, ngành chủ trì các đề án, chương trình PBGDPL cần bảo đảm kinh phí thực hiện ở các địa phương, tránh trường hợp không khả thi do kinh phí của địa phương có hạn. Quan tâm đầu tư kinh phí hơn nữa phục vụ cho công tác PBGDPL, nhất là cấp huyện, cấp xã.
- Đề nghị địa phương tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành chức năng thực hiện công tác PBGDPL. Hằng năm tiến hành kiểm tra, đánh giá việc thực hiện pháp luật của từng cơ quan, đơn vị, địa phương.
- Tổng kết, đánh giá, phát huy các hình thức PBGDPL có hiệu quả để nhân rộng tại địa phương. Động viên, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác PBGDPL.
Phạm Mạnh Hùng
Trưởng Phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật
Trưởng Phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật
Tài liệu tham khảo:
1. Như: Chỉ thị số 05/2004/CT-UB của UBND tỉnh ngày 26/3/2004 về việc tăng cường công tác PBGDPL; Chương trình hành động số 18/CTr -TU ngày 11/6/2004 của Tỉnh ủy Ninh Bình về việc thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Thông tri số 05-TT/TU ngày 14/6/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tăng cường công tác tuyên truyền, PBGDPL cho cán bộ và nhân dân; Kế hoạch số 44/KH-UBND của UBND tỉnh ngày 05/12/2008 về công tác tuyên truyền, PBGDPL từ năm 2008 đến năm 2012 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình; Nghị quyết số 22/2009/NQ-HĐND ngày 17/12/2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình về việc phê duyệt Đề án PBGDPL từ năm 2010 - 2015 trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 266/QĐ-UBND ngày 25/3/2010 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch PBGDPL giai đoạn 2010 - 2015 trên địa bàn tỉnh; Nghị quyết số 17/NQ-HĐND ngày 22/7/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình về việc phê duyệt Đề án PBGDPL từ năm 2016 - 2021 trên địa bàn tỉnh.
2. Như: Kế hoạch PBGDPL cho thanh thiếu thiên; người lao động trong các loại hình doanh nghiệp; người dân nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số, học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục quốc dân trên địa bàn tỉnh…
3. Năm 2015 đội ngũ báo cáo viên cấp tỉnh có 97 báo cáo viên, 100% có trình độ Đại học Luật và tương đương trở lên; cấp huyện có 270 báo cáo viên, trong đó, 27% có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên ngành Luật, 73% có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên ngành khác; cấp xã: Toàn tỉnh có 800 tuyên truyền viên, trong đó 31% có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên ngành Luật, 66% khác, 3% chưa qua đào tạo); hơn 10.783 hòa giải viên ở hơn 1.733 tổ hòa giải trên địa bàn tỉnh.
4. Năm 2010 phổ biến 13 Luật, năm 2011 phổ biến 16 Luật, năm 2012 phổ biến 20 Luật, năm 2013 phổ biến 18 Luật, năm 2014 phổ biến 19 Luật.
5. Trong 5 năm đã biên soạn, in ấn cấp phát khoảng 1.434 đề cương giới thiệu các văn bản pháp luật, 106.686 cuốn sách pháp luật và bản tin, thông tin, 557.113 tờ rơi, tờ gấp, in sao 5.100 băng đĩa pháp luật... trong đó có 30 bộ tài liệu dịch ra tiếng dân tộc để cấp phát cho đồng bào dân tộc miền núi huyện Nho Quan.
6. Như: Cuộc thi viết về Hiến pháp năm 2013, tìm hiểu Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (năm 2010), Luật Viên chức (năm 2011), Luật Phòng chống tham nhũng (năm 2012) và 1 cuộc thi thuyết trình Báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật giỏi tỉnh Ninh Bình huy động được sự tham gia của đông đảo công chức, viên chức trong tỉnh. Ngoài ra các sở, ngành, địa phương chủ động tổ chức 32 cuộc thi tìm hiểu các quy định pháp luật liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị mình thu hút 61.950 lượt người tham dự; 427 hội diễn, giao lưu văn hóa, văn nghệ lồng ghép nội dung thi pháp luật.
7. Toàn tỉnh hiện có 738 tủ sách pháp luật (145/145 xã, phường, thị trấn có tủ sách pháp luật; các cơ quan, doanh nghiệp, trường học: 593 tủ sách).