1. Những sửa đổi cơ bản trong Bộ luật Hình sự năm 2015
Phần các tội phạm cụ thể trong Bộ luật Hình sự năm 2015 gồm 317 điều (313 tội danh), chia thành 13 chương, tăng hơn rất nhiều so với Phần này trong Bộ luật Hình sự năm 1999. Cụ thể, tăng 40 tội danh (bổ sung 30 tội danh mới, 10 tội danh là do tách ra). Trong đó nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người được nhà làm luật thiết kế và đặt ở chương XIV của Bộ luật Hình sự năm 2015, có tất cả 34 điều, từ Điều 122 đến Điều 156. Nhìn chung các quy định về nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người trong Bộ luật Hình sự năm 2015 không thay đổi nhiều; về cơ bản vẫn ghi nhận các tội theo quy định Bộ luật Hình sự năm 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009.
Trong nhóm tội này có quy định thêm 04 (bốn) tội danh mới, gồm: Tội vứt bỏ con mới đẻ (Điều 124); Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm (Điều 147); Tội đánh tráo người dưới 01 tuổi (Điều 152); Tội mua bán, chiếm đoạt mô, hoặc bộ phận cơ thể con người (Điều 154).
Ngoài ra các tội khác còn bổ sung thêm các trường hợp định khung hình phạt của điều luật như:
Điều 127 Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ và Điều 130 Tội bức tử quy định thêm điểm b, khoản 2 “Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai”.
Điều 149 Tội cố ý truyền HIV cho người khác; Điều 150 Tội mua bán người; Điều 151 Tội mua bán người dưới 16 tuổi; Điều 155 Tội làm nhục người khác quy định thêm tình tiết định khung hình phạt ở khoản 2, khoản 3 trường hợp “Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%”.
Về Tội giết người quy định tại Điều 123 và Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” quy định tại Điều 134 đều bổ sung quy định về trường hợp chuẩn bị phạm tội, đối với Tội giết người thì phạt lên đến 05 năm tù, còn đối với Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” thì hình phạt lên đến 02 năm tù. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, Điều 134 quy định thêm các trường hợp trong cấu thành cơ bản tại khoản 1 và khoản 7[1].
Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết (Điều 126) khi bắt giữ người phạm tội quy định trường đã mở rộng chủ thể không chỉ trong phòng vệ chính đáng mà còn trong khi bắt giữ tội phạm.
Về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi quy định tại Điều 142 thì thay đổi đầu tiên đó là thay đổi thuật ngữ “trẻ em” bằng “người dưới 16 tuổi”. Đồng thời, đối với hành vi giao cấu hoặc quan hệ tình dục với người dưới 13 tuổi được xem là tình tiết định khung tại khoản 1 (điểm b), với mức hình phạt cao nhất chỉ là 15 năm tù thay vì quy định tại một khoản độc lập và mức hình phạt lên đến tử hình như Bộ luật Hình sự hiện hành. Bên cạnh đó, Bộ luật Hình sự năm 2015 bổ sung tình tiết “phạm tội đối với người dưới 10 tuổi” vào khoản 3 (điểm c) với mức hình phạt cao nhất là tử hình. Ngoài ra, Chương XIV Bộ luật Hình sự năm 2015 còn sửa đổi nội hàm khái niệm “giao cấu” quy định tại các tội xâm hại tình dục theo hướng bao gồm: Hành vi giao cấu theo quan niệm truyền thống và hành vi quan hệ tình dục khác.
Các tội mua bán người, mua bán người dưới 16 tuổi (Điều 151) đã mô tả cụ thể các hành vi coi là mua bán người. Sửa đổi tội mua bán người và tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em theo hướng phù hợp với thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm. Cụ thể, tách tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em thành ba tội độc lập là mua bán người dưới 16 tuổi (Điều 151); đánh tráo người dưới 1 tuổi (Điều 152); chiếm đoạt người dưới 16 tuổi (Điều 153). Bổ sung các tình tiết định tội, định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự tại một số tội khác. Việc quy định các điều luật này có sự thay đổi về cấu trúc điều luật. Theo đó, Bộ luật Hình sự năm 1999 thì quy định 03 khoản, trong khi đó Bộ luật Hình sự năm 2015 có 04 khoản; và mặc dù mức hình phạt cao nhất của các tội này theo quy định tại Bộ luật Hình sự hiện hành và Bộ luật Hình sự năm 2015 là giống nhau, nhưng mức hình phạt trong các khoản giữa Bộ luật Hình sự hiện hành và Bộ luật Hình sự năm 2015 là khác nhau; thuật ngữ “người dưới 16 tuổi” được dùng để thay thế cho thuật ngữ “trẻ em” như Bộ luật Hình sự hiện hành.
Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định hình phạt tiền là hình phạt chính áp dụng đối với các tội: Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 135); cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 136); vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ (Điều 137)...
2. Những quy định mới trong Bộ luật Hình sự năm 2015
2.1. Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ (Điều 124)
Nội hàm của điều luật quy định hai tội là Tội giết con mới đẻ và Tội vứt bỏ con mới đẻ; cấu trúc của điều luật được xây dựng làm hai khoản, mỗi khoản là quy định cấu thành tương ứng của mỗi tội; khoản 1 quy định cấu thành cở bản của Tội giết con mới đẻ, khoản 2 quy định cấu thành cơ bản của Tội vứt bỏ con mới đẻ.
So với Bộ luật Hình sự năm 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009 thì Tội vứt bỏ con mới đẻ là tội mới được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015. Tội phạm xâm phạm trực tiếp đến quyền sống của con người, đạo đức xã hội là tình mẹ con; phạm vi điều chỉnh của Tội vứt con mới đẻ đối với hành vi của người mẹ do bị ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu, tư tưởng cũ đã lỗi thời, không còn phù hợp với quan niệm về cuộc sống, lối sống hiện tại. Hay nói một cách khác, nó không còn phù hợp với ý thức xã hội đương thời. Ví dụ: dưới chế độ cũ, một người phụ nữ không có chồng lại có con, bị dư luận lên án, bị phong tục tập quán cũng như luật lệ trừng phạt rất nặng. Nhưng dưới chế độ mới, pháp luật vẫn bảo vệ những trường hợp phụ nữ có con ngoài giá thú và đứa trẻ đó sinh ra được Nhà nước bảo vệ như tất cả các trẻ em khác. Mặc dù về đạo đức xã hội vẫn còn có người lên án phụ nữ có thai ngoài giá thú và cũng chính dư luận xã hội còn như vậy nên còn có người mẹ không vượt lên tư tưởng lạc hậu đó mà giết hoặc vứt bỏ đứa con mình đẻ ra. Thông thường, những đứa trẻ bị người mẹ giết hoặc vứt bỏ lúc mới đẻ là con ngoài giá thú. Tuy nhiên, cũng có trường hợp do tập quán lạc hậu của một vài địa phương ở miền núi hoặc do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu trọng nam khinh nữ, mê tín dị đoan hoặc trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về kinh tế đã không thực hiện trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ đứa trẻ do chính mình đẻ ra mà mang vứt ra ngoài nơi không an toàn cho tính mạng của đứa trẻ. Đứa trẻ bị vứt bỏ phải dưới 07 ngày tuổi (tức là từ khi đứa trẻ được sinh ra đến khi người mẹ vứt đứa trẻ chưa đủ 07 ngày) và hậu quả bắt buộc đứa trẻ phải bị tử vong thì người mẹ đó mới phạm tội và phải chịu phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2.2. Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm (Điều 147)
Theo quy định của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em hiện hành thì “Trẻ em là công dân Việt Nam dưới mười sáu tuổi”. Còn theo Luật Trẻ em được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 05/04/2016 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/06/2017, thì người dưới 16 tuổi được xác định là trẻ em. Theo quy định của pháp luật hiện hành, trẻ em là đối tượng được pháp luật đặc biệt bảo hộ, quan tâm và chăm sóc vì đây là lứa tuổi chưa phát triển đầy đủ và hoàn thiện cả về thể chất và tinh thần. Do đó, hành vi xâm phạm đến trẻ em sẽ bị xử lý rất nghiêm. Và mục đích của quy định tại Điều 147 trong Bộ luật Hình sự năm 2015 đảm bảo tính nhân văn, nhân đạo... nhằm bảo vệ nhân phẩm, danh dự, sức khỏe và tinh thần cho các em.
Cấu thành cơ bản của Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm quy định chủ thể của tội phạm là người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi trách nhiệm hình sự mà cố ý thực hiện hành vi lôi kéo, dụ dỗ hoặc ép buộc người dưới 16 tuổi trình diễn khiêu dâm hoặc trực tiếp chứng kiến trình diễn khiêu dâm dưới mọi hình thức. Khiêu dâm hiện nay chưa được hướng dẫn cụ thể bởi chưa có nghị quyết hướng dẫn của hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao nhưng dựa trên góc độ xã hội, đây có thể hiểu là việc dùng các động tác, cử chỉ, hành động cơ thể, lời nói khiêu gợi, kích dục trên cơ thể người. Sử dụng người dưới 16 tuổi thực hiện các hành vi khiêu dâm tức là thực hiện các hành vi như vậy. Cần tách bạch rõ giữa hành vi khiêu dâm và hành vi tình dục như là “giao cấu” hoặc “các hành vi tình dục khác” bởi mục đích của hành vi khiêu dâm là để kích dục, khiêu gợi ham muốn tình dục đối với người quan sát hành vi chứ không nhằm mục đích giao cấu hoặc thỏa mãn tình dục trực tiếp.
Nội dung điều luật quy định người nào đã thành niên thực hiện một trong 06 (sáu) hành vi sau đây thì phạm Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm: (i) Hành vi lôi kéo người dưới 16 tuổi trình diễn khiêu dâm; (ii) hành vi dụ dỗ người dưới 16 tuổi trình diễn khiêu dâm; (iii) hành vi ép buộc người dưới 16 tuổi trình diễn khiêu dâm; (iv) hành vi lôi kéo người dưới 16 tuổi chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm; (v) hành vi dụ dỗ người dưới 16 tuổi chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm; (vi) hành vi ép buộc người dưới 16 tuổi chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm.
Điều luật này không quy định về hậu quả. Người nào sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm không bắt buộc phải gây ra hậu quả tác động vào sức khỏe, danh dự nhân phẩm của người dưới 16 tuổi hoặc người quan sát hành động khiêu dâm đó. Hậu quả ở đây là hậu quả tác động vào sự phát triển bình thường của nạn nhân thông qua việc thực hiện các hành động nhằm mục đích khiêu dâm do sự yêu cầu, sử dụng của người thực hiện tội phạm.
Điều luật quy định có 09 (chín) trường hợp định khung hình phạt là: Phạm tội có tổ chức; phạm tội 02 lần trở lên; phạm tội đối với 02 người trở lên; phạm tội đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc; phạm tội đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm giáo dục; phạm tội đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chữa bệnh; phạm tội có mục đích thương mại; phạm tội gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%; tái phạm nguy hiểm. Trường hợp định khung hình phạt gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45% là quy định mới, hậu quả bắt buộc làm cho nạn nhân bị tâm thần hoặc có những biểu hiện hành vi không ổn định, diễn biến tâm lý bất thường với tỷ lệ nhất định từ 11% trở lên và xác định tỷ lệ % phải do cơ quan giám định pháp y kết luận.
2.3. Tội đánh tráo người dưới 1 tuổi (Điều 152)
Bộ luật Hình sự năm 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009 đã quy định hành vi đánh tráo trẻ em là phạm tội (Điều 120), nghĩa là người nào mà thực hiện hành vi đánh tráo người dưới 16 với bất kỳ hình thức nào đều là phạm tội; phạm vi quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 rộng hơn sơ với quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015. Bộ luật Hình sự năm 2015, quy định Tội đánh tráo người dưới 01 tuổi thành một điều luật riêng, điều chỉnh ở phạm vi hẹp hơn, xâm phạm quyền tự do thân thể của người dưới 01 tuổi, xâm phạm đến quyền được quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục của người dưới 01 tuổi. Hành vi đánh tráo trẻ em là hành vi tráo đổi trẻ em này bằng trẻ em khác một cách bất hợp pháp bằng bất kỳ thủ đoạn nào. Việc đánh tráo này thường xảy ra trong các nhà hộ sinh, khi đứa trẻ sinh ra ngoài ý muốn của cha mẹ chúng như: Mong muốn có con trai thì lại sinh ra con gái hoặc ngược lại. Hành vi đánh tráo có thể do chính bố mẹ đứa trẻ thực hiện nhưng cũng có thể do thầy thuốc, nhân viên y tế trong bệnh viện hoặc nhà hộ sinh thực hiện hoặc do người khác thực hiện một cách bất hợp pháp. Cấu thành bắt buộc của tội này là người nào có đủ năng lực trách nhiệm hình sự mà thực hiện hành vi dùng thủ đoạn gian lận thay thế, đổi đứa trẻ này bằng một đứa trẻ khác nhưng cả 2 đứa trẻ bị tráo đổi đều phải là dưới 01 tuổi.
Điều luật quy định có 04 (bốn) khoản: Khoản 1 là quy định cấu thành cơ bản có mức hình phạt tù từ 02 năm đến 05 năm; khoản 2 và khoản 3 quy định các trường hợp định khung hình phạt với hình phạt tù thấp nhất của khoản 2 là 3 năm và cao nhất của khoản 3 là 12 năm; khoản 4 là áp dụng hình phạt bổ sung có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Điều luật quy định có 06 (sáu) trường hợp định khung hình phạt là: Phạm tội có tổ chức; lợi dụng chức vụ; lợi dụng quyền hạn quyền hạn; lợi dụng nghề nghiệp; đối với người dưới 01 tuổi mà mình có trách nhiệm chăm sóc; đối với người dưới 01 tuổi mà mình có trách nhiệm nuôi dưỡng; phạm tội 02 lần trở lên.
