Bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự (THADS) được coi là giai đoạn cuối cùng của hoạt động THADS “mang tính chất quyết định” để tổ chức thi hành những bản án, quyết định về tiền, tài sản đã có hiệu lực pháp luật. Khi người phải thi hành án có điều kiện thi hành án (có tài sản) nhưng không tự nguyện thi hành, cơ quan thi hành án phải kê biên, định giá và xử lý tài sản của người phải thi hành án bằng việc đấu giá tài sản. Thực tế cho thấy, số vụ việc đã kê biên nhưng đấu giá nhiều lần không thành trong thời gian qua tiếp tục tăng cao , điều này được lý giải là do nguyên nhân khách quan, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, thị trường bất động sản trầm lắng. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có những nguyên nhân chủ quan đòi hỏi Đảng, Nhà nước cần có những biện pháp cụ thể để tháo gỡ.
1. Một số yếu tố chủ quan tác động đến hoạt động bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự ở Việt Nam
1.1. Đường lối, chính sách của Đảng
Xuất phát từ yêu cầu bảo đảm thi hành các bản án, quyết định, tăng cường pháp chế nên trong Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về “Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” đã đặt ra: “Tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác THADS, nâng cao hiệu quả công tác thi hành án, giải quyết căn bản tình trạng án tồn đọng”. Thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đã liên tục hoàn thiện pháp luật về THADS nói chung và các quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản THADS nói riêng. Luật Thi hành án dân sự năm 2008 đã được sửa đổi, bổ sung bằng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự năm 2014 và hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành kịp thời được ban hành để điều chỉnh trong hoạt động THADS, đặc biệt là các quy phạm pháp luật điều chỉnh trong lĩnh vực bán đấu giá tài sản THADS. Tuy nhiên, nếu trong Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã đặt ra vấn đề: “Xây dựng Bộ luật Thi hành án điều chỉnh tất cả các lĩnh vực thi hành án… Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bổ trợ tư pháp… theo hướng đáp ứng ngày càng đầy đủ, thuận lợi các nhu cầu đa dạng về hỗ trợ pháp lý của nhân dân…”, thì đến nay việc xây dựng Bộ luật Thi hành án điều chỉnh các lĩnh vực về thi hành án đã chưa được thực hiện, Luật Đấu giá tài sản sẽ được thông qua trong kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XIV năm nay. Vấn đề đặt ra là, nếu chúng ta không xây dựng Bộ luật Thi hành án chung cho các lĩnh vực thi hành án (THADS và thi hành án hình sự) thì vẫn cần thiết phải xây dựng bộ luật về THADS. Trong khi hoạt động THADS là một hoạt động quan trọng để bảo đảm thi hành pháp luật, tăng cường pháp chế thì chỉ được điều chỉnh bằng Luật Thi hành án dân sự bên cạnh các bộ luật: Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự... Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả, vị trí, vai trò của hoạt động THADS trong xã hội. Trong thời gian qua, nhiều bản án, quyết định không thi hành được trên thực tế hoặc thi hành trong thời gian quá dài đã làm giảm lòng tin trong nhân dân đối với pháp luật của Nhà nước, tác động tiêu cực đến chính trị, kinh tế, trật tự xã hội trong bối cảnh chúng ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, hội nhập kinh tế, quốc tế. Bên cạnh đó, nếu như trước đây có quan điểm cho rằng “hoạt động THADS được coi như là giai đoạn cuối cùng của tố tụng dân sự ”[1] và được quy định tại Chương XXX, Chương XXXI của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2005 thì quan điểm “hoạt động THADS là hoạt động hành chính - tư pháp. THADS có tính chấp hành vì được tiến hành trong khuôn khổ pháp luật nhằm thực hiện các bản án và quyết định của Tòa án”[2] lại nhận được nhiều ý kiến đồng thuận. Đặc biệt, trên thực tế, hoạt động THADS không còn được điều chỉnh tại Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Điều này khẳng định hoạt động THADS là một hoạt động hành chính - tư pháp độc lập và tiếp nối để thi hành bản án, quyết định của các cơ quan xét xử hiện nay.
1.2. Hệ thống pháp luật của Nhà nước điều chỉnh hoạt động về bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự
Để hoạt động bán đấu giá tài sản THADS ở Việt Nam hoạt động thực sự có hiệu quả cần hệ thống pháp luật điều chỉnh thống nhất, đồng bộ trong lĩnh vực này là yếu tố rất quan trọng. Trong Đề án “Phát triển và tăng cường năng lực đội ngũ đấu giá viên giai đoạn 2013 - 2015, định hướng đến năm 2020” ban hành kèm theo Quyết định số 1076/QĐ-BTP ngày 10/5/2013 của Bộ Tư Pháp đã kết luận: Hoạt động bán đấu giá tài sản vẫn còn có một số tồn tại, hạn chế, chưa theo kịp với nhu cầu và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước… mà nguyên nhân chủ yếu là do hệ thống pháp luật về bán đấu giá tài sản chưa đồng bộ, việc tổ chức triển khai các văn bản đã ban hành chưa đồng bộ, chưa hiệu quả dẫn đến hạn chế thị trường dịch vụ đấu giá. Xuất phát từ thực trạng này mà dự kiến trong kỳ họp thứ 2 Quốc Hội khoá XIV sẽ thông qua Luật Đấu giá tài sản. Hiện tại, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự năm 2014 có rất nhiều quy định sửa đổi để điều chỉnh trong hoạt động bán đấu giá tài sản, nhưng trong bối cảnh hiện tại chưa thể triển khai được đồng bộ vì nhiều quy định còn mâu thuẫn, chồng chéo với Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản. Để hoạt động bán đấu giá tài sản THADS ở Việt Nam được triển khai có hiệu quả trong thời gian tới đòi hòi sự thống nhất giữa Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) với Luật Đấu giá tài sản (dự kiến sắp tới được thông qua). Đặc biệt, còn khá nhiều quy định trong Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) liên quan đến quy trình về bán đấu giá tài sản đã lạc hậu cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung phù hợp với Luật Đấu giá tài sản sẽ được ban hành để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động bán đấu giá tài sản trong thời gian tới. Bên cạnh đó, các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động bán đấu giá tài sản như xử phạt hành chính, xử lý hình sự... cũng cần tiếp tục được hoàn thiện.
1.3. Chất lượng xét xử trong giai đoạn xét xử
Việc bán đấu giá tài sản THADS có căn nguyên từ việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án, trọng tài, hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh. Trên thực tế, hệ thống cơ quan THADS chủ yếu thi hành những bản án, quyết định của Tòa án. Việc các bản án đã có hiệu lực pháp luật được đưa ra thi hành nhưng bị kháng nghị đã làm gián đoạn quá trình THADS nói chung và hoạt động bán đấu giá tài sản THADS nói riêng. Khi có kháng nghị của hai cơ quan là Tòa án và Viện kiểm sát thì cơ quan thi hành án dù đang tiến hành tổ chức thi hành án ở bất kỳ giai đoạn nào, kể cả khi đang kê biên, định giá để thực hiện việc đấu giá tài sản THADS đều phải dừng lại. Thực tiễn cho thấy, số lượng các vụ việc mà Tòa án phải giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm còn tương đối nhiều và số vụ việc phải thực hiện kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, bị hủy, sửa do lỗi chủ quan của Tòa án cũng không nhỏ[3]. Bên cạnh việc kháng nghị của Tòa án, còn có kháng nghị của Viện kiểm sát và theo báo cáo công tác Ngành Kiểm sát, thì việc kháng nghị của Viện kiểm sát trong thời gian qua cũng không phải là ít[4]. Căn cứ vào các điều 48, 49, 50 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) thì cơ quan thi hành án phải ra quyết định hoãn thi hành án, tạm đình chỉ thi hành án, đình chỉ thi hành án khi có kháng nghị của cả hai chủ thể có thẩm quyền trong năm 2015 lên tới con số trên 900 vụ việc. Nhiều tài sản đã được đưa ra bán đấu giá, khách hàng đã đăng ký tham gia đấu giá nhưng vì có kháng nghị của người có thẩm quyền nên cuộc bán đấu giá đã không được tổ chức, ảnh hưởng đến tâm lý của khách hàng. Việc phải kháng nghị “quá nhiều” của các chủ thể có thẩm quyền làm cho tâm lý của người dân không thực sự tin vào hiệu lực pháp luật của bản án phúc thẩm mà vẫn còn mong đợi công lý ở “một cấp xét xử thứ ba” và điều đó cũng nói lên chất lượng xét xử của Ngành Tòa án chưa cao.
1.4. Quy trình xử lý tài sản thi hành án dân sự để bán đấu giá tài sản trong giai đoạn thi hành án
Quy trình xử lý tài sản THADS bằng bán đấu giá ở Việt Nam hiện nay còn rườm rà, chưa chặt chẽ và chưa bảo đảm yếu tố hiệu quả khi đưa tài sản ra bán đấu giá trong nền kinh tế thị trường. Căn cứ vào quy định hiện hành thì để đi đến xử lý tài sản THADS bằng việc kê biên, định giá để đấu giá là một chặng đường dài đầy gian nan và nhiều bất cập.
Một là, Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) không có quy định cụ thể về thời gian nào phải ra quyết định cưỡng chế kê biên tài sản, trừ trường hợp chấp hành viên đã áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án trước đó.
Khi người phải thi hành án có tài sản (có điều kiện thi hành án) nhưng không tự nguyện thi hành án thì sẽ bị áp dụng biện pháp cưỡng chế khi hết thời gian tự nguyện thi hành án[5]. Tuy nhiên, trên thực tế, thời điểm nào ra quyết định cưỡng chế thi hành án thì Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) còn đang bỏ ngỏ mà không có một thời hạn cụ thể là bao nhiêu lâu, 05 ngày hay 10 ngày? Việc ra quyết định cưỡng chế vào thời điểm nào là hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của chấp hành viên phụ trách vụ việc.
Hai là, Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) cũng không có quy định về thời gian chuẩn bị tổ chức cưỡng chế kê biên là bao nhiêu lâu, chậm nhất là bao nhiêu lâu?
Sau khi có quyết định kê biên tài sản, chấp hành viên phải tiến hành chuẩn bị tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế bằng việc kê biên thực tế có biên bản cưỡng chế kê biên kèm theo. Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) cũng không có quy định cụ thể là chấp hành viên được quyền chuẩn bị tổ chức cưỡng chế trong thời gian là bao nhiêu lâu, 01 tháng, 02 tháng, 04 tháng hay 06 tháng?
Ba là, thực tiễn cho thấy, các đương sự khi bị cưỡng chế về tài sản rất khó tìm được tiếng nói chung để đi đến thỏa thuận. Người phải thi hành án thường bất hợp tác, chây ỳ, người được thi hành án thì muốn bán nhanh, bán rẻ tài sản để thu hồi nợ sớm. Vì vậy, thực tế các bên khó có thể đi đến những thỏa thuận sau khi đã cưỡng chế kê biên để xử lý tài sản kê biên bằng đấu giá tài sản. Bên cạnh đó, chỉ cần một lá đơn của người được thi hành án về việc không muốn thỏa thuận về giá khởi điểm, tổ chức thẩm định giá, tổ chức bán đấu giá, mức giảm giá... theo sự “hướng dẫn” của chấp hành viên thì việc chọn tổ chức thẩm định giá nào, tổ chức bán đấu giá nào, giảm giá bao nhiêu % trong 10% là hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của chấp hành viên.
