1. Những dấu mốc lịch sử
Từ khi thành lập đến nay, Ngành Tư pháp Việt Nam đã không ngừng vận động, sáng tạo, đổi mới và ngày càng phát triển mạnh mẽ; hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị được giao và có những đóng góp quan trọng vào thắng lợi chung trong sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.
Tháng 4/1976, theo Quyết định của Tỉnh ủy Lâm Đồng, hệ thống Tòa án nhân dân được thành lập. Cùng với chức năng xét xử, các Tòa án ở Lâm Đồng đã phối hợp cùng các cấp chính quyền và tổ chức đoàn thể xây dựng các Ban Tư pháp xã, phường, thị trấn và tổ hòa giải cơ sở để thực hiện nhiệm vụ giải quyết các mâu thuẫn, xích mích trong cộng đồng dân cư và tuyên truyền đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Đồng thời, Ủy ban nhân dân các cấp đã từng bước triển khai các hoạt động tư pháp ở địa phương, góp phần tăng cường pháp chế, bảo vệ và phát huy những thành quả cách mạng, ổn định đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Ngày 22/11/1981, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Nghị định số 143/HĐBT quy định về tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp. Sau đó, ngày 12/3/1982, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành Quyết định số 115/QĐ-UB thành lập Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng (trên cơ sở Ban Nội chính - Pháp chế của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh). Quyết định này đã đánh dấu bước phát triển mới của cơ quan tư pháp tỉnh nhà.
Nếu như ngày đầu thành lập, Sở Tư pháp chỉ có 08 cán bộ, trong đó có 05 người có trình độ trung cấp, thì đến nay, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Ngành Tư pháp tỉnh Lâm Đồng không ngừng được củng cố, tăng cường. Hiện nay, bộ máy tổ chức của Sở Tư pháp gồm Giám đốc, 02 Phó Giám đốc, Văn phòng Sở, Thanh tra Sở, 06 phòng nghiệp vụ gồm: Xây dựng - kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật; hành chính tư pháp; bổ trợ tư pháp; kiểm soát thủ tục hành chính và 06 đơn vị sự nghiệp thuộc Sở gồm: 04 Phòng Công chứng, Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản, Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước. Tổng số công chức, viên chức và người lao động thuộc Sở là 117 người, trong đó khối văn phòng Sở có 41 công chức, hợp đồng lao động; 06 đơn vị sự nghiệp có 46 biên chế được giao và các đơn vị này đã hợp đồng thêm 30 lao động nhằm đáp ứng triển khai khối lượng lớn các công việc. Nhiều cán bộ, công chức, viên chức của Sở có trình độ ngày càng cao như thạc sỹ luật, thạc sỹ quản lý hành chính công, nhiều cán bộ đã học và thi đạt chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp, cao cấp lý luận chính trị và được bồi dưỡng thường xuyên về ngoại ngữ, tin học… Công tác quy hoạch tổ chức với quy hoạch đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý của ngành thường xuyên được cấp ủy chi bộ, lãnh đạo ngành quan tâm triển khai thực hiện.
Bên cạnh đó, tư pháp cấp huyện, cấp xã cũng được củng cố, kiện toàn, đến nay, toàn tỉnh có 12 Phòng Tư pháp huyện, thành phố với hơn 60 cán bộ, công chức. Đội ngũ cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn được quan tâm xây dựng, củng cố. Đến nay, đã có 147/147 xã, phường, thị trấn có công chức tư pháp - hộ tịch chuyên trách, nhiều địa phương đã có từ 02 đến 03 công chức tư pháp cơ sở chuyên trách, từng bước đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ về phân cấp thẩm quyền trong tình hình mới. Công tác xây dựng và phát huy vai trò của tổ hòa giải cơ sở luôn được quan tâm. Tính đến hết năm 2016, toàn tỉnh có 1.557 tổ hòa giải với 8.917 hòa giải viên hoạt động tích cực, hiệu quả, hàng năm thụ lý và hòa giải thành hàng ngàn vụ việc mâu thuẫn nhỏ trong nội bộ nhân dân, góp phần giữ gìn trật tự, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân...
Trong suốt quá trình xây dựng và trưởng thành của Ngành Tư pháp Lâm Đồng đã xuất hiện nhiều tập thể và cá nhân được khen thưởng, tôn vinh. Từ năm 1989 đến nay, Sở Tư pháp đã nhận được nhiều Cờ thi đua xuất sắc, Bằng khen, danh hiệu thi đua cho tập thể và cá nhân. Đặc biệt, Ngành Tư pháp Lâm Đồng đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba (năm 1995), Huân chương Lao động hạng Nhì (năm 2001) và Huân chương Lao động hạng Nhất (năm 2010). Nhiều tập thể và cán bộ, công chức, viên chức của ngành được Đảng, Nhà nước và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khen thưởng về những thành tích xuất sắc đã đạt được trong công tác chuyên môn nghiệp vụ và phong trào cơ quan, đoàn thể, đóng góp tích cực vào sự phát triển lớn mạnh, vững chắc của Ngành Tư pháp tỉnh Lâm Đồng.
2. Kết quả đạt được
Với vai trò là cơ quan tham mưu cho Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân trong công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật tại địa phương, Ngành Tư pháp Lâm Đồng đã giúp Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp xây dựng, hoạch định chính sách, hoàn thiện thể chế, từ đó nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước của các cấp, các ngành, tạo động lực và hành lang pháp lý vững chắc cho sự ổn định, phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Sở đã chú trọng công tác thẩm định, kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật; quan tâm củng cố, kiện toàn, bồi dưỡng tập huấn cho đội ngũ cán bộ pháp chế; triển khai có hiệu quả các quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật cho người làm công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh.
Với vai trò là cơ quan thường trực Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật, Sở Tư pháp đã tích cực tham mưu xây dựng, củng cố, kiện toàn, tập huấn kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật, hòa giải viên cơ sở. Triển khai tốt các hội thi hòa giải viên giỏi và tập luyện cho hòa giải viên, tổ hòa giải đạt được nhiều giải cao qua các lần tham dự Hội thi Hòa giải viên toàn quốc (giải nhất Hội thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ II năm 2004; giải nhì khu vực miền Trung - Tây Nguyên Hội thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ III năm 2016). Sở cũng đạt giải ba Cuộc thi Tiểu phẩm về phòng, chống tham nhũng do Bộ Tư pháp tổ chức. Bên cạnh đó, Sở đã phối hợp tổ chức nhiều hội thi tìm hiểu kiến thức pháp luật về giao thông, tạo sân chơi bổ ích lành mạnh cho học sinh, sinh viên, đoàn viên. Hàng năm, tổ chức tốt Ngày Pháp luật Việt Nam, duy trì thường xuyên việc sinh hoạt pháp luật tại cơ quan vào thứ 2 hàng tuần. Đặc biệt, trong triển khai tuyên truyền Hiến pháp năm 2013, Sở đã tổ chức cuộc thi viết trong khối nội chính và trong toàn tỉnh, thu hút tổng cộng 24.500 bài dự thi của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, trong đó có bài gửi dự thi toàn quốc đạt giải nhì. Qua những hội nghị tập huấn, biên soạn cấp phát tài liệu pháp luật và các cuộc thi, hội thi đã tạo phong trào thi đua tìm hiểu pháp luật, giúp cán bộ, nhân dân, học sinh, sinh viên nâng cao ý thức tuân thủ, tự giác chấp hành pháp luật, tạo một thói quen, nếp nghĩ với phương châm sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
Triển khai công tác theo dõi thi hành pháp luật về một số lĩnh vực nổi cộm của địa phương, kịp thời kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật nhằm tránh chồng chéo, mâu thuẫn, đảm bảo tính khả thi, phù hợp với thực tiễn đời sống.
