Chế định bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được quy định từ Điều 292 đến Điều 350 Bộ luật Dân sự năm 2015 có nhiều điểm được sửa đổi, bổ sung so với Bộ luật Dân sự năm 2005. Theo đó, Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định đầy đủ, rõ ràng và hợp lý hơn về những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Trong đó, quy định bổ sung hai biện pháp bảo đảm là bảo lưu quyền sở hữu và cầm giữ tài sản, về hiệu lực đối kháng với người thứ ba, quy định cụ thể hơn về xử lý tài sản bảo đảm, nhất là quy định về xử lý trong trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất hoặc thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất (Điều 325, Điều 326). Những sửa đổi, bổ sung của Bộ luật Dân sự năm 2015 về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có ý nghĩa quan trọng, tạo thuận lợi hơn cho Tòa án trong quá trình giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, qua rà soát, tổng hợp thông tin từ thực tiễn giải quyết tranh chấp liên quan đến bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cho thấy vẫn có nhiều vướng mắc, bất cập.
Để tìm hiểu thêm về nội dung trên, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật kính mời quý độc giả đón đọc bài viết “Những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn xét xử về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ” của tác giả Phan Thị Thu Hà được đăng tải trong số chuyên đề 200 trang về “Xây dựng Nghị định của Chính phủ về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ” năm 2020. Trong phạm vi bài viết này, tác giả chỉ đưa ra những vướng mắc cơ bản cần được quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành để bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật.
Để tìm hiểu thêm về nội dung trên, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật kính mời quý độc giả đón đọc bài viết “Những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn xét xử về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ” của tác giả Phan Thị Thu Hà được đăng tải trong số chuyên đề 200 trang về “Xây dựng Nghị định của Chính phủ về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ” năm 2020. Trong phạm vi bài viết này, tác giả chỉ đưa ra những vướng mắc cơ bản cần được quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành để bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật.