Sự ra đời của Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 đã đánh dấu mốc quan trọng trong việc hoàn thiện thể chế công tác trợ giúp pháp lý (TGPL) nói riêng và triển khai Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân nói chung. Vấn đề người được TGPL được quy định tại Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 và các văn bản quy định chi tiết theo các nguyên tắc, tiêu chí cụ thể, phù hợp với bản chất của TGPL và điều kiện đặc thù của đất nước đã thể hiện rõ nét quyền con người trong lĩnh vực TGPL. Bài viết này phân tích các quy định về người được TGPL, giấy tờ chứng minh người thuộc diện được TGPL, quyền và nghĩa vụ của người được TGPL.
1. Về diện người được trợ giúp pháp lý
Diện người được TGPL là vấn đề được quan tâm và thảo luận nhiều nhất trong quá trình xây dựng Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017. Qua nhiều lần thảo luận và góp ý, Quốc hội đã thống nhất việc xác định diện người được TGPL cần phải dựa trên những nguyên tắc, tiêu chí cụ thể, phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật hiện hành và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, cụ thể:
Một là, thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước về đền ơn đáp nghĩa đối với người có công với cách mạng; chính sách dân tộc; chính sách hình sự đối với người dưới 18 tuổi bị buộc tội, chính sách chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Đây là những đặc thù của Việt Nam trong việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội.
Hai là, trợ giúp đối với một số nhóm đối tượng yếu thế nhất trong xã hội có khó khăn về tài chính, không đủ khả năng chi trả thù lao cho luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý. Đây là bản chất của hoạt động TGPL đã được nhiều nước công nhận trên thế giới.
Nếu như Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 chỉ quy định 06 diện người được TGPL, thì trong bối cảnh kinh tế - xã hội mới của đất nước, Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 đã mở rộng thành 14 diện người được TGPL, đó là:
- Người có công với cách mạng và người thuộc hộ nghèo (khoản 1, 2): Là diện người kế thừa quy định của Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 nhằm tiếp tục thực hiện chính sách đền ơn đáp nghĩa, chính sách nhân đạo, chính sách giảm nghèo của Đảng và Nhà nước.
- Trẻ em (khoản 3): So với Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006, Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 đã có mở rộng “trẻ em không nơi nương tựa” thành “trẻ em” cho phù hợp với chính sách chăm sóc và bảo vệ trẻ em.
- Người dân tộc thiểu số cư trú tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (khoản 4): So với Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006, Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 đã mở rộng người dân tộc thiểu số “thường trú” thành “cư trú” (bao gồm thường trú và tạm trú) tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
- Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi (khoản 5): Đây là diện người mới được bổ sung so với Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 nhằm thực hiện chính sách hình sự đối với người dưới 18 tuổi bị buộc tội.
- Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo (khoản 6): Là diện người mới được bổ sung so với Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006, nhằm triển khai thực hiện khoản 4 Điều 31 Hiến pháp năm 2013 về bảo đảm quyền bào chữa và phù hợp với chủ trương giảm nghèo bền vững của Nhà nước, Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị của Liên Hợp Quốc năm 1966.
- Các đối tượng có khó khăn về tài chính: Với nguyên tắc cung cấp dịch vụ cho những người yếu thế có khó khăn về tài chính, khoản 7 Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 quy định 08 diện như sau: (i) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ; (ii) Người nhiễm chất độc da cam; (iii) Người cao tuổi; (iv) Người khuyết tật; (v) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là người bị hại trong vụ án hình sự; (vi) Nạn nhân bạo lực gia đình; (vii) Nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người; (viii) Người nhiễm HIV.
Điều kiện khó khăn về tài chính đã được quy định tại Điều 2 Nghị định số 144/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý. Theo đó, nhóm người này phải thuộc một trong 08 diện người nêu trên và có khó khăn về tài chính theo hướng dẫn của Chính phủ là người thuộc hộ cận nghèo hoặc người đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật.
2. Giấy tờ chứng minh diện người được trợ giúp pháp lý
Việc quy định các giấy tờ chứng minh người thuộc diện TGPL được căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành[1] như sau:
2.1. Người có công với cách mạng
- Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 theo:
+ Quyết định công nhận người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 của Ban thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc trung ương; của Ban đảng, Ban Cán sự đảng, Đảng đoàn, Đảng ủy trực thuộc trung ương; của Tổng cục Chính trị; Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân.
+ Quyết định trợ cấp, phụ cấp của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (hàng tháng).
- Người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 theo:
+ Quyết định công nhận người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 của Ban thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc trung ương; của Ban đảng, Ban Cán sự đảng, Đảng đoàn, Đảng ủy trực thuộc trung ương; của Tổng cục Chính trị; Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân.
+ Quyết định trợ cấp của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (hàng tháng).
- Bà mẹ Việt Nam anh hùng theo một trong các giấy tờ sau: Quyết định phong tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”; quyết định phụ cấp hàng tháng của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; bằng bà mẹ Việt Nam anh hùng.
- Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến theo một trong các giấy tờ sau: Quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; bằng anh hùng; quyết định trợ cấp của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (hàng tháng) hoặc của Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam hoặc của Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân.
- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh theo một trong các giấy tờ sau: Quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp thương tật hàng tháng đối với những trường hợp người bị thương là quân nhân, công nhân viên quốc phòng, công an nhân dân, công nhân viên công an nhân dân của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; quyết định cấp giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh và trợ cấp thương tật hàng tháng đối với trường hợp khác của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; giấy chứng nhận thương binh, thẻ thương binh.
- Bệnh binh theo một trong các giấy tờ sau: Quyết định cấp giấy chứng nhận bệnh binh và trợ cấp, phụ cấp bệnh tật; giấy chứng nhận bệnh binh, thẻ bệnh binh.
- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học theo một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; quyết định cấp giấy chứng nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và trợ cấp, phụ cấp hàng tháng của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an (đang tại ngũ); quyết định cấp giấy chứng nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và trợ cấp, phụ cấp hàng tháng của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; giấy chứng nhận bệnh tật do nhiễm chất độc hóa học của Giám đốc Sở Y tế.
- Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày: Quyết định trợ cấp của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội dành cho người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày (hàng tháng).
- Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế theo một trong các giấy tờ sau quyết định về việc trợ cấp một lần đối với người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Huân chương kháng chiến hoặc Huân chương chiến thắng; Huy chương kháng chiến hoặc Huy chương chiến thắng.
- Người có công giúp đỡ cách mạng theo một trong các giấy tờ sau: Quyết định trợ cấp của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (hàng tháng hoặc một lần) hoặc một trong các giấy tờ: Kỉ niệm chương “Tổ quốc ghi công”; bằng “Có công với nước”; Huân chương kháng chiến; Huy chương kháng chiến; quyết định khen thưởng.
2.2. Người nghèo
Người nghèo theo Giấy chứng nhận hộ nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp.
2.3. Trẻ em
Trẻ em theo một trong các giấy tờ sau:
- Giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu;
- Văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng (quyết định tạm giữ, quyết định khởi tố bị can, quyết định thay đổi bổ sung quyết định khởi tố vụ án; kết luận điều tra, bản cáo trạng; quyết định đưa vụ án ra xét xử, các quyết định hoặc bản án của Tòa án;
- Văn bản của cơ quan có thẩm quyền về áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính hoặc xử phạt vi phạm hành chính xác định người có yêu cầu là trẻ em (ví dụ: Quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng….).
2.4. Người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo một trong các giấy tờ sau:
- Chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc sổ hộ khẩu, sổ tạm trú hoặc các giấy tờ hợp pháp khác mà dựa vào đó có thể xác định được dân tộc, nơi cư trú của người được TGPL.
- Văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng như: Quyết định tạm giữ; quyết định khởi tố bị can; quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án; kết luận điều tra, bản cáo trạng; quyết định đưa vụ án ra xét xử, các quyết định hoặc bản án của Tòa án.
2.5. Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi: Văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng xác định là người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi (quyết định tạm giữ; quyết định khởi tố bị can; quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án; kết luận điều tra, bản cáo trạng; quyết định đưa vụ án ra xét xử, các quyết định hoặc bản án của Tòa án…).
2.6. Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo
Hộ cận nghèo theo các giấy tờ sau:
- Giấy chứng nhận hộ cận nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp.
- Văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng xác định là người bị buộc tội như: Quyết định tạm giữ; quyết định khởi tố bị can; quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án; kết luận điều tra; bản cáo trạng; quyết định đưa vụ án ra xét xử và các quyết định hoặc bản án của Tòa án…
2.7. Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sỹ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sỹ còn nhỏ có khó khăn về tài chính theo các giấy tờ sau:
- Chứng minh khó khăn tài chính theo một trong các giấy tờ sau đây: Giấy chứng nhận hộ cận nghèo; quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại nhà xã hội của Chủ tịch Ủy ban cấp xã; quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Giấy tờ chứng minh liệt sỹ và mối quan hệ nhân thân với liệt sỹ theo một trong các giấy tờ sau đây: Quyết định của cơ quan có thẩm quyền về trợ cấp ưu đãi, trợ cấp tiền tuất đối với cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sỹ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sỹ còn nhỏ; giấy chứng nhận gia đình liệt sỹ, bằng Tổ quốc ghi công có tên liệt sỹ kèm theo giấy tờ chứng minh mối quan hệ thân nhân với liệt sỹ (sổ hộ khẩu gia đình, đăng ký kết hôn, giấy khai sinh…); quyết định cấp giấy chứng nhận gia đình liệt sỹ và trợ cấp ưu đãi; quyết định việc trợ cấp tiền tuất hàng tháng đối với vợ (chồng) của liệt sỹ đã lấy chồng (vợ) khác của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kèm theo bằng Tổ quốc ghi công của liệt sỹ.
2.8. Người nhiễm chất độc da cam có khó khăn về tài chính
- Chứng minh khó khăn tài chính theo một trong các giấy tờ sau đây: Giấy chứng nhận hộ cận nghèo; quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại nhà xã hội của Chủ tịch Ủy ban cấp xã; quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Giấy tờ chứng minh nhiễm chất độc màu da cam theo một trong các giấy tờ sau đây: Quyết định về việc trợ cấp ưu đãi đối với con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (hàng tháng); giấy chứng nhận dị dạng, dị tật đối với con đẻ của người bị nhiễm chất độc hóa học của Giám đốc Sở Y tế.
2.9. Người cao tuổi có khó khăn về tài chính gồm một trong các loại giấy tờ: Quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại nhà xã hội của Chủ tịch Ủy ban cấp xã; quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc giấy chứng nhận hộ cận nghèo kèm theo một trong các giấy tờ: Chứng minh nhân dân, căn cước công dân; sổ hộ khẩu; thẻ hội viên người cao tuổi…
2.10. Người khuyết tật có khó khăn về tài chính gồm một trong các loại giấy tờ: Quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại nhà xã hội của Chủ tịch Ủy ban cấp xã; quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; hoặc giấy chứng nhận thuộc diện hộ cận nghèo kèm theo giấy chứng nhận khuyết tật của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
2.11. Bị hại từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có khó khăn về tài chính
- Chứng minh khó khăn tài chính theo một trong các giấy tờ sau đây: Giấy chứng nhận hộ cận nghèo; quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại nhà xã hội của Chủ tịch Ủy ban cấp xã; quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Giấy tờ chứng minh là bị hại từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi (một trong các giấy tờ): Văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng xác định được là người bị hại trong vụ án hình sự và độ tuổi của người bị hại.
2.12. Nạn nhân bạo lực gia đình có khó khăn về tài chính
Gồm một trong các loại giấy tờ: Quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại nhà xã hội của Chủ tịch Ủy ban cấp xã; quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; hoặc giấy chứng nhận thuộc diện hộ cận nghèo kèm theo một trong các loại giấy tờ: Giấy xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh cấp huyện, quyết định cấm người gây bạo lực gia đình tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình của Ủy ban nhân dân xã hoặc Tòa án, quyết định xử lý vi phạm hành chính với người có hành vi bạo lực gia đình của trưởng công an cấp xã...
2.13. Nạn nhân của hành vi mua bán người có khó khăn về tài chính
- Chứng minh khó khăn tài chính theo một trong các giấy tờ: Giấy chứng nhận hộ cận nghèo; quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại nhà xã hội của Chủ tịch Ủy ban cấp xã; Quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Giấy tờ chứng minh là nạn nhân theo một trong các giấy tờ như: Giấy xác nhận của cơ quan công an cấp huyện; giấy xác nhận của cơ quan giải cứu (cơ quan công an, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển); giấy xác nhận của cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân; giấy tờ, tài liệu do cơ quan nước ngoài cấp đã được cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoặc Bộ Ngoại giao Việt Nam hợp pháp hóa lãnh sự chứng minh người đó là nạn nhân.
2.14. Người nhiễm HIV có khó khăn về tài chính
- Chứng minh khó khăn tài chính theo một trong các giấy tờ: Giấy chứng nhận hộ cận nghèo; quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại nhà xã hội của Chủ tịch Ủy ban cấp xã; quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Giấy tờ chứng minh nhiễm HIV theo một trong các giấy tờ như: Giấy xét nghiệm kết quả dương tính HIV; xác nhận của trung tâm kiểm soát bệnh, tật; cơ sở điều trị ARV; giấy tờ khác chứng minh người đó là người nhiễm HIV.
Ngoài các giấy tờ trên, Thông tư số 08/2017/TT-BTP ngày 15/11/2017 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý và hướng dẫn giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý cũng quy định các loại giấy tờ hợp pháp khác do cơ quan có thẩm quyền cấp xác định được người thuộc diện TGPL theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý cũng được coi là một trong những loại giấy tờ chứng minh thuộc diện TGPL. Bên cạnh đó, để tạo điều kiện thuận lợi cho người được TGPL thực hiện quyền yêu cầu TGPL, Thông tư số 08/2017/TT-BTP bổ sung quy định trong trường hợp những người thuộc diện được TGPL bị thất lạc các giấy tờ đã được cấp thì phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền đã cấp các loại giấy tờ đó. Tuy nhiên, Thông tư số 08/2017/TT-BTP không quy định xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã là một trong những loại giấy tờ chứng minh thuộc diện TGPL để bảo đảm chặt chẽ đúng quy định của pháp luật.
3. Quyền và nghĩa vụ của người được trợ giúp pháp lý
3.1. Quyền của người được trợ giúp pháp lý
Theo Điều 8 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 người được TGPL có 08 quyền như sau:
- Quyền được TGPL mà không phải trả tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác: So với Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006, đây là quyền mới nhằm làm rõ hơn tính chất miễn phí của dịch vụ này đối với người được TGPL.
- Quyền tự mình hoặc thông qua người thân thích, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác yêu cầu TGPL: Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 đã mở rộng các chủ thể yêu cầu TGPL, không chỉ “tự mình hoặc thông qua người thân thích, người đại diện” mà còn “thông qua cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác yêu cầu TGPL” nhằm tạo thuận lợi cho người được TGPL nhằm bảo đảm quyền được TGPL một cách tối đa nhất.
- Quyền được thông tin về quyền được TGPL, trình tự, thủ tục TGPL khi đến tổ chức thực hiện TGPL và các cơ quan nhà nước có liên quan: Đây là quyền mới so với Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006, giúp người dân biết đến để tiếp cận và sử dụng dịch vụ TGPL khi có nhu cầu TGPL, tạo sự thống nhất với quy định về trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng tại các luật, bộ luật tố tụng.
- Quyền yêu cầu giữ bí mật về nội dung vụ việc TGPL: Đây là quyền được kế thừa từ Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006. Để bảo đảm thực hiện quyền này của người được TGPL, điểm c khoản 1 Điều 6 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 quy định một trong các hành vi bị nghiêm cấm tổ chức thực hiện TGPL và người thực hiện TGPL là: “Tiết lộ thông tin về vụ việc TGPL, về người được TGPL, trừ trường hợp người được TGPL đồng ý bằng băn bản hoặc pháp luật có quy định khác”.