Sở Tư pháp cũng tích cực trong công tác đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong các lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, nuôi con nuôi, lý lịch tư pháp; xây dựng cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký, quản lý hộ tịch nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của nhân dân. Triển khai thực hiện Đề án thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp qua dịch vụ bưu chính, đăng ký tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến. Trong việc triển khai có hiệu quả quy định của Luật Lý lịch tư pháp, một dấu mốc đáng ghi nhận là Trung tâm Lý lịch Tư pháp quốc gia đã tiến hành ký kết, chuyển giao giải pháp “Kiềng ba chân” với Sở Tư pháp Lâm Đồng, theo đó, việc tra cứu thông tin tại Cục C53 - Bộ Công an trước đây thực hiện từ 30 ngày trở lên thì nay chỉ với thời gian từ 05 ngày đến 07 ngày đã có kết quả tra cứu để cấp cho người có yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp. Việc áp dụng giải pháp “Kiềng ba chân” đã mang lại hiệu quả tích cực; kịp thời giải quyết triệt để tình trạng chậm cấp phiếu lý lịch tư pháp đã diễn ra trong nhiều năm; giảm thiểu tối đa chi phí, thời gian đi lại của người dân và góp phần nâng cao chỉ số cải cách hành chính của Sở.
Thực hiện quy định chuyển đổi Phòng Công chứng sang Văn phòng Công chứng theo Luật Công chứng năm 2014 và Nghị định số 29/2015/NĐ-CP ngày 15/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng, Sở Tư pháp đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành Quyết định số 2416/QĐ-UBND cho phép chuyển đổi Phòng Công chứng số 2 tại thành phố Bảo Lộc thành Văn phòng Công chứng Lê Trung Kiên. Đây là mô hình chuyển đổi thành công Phòng Công chứng sang Văn phòng Công chứng đầu tiên trên cả nước, đánh dấu sự nỗ lực và quyết tâm của toàn ngành trong thực hiện chủ trương xã hội hóa công chứng theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Bên cạnh đó, Sở Tư pháp cũng đã quan tâm phát triển đội ngũ công chứng viên, các tổ chức hành nghề công chứng phù hợp với Quy hoạch phát triển các tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó đã thành lập phòng công chứng tại huyện vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhằm tạo thuận tiện cho người dân thực hiện các giao dịch có liên quan; thành lập được 07 Trung tâm tư vấn pháp luật của Hội Nông dân tỉnh, Hội Luật gia tỉnh, Hội Phụ nữ tỉnh, 02 thành phố thuộc tỉnh là Bảo Lộc và Đà Lạt, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, trường Đại học Đà Lạt nhằm phục vụ đa dạng nhu cầu của từng nhóm đối tượng cụ thể như nông dân, phụ nữ, sinh viên, doanh nhân...
Sở Tư pháp luôn quan tâm tăng cường tổ chức các đợt trợ giúp pháp lý lưu động đến các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc trong tỉnh. Tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Đề án đổi mới công tác trợ giúp pháp lý giai đoạn 2015 - 2025 theo Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 01/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ; tiếp tục thực hiện Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg ngày 08/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016 - 2020 và hỗ trợ vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình; “Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” theo Quyết định số 1187/QĐ-UBND ngày 21/6/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng và Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã nghèo trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2013 - 2020 theo Quyết định số 976/QĐ-UBND ngày 22/5/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Đối với công tác kiểm soát thủ tục hành chính, Sở Tư pháp luôn quan tâm theo dõi, đôn đốc các sở, ngành, địa phương thực hiện phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của ủy ban nhân dân tỉnh đảm bảo phù hợp với các quy định hiện hành, góp phần tháo gỡ khó khăn trong thực hiện thủ tục hành chính. Tiếp tục chuẩn hóa các bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp xã, cấp huyện và các sở, ngành để công bố, công khai đồng thời chuẩn hóa Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính. Tổ chức hội thảo đánh giá 27 thủ tục hành chính đặc thù trên địa bàn tỉnh; tổ chức tọa đàm đối thoại với doanh nghiệp, cá nhân về những giải pháp quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu “tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi, minh bạch” theo tinh thần của Nghị quyết số 30c/NQ-CP và Chương trình hành động số 3671/CTr-UBND ngày 29/6/2016 của ủy ban nhân dân tỉnh nhằm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 35/NQ-CP, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính, giảm bớt các thủ tục hành chính gây phiền hà, tốn kém chi phí của người dân và doanh nghiệp.
Sở Tư pháp cũng đã phối với cơ quan thi hành án dân sự thực hiện có hiệu quả công tác thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, Ngành Tư pháp cũng đã xây dựng kế hoạch phát động phong trào xây dựng nông thôn mới gắn với các nhiệm vụ công tác tư pháp đến tất cả các xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh, góp phần cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước có liên quan trực tiếp đến xây dựng nông thôn mới, từ đó tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số phát triển ổn định.
Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng công tác cho công chức, viên chức; đặc biệt chú trọng đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức trẻ, người thuộc diện quy hoạch lãnh đạo, quản lý. Thực hiện rà soát, đánh giá, quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm, sắp xếp cán bộ một cách khoa học, toàn diện, đúng quy định, đảm bảo sự công khai, minh bạch để phát huy năng lực, trí tuệ, tâm huyết của công chức, viên chức, người lao động đối với sự phát triển của Ngành Tư pháp.
3. Không ngừng vươn lên
Từ những bài học lịch sử và thành tích công tác đã đạt được, phương châm hành động của Ngành Tư pháp Lâm Đồng trong thời gian tới là tiếp tục hướng về cơ sở, lấy hiệu quả phục vụ nhân dân, phục vụ cộng đồng, nâng cao hiệu lực và hiệu quả của quản lý nhà nước trong lĩnh vực tư pháp làm tiêu chí, làm thước đo năng lực, phẩm chất và cũng là nội dung thi đua yêu nước của mỗi cá nhân, tập thể Ngành Tư pháp Lâm Đồng từ tỉnh đến cơ sở. Trong đó, cần tập trung vào các nhiệm vụ, giải pháp sau:
Một là, bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Tư pháp, của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, sự ủng hộ phối hợp sâu sát của cấp ủy, chính quyền địa phương, của các cơ quan, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Hai là, tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Ngành Tư pháp Lâm Đồng. Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, xây dựng đội ngũ cán bộ Ngành Tư pháp Lâm Đồng ngày càng vững vàng về chính trị, tư tưởng, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ được giao, phục vụ tốt sự nghiệp phát triển toàn diện của địa phương và hội nhập quốc tế.
Ba là, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp theo Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Chú trọng triển khai thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.
Bốn là, thường xuyên tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh về theo dõi, đôn đốc các sở, ngành có liên quan xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo chương trình, kế hoạch xây dựng của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh. Nâng cao chất lượng thẩm định văn bản quy phạm pháp luật, nhất là các văn bản quy phạm pháp luật nhằm phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.
Năm là, thực hiện tốt Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh. Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả “Ngày Pháp luật” hàng năm. Tiếp tục triển khai có hiệu quả các đề án phổ biến, giáo dục pháp luật. Chú trọng công tác tư pháp ở cơ sở, củng cố đội ngũ hòa giải viên và tổ hòa giải theo Luật Hòa giải cơ sở, triển khai đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật…
Sáu là, triển khai thực hiện tốt công tác trợ giúp pháp lý, nhất là trợ giúp pháp lý lưu động đến vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh, góp phần nâng cao nhận thức pháp luật cho nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Bảy là, tập trung chỉ đạo, theo dõi, hướng dẫn nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong các lĩnh vực theo dõi thi hành pháp luật, quản lý xử lý vi phạm hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp, đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động công chứng.
Để hoàn thành tốt các nhiệm vụ, giải pháp đề ra, phát huy những thành quả đạt được, xứng đáng với truyền thống của ngành trong quá trình xây dựng và phát triển, Đảng bộ và tập thể lãnh đạo Sở Tư pháp luôn xác định: Chú trọng kiện toàn tổ chức bộ máy với phương châm tinh gọn - hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng lớn của ngành. Tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính, cải tiến lề lối làm việc; triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Quán triệt sâu sắc Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, trong công việc tư pháp hàng ngày, mỗi cán bộ, công chức, viên chức Ngành Tư pháp thường xuyên tu dưỡng đạo đức, học tập rèn luyện nâng cao trình độ lý luận, nghiệp vụ chuyên môn, luôn ghi nhớ lời Bác Hồ dạy: “Cán bộ tư pháp phải công bằng, liêm khiết, trong sạch, gần dân, hiểu dân, giúp dân và học dân”, không ngừng phấn đấu thi đua vì sự nghiệp chung của ngành, chung tay góp sức xây dựng và phát triển tỉnh Lâm Đồng, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Từ khi thành lập đến nay, Ngành Tư pháp Việt Nam đã không ngừng vận động, sáng tạo, đổi mới và ngày càng phát triển mạnh mẽ; hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị được giao và có những đóng góp quan trọng vào thắng lợi chung trong sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.
Tháng 4/1976, theo Quyết định của Tỉnh ủy Lâm Đồng, hệ thống Tòa án nhân dân được thành lập. Cùng với chức năng xét xử, các Tòa án ở Lâm Đồng đã phối hợp cùng các cấp chính quyền và tổ chức đoàn thể xây dựng các Ban Tư pháp xã, phường, thị trấn và tổ hòa giải cơ sở để thực hiện nhiệm vụ giải quyết các mâu thuẫn, xích mích trong cộng đồng dân cư và tuyên truyền đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Đồng thời, Ủy ban nhân dân các cấp đã từng bước triển khai các hoạt động tư pháp ở địa phương, góp phần tăng cường pháp chế, bảo vệ và phát huy những thành quả cách mạng, ổn định đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Ngày 22/11/1981, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Nghị định số 143/HĐBT quy định về tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp. Sau đó, ngày 12/3/1982, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành Quyết định số 115/QĐ-UB thành lập Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng (trên cơ sở Ban Nội chính - Pháp chế của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh). Quyết định này đã đánh dấu bước phát triển mới của cơ quan tư pháp tỉnh nhà.
Nếu như ngày đầu thành lập, Sở Tư pháp chỉ có 08 cán bộ, trong đó có 05 người có trình độ trung cấp, thì đến nay, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Ngành Tư pháp tỉnh Lâm Đồng không ngừng được củng cố, tăng cường. Hiện nay, bộ máy tổ chức của Sở Tư pháp gồm Giám đốc, 02 Phó Giám đốc, Văn phòng Sở, Thanh tra Sở, 06 phòng nghiệp vụ gồm: Xây dựng - kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật; hành chính tư pháp; bổ trợ tư pháp; kiểm soát thủ tục hành chính và 06 đơn vị sự nghiệp thuộc Sở gồm: 04 Phòng Công chứng, Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản, Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước. Tổng số công chức, viên chức và người lao động thuộc Sở là 117 người, trong đó khối văn phòng Sở có 41 công chức, hợp đồng lao động; 06 đơn vị sự nghiệp có 46 biên chế được giao và các đơn vị này đã hợp đồng thêm 30 lao động nhằm đáp ứng triển khai khối lượng lớn các công việc. Nhiều cán bộ, công chức, viên chức của Sở có trình độ ngày càng cao như thạc sỹ luật, thạc sỹ quản lý hành chính công, nhiều cán bộ đã học và thi đạt chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp, cao cấp lý luận chính trị và được bồi dưỡng thường xuyên về ngoại ngữ, tin học… Công tác quy hoạch tổ chức với quy hoạch đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý của ngành thường xuyên được cấp ủy chi bộ, lãnh đạo ngành quan tâm triển khai thực hiện.
Bên cạnh đó, tư pháp cấp huyện, cấp xã cũng được củng cố, kiện toàn, đến nay, toàn tỉnh có 12 Phòng Tư pháp huyện, thành phố với hơn 60 cán bộ, công chức. Đội ngũ cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn được quan tâm xây dựng, củng cố. Đến nay, đã có 147/147 xã, phường, thị trấn có công chức tư pháp - hộ tịch chuyên trách, nhiều địa phương đã có từ 02 đến 03 công chức tư pháp cơ sở chuyên trách, từng bước đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ về phân cấp thẩm quyền trong tình hình mới. Công tác xây dựng và phát huy vai trò của tổ hòa giải cơ sở luôn được quan tâm. Tính đến hết năm 2016, toàn tỉnh có 1.557 tổ hòa giải với 8.917 hòa giải viên hoạt động tích cực, hiệu quả, hàng năm thụ lý và hòa giải thành hàng ngàn vụ việc mâu thuẫn nhỏ trong nội bộ nhân dân, góp phần giữ gìn trật tự, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân...
Trong suốt quá trình xây dựng và trưởng thành của Ngành Tư pháp Lâm Đồng đã xuất hiện nhiều tập thể và cá nhân được khen thưởng, tôn vinh. Từ năm 1989 đến nay, Sở Tư pháp đã nhận được nhiều Cờ thi đua xuất sắc, Bằng khen, danh hiệu thi đua cho tập thể và cá nhân. Đặc biệt, Ngành Tư pháp Lâm Đồng đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba (năm 1995), Huân chương Lao động hạng Nhì (năm 2001) và Huân chương Lao động hạng Nhất (năm 2010). Nhiều tập thể và cán bộ, công chức, viên chức của ngành được Đảng, Nhà nước và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khen thưởng về những thành tích xuất sắc đã đạt được trong công tác chuyên môn nghiệp vụ và phong trào cơ quan, đoàn thể, đóng góp tích cực vào sự phát triển lớn mạnh, vững chắc của Ngành Tư pháp tỉnh Lâm Đồng.
2. Kết quả đạt được
Với vai trò là cơ quan tham mưu cho Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân trong công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật tại địa phương, Ngành Tư pháp Lâm Đồng đã giúp Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp xây dựng, hoạch định chính sách, hoàn thiện thể chế, từ đó nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước của các cấp, các ngành, tạo động lực và hành lang pháp lý vững chắc cho sự ổn định, phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Sở đã chú trọng công tác thẩm định, kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật; quan tâm củng cố, kiện toàn, bồi dưỡng tập huấn cho đội ngũ cán bộ pháp chế; triển khai có hiệu quả các quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật cho người làm công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh.
Với vai trò là cơ quan thường trực Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật, Sở Tư pháp đã tích cực tham mưu xây dựng, củng cố, kiện toàn, tập huấn kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật, hòa giải viên cơ sở. Triển khai tốt các hội thi hòa giải viên giỏi và tập luyện cho hòa giải viên, tổ hòa giải đạt được nhiều giải cao qua các lần tham dự Hội thi Hòa giải viên toàn quốc (giải nhất Hội thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ II năm 2004; giải nhì khu vực miền Trung - Tây Nguyên Hội thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ III năm 2016). Sở cũng đạt giải ba Cuộc thi Tiểu phẩm về phòng, chống tham nhũng do Bộ Tư pháp tổ chức. Bên cạnh đó, Sở đã phối hợp tổ chức nhiều hội thi tìm hiểu kiến thức pháp luật về giao thông, tạo sân chơi bổ ích lành mạnh cho học sinh, sinh viên, đoàn viên. Hàng năm, tổ chức tốt Ngày Pháp luật Việt Nam, duy trì thường xuyên việc sinh hoạt pháp luật tại cơ quan vào thứ 2 hàng tuần. Đặc biệt, trong triển khai tuyên truyền Hiến pháp năm 2013, Sở đã tổ chức cuộc thi viết trong khối nội chính và trong toàn tỉnh, thu hút tổng cộng 24.500 bài dự thi của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, trong đó có bài gửi dự thi toàn quốc đạt giải nhì. Qua những hội nghị tập huấn, biên soạn cấp phát tài liệu pháp luật và các cuộc thi, hội thi đã tạo phong trào thi đua tìm hiểu pháp luật, giúp cán bộ, nhân dân, học sinh, sinh viên nâng cao ý thức tuân thủ, tự giác chấp hành pháp luật, tạo một thói quen, nếp nghĩ với phương châm sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
Triển khai công tác theo dõi thi hành pháp luật về một số lĩnh vực nổi cộm của địa phương, kịp thời kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật nhằm tránh chồng chéo, mâu thuẫn, đảm bảo tính khả thi, phù hợp với thực tiễn đời sống.
Sở Tư pháp cũng tích cực trong công tác đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong các lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, nuôi con nuôi, lý lịch tư pháp; xây dựng cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký, quản lý hộ tịch nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của nhân dân. Triển khai thực hiện Đề án thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp qua dịch vụ bưu chính, đăng ký tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến. Trong việc triển khai có hiệu quả quy định của Luật Lý lịch tư pháp, một dấu mốc đáng ghi nhận là Trung tâm Lý lịch Tư pháp quốc gia đã tiến hành ký kết, chuyển giao giải pháp “Kiềng ba chân” với Sở Tư pháp Lâm Đồng, theo đó, việc tra cứu thông tin tại Cục C53 - Bộ Công an trước đây thực hiện từ 30 ngày trở lên thì nay chỉ với thời gian từ 05 ngày đến 07 ngày đã có kết quả tra cứu để cấp cho người có yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp. Việc áp dụng giải pháp “Kiềng ba chân” đã mang lại hiệu quả tích cực; kịp thời giải quyết triệt để tình trạng chậm cấp phiếu lý lịch tư pháp đã diễn ra trong nhiều năm; giảm thiểu tối đa chi phí, thời gian đi lại của người dân và góp phần nâng cao chỉ số cải cách hành chính của Sở.