2.4. Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người (Điều 154)
Mua bán, chiếm đoạt mô người khác là quy định mới được đưa vào Bộ luật Hình sự năm 2015. Những năm qua xảy ra nhiều vụ xâm hại tính mạng, sức khỏe của người khác nhằm chiếm đoạt nội tạng, bộ phận cơ thể. Bộ luật Hình sự năm 1999 không quy định mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người là một tội danh độc lập mà chỉ xử lý tương ứng về các hành vi xâm hại đến tính mạng và sức khỏe của người khác trong các tội phạm như giết người, cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác. Bộ luật Hình sự năm 2015 đã hình sự hóa hành vi này tại Điều 154. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự khi thực hiện hành vi mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người. Người phạm tội chỉ cần có hành vi là đã cấu thành tội phạm, không căn cứ đã mua bán hoặc đã chiếm đoạt thành công hay chưa.
Hiện nay, chưa có giải thích rõ ràng thế nào là mô. Theo cách giải thích từ ngữ tại Luật Hiến, lấy, ghép mô,bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác năm 2006, “Mô là tập hợp các tế bào cùng một loại hay nhiều loại khác nhau để thực hiện các chức năng nhất định của cơ thể người; bộ phận cơ thể người là một phần của cơ thể được hình thành từ nhiều loại mô khác nhau để thực hiện các chức năng sinh lý nhất định”[2]. Theo quy điểm của cá nhân tôi thì mô là một tập hợp gồm các tế bào chuyên hóa có cấu trúc giống nhau, đảm nhận chức năng nhất định.
Tội mua bán mô người khác hoàn thành khi người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện hành vi trao đổi, mua bán mô với mục đích vụ lợi. Đối với người khó khăn về kinh tế hoặc hoàn cảnh đặc biệt khác mà bán mô của mình thì không thuộc đối tượng điều chỉnh của tội phạm này. Hành vi chiếm đoạt mô người khác được hiểu là các hành vi trái pháp luật như trộm cắp, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm, cưỡng đoạt, cướp giật… hoặc bằng thủ đoạn khác mà có được mô của người khác.
Đối với Tội mua bán, chiếm đoạt bộ phận cơ thể người khác, hành vi khách quan giống như tội Mua bán, chiếm đoạt mô người khác, chỉ khác ở chỗ là mua bán, chiếm đoạt mô thay bằng bộ phận cơ thể người khác. Điều luật quy định có 04 (bốn) khoản: Khoản 1 là cấu thành cơ bản có mức hình phạt tù từ 03 năm đến 07 năm; khoản 2 và khoản 3 là quy định các trường hợp định khung có hình phạt, khoản 2 thấp nhất là 7 năm tù, khoản 3 cao nhất là tù chung thân; khoản 4 là hình phạt bổ sung có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều luật quy định có 04 (bốn) tội là: Tội mua bán mô người khác; Tội chiếm đoạt mô người khác; Tội mua bán bộ phận cơ thể người khác; Tội chiếm đoạt bộ phận cơ thể người khác.
Như vậy, Bộ luật Hình sự năm 2015 đã có nhiều sửa đổi quan trọng trong chương XIV quy định về nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người như: Thiết kế lại các khung hình phạt của tội giết người bổ sung thêm một số tình tiết tăng nặng đối với tội này, bổ sung thêm 4 tội mới,… thể chế hoá được những quan điểm, chủ trương mới của Đảng về cải cách tư pháp được thể hiện trong Nghị quyết số 08/NQ-TW, Nghị quyết số 48/NQ-TW, Nghị quyết số 49/NQ-TW và hơn thế nữa tiếp tục tăng cường bảo vệ các quyền con người, quyền công dân trên tinh thần Hiến pháp năm 2013 với những chế tài nghiêm khắc, tạo cơ chế hữu hiệu tăng cường bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, danh dự cũng như quyền con người, quyền công dân. Cập nhật được đầy đủ, kịp thời các hành vi vi phạm có tính chất phổ biến, nguy hiểm cao cho xã hội để có biện pháp xử lý hình sự thích đáng. Điển hình có thể kể tới các hành vi sử dụng trẻ em dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm; chiếm đoạt, mua bán trái phép mô tạng, các bộ phận cơ thể người,… Bên cạnh đó, Bộ luật Hình sự năm 2015 cũng đã nội luật hóa các quy định về hình sự trong các điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên nhằm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của quốc gia thành viên và tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho việc chủ động và tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm, đặc biệt là các tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia. Việc thông qua Bộ luật Hình sự năm 2015 là phù hợp với giai đoạn phát triển mới của đất nước nhằm phát huy hơn nữa vai trò của Bộ luật Hình sự với tư cách là công cụ pháp lý sắc bén, hữu hiệu trong đấu tranh phòng, chống tội phạm; góp phần bảo vệ chủ quyền, an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ và thúc đẩy nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa phát triển đúng hướng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, tạo môi trường xã hội và môi trường sinh thái an toàn, lành mạnh cho mọi người dân, đồng thời đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của nước ta.
Phần các tội phạm cụ thể trong Bộ luật Hình sự năm 2015 gồm 317 điều (313 tội danh), chia thành 13 chương, tăng hơn rất nhiều so với Phần này trong Bộ luật Hình sự năm 1999. Cụ thể, tăng 40 tội danh (bổ sung 30 tội danh mới, 10 tội danh là do tách ra). Trong đó nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người được nhà làm luật thiết kế và đặt ở chương XIV của Bộ luật Hình sự năm 2015, có tất cả 34 điều, từ Điều 122 đến Điều 156. Nhìn chung các quy định về nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người trong Bộ luật Hình sự năm 2015 không thay đổi nhiều; về cơ bản vẫn ghi nhận các tội theo quy định Bộ luật Hình sự năm 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009.
Trong nhóm tội này có quy định thêm 04 (bốn) tội danh mới, gồm: Tội vứt bỏ con mới đẻ (Điều 124); Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm (Điều 147); Tội đánh tráo người dưới 01 tuổi (Điều 152); Tội mua bán, chiếm đoạt mô, hoặc bộ phận cơ thể con người (Điều 154).
Ngoài ra các tội khác còn bổ sung thêm các trường hợp định khung hình phạt của điều luật như:
Điều 127 Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ và Điều 130 Tội bức tử quy định thêm điểm b, khoản 2 “Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai”.
Điều 149 Tội cố ý truyền HIV cho người khác; Điều 150 Tội mua bán người; Điều 151 Tội mua bán người dưới 16 tuổi; Điều 155 Tội làm nhục người khác quy định thêm tình tiết định khung hình phạt ở khoản 2, khoản 3 trường hợp “Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%”.
Về Tội giết người quy định tại Điều 123 và Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” quy định tại Điều 134 đều bổ sung quy định về trường hợp chuẩn bị phạm tội, đối với Tội giết người thì phạt lên đến 05 năm tù, còn đối với Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” thì hình phạt lên đến 02 năm tù. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, Điều 134 quy định thêm các trường hợp trong cấu thành cơ bản tại khoản 1 và khoản 7[1].
Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết (Điều 126) khi bắt giữ người phạm tội quy định trường đã mở rộng chủ thể không chỉ trong phòng vệ chính đáng mà còn trong khi bắt giữ tội phạm.
Về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi quy định tại Điều 142 thì thay đổi đầu tiên đó là thay đổi thuật ngữ “trẻ em” bằng “người dưới 16 tuổi”. Đồng thời, đối với hành vi giao cấu hoặc quan hệ tình dục với người dưới 13 tuổi được xem là tình tiết định khung tại khoản 1 (điểm b), với mức hình phạt cao nhất chỉ là 15 năm tù thay vì quy định tại một khoản độc lập và mức hình phạt lên đến tử hình như Bộ luật Hình sự hiện hành. Bên cạnh đó, Bộ luật Hình sự năm 2015 bổ sung tình tiết “phạm tội đối với người dưới 10 tuổi” vào khoản 3 (điểm c) với mức hình phạt cao nhất là tử hình. Ngoài ra, Chương XIV Bộ luật Hình sự năm 2015 còn sửa đổi nội hàm khái niệm “giao cấu” quy định tại các tội xâm hại tình dục theo hướng bao gồm: Hành vi giao cấu theo quan niệm truyền thống và hành vi quan hệ tình dục khác.
Các tội mua bán người, mua bán người dưới 16 tuổi (Điều 151) đã mô tả cụ thể các hành vi coi là mua bán người. Sửa đổi tội mua bán người và tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em theo hướng phù hợp với thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm. Cụ thể, tách tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em thành ba tội độc lập là mua bán người dưới 16 tuổi (Điều 151); đánh tráo người dưới 1 tuổi (Điều 152); chiếm đoạt người dưới 16 tuổi (Điều 153). Bổ sung các tình tiết định tội, định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự tại một số tội khác. Việc quy định các điều luật này có sự thay đổi về cấu trúc điều luật. Theo đó, Bộ luật Hình sự năm 1999 thì quy định 03 khoản, trong khi đó Bộ luật Hình sự năm 2015 có 04 khoản; và mặc dù mức hình phạt cao nhất của các tội này theo quy định tại Bộ luật Hình sự hiện hành và Bộ luật Hình sự năm 2015 là giống nhau, nhưng mức hình phạt trong các khoản giữa Bộ luật Hình sự hiện hành và Bộ luật Hình sự năm 2015 là khác nhau; thuật ngữ “người dưới 16 tuổi” được dùng để thay thế cho thuật ngữ “trẻ em” như Bộ luật Hình sự hiện hành.
Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định hình phạt tiền là hình phạt chính áp dụng đối với các tội: Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 135); cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 136); vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ (Điều 137)...
2. Những quy định mới trong Bộ luật Hình sự năm 2015
2.1. Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ (Điều 124)
Nội hàm của điều luật quy định hai tội là Tội giết con mới đẻ và Tội vứt bỏ con mới đẻ; cấu trúc của điều luật được xây dựng làm hai khoản, mỗi khoản là quy định cấu thành tương ứng của mỗi tội; khoản 1 quy định cấu thành cở bản của Tội giết con mới đẻ, khoản 2 quy định cấu thành cơ bản của Tội vứt bỏ con mới đẻ.
So với Bộ luật Hình sự năm 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009 thì Tội vứt bỏ con mới đẻ là tội mới được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015. Tội phạm xâm phạm trực tiếp đến quyền sống của con người, đạo đức xã hội là tình mẹ con; phạm vi điều chỉnh của Tội vứt con mới đẻ đối với hành vi của người mẹ do bị ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu, tư tưởng cũ đã lỗi thời, không còn phù hợp với quan niệm về cuộc sống, lối sống hiện tại. Hay nói một cách khác, nó không còn phù hợp với ý thức xã hội đương thời. Ví dụ: dưới chế độ cũ, một người phụ nữ không có chồng lại có con, bị dư luận lên án, bị phong tục tập quán cũng như luật lệ trừng phạt rất nặng. Nhưng dưới chế độ mới, pháp luật vẫn bảo vệ những trường hợp phụ nữ có con ngoài giá thú và đứa trẻ đó sinh ra được Nhà nước bảo vệ như tất cả các trẻ em khác. Mặc dù về đạo đức xã hội vẫn còn có người lên án phụ nữ có thai ngoài giá thú và cũng chính dư luận xã hội còn như vậy nên còn có người mẹ không vượt lên tư tưởng lạc hậu đó mà giết hoặc vứt bỏ đứa con mình đẻ ra. Thông thường, những đứa trẻ bị người mẹ giết hoặc vứt bỏ lúc mới đẻ là con ngoài giá thú. Tuy nhiên, cũng có trường hợp do tập quán lạc hậu của một vài địa phương ở miền núi hoặc do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu trọng nam khinh nữ, mê tín dị đoan hoặc trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về kinh tế đã không thực hiện trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ đứa trẻ do chính mình đẻ ra mà mang vứt ra ngoài nơi không an toàn cho tính mạng của đứa trẻ. Đứa trẻ bị vứt bỏ phải dưới 07 ngày tuổi (tức là từ khi đứa trẻ được sinh ra đến khi người mẹ vứt đứa trẻ chưa đủ 07 ngày) và hậu quả bắt buộc đứa trẻ phải bị tử vong thì người mẹ đó mới phạm tội và phải chịu phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2.2. Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm (Điều 147)
Theo quy định của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em hiện hành thì “Trẻ em là công dân Việt Nam dưới mười sáu tuổi”. Còn theo Luật Trẻ em được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 05/04/2016 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/06/2017, thì người dưới 16 tuổi được xác định là trẻ em. Theo quy định của pháp luật hiện hành, trẻ em là đối tượng được pháp luật đặc biệt bảo hộ, quan tâm và chăm sóc vì đây là lứa tuổi chưa phát triển đầy đủ và hoàn thiện cả về thể chất và tinh thần. Do đó, hành vi xâm phạm đến trẻ em sẽ bị xử lý rất nghiêm. Và mục đích của quy định tại Điều 147 trong Bộ luật Hình sự năm 2015 đảm bảo tính nhân văn, nhân đạo... nhằm bảo vệ nhân phẩm, danh dự, sức khỏe và tinh thần cho các em.
Cấu thành cơ bản của Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm quy định chủ thể của tội phạm là người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi trách nhiệm hình sự mà cố ý thực hiện hành vi lôi kéo, dụ dỗ hoặc ép buộc người dưới 16 tuổi trình diễn khiêu dâm hoặc trực tiếp chứng kiến trình diễn khiêu dâm dưới mọi hình thức. Khiêu dâm hiện nay chưa được hướng dẫn cụ thể bởi chưa có nghị quyết hướng dẫn của hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao nhưng dựa trên góc độ xã hội, đây có thể hiểu là việc dùng các động tác, cử chỉ, hành động cơ thể, lời nói khiêu gợi, kích dục trên cơ thể người. Sử dụng người dưới 16 tuổi thực hiện các hành vi khiêu dâm tức là thực hiện các hành vi như vậy. Cần tách bạch rõ giữa hành vi khiêu dâm và hành vi tình dục như là “giao cấu” hoặc “các hành vi tình dục khác” bởi mục đích của hành vi khiêu dâm là để kích dục, khiêu gợi ham muốn tình dục đối với người quan sát hành vi chứ không nhằm mục đích giao cấu hoặc thỏa mãn tình dục trực tiếp.
Nội dung điều luật quy định người nào đã thành niên thực hiện một trong 06 (sáu) hành vi sau đây thì phạm Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm: (i) Hành vi lôi kéo người dưới 16 tuổi trình diễn khiêu dâm; (ii) hành vi dụ dỗ người dưới 16 tuổi trình diễn khiêu dâm; (iii) hành vi ép buộc người dưới 16 tuổi trình diễn khiêu dâm; (iv) hành vi lôi kéo người dưới 16 tuổi chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm; (v) hành vi dụ dỗ người dưới 16 tuổi chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm; (vi) hành vi ép buộc người dưới 16 tuổi chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm.
Điều luật này không quy định về hậu quả. Người nào sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm không bắt buộc phải gây ra hậu quả tác động vào sức khỏe, danh dự nhân phẩm của người dưới 16 tuổi hoặc người quan sát hành động khiêu dâm đó. Hậu quả ở đây là hậu quả tác động vào sự phát triển bình thường của nạn nhân thông qua việc thực hiện các hành động nhằm mục đích khiêu dâm do sự yêu cầu, sử dụng của người thực hiện tội phạm.
Điều luật quy định có 09 (chín) trường hợp định khung hình phạt là: Phạm tội có tổ chức; phạm tội 02 lần trở lên; phạm tội đối với 02 người trở lên; phạm tội đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc; phạm tội đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm giáo dục; phạm tội đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chữa bệnh; phạm tội có mục đích thương mại; phạm tội gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%; tái phạm nguy hiểm. Trường hợp định khung hình phạt gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45% là quy định mới, hậu quả bắt buộc làm cho nạn nhân bị tâm thần hoặc có những biểu hiện hành vi không ổn định, diễn biến tâm lý bất thường với tỷ lệ nhất định từ 11% trở lên và xác định tỷ lệ % phải do cơ quan giám định pháp y kết luận.
2.3. Tội đánh tráo người dưới 1 tuổi (Điều 152)
Bộ luật Hình sự năm 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009 đã quy định hành vi đánh tráo trẻ em là phạm tội (Điều 120), nghĩa là người nào mà thực hiện hành vi đánh tráo người dưới 16 với bất kỳ hình thức nào đều là phạm tội; phạm vi quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 rộng hơn sơ với quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015. Bộ luật Hình sự năm 2015, quy định Tội đánh tráo người dưới 01 tuổi thành một điều luật riêng, điều chỉnh ở phạm vi hẹp hơn, xâm phạm quyền tự do thân thể của người dưới 01 tuổi, xâm phạm đến quyền được quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục của người dưới 01 tuổi. Hành vi đánh tráo trẻ em là hành vi tráo đổi trẻ em này bằng trẻ em khác một cách bất hợp pháp bằng bất kỳ thủ đoạn nào. Việc đánh tráo này thường xảy ra trong các nhà hộ sinh, khi đứa trẻ sinh ra ngoài ý muốn của cha mẹ chúng như: Mong muốn có con trai thì lại sinh ra con gái hoặc ngược lại. Hành vi đánh tráo có thể do chính bố mẹ đứa trẻ thực hiện nhưng cũng có thể do thầy thuốc, nhân viên y tế trong bệnh viện hoặc nhà hộ sinh thực hiện hoặc do người khác thực hiện một cách bất hợp pháp. Cấu thành bắt buộc của tội này là người nào có đủ năng lực trách nhiệm hình sự mà thực hiện hành vi dùng thủ đoạn gian lận thay thế, đổi đứa trẻ này bằng một đứa trẻ khác nhưng cả 2 đứa trẻ bị tráo đổi đều phải là dưới 01 tuổi.
Điều luật quy định có 04 (bốn) khoản: Khoản 1 là quy định cấu thành cơ bản có mức hình phạt tù từ 02 năm đến 05 năm; khoản 2 và khoản 3 quy định các trường hợp định khung hình phạt với hình phạt tù thấp nhất của khoản 2 là 3 năm và cao nhất của khoản 3 là 12 năm; khoản 4 là áp dụng hình phạt bổ sung có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Điều luật quy định có 06 (sáu) trường hợp định khung hình phạt là: Phạm tội có tổ chức; lợi dụng chức vụ; lợi dụng quyền hạn quyền hạn; lợi dụng nghề nghiệp; đối với người dưới 01 tuổi mà mình có trách nhiệm chăm sóc; đối với người dưới 01 tuổi mà mình có trách nhiệm nuôi dưỡng; phạm tội 02 lần trở lên.
2.4. Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người (Điều 154)
Mua bán, chiếm đoạt mô người khác là quy định mới được đưa vào Bộ luật Hình sự năm 2015. Những năm qua xảy ra nhiều vụ xâm hại tính mạng, sức khỏe của người khác nhằm chiếm đoạt nội tạng, bộ phận cơ thể. Bộ luật Hình sự năm 1999 không quy định mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người là một tội danh độc lập mà chỉ xử lý tương ứng về các hành vi xâm hại đến tính mạng và sức khỏe của người khác trong các tội phạm như giết người, cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác. Bộ luật Hình sự năm 2015 đã hình sự hóa hành vi này tại Điều 154. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự khi thực hiện hành vi mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người. Người phạm tội chỉ cần có hành vi là đã cấu thành tội phạm, không căn cứ đã mua bán hoặc đã chiếm đoạt thành công hay chưa.
Hiện nay, chưa có giải thích rõ ràng thế nào là mô. Theo cách giải thích từ ngữ tại Luật Hiến, lấy, ghép mô,bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác năm 2006, “Mô là tập hợp các tế bào cùng một loại hay nhiều loại khác nhau để thực hiện các chức năng nhất định của cơ thể người; bộ phận cơ thể người là một phần của cơ thể được hình thành từ nhiều loại mô khác nhau để thực hiện các chức năng sinh lý nhất định”[2]. Theo quy điểm của cá nhân tôi thì mô là một tập hợp gồm các tế bào chuyên hóa có cấu trúc giống nhau, đảm nhận chức năng nhất định.
Tội mua bán mô người khác hoàn thành khi người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện hành vi trao đổi, mua bán mô với mục đích vụ lợi. Đối với người khó khăn về kinh tế hoặc hoàn cảnh đặc biệt khác mà bán mô của mình thì không thuộc đối tượng điều chỉnh của tội phạm này. Hành vi chiếm đoạt mô người khác được hiểu là các hành vi trái pháp luật như trộm cắp, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm, cưỡng đoạt, cướp giật… hoặc bằng thủ đoạn khác mà có được mô của người khác.
Đối với Tội mua bán, chiếm đoạt bộ phận cơ thể người khác, hành vi khách quan giống như tội Mua bán, chiếm đoạt mô người khác, chỉ khác ở chỗ là mua bán, chiếm đoạt mô thay bằng bộ phận cơ thể người khác. Điều luật quy định có 04 (bốn) khoản: Khoản 1 là cấu thành cơ bản có mức hình phạt tù từ 03 năm đến 07 năm; khoản 2 và khoản 3 là quy định các trường hợp định khung có hình phạt, khoản 2 thấp nhất là 7 năm tù, khoản 3 cao nhất là tù chung thân; khoản 4 là hình phạt bổ sung có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều luật quy định có 04 (bốn) tội là: Tội mua bán mô người khác; Tội chiếm đoạt mô người khác; Tội mua bán bộ phận cơ thể người khác; Tội chiếm đoạt bộ phận cơ thể người khác.
Như vậy, Bộ luật Hình sự năm 2015 đã có nhiều sửa đổi quan trọng trong chương XIV quy định về nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người như: Thiết kế lại các khung hình phạt của tội giết người bổ sung thêm một số tình tiết tăng nặng đối với tội này, bổ sung thêm 4 tội mới,… thể chế hoá được những quan điểm, chủ trương mới của Đảng về cải cách tư pháp được thể hiện trong Nghị quyết số 08/NQ-TW, Nghị quyết số 48/NQ-TW, Nghị quyết số 49/NQ-TW và hơn thế nữa tiếp tục tăng cường bảo vệ các quyền con người, quyền công dân trên tinh thần Hiến pháp năm 2013 với những chế tài nghiêm khắc, tạo cơ chế hữu hiệu tăng cường bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, danh dự cũng như quyền con người, quyền công dân. Cập nhật được đầy đủ, kịp thời các hành vi vi phạm có tính chất phổ biến, nguy hiểm cao cho xã hội để có biện pháp xử lý hình sự thích đáng. Điển hình có thể kể tới các hành vi sử dụng trẻ em dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm; chiếm đoạt, mua bán trái phép mô tạng, các bộ phận cơ thể người,… Bên cạnh đó, Bộ luật Hình sự năm 2015 cũng đã nội luật hóa các quy định về hình sự trong các điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên nhằm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của quốc gia thành viên và tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho việc chủ động và tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm, đặc biệt là các tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia. Việc thông qua Bộ luật Hình sự năm 2015 là phù hợp với giai đoạn phát triển mới của đất nước nhằm phát huy hơn nữa vai trò của Bộ luật Hình sự với tư cách là công cụ pháp lý sắc bén, hữu hiệu trong đấu tranh phòng, chống tội phạm; góp phần bảo vệ chủ quyền, an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ và thúc đẩy nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa phát triển đúng hướng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, tạo môi trường xã hội và môi trường sinh thái an toàn, lành mạnh cho mọi người dân, đồng thời đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của nước ta.
Lê Thị Hồng Xuân
Viện Nhà nước và Pháp luật
Viện Nhà nước và Pháp luật
[1]Khoản 1 Điều 134 quy định thêm “Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” “Lợi dụng chức vụ quyền hạn” “đang chấp hành hình phạt tù” và khoản 7 quy định thêm“Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm”.