Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Luật Trợ giúp pháp lý. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu một số nội dung cơ bản và những điểm mới của các luật, bộ luật[1] này:
1. Luật số 12/2017/QH14 sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13
Thực hiện Nghị quyết số 144/2016/QH13 ngày 29/6/2016 của Quốc hội khóa XIII về việc lùi hiệu lực thi hành của Bộ luật Hình sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 và bổ sung Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2015 vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016, ngày 20/6/2017, tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật số 12/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2015 (Luật số 12/2017/QH14). Luật số 12/2017/QH14 có những điểm mới cơ bản sau:
Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung một số điểu khoản thuộc phần "Những quy định chung" của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 để bảo đảm sự nhất quán trong chính sách xử lý, bảo đảm tính bao quát, toàn diện và phù hợp với thực tiễn, cụ thể:
- Sửa đổi, bổ sung quy định liên quan đến người chưa thành niên phạm tội: (i) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 12 của Bộ luật Hình sự năm 2015 theo hướng kế thừa quan điểm của Bộ luật Hình sự năm 1999 là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng nhưng giới hạn trong 28 tội danh cụ thể được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật; (ii) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 14 của Bộ luật Hình sự năm 2015 theo hướng người đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi chuẩn bị phạm tội đối với 02 tội danh là tội giết người (Điều 123) và tội cướp tài sản (Điều 168).
- Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến pháp nhân thương mại phạm tội: Bổ sung nội dung quy định về phân loại tội phạm, tổng hợp hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội vào một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2015; (ii) Bổ sung quy định tại Điều 76 của Bộ luật Hình sự theo hướng mở rộng phạm vi trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại bao gồm cả đối với 02 tội danh là tội tài trợ khủng bố (Điều 300) và tội rửa tiền (Điều 324).
Thứ hai, sửa đổi, bổ sung một số điều khoản thuộc phần "Các tội phạm" của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13, cụ thể:
- Sửa đổi, bổ sung mức định lượng trong các khung của một số điều luật nhằm bảo đảm sự nối tiếp giữa các mức định lượng trong các khung, tránh chồng chéo, trùng lặp, gây khó khăn cho việc xử lý tội phạm: Luật số 12/2017/QH14 đã điều chỉnh mức định lượng các khoản của một số điều luật của Bộ luật Hình sự năm 2015 liên quan đến mức định lượng về tỷ lệ thương tích, tổn hại cho sức khỏe và các mức định lượng khác thuộc cấu thành một số tội phạm kinh tế, môi trường, ma túy, xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng và một số tội khác. Đặc biệt, Luật đã điều chỉnh mức định lượng về khối lượng, thể tích các chất ma túy tại các khoản của các điều luật để tránh trùng lặp và phù hợp với thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử từ trước đến nay, đáp ứng yêu cầu về đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy.
Đối với các tội danh liên quan đến vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự và vật liệu nổ (Điều 304 và Điều 305 Bộ luật Hình sự), thì Luật sửa đổi các tình tiết định lượng về số lượng vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự hoặc vật liệu nổ quy định tại các điều này theo hướng không liệt kê cụ thể từng loại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự và vật liệu nổ mà kế thừa cách quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 là sử dụng tình tiết định tính “số lượng lớn”, “số lượng lớn” hoặc “số lượng đặc biệt lớn” nhằm bảo đảm bao quát được hết các trường hợp phạm tội và linh hoạt trong xử lý tội phạm.
- Sửa đổi, bổ sung yếu tố cấu thành của một số tội phạm để bảo đảm phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm: (i) Bổ sung hành vi cướng tài sản vào cấu thành tội bạo loạn (Điều 112) để xử lý về tội này nhằm bao quát hành vi phạm tội hoạt động phỉ trước đây theo Bộ luật Hình sự năm 1999; (ii) Bổ sung chất XLR-11 (được tẩm ướp trong cỏ Mỹ) và lá KHAT (có chứa chất ma túy cathinone) vào cấu thành các tội phạm về ma túy, đồng thời bổ sung vào từng điều, khoản, điểm có liên quan quy định mang tính khái quát là “bộ phận của các cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định” để bao quát các trường hợp phạm tội; (iii) Sửa đổi, bổ sung cấu thành giảm nhẹ của một số tội phạm theo hướng giới hạn phạm vi xử lý hình sự đối với trường hợp phạm tội có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả, theo đó, chỉ xử lý hình sự đối với trường hợp phạm tội có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại khoản 3 của điều này (tức là hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng).
- Luật số 12/2017/QH14 đã bỏ tội doanh cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông (Điều 292 Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13), đồng thời bổ sung một tội danh mới, đó là tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp.
Thứ ba, Luật số 12/2017/QH14 có những sửa đổi, bổ sung về kỹ thuật trong một số điều khoản cụ thể của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 liên quan đến các quy định viện dẫn, sử dụng từ ngữ cũng như các sửa đổi khác về kỹ tuật nhằm bảo đảm tính chính xác, logic, rõ ràng, tạo thuận lợi cho việc giải thích và áp dụng thống nhất các quy định của Bộ luật Hình sự trong thực tiễn.
Ngoài ra, ngày 20/6/2017, cùng với việc thông qua Luật số 12/2017/QH14, Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 3 đã thông qua Nghị quyết số 41/2017/QH14 về việc thi hành Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14) và về hiệu lực thi hành của Bộ luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13; Luật Tổ chức các cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/QH13; Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam số 94/2015/QH13, trong đó, xác định rõ những vấn đề:
(i) Nghị quyết tuyên bố kể từ ngày 01/01/2018, Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14); Bộ luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13; Luật Tổ chức các cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/QH13; Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam số 94/2015/QH13 có hiệu lực thi hành.
(ii) Nghị quyết quy định cụ thể việc thi hành Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14) trên cơ sở kế thừa các quy định của Nghị quyết số 109/2015/QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Hình sự và Nghị quyết số 144/2016/QH13 ngày 29/6/2016 của Quốc hội về việc lùi hiệu lực thi hành của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 và các bộ luật, luật có liên quan, đồng thời bổ sung những quy định mới liên quan đến nội dung sửa đổi, bổ sung của Luật số 12/2017/QH14. Cụ thể:
- Nghị quyết quy định cụ thể về việc áp dụng Bộ luật Hình sự, trong đó xác định rõ những trường hợp được và không được áp dụng hồi tố. Đặc biệt, Nghị quyết khẳng định, kể từ ngày Luật số 12/2017/QH14 được công bố, tiếp tục thực hiện các quy định:
+ Không áp dụng hình phạt tử hình khi xét xử người phạm tội mà Bộ luật Hình sự năm 2015 đã bỏ hình phạt tử hình; đối với người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc xét xử. Trường hợp hình phạt tử hình đã tuyên đối với những người này nhưng chưa thi hành án, thì không thi hành nữa và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chuyển hình phạt tử hình thành hình phạt tù chung thân.
+ Đối với người đã bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ nhưng chưa thi hành án mà đã chủ động nộp lại ít nhất ¾ tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn thì cũng không thi hành nữa và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chuyển hình phạt tử hình thành hình phạt tù chung thân.
+ Không xử lý về hình sự đối với người thực hiện hành vi tảo hôn; báo cáo sai trong quản lý kinh tế; vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; sử dụng trái phép quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của tổ chức tín dụng; không chấp hành các quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính; hành vi theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 (được hướng dẫn thi hành trong các văn bản quy phạm pháp luật) là tội phạm nhưng do có sửa đổi, bổ sung, thay đổi các yếu tố cấu thành tội phạm mà hành vi đó không cấu thành tội phạm nữa.
+ Đối với những trường hợp đã áp dụng quy định có lợi của Bộ luật Hình sự năm 2015 theo Nghị quyết số 144/2016/QH13 để khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử mà Luật số 12/2017/QH14 không quy định là tội phạm nữa thì phải đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án (nếu vụ án đã khởi tố, đang điều tra truy tố, xét xử). Nếu người bị kết án đang chấp hành hình phạt hoặc đang được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt thì được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại. Trường hợp người bị kết án chưa chấp hành hình phạt hoặc đang được hoãn chấp hành hình phạt thì được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt.
+ Không xử lý về hình sự đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi về tội phạm không được quy định tại khoản 2 Điều 12 và khoản 3 Điều 14 của Bộ luật Hình sự năm 2015, đối với người thực hiện hành vi chuẩn bị phạm các tội mà không được quy định tại khoản 2 Điều 4 Bộ luật Hình sự năm 2015; nếu vụ án đã khởi tố, đang điều tra, truy tố, xét xử thì phải đình chỉ; trường hợp người đó đã bị kết án và đang chấp hành hình phạt hoặc đang đang được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt thì được miễn chấp hành hình phạt còn lại; trường hợp người bị kết án chưa chấp hành hình phạt hoặc đang được hoãn chấp hành hình phạt thì được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt.
- Nghị quyết giao trách nhiệm cho Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc tổ chức triển khai thi hành Bộ luật Hình sự, đặc biệt là giao nhiệm vụ cụ thể cho Chính phủ và Tòa án nhân dân tối cao trong việc quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Bộ luật Hình sự.
- Nghị quyết có quy định chuyển tiếp về việc áp dụng pháp luật trong thời gian từ khi Nghị quyết có hiệu lực thi hành (ngày 05/7/2017) đến khi Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 có hiệu lực thi hành (ngày 01/01/2018).
2. Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 có 9 chương và 78 điều với những nội dung cơ bản và điểm mới sau:
- Về nguyên tắc bồi thường của Nhà nước: Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 đã bổ sung 01 điều (Điều 4) quy định về nguyên tắc bồi thường của Nhà nước. Luật đã mở rộng nguyên tắc giải quyết bồi thường, cho phép người bị thiệt hại có quyền khởi kiện ngay ra Tòa án khi có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án hình sự, thi hành án dân sự; kết hợp giải quyết yêu cầu bồi thường trong quá trình tố tụng hình sự tại Tòa án đối với yêu cầu bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án hình sự, thi hành án dân sự (khoản 4 Điều 4). Người bị thiệt hại có quyền lựa chọn cơ chế giải quyết bồi thường phù hợp nhưng khi cơ quan giải quyết bồi thường đã thụ lý yêu cầu bồi thường thì người đó không được quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khác giải quyết bồi thường. Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 không quy định kết hợp giải quyết bồi thường trong quá trình giải quyết khiếu nại.
- Quy định cụ thể về văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường: Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 đã bổ sung 05 điều quy định cụ thể về các văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường trong các hoạt động quản lý hành chính (Điều 8), tố tụng hình sự (Điều 9), tố tụng dân sự, tố tụng hành chính (Điều 10), thi hành án hình sự (Điều 11), thi hành án dân sự (Điều 12).
- Về phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước: So với Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 đã bổ sung phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong các lĩnh vực để bảo đảm phù hợp với Hiến pháp năm 2013, các bộ luật, luật hiện hành, cụ thể:
+ Trong hoạt động quản lý hành chính (Điều 17): Bổ sung 02 trường hợp được bồi thường do bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính trái pháp luật; bổ sung 01 trường hợp được bồi thường do bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trái pháp luật “giáo dục tại xã, phường, thị trấn”; bổ sung trường hợp bồi thường do “thực hiện hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của Luật Tiếp cận thông tin về cố ý cung cấp thông tin sai lệch mà không đính chính và không cung cấp lại thông tin”; bổ sung trường hợp được bồi thường do áp dụng trái pháp luật việc hoàn thuế; bổ sung trường hợp được bồi thường do “ra quyết định xử lý kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức từ Tổng cục trưởng và tương đương trở xuống”.
+ Trong hoạt động tố tụng hình sự (Điều 18): Bổ sung trường hợp được bồi thường do người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp; bổ sung trường hợp được bồi thường do pháp nhân thương mại bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án oan.
+ Trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính (Điều 19): Điều 19 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 đã bỏ lỗi cố ý đối với trường hợp ra bản án, quyết định trái pháp luật và tách thành 02 khoản (khoản 5 và khoản 6 Điều 19) quy định cụ thể hơn căn cứ xác định hành vi trái pháp luật của người đã ra bản án, quyết định.
+ Trong hoạt động thi hành án hình sự (Điều 20): Bổ sung 01 trường hợp được bồi thường là “không thực hiện các quyết định được tha tù trước thời hạn có điều kiện của Tòa án đối với người bị kết án phạt tù” (điểm d khoản 3 Điều 20).
+ Trong lĩnh vực thi hành án dân sự: Điều Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 đã bỏ lỗi cố ý đối với trường hợp ra các quyết định về thi hành án và trường hợp tổ chức thi hành án các quyết định về thi hành án.
- Về thiệt hại được bồi thường: Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 đã sửa đổi, bổ sung toàn diện các quy định về thiệt hại được bồi thường, cụ thể: Bổ sung 01 điều về việc xác định thiệt hại (Điều 22), trong đó quy định những nguyên tắc chung trong việc xác định thiệt hại được bồi thường; bổ sung các thiệt hại được bồi thường phát sinh trong thực tế chưa được Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009 quy định; bổ sung một số thiệt hại về tinh thần và tăng mức bồi thường thiệt hại về tinh thần đối với các trường hợp bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự (khoản 3 Điều 27), trường hợp thiệt hại về tinh thần so sức khỏe bị xâm hại; bổ sung 01 điều quy định cụ thể các chi phí khác được bồi thường (Điều 28).
- Về cơ quan giải quyết bồi thường: Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 đã quy định cụ thể hơn về cơ quan giải quyết bồi thường trong các hoạt động quản lý hành chính, tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án hình sự, thi hành án dân sự và xác định cơ quan giải quyết bồi thường trong một số trường hợp cụ thể (Điều 40).
- Về thủ tục giải quyết bồi thường: Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 đã sửa đổi toàn diện các quy định về thủ tục giải quyết bồi thường, cụ thể:
+ Thủ tục giải quyết bồi thường tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại: Bổ sung quy định về việc hoãn, tạm đình chỉ việc giải quyết bồi thường để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại, không làm ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan nhà nước; bổ sung 01 điều mới (Điều 44) quy định về tạm ứng kinh phí bồi thường đối với những thiệt hại có thể tính toán được ngay, không cần xác minh; sửa đổi toàn diện các quy định về thương lượng việc bồi thường (Điều 46) theo hướng quy định cụ thể về thành phần thương lượng, địa điểm thương lượng, nội dung thương lượng, thủ tục thương lượng và kết quả của việc thương lượng.
+ Thủ tục giải quyết bồi thường tại Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự: Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2007 đã sửa đổi toàn diện các quy định về khởi kiện và thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường tại Tòa án, trông đó bổ sung quy định người bị thiệt hại có quyền khởi kiện ngay khi Tòa án yêu cầu bồi thường.
+ Thủ tục giải quyết bồi thường tại Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính: Để phù hợp với nguyên tắc bồi thường, Luật đã bổ sung 01 điều mới quy định về giải quyết yêu cầu bồi thường trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính tại Tòa án (Điều 55) và giao Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành Điều này.
Ngoài ra, Luật còn sửa đổi, bổ sung quy định về phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại; về kinh phí bồi thường và thủ tục chi trả; về trách nhiệm hoàn trả; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong công tác bồi thường nhà nước.
3. Luật Trợ giúp pháp lý
Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 gồm 08 chương, 48 điều với những điểm mới cụ thể như:
- Luật đã có sự phân biệt trợ giúp pháp lý và dịch vụ thiện nguyện của các tổ chức xã hội: Hoạt động trợ giúp pháp lý cần tuân theo các quy định của Luật này về đối tượng trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện, hình thức, lĩnh vực trợ giúp pháp lý… Các tổ chức cá nhân thực hiện trợ giúp pháp lý cần đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện nhằm bảo đảm chất lượng dịch vụ trợ giúp pháp lý. Việc tham gia trợ giúp pháp lý của các tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật được thực hiện thông qua cơ chế ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý và đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý. Việc cung cấp dịch vụ thiện nguyện của xã hội (theo Luật Luật sư, Nghị định số 77/2008/NĐ-CP của Chính phủ về tư vấn pháp luật) không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Trợ giúp pháp lý.
- Mở rộng diện người được trợ giúp pháp lý. So với Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006, diện người được trợ giúp pháp lý đã được mở rộng từ 06 diện người lên 14 diện người.
- Bổ sung nguồn tài chính công cho công tác trợ giúp pháp lý. Luật Trợ giúp pháp lý quy định nguồn tài chính công cho công tác trợ giúp pháp lý bao gồm nguồn ngân sách nhà nước, đóng góp, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước, các nguồn tài trợ khác. Nhà nước bố trí kinh phí trong dự toán ngân sách hằng năm của cơ quan thực hiện quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý. Đồng thời, đối với các tỉnh chưa tự cân đối được ngân sách, Luật quy định ưu tiên bố trí ngân sách từ số bổ sung cân đối ngân sách nhà nước để hỗ trợ thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý phức tạp, điển hình. Đây là điểm mới quan trọng khẳng định trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm cho người thuộc diện được trợ giúp pháp lý được giúp đỡ pháp lý khi họ có các vụ việc trợ giúp pháp lý cụ thể, đồng thời nhằm khắc phục phần nào tình trạng bỏ sót nhu cầu trợ giúp pháp lý của người dân tại địa phương chưa tự cân đối được ngân sách.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ trợ giúp pháp lý: Để thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ trợ giúp pháp lý, Luật Trợ giúp pháp lý quy định chuẩn hóa đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý, quy định tiêu chuẩn đối với tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý.
+ Tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý: Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 quy định các điều kiện cụ thể để tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật tham gia trợ giúp pháp lý. Đặc biệt, để ký hợp đồng với các tổ chức có điều kiện tốt nhất cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý Sở Tư pháp sẽ tổ chức lựa chọn theo một quy trình chặt chẽ phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương. Luật có cơ chế trả thù lao cho các tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý nhằm khuyến khích sự tham gia trợ giúp pháp lý có chất lượng hơn của các tổ chức này.
+ Người thực hiện trợ giúp pháp lý: Luật đã chuẩn hóa, nâng cao tiêu chuẩn trợ giúp viên pháp lý tương đương với luật sư, cụ thể là bổ sung tiêu chuẩn phải trải qua tập sự nghề (trợ giúp pháp lý hoặc luật sư) để trợ giúp viên pháp lý có thời gian tập sự vận dụng kiến thức, kỹ năng.
+ Nâng cao vai trò của Sở Tư pháp trong việc giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý ở địa phương được nâng lên thông qua việc quản lý, đánh giá hoạt động của Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước và nắm yêu cầu trợ giúp pháp lý tại địa phương lựa chọn các tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật có nguyện vọng, có điều kiện tốt nhất, quyết định việc ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý.
+ Tạo thuận lợi hơn cho người được trợ giúp pháp lý: Luật có nhiều quy định mới để tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận và sử dụng dịch vụ như quy định phải công bố danh sách người thực hiện trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý để người dân biết và thực hiện quyền lựa chọn của mình; ngoài hình thức nộp đơn trực tiếp, gửi qua đường bưu điện, người dân có thể nộp đơn yêu cầu qua hình thức điện tử, fax; việc yêu cầu trợ giúp pháp lý có thể do các tổ chức, cá nhân khác thực hiện; thụ lý giải quyết ngay khi người yêu cầu chưa thể cung cấp hồ sơ theo quy định nhưng cần thực hiện trợ giúp pháp lý ngay (vụ việc sắp hết thời hiệu, sắp đến ngày xét xử).
+ Để tăng cường trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức đối với hoạt động trợ giúp pháp lý, Luật đã bổ sung một số quy định cụ thể như: Quy định rõ trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng phối hợp tạo điều kiện cho người được trợ giúp pháp lý được hưởng quyền trợ giúp pháp lý, tạo điều kiện cho người thực hiện trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật, đồng thời quy định thời hạn cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thông báo cho Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tại địa phương về yêu cầu trợ giúp pháp lý của bị can, bị cáo, người bị hại là người được trợ giúp pháp lý. Đây là nội dung quan trọng trong bối cảnh Bộ luật Tố tụng hình sự quy định việc chỉ định người bào chữa mở rộng cho bị can, bị cáo về tội có khung hình phạt là 20 năm tù thì số lượng vụ việc được giới thiệu từ cơ quan tiến hành tố tụng sang Trung tâm Trợ giúp pháp lý sẽ tăng lên.
+ Sắp xếp tinh gọn các Chi nhánh của Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.
1. Luật số 12/2017/QH14 sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13
Thực hiện Nghị quyết số 144/2016/QH13 ngày 29/6/2016 của Quốc hội khóa XIII về việc lùi hiệu lực thi hành của Bộ luật Hình sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 và bổ sung Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2015 vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016, ngày 20/6/2017, tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật số 12/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2015 (Luật số 12/2017/QH14). Luật số 12/2017/QH14 có những điểm mới cơ bản sau:
Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung một số điểu khoản thuộc phần "Những quy định chung" của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 để bảo đảm sự nhất quán trong chính sách xử lý, bảo đảm tính bao quát, toàn diện và phù hợp với thực tiễn, cụ thể:
- Sửa đổi, bổ sung quy định liên quan đến người chưa thành niên phạm tội: (i) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 12 của Bộ luật Hình sự năm 2015 theo hướng kế thừa quan điểm của Bộ luật Hình sự năm 1999 là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng nhưng giới hạn trong 28 tội danh cụ thể được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật; (ii) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 14 của Bộ luật Hình sự năm 2015 theo hướng người đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi chuẩn bị phạm tội đối với 02 tội danh là tội giết người (Điều 123) và tội cướp tài sản (Điều 168).
- Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến pháp nhân thương mại phạm tội: Bổ sung nội dung quy định về phân loại tội phạm, tổng hợp hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội vào một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2015; (ii) Bổ sung quy định tại Điều 76 của Bộ luật Hình sự theo hướng mở rộng phạm vi trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại bao gồm cả đối với 02 tội danh là tội tài trợ khủng bố (Điều 300) và tội rửa tiền (Điều 324).
Thứ hai, sửa đổi, bổ sung một số điều khoản thuộc phần "Các tội phạm" của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13, cụ thể:
- Sửa đổi, bổ sung mức định lượng trong các khung của một số điều luật nhằm bảo đảm sự nối tiếp giữa các mức định lượng trong các khung, tránh chồng chéo, trùng lặp, gây khó khăn cho việc xử lý tội phạm: Luật số 12/2017/QH14 đã điều chỉnh mức định lượng các khoản của một số điều luật của Bộ luật Hình sự năm 2015 liên quan đến mức định lượng về tỷ lệ thương tích, tổn hại cho sức khỏe và các mức định lượng khác thuộc cấu thành một số tội phạm kinh tế, môi trường, ma túy, xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng và một số tội khác. Đặc biệt, Luật đã điều chỉnh mức định lượng về khối lượng, thể tích các chất ma túy tại các khoản của các điều luật để tránh trùng lặp và phù hợp với thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử từ trước đến nay, đáp ứng yêu cầu về đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy.
Đối với các tội danh liên quan đến vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự và vật liệu nổ (Điều 304 và Điều 305 Bộ luật Hình sự), thì Luật sửa đổi các tình tiết định lượng về số lượng vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự hoặc vật liệu nổ quy định tại các điều này theo hướng không liệt kê cụ thể từng loại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự và vật liệu nổ mà kế thừa cách quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 là sử dụng tình tiết định tính “số lượng lớn”, “số lượng lớn” hoặc “số lượng đặc biệt lớn” nhằm bảo đảm bao quát được hết các trường hợp phạm tội và linh hoạt trong xử lý tội phạm.
- Sửa đổi, bổ sung yếu tố cấu thành của một số tội phạm để bảo đảm phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm: (i) Bổ sung hành vi cướng tài sản vào cấu thành tội bạo loạn (Điều 112) để xử lý về tội này nhằm bao quát hành vi phạm tội hoạt động phỉ trước đây theo Bộ luật Hình sự năm 1999; (ii) Bổ sung chất XLR-11 (được tẩm ướp trong cỏ Mỹ) và lá KHAT (có chứa chất ma túy cathinone) vào cấu thành các tội phạm về ma túy, đồng thời bổ sung vào từng điều, khoản, điểm có liên quan quy định mang tính khái quát là “bộ phận của các cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định” để bao quát các trường hợp phạm tội; (iii) Sửa đổi, bổ sung cấu thành giảm nhẹ của một số tội phạm theo hướng giới hạn phạm vi xử lý hình sự đối với trường hợp phạm tội có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả, theo đó, chỉ xử lý hình sự đối với trường hợp phạm tội có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại khoản 3 của điều này (tức là hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng).
- Luật số 12/2017/QH14 đã bỏ tội doanh cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông (Điều 292 Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13), đồng thời bổ sung một tội danh mới, đó là tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp.
Thứ ba, Luật số 12/2017/QH14 có những sửa đổi, bổ sung về kỹ thuật trong một số điều khoản cụ thể của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 liên quan đến các quy định viện dẫn, sử dụng từ ngữ cũng như các sửa đổi khác về kỹ tuật nhằm bảo đảm tính chính xác, logic, rõ ràng, tạo thuận lợi cho việc giải thích và áp dụng thống nhất các quy định của Bộ luật Hình sự trong thực tiễn.