Thực hiện quy định chuyển đổi Phòng Công chứng sang Văn phòng Công chứng theo Luật Công chứng năm 2014 và Nghị định số 29/2015/NĐ-CP ngày 15/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng, Sở Tư pháp đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành Quyết định số 2416/QĐ-UBND cho phép chuyển đổi Phòng Công chứng số 2 tại thành phố Bảo Lộc thành Văn phòng Công chứng Lê Trung Kiên. Đây là mô hình chuyển đổi thành công Phòng Công chứng sang Văn phòng Công chứng đầu tiên trên cả nước, đánh dấu sự nỗ lực và quyết tâm của toàn ngành trong thực hiện chủ trương xã hội hóa công chứng theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Bên cạnh đó, Sở Tư pháp cũng đã quan tâm phát triển đội ngũ công chứng viên, các tổ chức hành nghề công chứng phù hợp với Quy hoạch phát triển các tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó đã thành lập phòng công chứng tại huyện vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhằm tạo thuận tiện cho người dân thực hiện các giao dịch có liên quan; thành lập được 07 Trung tâm tư vấn pháp luật của Hội Nông dân tỉnh, Hội Luật gia tỉnh, Hội Phụ nữ tỉnh, 02 thành phố thuộc tỉnh là Bảo Lộc và Đà Lạt, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, trường Đại học Đà Lạt nhằm phục vụ đa dạng nhu cầu của từng nhóm đối tượng cụ thể như nông dân, phụ nữ, sinh viên, doanh nhân...
Sở Tư pháp luôn quan tâm tăng cường tổ chức các đợt trợ giúp pháp lý lưu động đến các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc trong tỉnh. Tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Đề án đổi mới công tác trợ giúp pháp lý giai đoạn 2015 - 2025 theo Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 01/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ; tiếp tục thực hiện Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg ngày 08/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016 - 2020 và hỗ trợ vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình; “Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” theo Quyết định số 1187/QĐ-UBND ngày 21/6/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng và Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã nghèo trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2013 - 2020 theo Quyết định số 976/QĐ-UBND ngày 22/5/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Đối với công tác kiểm soát thủ tục hành chính, Sở Tư pháp luôn quan tâm theo dõi, đôn đốc các sở, ngành, địa phương thực hiện phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của ủy ban nhân dân tỉnh đảm bảo phù hợp với các quy định hiện hành, góp phần tháo gỡ khó khăn trong thực hiện thủ tục hành chính. Tiếp tục chuẩn hóa các bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp xã, cấp huyện và các sở, ngành để công bố, công khai đồng thời chuẩn hóa Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính. Tổ chức hội thảo đánh giá 27 thủ tục hành chính đặc thù trên địa bàn tỉnh; tổ chức tọa đàm đối thoại với doanh nghiệp, cá nhân về những giải pháp quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu “tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi, minh bạch” theo tinh thần của Nghị quyết số 30c/NQ-CP và Chương trình hành động số 3671/CTr-UBND ngày 29/6/2016 của ủy ban nhân dân tỉnh nhằm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 35/NQ-CP, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính, giảm bớt các thủ tục hành chính gây phiền hà, tốn kém chi phí của người dân và doanh nghiệp.
Sở Tư pháp cũng đã phối với cơ quan thi hành án dân sự thực hiện có hiệu quả công tác thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, Ngành Tư pháp cũng đã xây dựng kế hoạch phát động phong trào xây dựng nông thôn mới gắn với các nhiệm vụ công tác tư pháp đến tất cả các xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh, góp phần cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước có liên quan trực tiếp đến xây dựng nông thôn mới, từ đó tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số phát triển ổn định.
Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng công tác cho công chức, viên chức; đặc biệt chú trọng đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức trẻ, người thuộc diện quy hoạch lãnh đạo, quản lý. Thực hiện rà soát, đánh giá, quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm, sắp xếp cán bộ một cách khoa học, toàn diện, đúng quy định, đảm bảo sự công khai, minh bạch để phát huy năng lực, trí tuệ, tâm huyết của công chức, viên chức, người lao động đối với sự phát triển của Ngành Tư pháp.
3. Không ngừng vươn lên
Từ những bài học lịch sử và thành tích công tác đã đạt được, phương châm hành động của Ngành Tư pháp Lâm Đồng trong thời gian tới là tiếp tục hướng về cơ sở, lấy hiệu quả phục vụ nhân dân, phục vụ cộng đồng, nâng cao hiệu lực và hiệu quả của quản lý nhà nước trong lĩnh vực tư pháp làm tiêu chí, làm thước đo năng lực, phẩm chất và cũng là nội dung thi đua yêu nước của mỗi cá nhân, tập thể Ngành Tư pháp Lâm Đồng từ tỉnh đến cơ sở. Trong đó, cần tập trung vào các nhiệm vụ, giải pháp sau:
Một là, bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Tư pháp, của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, sự ủng hộ phối hợp sâu sát của cấp ủy, chính quyền địa phương, của các cơ quan, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Hai là, tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Ngành Tư pháp Lâm Đồng. Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, xây dựng đội ngũ cán bộ Ngành Tư pháp Lâm Đồng ngày càng vững vàng về chính trị, tư tưởng, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ được giao, phục vụ tốt sự nghiệp phát triển toàn diện của địa phương và hội nhập quốc tế.
Ba là, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp theo Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Chú trọng triển khai thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.
Bốn là, thường xuyên tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh về theo dõi, đôn đốc các sở, ngành có liên quan xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo chương trình, kế hoạch xây dựng của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh. Nâng cao chất lượng thẩm định văn bản quy phạm pháp luật, nhất là các văn bản quy phạm pháp luật nhằm phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.
Năm là, thực hiện tốt Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh. Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả “Ngày Pháp luật” hàng năm. Tiếp tục triển khai có hiệu quả các đề án phổ biến, giáo dục pháp luật. Chú trọng công tác tư pháp ở cơ sở, củng cố đội ngũ hòa giải viên và tổ hòa giải theo Luật Hòa giải cơ sở, triển khai đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật…
Sáu là, triển khai thực hiện tốt công tác trợ giúp pháp lý, nhất là trợ giúp pháp lý lưu động đến vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh, góp phần nâng cao nhận thức pháp luật cho nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Bảy là, tập trung chỉ đạo, theo dõi, hướng dẫn nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong các lĩnh vực theo dõi thi hành pháp luật, quản lý xử lý vi phạm hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp, đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động công chứng.
Để hoàn thành tốt các nhiệm vụ, giải pháp đề ra, phát huy những thành quả đạt được, xứng đáng với truyền thống của ngành trong quá trình xây dựng và phát triển, Đảng bộ và tập thể lãnh đạo Sở Tư pháp luôn xác định: Chú trọng kiện toàn tổ chức bộ máy với phương châm tinh gọn - hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng lớn của ngành. Tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính, cải tiến lề lối làm việc; triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Quán triệt sâu sắc Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, trong công việc tư pháp hàng ngày, mỗi cán bộ, công chức, viên chức Ngành Tư pháp thường xuyên tu dưỡng đạo đức, học tập rèn luyện nâng cao trình độ lý luận, nghiệp vụ chuyên môn, luôn ghi nhớ lời Bác Hồ dạy: “Cán bộ tư pháp phải công bằng, liêm khiết, trong sạch, gần dân, hiểu dân, giúp dân và học dân”, không ngừng phấn đấu thi đua vì sự nghiệp chung của ngành, chung tay góp sức xây dựng và phát triển tỉnh Lâm Đồng, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Đoàn Xuân Sơn
Giám đốc Sở tư pháp tỉnh Lâm Đồng
Giám đốc Sở tư pháp tỉnh Lâm Đồng