- Quyền lựa chọn 01 tổ chức thực hiện TGPL và người thực hiện TGPL tại địa phương trong danh sách được công bố; yêu cầu thay đổi người thực hiện TGPL khi người đó thuộc một trong các trường hợp không được tiếp tục thực hiện TGPL hoặc phải từ chối thực hiện TGPL theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 25 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017: Tại khoản 2 Điều 10 và khoản 2 Điều 17 Luật quy định việc công bố công khai danh sách tổ chức, người thực hiện TGPL để người dân nói chung và người được TGPL nói riêng biết và sử dụng.
- Quyền thay đổi, rút yêu cầu TGPL: Quyền này được kế thừa từ Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006, trong quá trình thực hiện TGPL, người được TGPL có quyền thay đổi, rút yêu cầu TGPL vào bất cứ thời điểm nào. Khi người được TGPL rút yêu cầu TGPL thì vụ việc TGPL không được tiếp tục thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 37 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017.
- Quyền được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật: Quyền này được kế thừa từ Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 và để bảo đảm quyền này của người được TGPL, điểm c khoản 1 Điều 13 quy định một trong các quyền của tổ chức thực hiện TGPL là bồi thường thiệt hại do lỗi của người thuộc tổ chức mình gây ra trong khi thực hiện TGPL, điểm h khoản 1 Điều 18 quy định một trong những nghĩa vụ của người thực hiện TGPL là hoàn trả khoản tiền cho tổ chức thực hiện TGPL đã trả cho người bị thiệt hại do lỗi của mình gây ra khi thực hiện TGPL theo quy định của pháp luật.
- Quyền khiếu nại, tố cáo về TGPL theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan: Khoản 1 Điều 45 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 quy định người được TGPL có quyền khiếu nại đối với 04 hành vi (như từ chối thụ lý vụ việc TGPL, không thực hiện TGPL, thực hiện TGPL không đúng pháp luật, thay đổi người thực hiện TGPL không đúng pháp luật) của tổ chức thực hiện TGPL, người thực hiện TGPL khi có căn cứ cho rằng hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
3.2. Nghĩa vụ của người được trợ giúp pháp lý
Điều 9 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 quy định người được TGPL có 05 nghĩa vụ như sau:
- Nghĩa vụ cung cấp giấy tờ chứng minh là người được TGPL: Đây là nghĩa vụ được kế thừa từ Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 nhằm bảo đảm thực hiện TGPL đúng đối tượng. Khi yêu cầu TGPL, người yêu cầu phải nộp hồ sơ cho tổ chức thực hiện TGPL theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017, trong đó có giấy tờ chứng minh là người được TGPL.
- Nghĩa vụ hợp tác, cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc TGPL và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, tài liệu, chứng cứ đó: Nghĩa vụ này có sự kế thừa, sửa đổi so với Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 để tổ chức thực hiện TGPL biết được các thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ việc TGPL một cách đầy đủ, kịp thời trong quá trình thực hiện TGPL. Trường hợp họ cố tình cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về vụ việc TGPL thì vụ việc TGPL sẽ không được tiếp tục thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 37 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017.
- Nghĩa vụ tôn trọng tổ chức thực hiện TGPL, người thực hiện TGPL và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến vụ việc TGPL: Trong quá trình thực hiện TGPL, người được TGPL phải tôn trọng tổ chức thực hiện TGPL, người thực hiện TGPL và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến vụ việc TGPL. Trường hợp họ xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người thực hiện TGPL và uy tín của tổ chức thực hiện TGPL thì vụ việc TGPL không được tiếp tục thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 37 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017.
- Nghĩa vụ không yêu cầu tổ chức thực hiện TGPL khác TGPL cho mình về cùng một vụ việc đang được một tổ chức thực hiện TGPL thụ lý, giải quyết: Về cơ bản nghĩa vụ này kế thừa từ Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 và làm rõ hơn việc người được TGPL cùng một thời điểm không được yêu cầu tổ chức thực hiện TGPL khác thụ lý, giải quyết vụ việc của mình.
- Nghĩa vụ chấp hành pháp luật về TGPL và nội quy nơi thực hiện TGPL: Nghĩa vụ này kế thừa từ Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 và trong trường hợp người được TGPL vi phạm nghiêm trọng nội quy nơi thực hiện TGPL thì vụ việc TGPL không được tiếp tục thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 37 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017.
Trên đây là các quy định về người được TGPL đã được Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 và các văn bản quy định chi tiết ghi nhận. Việc bảo đảm các quy định này được triển khai hiệu quả trên thực tế thuộc trách nhiệm của Nhà nước. Nguyên tắc này cũng đã được Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 ghi nhận, do đó, trong thời gian tới, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải triển khai đồng bộ nhiều hoạt động như tăng cường truyền thông về TGPL, nâng cao năng lực người thực hiện TGPL, đẩy mạnh sự phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đặc biệt là cơ quan tiến hành tố tụng, huy động nhiều tổ chức, cá nhân uy tín, có chất lượng tham gia hoạt động TGPL... để bảo đảm quyền được TGPL cho người thuộc diện được TGPL.
ThS. Hoàng Thị Liên
Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp
[1]. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015; Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012; Luật Hộ tịch năm 2014; Luật Người cao tuổi năm 2009; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007; Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011; Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm hệ thống miễn dich mắc phải ở người (HIV/AIDS) năm 2006; Pháp lệnh Người có công với cách mạng năm 2012; Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng; Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch; Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với các đối tượng bảo trợ xã hội; Nghị định số 06/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người cao tuổi; Luật Người khuyết tật năm 2010; Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật; Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/05/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân; Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, cận nghèo hàng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020.
1. Về diện người được trợ giúp pháp lý
Diện người được TGPL là vấn đề được quan tâm và thảo luận nhiều nhất trong quá trình xây dựng Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017. Qua nhiều lần thảo luận và góp ý, Quốc hội đã thống nhất việc xác định diện người được TGPL cần phải dựa trên những nguyên tắc, tiêu chí cụ thể, phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật hiện hành và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, cụ thể:
Một là, thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước về đền ơn đáp nghĩa đối với người có công với cách mạng; chính sách dân tộc; chính sách hình sự đối với người dưới 18 tuổi bị buộc tội, chính sách chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Đây là những đặc thù của Việt Nam trong việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội.
Hai là, trợ giúp đối với một số nhóm đối tượng yếu thế nhất trong xã hội có khó khăn về tài chính, không đủ khả năng chi trả thù lao cho luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý. Đây là bản chất của hoạt động TGPL đã được nhiều nước công nhận trên thế giới.
Nếu như Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 chỉ quy định 06 diện người được TGPL, thì trong bối cảnh kinh tế - xã hội mới của đất nước, Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 đã mở rộng thành 14 diện người được TGPL, đó là:
- Người có công với cách mạng và người thuộc hộ nghèo (khoản 1, 2): Là diện người kế thừa quy định của Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 nhằm tiếp tục thực hiện chính sách đền ơn đáp nghĩa, chính sách nhân đạo, chính sách giảm nghèo của Đảng và Nhà nước.
- Trẻ em (khoản 3): So với Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006, Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 đã có mở rộng “trẻ em không nơi nương tựa” thành “trẻ em” cho phù hợp với chính sách chăm sóc và bảo vệ trẻ em.
- Người dân tộc thiểu số cư trú tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (khoản 4): So với Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006, Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 đã mở rộng người dân tộc thiểu số “thường trú” thành “cư trú” (bao gồm thường trú và tạm trú) tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
- Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi (khoản 5): Đây là diện người mới được bổ sung so với Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 nhằm thực hiện chính sách hình sự đối với người dưới 18 tuổi bị buộc tội.
- Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo (khoản 6): Là diện người mới được bổ sung so với Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006, nhằm triển khai thực hiện khoản 4 Điều 31 Hiến pháp năm 2013 về bảo đảm quyền bào chữa và phù hợp với chủ trương giảm nghèo bền vững của Nhà nước, Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị của Liên Hợp Quốc năm 1966.
- Các đối tượng có khó khăn về tài chính: Với nguyên tắc cung cấp dịch vụ cho những người yếu thế có khó khăn về tài chính, khoản 7 Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 quy định 08 diện như sau: (i) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ; (ii) Người nhiễm chất độc da cam; (iii) Người cao tuổi; (iv) Người khuyết tật; (v) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là người bị hại trong vụ án hình sự; (vi) Nạn nhân bạo lực gia đình; (vii) Nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người; (viii) Người nhiễm HIV.
Điều kiện khó khăn về tài chính đã được quy định tại Điều 2 Nghị định số 144/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý. Theo đó, nhóm người này phải thuộc một trong 08 diện người nêu trên và có khó khăn về tài chính theo hướng dẫn của Chính phủ là người thuộc hộ cận nghèo hoặc người đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật.
2. Giấy tờ chứng minh diện người được trợ giúp pháp lý
Việc quy định các giấy tờ chứng minh người thuộc diện TGPL được căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành[1] như sau:
2.1. Người có công với cách mạng
- Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 theo:
+ Quyết định công nhận người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 của Ban thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc trung ương; của Ban đảng, Ban Cán sự đảng, Đảng đoàn, Đảng ủy trực thuộc trung ương; của Tổng cục Chính trị; Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân.
+ Quyết định trợ cấp, phụ cấp của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (hàng tháng).
- Người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 theo:
+ Quyết định công nhận người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 của Ban thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc trung ương; của Ban đảng, Ban Cán sự đảng, Đảng đoàn, Đảng ủy trực thuộc trung ương; của Tổng cục Chính trị; Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân.
+ Quyết định trợ cấp của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (hàng tháng).
- Bà mẹ Việt Nam anh hùng theo một trong các giấy tờ sau: Quyết định phong tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”; quyết định phụ cấp hàng tháng của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; bằng bà mẹ Việt Nam anh hùng.
- Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến theo một trong các giấy tờ sau: Quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; bằng anh hùng; quyết định trợ cấp của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (hàng tháng) hoặc của Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam hoặc của Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân.
- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh theo một trong các giấy tờ sau: Quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp thương tật hàng tháng đối với những trường hợp người bị thương là quân nhân, công nhân viên quốc phòng, công an nhân dân, công nhân viên công an nhân dân của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; quyết định cấp giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh và trợ cấp thương tật hàng tháng đối với trường hợp khác của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; giấy chứng nhận thương binh, thẻ thương binh.
- Bệnh binh theo một trong các giấy tờ sau: Quyết định cấp giấy chứng nhận bệnh binh và trợ cấp, phụ cấp bệnh tật; giấy chứng nhận bệnh binh, thẻ bệnh binh.
- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học theo một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; quyết định cấp giấy chứng nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và trợ cấp, phụ cấp hàng tháng của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an (đang tại ngũ); quyết định cấp giấy chứng nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và trợ cấp, phụ cấp hàng tháng của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; giấy chứng nhận bệnh tật do nhiễm chất độc hóa học của Giám đốc Sở Y tế.
- Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày: Quyết định trợ cấp của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội dành cho người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày (hàng tháng).
- Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế theo một trong các giấy tờ sau quyết định về việc trợ cấp một lần đối với người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Huân chương kháng chiến hoặc Huân chương chiến thắng; Huy chương kháng chiến hoặc Huy chương chiến thắng.
- Người có công giúp đỡ cách mạng theo một trong các giấy tờ sau: Quyết định trợ cấp của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (hàng tháng hoặc một lần) hoặc một trong các giấy tờ: Kỉ niệm chương “Tổ quốc ghi công”; bằng “Có công với nước”; Huân chương kháng chiến; Huy chương kháng chiến; quyết định khen thưởng.
2.2. Người nghèo
Người nghèo theo Giấy chứng nhận hộ nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp.
2.3. Trẻ em
Trẻ em theo một trong các giấy tờ sau:
- Giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu;
- Văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng (quyết định tạm giữ, quyết định khởi tố bị can, quyết định thay đổi bổ sung quyết định khởi tố vụ án; kết luận điều tra, bản cáo trạng; quyết định đưa vụ án ra xét xử, các quyết định hoặc bản án của Tòa án;
- Văn bản của cơ quan có thẩm quyền về áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính hoặc xử phạt vi phạm hành chính xác định người có yêu cầu là trẻ em (ví dụ: Quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng….).
2.4. Người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo một trong các giấy tờ sau:
- Chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc sổ hộ khẩu, sổ tạm trú hoặc các giấy tờ hợp pháp khác mà dựa vào đó có thể xác định được dân tộc, nơi cư trú của người được TGPL.
- Văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng như: Quyết định tạm giữ; quyết định khởi tố bị can; quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án; kết luận điều tra, bản cáo trạng; quyết định đưa vụ án ra xét xử, các quyết định hoặc bản án của Tòa án.
2.5. Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi: Văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng xác định là người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi (quyết định tạm giữ; quyết định khởi tố bị can; quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án; kết luận điều tra, bản cáo trạng; quyết định đưa vụ án ra xét xử, các quyết định hoặc bản án của Tòa án…).
2.6. Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo
Hộ cận nghèo theo các giấy tờ sau:
- Giấy chứng nhận hộ cận nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp.
- Văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng xác định là người bị buộc tội như: Quyết định tạm giữ; quyết định khởi tố bị can; quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án; kết luận điều tra; bản cáo trạng; quyết định đưa vụ án ra xét xử và các quyết định hoặc bản án của Tòa án…
2.7. Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sỹ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sỹ còn nhỏ có khó khăn về tài chính theo các giấy tờ sau:
- Chứng minh khó khăn tài chính theo một trong các giấy tờ sau đây: Giấy chứng nhận hộ cận nghèo; quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại nhà xã hội của Chủ tịch Ủy ban cấp xã; quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Giấy tờ chứng minh liệt sỹ và mối quan hệ nhân thân với liệt sỹ theo một trong các giấy tờ sau đây: Quyết định của cơ quan có thẩm quyền về trợ cấp ưu đãi, trợ cấp tiền tuất đối với cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sỹ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sỹ còn nhỏ; giấy chứng nhận gia đình liệt sỹ, bằng Tổ quốc ghi công có tên liệt sỹ kèm theo giấy tờ chứng minh mối quan hệ thân nhân với liệt sỹ (sổ hộ khẩu gia đình, đăng ký kết hôn, giấy khai sinh…); quyết định cấp giấy chứng nhận gia đình liệt sỹ và trợ cấp ưu đãi; quyết định việc trợ cấp tiền tuất hàng tháng đối với vợ (chồng) của liệt sỹ đã lấy chồng (vợ) khác của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kèm theo bằng Tổ quốc ghi công của liệt sỹ.
2.8. Người nhiễm chất độc da cam có khó khăn về tài chính
- Chứng minh khó khăn tài chính theo một trong các giấy tờ sau đây: Giấy chứng nhận hộ cận nghèo; quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại nhà xã hội của Chủ tịch Ủy ban cấp xã; quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Giấy tờ chứng minh nhiễm chất độc màu da cam theo một trong các giấy tờ sau đây: Quyết định về việc trợ cấp ưu đãi đối với con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (hàng tháng); giấy chứng nhận dị dạng, dị tật đối với con đẻ của người bị nhiễm chất độc hóa học của Giám đốc Sở Y tế.
2.9. Người cao tuổi có khó khăn về tài chính gồm một trong các loại giấy tờ: Quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại nhà xã hội của Chủ tịch Ủy ban cấp xã; quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc giấy chứng nhận hộ cận nghèo kèm theo một trong các giấy tờ: Chứng minh nhân dân, căn cước công dân; sổ hộ khẩu; thẻ hội viên người cao tuổi…
2.10. Người khuyết tật có khó khăn về tài chính gồm một trong các loại giấy tờ: Quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại nhà xã hội của Chủ tịch Ủy ban cấp xã; quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; hoặc giấy chứng nhận thuộc diện hộ cận nghèo kèm theo giấy chứng nhận khuyết tật của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
2.11. Bị hại từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có khó khăn về tài chính
- Chứng minh khó khăn tài chính theo một trong các giấy tờ sau đây: Giấy chứng nhận hộ cận nghèo; quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại nhà xã hội của Chủ tịch Ủy ban cấp xã; quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Giấy tờ chứng minh là bị hại từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi (một trong các giấy tờ): Văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng xác định được là người bị hại trong vụ án hình sự và độ tuổi của người bị hại.
2.12. Nạn nhân bạo lực gia đình có khó khăn về tài chính
Gồm một trong các loại giấy tờ: Quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại nhà xã hội của Chủ tịch Ủy ban cấp xã; quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; hoặc giấy chứng nhận thuộc diện hộ cận nghèo kèm theo một trong các loại giấy tờ: Giấy xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh cấp huyện, quyết định cấm người gây bạo lực gia đình tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình của Ủy ban nhân dân xã hoặc Tòa án, quyết định xử lý vi phạm hành chính với người có hành vi bạo lực gia đình của trưởng công an cấp xã...
2.13. Nạn nhân của hành vi mua bán người có khó khăn về tài chính
- Chứng minh khó khăn tài chính theo một trong các giấy tờ: Giấy chứng nhận hộ cận nghèo; quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại nhà xã hội của Chủ tịch Ủy ban cấp xã; Quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Giấy tờ chứng minh là nạn nhân theo một trong các giấy tờ như: Giấy xác nhận của cơ quan công an cấp huyện; giấy xác nhận của cơ quan giải cứu (cơ quan công an, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển); giấy xác nhận của cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân; giấy tờ, tài liệu do cơ quan nước ngoài cấp đã được cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoặc Bộ Ngoại giao Việt Nam hợp pháp hóa lãnh sự chứng minh người đó là nạn nhân.
2.14. Người nhiễm HIV có khó khăn về tài chính
- Chứng minh khó khăn tài chính theo một trong các giấy tờ: Giấy chứng nhận hộ cận nghèo; quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại nhà xã hội của Chủ tịch Ủy ban cấp xã; quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Giấy tờ chứng minh nhiễm HIV theo một trong các giấy tờ như: Giấy xét nghiệm kết quả dương tính HIV; xác nhận của trung tâm kiểm soát bệnh, tật; cơ sở điều trị ARV; giấy tờ khác chứng minh người đó là người nhiễm HIV.
Ngoài các giấy tờ trên, Thông tư số 08/2017/TT-BTP ngày 15/11/2017 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý và hướng dẫn giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý cũng quy định các loại giấy tờ hợp pháp khác do cơ quan có thẩm quyền cấp xác định được người thuộc diện TGPL theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý cũng được coi là một trong những loại giấy tờ chứng minh thuộc diện TGPL. Bên cạnh đó, để tạo điều kiện thuận lợi cho người được TGPL thực hiện quyền yêu cầu TGPL, Thông tư số 08/2017/TT-BTP bổ sung quy định trong trường hợp những người thuộc diện được TGPL bị thất lạc các giấy tờ đã được cấp thì phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền đã cấp các loại giấy tờ đó. Tuy nhiên, Thông tư số 08/2017/TT-BTP không quy định xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã là một trong những loại giấy tờ chứng minh thuộc diện TGPL để bảo đảm chặt chẽ đúng quy định của pháp luật.
3. Quyền và nghĩa vụ của người được trợ giúp pháp lý
3.1. Quyền của người được trợ giúp pháp lý
Theo Điều 8 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 người được TGPL có 08 quyền như sau:
- Quyền được TGPL mà không phải trả tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác: So với Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006, đây là quyền mới nhằm làm rõ hơn tính chất miễn phí của dịch vụ này đối với người được TGPL.
- Quyền tự mình hoặc thông qua người thân thích, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác yêu cầu TGPL: Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 đã mở rộng các chủ thể yêu cầu TGPL, không chỉ “tự mình hoặc thông qua người thân thích, người đại diện” mà còn “thông qua cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác yêu cầu TGPL” nhằm tạo thuận lợi cho người được TGPL nhằm bảo đảm quyền được TGPL một cách tối đa nhất.
- Quyền được thông tin về quyền được TGPL, trình tự, thủ tục TGPL khi đến tổ chức thực hiện TGPL và các cơ quan nhà nước có liên quan: Đây là quyền mới so với Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006, giúp người dân biết đến để tiếp cận và sử dụng dịch vụ TGPL khi có nhu cầu TGPL, tạo sự thống nhất với quy định về trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng tại các luật, bộ luật tố tụng.
- Quyền yêu cầu giữ bí mật về nội dung vụ việc TGPL: Đây là quyền được kế thừa từ Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006. Để bảo đảm thực hiện quyền này của người được TGPL, điểm c khoản 1 Điều 6 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 quy định một trong các hành vi bị nghiêm cấm tổ chức thực hiện TGPL và người thực hiện TGPL là: “Tiết lộ thông tin về vụ việc TGPL, về người được TGPL, trừ trường hợp người được TGPL đồng ý bằng băn bản hoặc pháp luật có quy định khác”.
- Quyền lựa chọn 01 tổ chức thực hiện TGPL và người thực hiện TGPL tại địa phương trong danh sách được công bố; yêu cầu thay đổi người thực hiện TGPL khi người đó thuộc một trong các trường hợp không được tiếp tục thực hiện TGPL hoặc phải từ chối thực hiện TGPL theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 25 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017: Tại khoản 2 Điều 10 và khoản 2 Điều 17 Luật quy định việc công bố công khai danh sách tổ chức, người thực hiện TGPL để người dân nói chung và người được TGPL nói riêng biết và sử dụng.
- Quyền thay đổi, rút yêu cầu TGPL: Quyền này được kế thừa từ Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006, trong quá trình thực hiện TGPL, người được TGPL có quyền thay đổi, rút yêu cầu TGPL vào bất cứ thời điểm nào. Khi người được TGPL rút yêu cầu TGPL thì vụ việc TGPL không được tiếp tục thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 37 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017.
- Quyền được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật: Quyền này được kế thừa từ Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 và để bảo đảm quyền này của người được TGPL, điểm c khoản 1 Điều 13 quy định một trong các quyền của tổ chức thực hiện TGPL là bồi thường thiệt hại do lỗi của người thuộc tổ chức mình gây ra trong khi thực hiện TGPL, điểm h khoản 1 Điều 18 quy định một trong những nghĩa vụ của người thực hiện TGPL là hoàn trả khoản tiền cho tổ chức thực hiện TGPL đã trả cho người bị thiệt hại do lỗi của mình gây ra khi thực hiện TGPL theo quy định của pháp luật.
- Quyền khiếu nại, tố cáo về TGPL theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan: Khoản 1 Điều 45 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 quy định người được TGPL có quyền khiếu nại đối với 04 hành vi (như từ chối thụ lý vụ việc TGPL, không thực hiện TGPL, thực hiện TGPL không đúng pháp luật, thay đổi người thực hiện TGPL không đúng pháp luật) của tổ chức thực hiện TGPL, người thực hiện TGPL khi có căn cứ cho rằng hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
3.2. Nghĩa vụ của người được trợ giúp pháp lý
Điều 9 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 quy định người được TGPL có 05 nghĩa vụ như sau:
- Nghĩa vụ cung cấp giấy tờ chứng minh là người được TGPL: Đây là nghĩa vụ được kế thừa từ Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 nhằm bảo đảm thực hiện TGPL đúng đối tượng. Khi yêu cầu TGPL, người yêu cầu phải nộp hồ sơ cho tổ chức thực hiện TGPL theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017, trong đó có giấy tờ chứng minh là người được TGPL.
- Nghĩa vụ hợp tác, cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc TGPL và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, tài liệu, chứng cứ đó: Nghĩa vụ này có sự kế thừa, sửa đổi so với Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 để tổ chức thực hiện TGPL biết được các thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ việc TGPL một cách đầy đủ, kịp thời trong quá trình thực hiện TGPL. Trường hợp họ cố tình cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về vụ việc TGPL thì vụ việc TGPL sẽ không được tiếp tục thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 37 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017.
- Nghĩa vụ tôn trọng tổ chức thực hiện TGPL, người thực hiện TGPL và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến vụ việc TGPL: Trong quá trình thực hiện TGPL, người được TGPL phải tôn trọng tổ chức thực hiện TGPL, người thực hiện TGPL và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến vụ việc TGPL. Trường hợp họ xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người thực hiện TGPL và uy tín của tổ chức thực hiện TGPL thì vụ việc TGPL không được tiếp tục thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 37 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017.
- Nghĩa vụ không yêu cầu tổ chức thực hiện TGPL khác TGPL cho mình về cùng một vụ việc đang được một tổ chức thực hiện TGPL thụ lý, giải quyết: Về cơ bản nghĩa vụ này kế thừa từ Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 và làm rõ hơn việc người được TGPL cùng một thời điểm không được yêu cầu tổ chức thực hiện TGPL khác thụ lý, giải quyết vụ việc của mình.
- Nghĩa vụ chấp hành pháp luật về TGPL và nội quy nơi thực hiện TGPL: Nghĩa vụ này kế thừa từ Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 và trong trường hợp người được TGPL vi phạm nghiêm trọng nội quy nơi thực hiện TGPL thì vụ việc TGPL không được tiếp tục thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 37 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017.
Trên đây là các quy định về người được TGPL đã được Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 và các văn bản quy định chi tiết ghi nhận. Việc bảo đảm các quy định này được triển khai hiệu quả trên thực tế thuộc trách nhiệm của Nhà nước. Nguyên tắc này cũng đã được Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 ghi nhận, do đó, trong thời gian tới, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải triển khai đồng bộ nhiều hoạt động như tăng cường truyền thông về TGPL, nâng cao năng lực người thực hiện TGPL, đẩy mạnh sự phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đặc biệt là cơ quan tiến hành tố tụng, huy động nhiều tổ chức, cá nhân uy tín, có chất lượng tham gia hoạt động TGPL... để bảo đảm quyền được TGPL cho người thuộc diện được TGPL.
ThS. Hoàng Thị Liên
Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp
[1]. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015; Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012; Luật Hộ tịch năm 2014; Luật Người cao tuổi năm 2009; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007; Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011; Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm hệ thống miễn dich mắc phải ở người (HIV/AIDS) năm 2006; Pháp lệnh Người có công với cách mạng năm 2012; Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng; Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch; Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với các đối tượng bảo trợ xã hội; Nghị định số 06/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người cao tuổi; Luật Người khuyết tật năm 2010; Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật; Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/05/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân; Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, cận nghèo hàng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020.