Bốn là, thời hạn thực hiện hợp đồng bán đấu giá tài sản quy định của pháp luật hiện hành còn chưa xử lý triệt để được những vấn đề phát sinh trên thực tiễn.
Theo quy định tại Điều 101 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) thì thời hạn bán đấu giá tài sản đối với động sản là 30 ngày, đối với bất động sản là 45 ngày. Tuy nhiên, trên thực tế xảy ra trường hợp cơ quan thi hành án phải tạm dừng thực hiện hợp đồng bán đấu giá tài sản thi hành án khi có kháng nghị của Tòa án, Viện kiểm sát hoặc tạm dừng để giải quyết khiếu nại thì việc tạm dừng phải xử lý như thế nào? Khi các khách hàng đã thực hiện việc đăng ký mua tài sản theo đúng quy định nhưng do có công văn hoãn thi hành án 03 tháng của người có thẩm quyền kháng nghị hoặc cần dừng thi hành án để giải quyết khiếu nại từ 01 đến 02 tháng thì tổ chức bán đấu giá có được bảo lưu kết quả cho những người đã đăng ký tham gia đấu giá tài sản không? Nếu bảo lưu kết quả đăng ký tham gia đấu giá cho những người mua tài sản thì tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp sẽ vi phạm thời hạn bán đấu giá theo quy định. Còn nếu tổ chức bán đấu giá cần phải thanh lý hợp đồng, chờ hết thời gian hoãn thi hành án hoặc tạm dừng việc thi hành án sau đó ký kết hợp đồng mới để bảo đảm thời hạn bán đấu giá theo quy định thì chi phí cho việc tổ chức bán đấu giá, cho các khách hàng đã đăng ký tham gia đấu giá ai phải chịu? Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) và các văn bản hướng dẫn thi hành đang bỏ ngỏ vấn đề này làm cho tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp rất lúng túng khi xử lý trong thực tiễn.
Năm là, khi bán đấu giá tài sản THADS, tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp phải tuân theo nhiều quy định đặc thù của pháp luật về THADS làm kéo dài tiến trình xử lý tài sản. Đối với các tài sản thông thường, tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp được quyền bán đấu giá khi hết thời hạn thông báo niêm yết đối với động sản là 07 ngày, đối với bất động sản là 30 ngày. Nhưng đối với tài sản thi hành án thì luật quy định cứng là 30 ngày đối với động sản, 45 ngày đối với bất động sản. Bên cạnh đó, người phải thi hành án có quyền chuộc tài sản trước 01 ngày tổ chức bán đấu giá nên việc bán đấu giá tài sản THADS cả người mua và người bán đều có tâm lý “muốn bán mà không biết có bán được không, muốn mua mà không biết có mua được không”? Đặc biệt, bán đấu giá tài sản lần thứ nhất hay lần thứ mười thì vẫn phải áp dụng thời hạn 30 ngày đối với động sản, 45 ngày đối với bất động sản mà không có bất kỳ một ngoại lệ nào!
Những bất cập trong quy trình để bán đấu giá tài sản THADS còn rất nhiều vấn đề cần phải có sự nghiên cứu, chỉnh sửa cho phù hợp với thực tiễn[6].
1.5. Cơ chế xử lý vi phạm pháp luật, kiểm sát về bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự
Trong khi hoạt động bán đấu giá tài sản THADS ở Việt Nam còn nhiều biểu hiện tiêu cực, “cò mồi”, thông đồng “dìm giá”, phá rối cuộc bán đấu giá, đe dọa khách hàng thì trên thực tế chỉ bị xử lý hành chính. Bên cạnh đó, mức xử phạt vi phạm hành chính còn rất “khiêm tốn” nên tính chất răn đe không cao[7]. Đặc biệt, việc kiểm sát hoạt động bán đấu giá tài sản THADS theo quy định của pháp luật hiện hành còn lỏng lẻo[8]. Hiện tại chưa có quy định cụ thể của pháp luật về việc kiểm sát hoạt động bán đấu giá tài sản thi hành án như thế nào và cũng chưa có quy định Viện kiểm sát phải tham dự các cuộc bán đấu giá tài sản THADS là bắt buộc không? Bên cạnh đó, ở Việt Nam chỉ dừng lại xử lý hành chính trong hoạt động bán đấu giá tài sản mà việc xử lý hình sự trong Bộ luật Hình sự còn hạn chế. Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 đã có quy định tại Điều 218 về việc xử lý hình sự đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực bán đấu giá tài sản nhưng điều luật này lại chưa bao quát hết được các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động bán đấu giá tài sản. Ví dụ, chưa có quy định về hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực của người tham gia đấu giá này với người tham gia đấu giá khác không cho trả giá hoặc không cho tham gia đấu giá để mua tài sản...
1.6. Trình độ, đạo đức nghề nghiệp của các chủ thể có thẩm quyền xử lý tài sản thi hành án dân sự
Trong hoạt động tư pháp, trình độ, đạo đức nghề nghiệp của các chức danh tư pháp có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Trong thời gian vừa qua, trình độ, điều kiện, tiêu chuẩn của các thẩm phán, chấp hành viên, đấu giá viên ở Việt Nam đã được nâng lên một cách đáng kể nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn công việc. Tình trạng vi phạm pháp luật của chấp hành viên, đấu giá viên còn khá nhiều, đặc biệt là đạo đức nghề nghiệp[9]. Điều này đặt ra một yêu cầu lớn trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thẩm phán, chấp hành viên, đấu giá viên về trình độ, phẩm chất, năng lực và cần phải có những thay đổi cơ bản để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.
2. Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả bán đấn giá tài sản thi hành án dân sự trong thời gian tới
Thứ nhất, để nâng cao vị thế của hoạt động THADS hiện nay nói chung, hiệu quả hoạt động bán đấu giá tài sản THADS nói riêng, bảo đảm pháp chế, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam tất yếu cần có chủ trương của Đảng về việc xây dựng Bộ luật Thi hành án dân sự trong thời gian tới.
Thứ hai, để nâng cao chất lượng xét xử của Tòa án, cần quy định trách nhiệm pháp lý của thẩm phán trong việc án bị sửa, bị hủy nhiều lần. Quy định trách nhiệm pháp lý của người có thẩm quyền kháng nghị khi kháng nghị không có căn cứ để bảo đảm tính ổn định của các bản án được đưa ra thi hành.
Thứ ba, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến bán đấu giá tài sản THADS. Trước mắt cần sớm thông qua Luật Bán đấu giá tài sản, tiếp đó tiếp tục nghiên cứu rà soát các quy định về bán đấu giá tài sản trong Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) tiến tới ban hành Bộ luật Thi hành án dân sự. Trong Bộ luật Thi hành án dân sự, các quy định liên quan đến bán đấu giá tài sản cần được quy định thành một chương riêng bao gồm những đặc thù cơ bản khi bán đấu giá tài sản bị kê biên để thi hành án, quyền, nghĩa vụ cụ thể của các chủ thể tham gia trong bán đấu giá tài sản THADS. Ví dụ: Quyền chuộc tài sản của người phải thi hành án nên được thực hiện trong thời hạn từ 05 đến 07 ngày trước ngày mở cuộc bán đấu tài sản, thời hạn bán đấu giá tài sản THADS đã bị giảm giá cần rút ngắn lại trong thời hạn 15 ngày đối với động sản, 30 ngày đối với bất động sản, những người không được tham gia mua tài sản thi hành án ...
Thứ tư, cần quy định thời hạn và thời điểm để ra quyết định cưỡng chế kê biên tài sản trong trường hợp chấp hành viên chưa áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án; quy định về thời hạn để chuẩn bị tổ chức cưỡng chế tối đa của chấp hành viên và các cơ quan liên quan trong việc tổ chức cưỡng chế kê biên; cần có quy định hướng dẫn về thời gian hoãn thi hành án, tạm dừng việc thi hành án để giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thi hành án không tính vào thời gian thực hiện hợp đồng bán đấu giá tài sản; quy định cứng chấp hành viên được quyền “giảm giá 10%” giá trị tài sản thay cho “giảm giá không quá 10%” như hiện nay để tránh việc giảm giá không thống nhất giữa các chấp hành viên và dễ phát sinh tiêu cực.
Thứ năm, cần tăng mức xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm trong hoạt động bán đấu giá tài sản; nghiên cứu bổ sung trong Bộ luật Hình sự năm 2015 một số hành vi vi phạm các quy định liên quan đến bán đấu giá tài sản như: Hành vi gây rối cuộc bán đấu giá, hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực của khách hàng tham gia đấu giá để hạn chế việc tham gia đấu giá, trả giá... Đặc biệt, kiện toàn cơ chế kiểm sát của Việc kiểm sát trong việc kiểm sát đối với hoạt động bán đấu giá tài sản THADS. Cần có quy định cụ thể Viện kiểm sát nhân dân cần phải tham gia vào kiểm sát hồ sơ bán đấu giá tài sản THADS và cần có mặt tại cuộc bán đấu giá tài sản thi hành án là bắt buộc.
Thứ sáu, Học viện Tư pháp cần được giao nhiệm vụ đào tạo “cử nhân hướng nghiệp” cho các sinh viên để làm nguồn bổ nhiệm cho các chức danh tư pháp trong đó có chấp hành viên, thừa phát lại, đấu giá viên. Đặc biệt, để đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ chuyên sâu, Học viện Tư pháp cần đào tạo “thạc sĩ thực hành” đối với các chức danh tư pháp để nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp cho các chức danh tư pháp nói chung, các chức danh chấp hành viên, thừa phát lại, đấu giá viên nói riêng.
1.1. Đường lối, chính sách của Đảng
Xuất phát từ yêu cầu bảo đảm thi hành các bản án, quyết định, tăng cường pháp chế nên trong Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về “Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” đã đặt ra: “Tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác THADS, nâng cao hiệu quả công tác thi hành án, giải quyết căn bản tình trạng án tồn đọng”. Thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đã liên tục hoàn thiện pháp luật về THADS nói chung và các quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản THADS nói riêng. Luật Thi hành án dân sự năm 2008 đã được sửa đổi, bổ sung bằng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự năm 2014 và hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành kịp thời được ban hành để điều chỉnh trong hoạt động THADS, đặc biệt là các quy phạm pháp luật điều chỉnh trong lĩnh vực bán đấu giá tài sản THADS. Tuy nhiên, nếu trong Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã đặt ra vấn đề: “Xây dựng Bộ luật Thi hành án điều chỉnh tất cả các lĩnh vực thi hành án… Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bổ trợ tư pháp… theo hướng đáp ứng ngày càng đầy đủ, thuận lợi các nhu cầu đa dạng về hỗ trợ pháp lý của nhân dân…”, thì đến nay việc xây dựng Bộ luật Thi hành án điều chỉnh các lĩnh vực về thi hành án đã chưa được thực hiện, Luật Đấu giá tài sản sẽ được thông qua trong kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XIV năm nay. Vấn đề đặt ra là, nếu chúng ta không xây dựng Bộ luật Thi hành án chung cho các lĩnh vực thi hành án (THADS và thi hành án hình sự) thì vẫn cần thiết phải xây dựng bộ luật về THADS. Trong khi hoạt động THADS là một hoạt động quan trọng để bảo đảm thi hành pháp luật, tăng cường pháp chế thì chỉ được điều chỉnh bằng Luật Thi hành án dân sự bên cạnh các bộ luật: Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự... Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả, vị trí, vai trò của hoạt động THADS trong xã hội. Trong thời gian qua, nhiều bản án, quyết định không thi hành được trên thực tế hoặc thi hành trong thời gian quá dài đã làm giảm lòng tin trong nhân dân đối với pháp luật của Nhà nước, tác động tiêu cực đến chính trị, kinh tế, trật tự xã hội trong bối cảnh chúng ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, hội nhập kinh tế, quốc tế. Bên cạnh đó, nếu như trước đây có quan điểm cho rằng “hoạt động THADS được coi như là giai đoạn cuối cùng của tố tụng dân sự ”[1] và được quy định tại Chương XXX, Chương XXXI của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2005 thì quan điểm “hoạt động THADS là hoạt động hành chính - tư pháp. THADS có tính chấp hành vì được tiến hành trong khuôn khổ pháp luật nhằm thực hiện các bản án và quyết định của Tòa án”[2] lại nhận được nhiều ý kiến đồng thuận. Đặc biệt, trên thực tế, hoạt động THADS không còn được điều chỉnh tại Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Điều này khẳng định hoạt động THADS là một hoạt động hành chính - tư pháp độc lập và tiếp nối để thi hành bản án, quyết định của các cơ quan xét xử hiện nay.
1.2. Hệ thống pháp luật của Nhà nước điều chỉnh hoạt động về bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự
Để hoạt động bán đấu giá tài sản THADS ở Việt Nam hoạt động thực sự có hiệu quả cần hệ thống pháp luật điều chỉnh thống nhất, đồng bộ trong lĩnh vực này là yếu tố rất quan trọng. Trong Đề án “Phát triển và tăng cường năng lực đội ngũ đấu giá viên giai đoạn 2013 - 2015, định hướng đến năm 2020” ban hành kèm theo Quyết định số 1076/QĐ-BTP ngày 10/5/2013 của Bộ Tư Pháp đã kết luận: Hoạt động bán đấu giá tài sản vẫn còn có một số tồn tại, hạn chế, chưa theo kịp với nhu cầu và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước… mà nguyên nhân chủ yếu là do hệ thống pháp luật về bán đấu giá tài sản chưa đồng bộ, việc tổ chức triển khai các văn bản đã ban hành chưa đồng bộ, chưa hiệu quả dẫn đến hạn chế thị trường dịch vụ đấu giá. Xuất phát từ thực trạng này mà dự kiến trong kỳ họp thứ 2 Quốc Hội khoá XIV sẽ thông qua Luật Đấu giá tài sản. Hiện tại, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự năm 2014 có rất nhiều quy định sửa đổi để điều chỉnh trong hoạt động bán đấu giá tài sản, nhưng trong bối cảnh hiện tại chưa thể triển khai được đồng bộ vì nhiều quy định còn mâu thuẫn, chồng chéo với Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản. Để hoạt động bán đấu giá tài sản THADS ở Việt Nam được triển khai có hiệu quả trong thời gian tới đòi hòi sự thống nhất giữa Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) với Luật Đấu giá tài sản (dự kiến sắp tới được thông qua). Đặc biệt, còn khá nhiều quy định trong Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) liên quan đến quy trình về bán đấu giá tài sản đã lạc hậu cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung phù hợp với Luật Đấu giá tài sản sẽ được ban hành để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động bán đấu giá tài sản trong thời gian tới. Bên cạnh đó, các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động bán đấu giá tài sản như xử phạt hành chính, xử lý hình sự... cũng cần tiếp tục được hoàn thiện.
1.3. Chất lượng xét xử trong giai đoạn xét xử
Việc bán đấu giá tài sản THADS có căn nguyên từ việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án, trọng tài, hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh. Trên thực tế, hệ thống cơ quan THADS chủ yếu thi hành những bản án, quyết định của Tòa án. Việc các bản án đã có hiệu lực pháp luật được đưa ra thi hành nhưng bị kháng nghị đã làm gián đoạn quá trình THADS nói chung và hoạt động bán đấu giá tài sản THADS nói riêng. Khi có kháng nghị của hai cơ quan là Tòa án và Viện kiểm sát thì cơ quan thi hành án dù đang tiến hành tổ chức thi hành án ở bất kỳ giai đoạn nào, kể cả khi đang kê biên, định giá để thực hiện việc đấu giá tài sản THADS đều phải dừng lại. Thực tiễn cho thấy, số lượng các vụ việc mà Tòa án phải giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm còn tương đối nhiều và số vụ việc phải thực hiện kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, bị hủy, sửa do lỗi chủ quan của Tòa án cũng không nhỏ[3]. Bên cạnh việc kháng nghị của Tòa án, còn có kháng nghị của Viện kiểm sát và theo báo cáo công tác Ngành Kiểm sát, thì việc kháng nghị của Viện kiểm sát trong thời gian qua cũng không phải là ít[4]. Căn cứ vào các điều 48, 49, 50 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) thì cơ quan thi hành án phải ra quyết định hoãn thi hành án, tạm đình chỉ thi hành án, đình chỉ thi hành án khi có kháng nghị của cả hai chủ thể có thẩm quyền trong năm 2015 lên tới con số trên 900 vụ việc. Nhiều tài sản đã được đưa ra bán đấu giá, khách hàng đã đăng ký tham gia đấu giá nhưng vì có kháng nghị của người có thẩm quyền nên cuộc bán đấu giá đã không được tổ chức, ảnh hưởng đến tâm lý của khách hàng. Việc phải kháng nghị “quá nhiều” của các chủ thể có thẩm quyền làm cho tâm lý của người dân không thực sự tin vào hiệu lực pháp luật của bản án phúc thẩm mà vẫn còn mong đợi công lý ở “một cấp xét xử thứ ba” và điều đó cũng nói lên chất lượng xét xử của Ngành Tòa án chưa cao.
1.4. Quy trình xử lý tài sản thi hành án dân sự để bán đấu giá tài sản trong giai đoạn thi hành án
Quy trình xử lý tài sản THADS bằng bán đấu giá ở Việt Nam hiện nay còn rườm rà, chưa chặt chẽ và chưa bảo đảm yếu tố hiệu quả khi đưa tài sản ra bán đấu giá trong nền kinh tế thị trường. Căn cứ vào quy định hiện hành thì để đi đến xử lý tài sản THADS bằng việc kê biên, định giá để đấu giá là một chặng đường dài đầy gian nan và nhiều bất cập.
Một là, Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) không có quy định cụ thể về thời gian nào phải ra quyết định cưỡng chế kê biên tài sản, trừ trường hợp chấp hành viên đã áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án trước đó.
Khi người phải thi hành án có tài sản (có điều kiện thi hành án) nhưng không tự nguyện thi hành án thì sẽ bị áp dụng biện pháp cưỡng chế khi hết thời gian tự nguyện thi hành án[5]. Tuy nhiên, trên thực tế, thời điểm nào ra quyết định cưỡng chế thi hành án thì Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) còn đang bỏ ngỏ mà không có một thời hạn cụ thể là bao nhiêu lâu, 05 ngày hay 10 ngày? Việc ra quyết định cưỡng chế vào thời điểm nào là hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của chấp hành viên phụ trách vụ việc.
Hai là, Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) cũng không có quy định về thời gian chuẩn bị tổ chức cưỡng chế kê biên là bao nhiêu lâu, chậm nhất là bao nhiêu lâu?
Sau khi có quyết định kê biên tài sản, chấp hành viên phải tiến hành chuẩn bị tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế bằng việc kê biên thực tế có biên bản cưỡng chế kê biên kèm theo. Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) cũng không có quy định cụ thể là chấp hành viên được quyền chuẩn bị tổ chức cưỡng chế trong thời gian là bao nhiêu lâu, 01 tháng, 02 tháng, 04 tháng hay 06 tháng?
Ba là, thực tiễn cho thấy, các đương sự khi bị cưỡng chế về tài sản rất khó tìm được tiếng nói chung để đi đến thỏa thuận. Người phải thi hành án thường bất hợp tác, chây ỳ, người được thi hành án thì muốn bán nhanh, bán rẻ tài sản để thu hồi nợ sớm. Vì vậy, thực tế các bên khó có thể đi đến những thỏa thuận sau khi đã cưỡng chế kê biên để xử lý tài sản kê biên bằng đấu giá tài sản. Bên cạnh đó, chỉ cần một lá đơn của người được thi hành án về việc không muốn thỏa thuận về giá khởi điểm, tổ chức thẩm định giá, tổ chức bán đấu giá, mức giảm giá... theo sự “hướng dẫn” của chấp hành viên thì việc chọn tổ chức thẩm định giá nào, tổ chức bán đấu giá nào, giảm giá bao nhiêu % trong 10% là hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của chấp hành viên.
Bốn là, thời hạn thực hiện hợp đồng bán đấu giá tài sản quy định của pháp luật hiện hành còn chưa xử lý triệt để được những vấn đề phát sinh trên thực tiễn.
Theo quy định tại Điều 101 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) thì thời hạn bán đấu giá tài sản đối với động sản là 30 ngày, đối với bất động sản là 45 ngày. Tuy nhiên, trên thực tế xảy ra trường hợp cơ quan thi hành án phải tạm dừng thực hiện hợp đồng bán đấu giá tài sản thi hành án khi có kháng nghị của Tòa án, Viện kiểm sát hoặc tạm dừng để giải quyết khiếu nại thì việc tạm dừng phải xử lý như thế nào? Khi các khách hàng đã thực hiện việc đăng ký mua tài sản theo đúng quy định nhưng do có công văn hoãn thi hành án 03 tháng của người có thẩm quyền kháng nghị hoặc cần dừng thi hành án để giải quyết khiếu nại từ 01 đến 02 tháng thì tổ chức bán đấu giá có được bảo lưu kết quả cho những người đã đăng ký tham gia đấu giá tài sản không? Nếu bảo lưu kết quả đăng ký tham gia đấu giá cho những người mua tài sản thì tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp sẽ vi phạm thời hạn bán đấu giá theo quy định. Còn nếu tổ chức bán đấu giá cần phải thanh lý hợp đồng, chờ hết thời gian hoãn thi hành án hoặc tạm dừng việc thi hành án sau đó ký kết hợp đồng mới để bảo đảm thời hạn bán đấu giá theo quy định thì chi phí cho việc tổ chức bán đấu giá, cho các khách hàng đã đăng ký tham gia đấu giá ai phải chịu? Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) và các văn bản hướng dẫn thi hành đang bỏ ngỏ vấn đề này làm cho tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp rất lúng túng khi xử lý trong thực tiễn.
Năm là, khi bán đấu giá tài sản THADS, tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp phải tuân theo nhiều quy định đặc thù của pháp luật về THADS làm kéo dài tiến trình xử lý tài sản. Đối với các tài sản thông thường, tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp được quyền bán đấu giá khi hết thời hạn thông báo niêm yết đối với động sản là 07 ngày, đối với bất động sản là 30 ngày. Nhưng đối với tài sản thi hành án thì luật quy định cứng là 30 ngày đối với động sản, 45 ngày đối với bất động sản. Bên cạnh đó, người phải thi hành án có quyền chuộc tài sản trước 01 ngày tổ chức bán đấu giá nên việc bán đấu giá tài sản THADS cả người mua và người bán đều có tâm lý “muốn bán mà không biết có bán được không, muốn mua mà không biết có mua được không”? Đặc biệt, bán đấu giá tài sản lần thứ nhất hay lần thứ mười thì vẫn phải áp dụng thời hạn 30 ngày đối với động sản, 45 ngày đối với bất động sản mà không có bất kỳ một ngoại lệ nào!
Những bất cập trong quy trình để bán đấu giá tài sản THADS còn rất nhiều vấn đề cần phải có sự nghiên cứu, chỉnh sửa cho phù hợp với thực tiễn[6].
1.5. Cơ chế xử lý vi phạm pháp luật, kiểm sát về bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự
Trong khi hoạt động bán đấu giá tài sản THADS ở Việt Nam còn nhiều biểu hiện tiêu cực, “cò mồi”, thông đồng “dìm giá”, phá rối cuộc bán đấu giá, đe dọa khách hàng thì trên thực tế chỉ bị xử lý hành chính. Bên cạnh đó, mức xử phạt vi phạm hành chính còn rất “khiêm tốn” nên tính chất răn đe không cao[7]. Đặc biệt, việc kiểm sát hoạt động bán đấu giá tài sản THADS theo quy định của pháp luật hiện hành còn lỏng lẻo[8]. Hiện tại chưa có quy định cụ thể của pháp luật về việc kiểm sát hoạt động bán đấu giá tài sản thi hành án như thế nào và cũng chưa có quy định Viện kiểm sát phải tham dự các cuộc bán đấu giá tài sản THADS là bắt buộc không? Bên cạnh đó, ở Việt Nam chỉ dừng lại xử lý hành chính trong hoạt động bán đấu giá tài sản mà việc xử lý hình sự trong Bộ luật Hình sự còn hạn chế. Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 đã có quy định tại Điều 218 về việc xử lý hình sự đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực bán đấu giá tài sản nhưng điều luật này lại chưa bao quát hết được các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động bán đấu giá tài sản. Ví dụ, chưa có quy định về hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực của người tham gia đấu giá này với người tham gia đấu giá khác không cho trả giá hoặc không cho tham gia đấu giá để mua tài sản...
1.6. Trình độ, đạo đức nghề nghiệp của các chủ thể có thẩm quyền xử lý tài sản thi hành án dân sự
Trong hoạt động tư pháp, trình độ, đạo đức nghề nghiệp của các chức danh tư pháp có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Trong thời gian vừa qua, trình độ, điều kiện, tiêu chuẩn của các thẩm phán, chấp hành viên, đấu giá viên ở Việt Nam đã được nâng lên một cách đáng kể nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn công việc. Tình trạng vi phạm pháp luật của chấp hành viên, đấu giá viên còn khá nhiều, đặc biệt là đạo đức nghề nghiệp[9]. Điều này đặt ra một yêu cầu lớn trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thẩm phán, chấp hành viên, đấu giá viên về trình độ, phẩm chất, năng lực và cần phải có những thay đổi cơ bản để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.
2. Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả bán đấn giá tài sản thi hành án dân sự trong thời gian tới
Thứ nhất, để nâng cao vị thế của hoạt động THADS hiện nay nói chung, hiệu quả hoạt động bán đấu giá tài sản THADS nói riêng, bảo đảm pháp chế, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam tất yếu cần có chủ trương của Đảng về việc xây dựng Bộ luật Thi hành án dân sự trong thời gian tới.
Thứ hai, để nâng cao chất lượng xét xử của Tòa án, cần quy định trách nhiệm pháp lý của thẩm phán trong việc án bị sửa, bị hủy nhiều lần. Quy định trách nhiệm pháp lý của người có thẩm quyền kháng nghị khi kháng nghị không có căn cứ để bảo đảm tính ổn định của các bản án được đưa ra thi hành.
Thứ ba, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến bán đấu giá tài sản THADS. Trước mắt cần sớm thông qua Luật Bán đấu giá tài sản, tiếp đó tiếp tục nghiên cứu rà soát các quy định về bán đấu giá tài sản trong Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) tiến tới ban hành Bộ luật Thi hành án dân sự. Trong Bộ luật Thi hành án dân sự, các quy định liên quan đến bán đấu giá tài sản cần được quy định thành một chương riêng bao gồm những đặc thù cơ bản khi bán đấu giá tài sản bị kê biên để thi hành án, quyền, nghĩa vụ cụ thể của các chủ thể tham gia trong bán đấu giá tài sản THADS. Ví dụ: Quyền chuộc tài sản của người phải thi hành án nên được thực hiện trong thời hạn từ 05 đến 07 ngày trước ngày mở cuộc bán đấu tài sản, thời hạn bán đấu giá tài sản THADS đã bị giảm giá cần rút ngắn lại trong thời hạn 15 ngày đối với động sản, 30 ngày đối với bất động sản, những người không được tham gia mua tài sản thi hành án ...
Thứ tư, cần quy định thời hạn và thời điểm để ra quyết định cưỡng chế kê biên tài sản trong trường hợp chấp hành viên chưa áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án; quy định về thời hạn để chuẩn bị tổ chức cưỡng chế tối đa của chấp hành viên và các cơ quan liên quan trong việc tổ chức cưỡng chế kê biên; cần có quy định hướng dẫn về thời gian hoãn thi hành án, tạm dừng việc thi hành án để giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thi hành án không tính vào thời gian thực hiện hợp đồng bán đấu giá tài sản; quy định cứng chấp hành viên được quyền “giảm giá 10%” giá trị tài sản thay cho “giảm giá không quá 10%” như hiện nay để tránh việc giảm giá không thống nhất giữa các chấp hành viên và dễ phát sinh tiêu cực.
Thứ năm, cần tăng mức xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm trong hoạt động bán đấu giá tài sản; nghiên cứu bổ sung trong Bộ luật Hình sự năm 2015 một số hành vi vi phạm các quy định liên quan đến bán đấu giá tài sản như: Hành vi gây rối cuộc bán đấu giá, hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực của khách hàng tham gia đấu giá để hạn chế việc tham gia đấu giá, trả giá... Đặc biệt, kiện toàn cơ chế kiểm sát của Việc kiểm sát trong việc kiểm sát đối với hoạt động bán đấu giá tài sản THADS. Cần có quy định cụ thể Viện kiểm sát nhân dân cần phải tham gia vào kiểm sát hồ sơ bán đấu giá tài sản THADS và cần có mặt tại cuộc bán đấu giá tài sản thi hành án là bắt buộc.
Thứ sáu, Học viện Tư pháp cần được giao nhiệm vụ đào tạo “cử nhân hướng nghiệp” cho các sinh viên để làm nguồn bổ nhiệm cho các chức danh tư pháp trong đó có chấp hành viên, thừa phát lại, đấu giá viên. Đặc biệt, để đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ chuyên sâu, Học viện Tư pháp cần đào tạo “thạc sĩ thực hành” đối với các chức danh tư pháp để nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp cho các chức danh tư pháp nói chung, các chức danh chấp hành viên, thừa phát lại, đấu giá viên nói riêng.
ThS. Lê Thị Hương Giang
Học viện Tư pháp
Học viện Tư pháp
[1] Nguyễn Công Bình (1998), “Mấy vấn đề về thi hành án dân sự trong việc soạn thảo Bộ luật Tố tụng dân sự”, Tạp chí luật học số 5, Hà Nội.
[2] Lê Minh Tâm (2001), “Thử bàn mấy vấn đề lý luận về thi hành án”, Tạp chí luật học số 2, Hà Nội.
[3] Theo Báo cáo công tác xét xử của Tòa án năm 2015, các Tòa án phải giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm là 9.735 đơn/vụ và phải thực hiện kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 742 đơn/vụ.
5 Theo Báo cáo tổng kết công tác Ngành Kiểm sát nhân dân năm 2015, Viện kiểm sát đã ban hành kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với 103 bản án, quyết định dân sự, hôn nhân gia đình; Tòa án đã xét xử 73 vụ, chấp nhận 63 kháng nghị; ban hành kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với 34 bản án, quyết định kinh doanh, thương mại.
5 Theo Báo cáo tổng kết công tác Ngành Kiểm sát nhân dân năm 2015, Viện kiểm sát đã ban hành kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với 103 bản án, quyết định dân sự, hôn nhân gia đình; Tòa án đã xét xử 73 vụ, chấp nhận 63 kháng nghị; ban hành kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với 34 bản án, quyết định kinh doanh, thương mại.
[5] Điều 46 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014).
[6] Xem thêm: Bùi Thị Thu Hiền, “Nâng cao hiệu quả bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số chuyên đề tháng 7/2015 về thi hành án dân sự. “Bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự vẫn còn là điểm nghẽn”.
[7] Xem: TS. Đoàn Văn Hường,“Một số vấn đề về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bán đấu giá tài sản”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số tháng 9 (270) năm 2014, tr. 59 - 62.
[8] Xem: Nguyễn Hồng Sinh, “Những vướng mắc trong công tác kiểm sát trong hoạt động bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số chuyên đề “Pháp luật về bán đấu giá tài sản” năm 2012, tr. 100 - 104; Nguyễn Mạnh Hùng, “Một số giải pháp nâng cao chất lượng kiểm sát việc thi hành án dân sự”, Tạp chí Kiểm sát, số Tân Xuân năm 2013, tr. 24;
[9] Theo báo cáo công tác Ngành Kiểm sát năm 2015, phát hiện 289 vi phạm trong cưỡng chế kê biên, định giá, 185 trường hợp vi phạm trong bán đấu giá .
Số liệu thống kê từ Cục Bổ trợ tư pháp - Bộ Tư pháp trong Đề án nâng cao đội ngũ năng lực đội ngũ đấu giá viên đến năm 2020: Qua khảo sát đánh giá về hiện trạng vi phạm pháp luật của đấu giá viên tại các tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp thì 61% ý kiến cho rằng một bộ phận đấu giá viên vẫn còn vi phạm và nguyên nhân vi phạm hoạt động bán đấu giá là do không coi trọng đạo đức nghề nghiệp (31% ý kiến được hỏi).
Số liệu thống kê từ Cục Bổ trợ tư pháp - Bộ Tư pháp trong Đề án nâng cao đội ngũ năng lực đội ngũ đấu giá viên đến năm 2020: Qua khảo sát đánh giá về hiện trạng vi phạm pháp luật của đấu giá viên tại các tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp thì 61% ý kiến cho rằng một bộ phận đấu giá viên vẫn còn vi phạm và nguyên nhân vi phạm hoạt động bán đấu giá là do không coi trọng đạo đức nghề nghiệp (31% ý kiến được hỏi).