Ngoài ra, ngày 20/6/2017, cùng với việc thông qua Luật số 12/2017/QH14, Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 3 đã thông qua Nghị quyết số 41/2017/QH14 về việc thi hành Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14) và về hiệu lực thi hành của Bộ luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13; Luật Tổ chức các cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/QH13; Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam số 94/2015/QH13, trong đó, xác định rõ những vấn đề:
(i) Nghị quyết tuyên bố kể từ ngày 01/01/2018, Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14); Bộ luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13; Luật Tổ chức các cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/QH13; Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam số 94/2015/QH13 có hiệu lực thi hành.
(ii) Nghị quyết quy định cụ thể việc thi hành Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14) trên cơ sở kế thừa các quy định của Nghị quyết số 109/2015/QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Hình sự và Nghị quyết số 144/2016/QH13 ngày 29/6/2016 của Quốc hội về việc lùi hiệu lực thi hành của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 và các bộ luật, luật có liên quan, đồng thời bổ sung những quy định mới liên quan đến nội dung sửa đổi, bổ sung của Luật số 12/2017/QH14. Cụ thể:
- Nghị quyết quy định cụ thể về việc áp dụng Bộ luật Hình sự, trong đó xác định rõ những trường hợp được và không được áp dụng hồi tố. Đặc biệt, Nghị quyết khẳng định, kể từ ngày Luật số 12/2017/QH14 được công bố, tiếp tục thực hiện các quy định:
+ Không áp dụng hình phạt tử hình khi xét xử người phạm tội mà Bộ luật Hình sự năm 2015 đã bỏ hình phạt tử hình; đối với người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc xét xử. Trường hợp hình phạt tử hình đã tuyên đối với những người này nhưng chưa thi hành án, thì không thi hành nữa và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chuyển hình phạt tử hình thành hình phạt tù chung thân.
+ Đối với người đã bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ nhưng chưa thi hành án mà đã chủ động nộp lại ít nhất ¾ tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn thì cũng không thi hành nữa và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chuyển hình phạt tử hình thành hình phạt tù chung thân.
+ Không xử lý về hình sự đối với người thực hiện hành vi tảo hôn; báo cáo sai trong quản lý kinh tế; vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; sử dụng trái phép quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của tổ chức tín dụng; không chấp hành các quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính; hành vi theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 (được hướng dẫn thi hành trong các văn bản quy phạm pháp luật) là tội phạm nhưng do có sửa đổi, bổ sung, thay đổi các yếu tố cấu thành tội phạm mà hành vi đó không cấu thành tội phạm nữa.
+ Đối với những trường hợp đã áp dụng quy định có lợi của Bộ luật Hình sự năm 2015 theo Nghị quyết số 144/2016/QH13 để khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử mà Luật số 12/2017/QH14 không quy định là tội phạm nữa thì phải đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án (nếu vụ án đã khởi tố, đang điều tra truy tố, xét xử). Nếu người bị kết án đang chấp hành hình phạt hoặc đang được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt thì được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại. Trường hợp người bị kết án chưa chấp hành hình phạt hoặc đang được hoãn chấp hành hình phạt thì được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt.
+ Không xử lý về hình sự đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi về tội phạm không được quy định tại khoản 2 Điều 12 và khoản 3 Điều 14 của Bộ luật Hình sự năm 2015, đối với người thực hiện hành vi chuẩn bị phạm các tội mà không được quy định tại khoản 2 Điều 4 Bộ luật Hình sự năm 2015; nếu vụ án đã khởi tố, đang điều tra, truy tố, xét xử thì phải đình chỉ; trường hợp người đó đã bị kết án và đang chấp hành hình phạt hoặc đang đang được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt thì được miễn chấp hành hình phạt còn lại; trường hợp người bị kết án chưa chấp hành hình phạt hoặc đang được hoãn chấp hành hình phạt thì được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt.
- Nghị quyết giao trách nhiệm cho Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc tổ chức triển khai thi hành Bộ luật Hình sự, đặc biệt là giao nhiệm vụ cụ thể cho Chính phủ và Tòa án nhân dân tối cao trong việc quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Bộ luật Hình sự.
- Nghị quyết có quy định chuyển tiếp về việc áp dụng pháp luật trong thời gian từ khi Nghị quyết có hiệu lực thi hành (ngày 05/7/2017) đến khi Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 có hiệu lực thi hành (ngày 01/01/2018).
2. Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 có 9 chương và 78 điều với những nội dung cơ bản và điểm mới sau:
- Về nguyên tắc bồi thường của Nhà nước: Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 đã bổ sung 01 điều (Điều 4) quy định về nguyên tắc bồi thường của Nhà nước. Luật đã mở rộng nguyên tắc giải quyết bồi thường, cho phép người bị thiệt hại có quyền khởi kiện ngay ra Tòa án khi có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án hình sự, thi hành án dân sự; kết hợp giải quyết yêu cầu bồi thường trong quá trình tố tụng hình sự tại Tòa án đối với yêu cầu bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án hình sự, thi hành án dân sự (khoản 4 Điều 4). Người bị thiệt hại có quyền lựa chọn cơ chế giải quyết bồi thường phù hợp nhưng khi cơ quan giải quyết bồi thường đã thụ lý yêu cầu bồi thường thì người đó không được quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khác giải quyết bồi thường. Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 không quy định kết hợp giải quyết bồi thường trong quá trình giải quyết khiếu nại.
