Qua nghiên cứu và thực tiễn thực hiện chế định Thừa phát lại, tác giả Lê Xuân Hồng với bài viết “Những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện thí điểm chế định thừa phát lại và hướng giải quyết” đã làm rõ những khó khăn, vướng mắc chung như: Nhận thức của người dân, xã hội và của các cơ quan, cán bộ, công chức đối với chế định này còn hạn chế; Quy định pháp luật điều chỉnh việc thí điểm còn chưa hoàn chỉnh, đồng bộ với các hệ thống pháp luật khác… Ngoài ra, tác giả còn phân tích rõ một số khó khăn, vướng mắc cụ thể trong hoạt động Thừa phát lại về tống đạt văn bản; lập vi bằng; xác minh điều kiện thi hành án và trực tiếp tổ chức thi hành án. Cuối cùng là những giải pháp nhằm giải quyết và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực này như: Tăng cường công tác quán triệt, truyền thông, phổ biến về Thừa phát lại; Quán triệt các bộ, ngành, cơ quan tổ chức cần áp dụng các quy định pháp luật một cách linh hoạt với tinh thần Nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Thừa phát lại;…
Để tìm hiểu thêm về nội dung chi tiết của bài viết, chúng tôi xin trân trọng kính mời quý độc giả đón đọc bài viết này trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số tháng 01 (274) năm 2015.
Minh Minh