- Quy định cụ thể về văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường: Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 đã bổ sung 05 điều quy định cụ thể về các văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường trong các hoạt động quản lý hành chính (Điều 8), tố tụng hình sự (Điều 9), tố tụng dân sự, tố tụng hành chính (Điều 10), thi hành án hình sự (Điều 11), thi hành án dân sự (Điều 12).
- Về phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước: So với Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 đã bổ sung phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong các lĩnh vực để bảo đảm phù hợp với Hiến pháp năm 2013, các bộ luật, luật hiện hành, cụ thể:
+ Trong hoạt động quản lý hành chính (Điều 17): Bổ sung 02 trường hợp được bồi thường do bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính trái pháp luật; bổ sung 01 trường hợp được bồi thường do bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trái pháp luật “giáo dục tại xã, phường, thị trấn”; bổ sung trường hợp bồi thường do “thực hiện hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của Luật Tiếp cận thông tin về cố ý cung cấp thông tin sai lệch mà không đính chính và không cung cấp lại thông tin”; bổ sung trường hợp được bồi thường do áp dụng trái pháp luật việc hoàn thuế; bổ sung trường hợp được bồi thường do “ra quyết định xử lý kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức từ Tổng cục trưởng và tương đương trở xuống”.
+ Trong hoạt động tố tụng hình sự (Điều 18): Bổ sung trường hợp được bồi thường do người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp; bổ sung trường hợp được bồi thường do pháp nhân thương mại bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án oan.
+ Trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính (Điều 19): Điều 19 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 đã bỏ lỗi cố ý đối với trường hợp ra bản án, quyết định trái pháp luật và tách thành 02 khoản (khoản 5 và khoản 6 Điều 19) quy định cụ thể hơn căn cứ xác định hành vi trái pháp luật của người đã ra bản án, quyết định.
+ Trong hoạt động thi hành án hình sự (Điều 20): Bổ sung 01 trường hợp được bồi thường là “không thực hiện các quyết định được tha tù trước thời hạn có điều kiện của Tòa án đối với người bị kết án phạt tù” (điểm d khoản 3 Điều 20).
+ Trong lĩnh vực thi hành án dân sự: Điều Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 đã bỏ lỗi cố ý đối với trường hợp ra các quyết định về thi hành án và trường hợp tổ chức thi hành án các quyết định về thi hành án.
- Về thiệt hại được bồi thường: Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 đã sửa đổi, bổ sung toàn diện các quy định về thiệt hại được bồi thường, cụ thể: Bổ sung 01 điều về việc xác định thiệt hại (Điều 22), trong đó quy định những nguyên tắc chung trong việc xác định thiệt hại được bồi thường; bổ sung các thiệt hại được bồi thường phát sinh trong thực tế chưa được Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009 quy định; bổ sung một số thiệt hại về tinh thần và tăng mức bồi thường thiệt hại về tinh thần đối với các trường hợp bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự (khoản 3 Điều 27), trường hợp thiệt hại về tinh thần so sức khỏe bị xâm hại; bổ sung 01 điều quy định cụ thể các chi phí khác được bồi thường (Điều 28).
- Về cơ quan giải quyết bồi thường: Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 đã quy định cụ thể hơn về cơ quan giải quyết bồi thường trong các hoạt động quản lý hành chính, tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án hình sự, thi hành án dân sự và xác định cơ quan giải quyết bồi thường trong một số trường hợp cụ thể (Điều 40).
- Về thủ tục giải quyết bồi thường: Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 đã sửa đổi toàn diện các quy định về thủ tục giải quyết bồi thường, cụ thể:
+ Thủ tục giải quyết bồi thường tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại: Bổ sung quy định về việc hoãn, tạm đình chỉ việc giải quyết bồi thường để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại, không làm ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan nhà nước; bổ sung 01 điều mới (Điều 44) quy định về tạm ứng kinh phí bồi thường đối với những thiệt hại có thể tính toán được ngay, không cần xác minh; sửa đổi toàn diện các quy định về thương lượng việc bồi thường (Điều 46) theo hướng quy định cụ thể về thành phần thương lượng, địa điểm thương lượng, nội dung thương lượng, thủ tục thương lượng và kết quả của việc thương lượng.
+ Thủ tục giải quyết bồi thường tại Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự: Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2007 đã sửa đổi toàn diện các quy định về khởi kiện và thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường tại Tòa án, trông đó bổ sung quy định người bị thiệt hại có quyền khởi kiện ngay khi Tòa án yêu cầu bồi thường.
+ Thủ tục giải quyết bồi thường tại Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính: Để phù hợp với nguyên tắc bồi thường, Luật đã bổ sung 01 điều mới quy định về giải quyết yêu cầu bồi thường trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính tại Tòa án (Điều 55) và giao Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành Điều này.
Ngoài ra, Luật còn sửa đổi, bổ sung quy định về phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại; về kinh phí bồi thường và thủ tục chi trả; về trách nhiệm hoàn trả; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong công tác bồi thường nhà nước.
3. Luật Trợ giúp pháp lý
Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 gồm 08 chương, 48 điều với những điểm mới cụ thể như:
- Luật đã có sự phân biệt trợ giúp pháp lý và dịch vụ thiện nguyện của các tổ chức xã hội: Hoạt động trợ giúp pháp lý cần tuân theo các quy định của Luật này về đối tượng trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện, hình thức, lĩnh vực trợ giúp pháp lý… Các tổ chức cá nhân thực hiện trợ giúp pháp lý cần đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện nhằm bảo đảm chất lượng dịch vụ trợ giúp pháp lý. Việc tham gia trợ giúp pháp lý của các tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật được thực hiện thông qua cơ chế ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý và đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý. Việc cung cấp dịch vụ thiện nguyện của xã hội (theo Luật Luật sư, Nghị định số 77/2008/NĐ-CP của Chính phủ về tư vấn pháp luật) không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Trợ giúp pháp lý.
- Mở rộng diện người được trợ giúp pháp lý. So với Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006, diện người được trợ giúp pháp lý đã được mở rộng từ 06 diện người lên 14 diện người.
- Bổ sung nguồn tài chính công cho công tác trợ giúp pháp lý. Luật Trợ giúp pháp lý quy định nguồn tài chính công cho công tác trợ giúp pháp lý bao gồm nguồn ngân sách nhà nước, đóng góp, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước, các nguồn tài trợ khác. Nhà nước bố trí kinh phí trong dự toán ngân sách hằng năm của cơ quan thực hiện quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý. Đồng thời, đối với các tỉnh chưa tự cân đối được ngân sách, Luật quy định ưu tiên bố trí ngân sách từ số bổ sung cân đối ngân sách nhà nước để hỗ trợ thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý phức tạp, điển hình. Đây là điểm mới quan trọng khẳng định trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm cho người thuộc diện được trợ giúp pháp lý được giúp đỡ pháp lý khi họ có các vụ việc trợ giúp pháp lý cụ thể, đồng thời nhằm khắc phục phần nào tình trạng bỏ sót nhu cầu trợ giúp pháp lý của người dân tại địa phương chưa tự cân đối được ngân sách.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ trợ giúp pháp lý: Để thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ trợ giúp pháp lý, Luật Trợ giúp pháp lý quy định chuẩn hóa đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý, quy định tiêu chuẩn đối với tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý.
+ Tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý: Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 quy định các điều kiện cụ thể để tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật tham gia trợ giúp pháp lý. Đặc biệt, để ký hợp đồng với các tổ chức có điều kiện tốt nhất cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý Sở Tư pháp sẽ tổ chức lựa chọn theo một quy trình chặt chẽ phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương. Luật có cơ chế trả thù lao cho các tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý nhằm khuyến khích sự tham gia trợ giúp pháp lý có chất lượng hơn của các tổ chức này.
+ Người thực hiện trợ giúp pháp lý: Luật đã chuẩn hóa, nâng cao tiêu chuẩn trợ giúp viên pháp lý tương đương với luật sư, cụ thể là bổ sung tiêu chuẩn phải trải qua tập sự nghề (trợ giúp pháp lý hoặc luật sư) để trợ giúp viên pháp lý có thời gian tập sự vận dụng kiến thức, kỹ năng.
+ Nâng cao vai trò của Sở Tư pháp trong việc giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý ở địa phương được nâng lên thông qua việc quản lý, đánh giá hoạt động của Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước và nắm yêu cầu trợ giúp pháp lý tại địa phương lựa chọn các tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật có nguyện vọng, có điều kiện tốt nhất, quyết định việc ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý.
+ Tạo thuận lợi hơn cho người được trợ giúp pháp lý: Luật có nhiều quy định mới để tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận và sử dụng dịch vụ như quy định phải công bố danh sách người thực hiện trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý để người dân biết và thực hiện quyền lựa chọn của mình; ngoài hình thức nộp đơn trực tiếp, gửi qua đường bưu điện, người dân có thể nộp đơn yêu cầu qua hình thức điện tử, fax; việc yêu cầu trợ giúp pháp lý có thể do các tổ chức, cá nhân khác thực hiện; thụ lý giải quyết ngay khi người yêu cầu chưa thể cung cấp hồ sơ theo quy định nhưng cần thực hiện trợ giúp pháp lý ngay (vụ việc sắp hết thời hiệu, sắp đến ngày xét xử).
+ Để tăng cường trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức đối với hoạt động trợ giúp pháp lý, Luật đã bổ sung một số quy định cụ thể như: Quy định rõ trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng phối hợp tạo điều kiện cho người được trợ giúp pháp lý được hưởng quyền trợ giúp pháp lý, tạo điều kiện cho người thực hiện trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật, đồng thời quy định thời hạn cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thông báo cho Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tại địa phương về yêu cầu trợ giúp pháp lý của bị can, bị cáo, người bị hại là người được trợ giúp pháp lý. Đây là nội dung quan trọng trong bối cảnh Bộ luật Tố tụng hình sự quy định việc chỉ định người bào chữa mở rộng cho bị can, bị cáo về tội có khung hình phạt là 20 năm tù thì số lượng vụ việc được giới thiệu từ cơ quan tiến hành tố tụng sang Trung tâm Trợ giúp pháp lý sẽ tăng lên.
+ Sắp xếp tinh gọn các Chi nhánh của Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.
Bùi Huyền
[1] Tổng hợp từ Tài liệu họp báo công bố các luật được thông qua tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV, ngày 12/7/2017.