Thứ ba 17/06/2025 02:00
Email: danchuphapluat@moj.gov.vn
Hotline: 024.627.397.37 - 024.62.739.735

Pháp luật áp dụng điều chỉnh quan hệ sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài

Tóm tắt: Bài viết phân tích pháp luật áp dụng điều chỉnh quan hệ về quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài trên cơ sở so sánh quy định của pháp luật dân sự từ 1995 đến 2015 và pháp luật quốc tế, pháp luật nước ngoài.


Abstract: The article analyzing the law applies the regulation of relations on intellectual property rights involving foreign elements on the basis of comparing the provisions of the civil law from 1995 to 2015 and the international law and foreign laws.

1. Xác định khái niệm về quan hệ sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tác giả, chủ sở hữu đối với tài sản trí tuệ. Khoản 2 Điều 27 Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948 khẳng định: “Ai cũng được bảo vệ bởi những quyền lợi tinh thần và vật chất phát sinh từ những sản phẩm khoa học, văn học hay nghệ thuật của mình”; khoản 1 Điều 15 Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966 xác định các quốc gia thành viên Công ước thừa nhận mọi người đều có quyền: (i) Được tham gia vào đời sống văn hóa; (ii) Được hưởng các lợi ích của tiến bộ khoa học và các ứng dụng của nó; (iii) Được bảo hộ các quyền lợi tinh thần và vật chất phát sinh từ bất kỳ sáng tạo khoa học, văn học, nghệ thuật nào của mình.

Trong pháp luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam, khoản 1 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã kéo theo rất nhiều quan hệ được phát sinh như quan hệ hợp đồng có yếu tố nước ngoài, quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài, quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng hay quan hệ sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài... Bộ luật Dân sự năm 1995, Bộ luật Dân sự năm 2005 và hiện nay là Bộ luật Dân sự năm 2015 đều không đưa ra khái niệm quan hệ sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài là gì? Nhưng căn cứ vào khoản 2 Điều 663 Bộ luật Dân sự năm 2015 và đặc trưng cơ bản của đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, thì chúng ta có thể xác định nội hàm khái niệm này như sau:

Quan hệ sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài là quan hệ thuộc một trong các trường hợp sau đây: (i) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài; (ii) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng về đối tượng quyền sở hữu trí tuệ xảy ra tại nước ngoài.

Ví dụ: Công ty eBbay Inc có trụ sở tại số 2145 Hamilton Avenue San Jose Hoa Kỳ là chủ nhãn hiệu hàng hóa “EBAY” được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.

2. Pháp luật áp dụng điều chỉnh quan hệ về quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam

Bộ luật Dân sự năm 1995 là văn bản luật lần đầu tiên quy định về nội dung đối tượng quyền sở hữu trí tuệ cũng như quy định về quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài. Cụ thể, Điều 836, Điều 837 đều xác định về quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp có yếu tố nước ngoài.

Điều 2 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định về đối tượng áp dụng đã khẳng định luật này được áp dụng đối với cả “

Bộ luật Dân sự năm 2005 tiếp tục quy định quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài thể hiện ở Điều 774 và Điều 775. Nhìn chung, quy định ở Bộ luật Dân sự năm 2005 cũng có nội dung quy định tương tự như Bộ luật Dân sự năm 1995 nhưng đã có sự sửa đổi, bổ sung thêm một đối tượng quyền sở hữu trí tuệ nữa đó là quyền đối với giống cây trồng có yếu tố nước ngoài. Việc bổ sung đối tượng này có thể được giải thích rằng, trước năm 2005, trong các văn bản quy định về sở hữu trí tuệ ở Nhà nước ta chủ yếu tồn tại 02 đối tượng được bảo hộ là quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và thể hiện hình thức dưới dạng là điều ước về nhãn hiệu hàng hóa, điều ước về kiểu dáng công nghiệp, Pháp lệnh bảo hộ về quyền tác giả… Cho nên, Bộ luật Dân sự năm 1995 ra đời cũng chỉ quy định bảo hộ 02 đối tượng quyền này. Cùng với quá trình hội nhập kinh tế sâu rộng cũng như xuất phát từ một nước có nền nông nghiệp phát triển, Bộ luật Dân sự năm 2005 đã bổ sung thêm một đối tượng quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ là quyền đối với giống cây trồng. Ngoài ra, so với Bộ luật Dân sự năm 1995 thì Bộ luật Dân sự năm 2005 cũng sửa đổi cụm từ “ký kết hoặc tham gia” thành cụm từ “thành viên”, bổ sung cụm từ “công nhận được bảo hộ” bên cạnh cụm từ “cấp văn bằng bảo hộ”. Quy định mới này là một sự hợp lý phù hợp với pháp luật quốc tế về quyền sở hữu trí tuệ.

Quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài được quy định ở năm 2015 không còn sự quy định thành 03 đối tượng quyền riêng lẻ và luật áp dụng nữa mà tập trung thành một điều luật tại Điều 679. Theo đó, “

Quy định ở Điều 679 Bộ luật Dân sự năm 2015 còn chung chung, chưa rõ ràng, gây ra nhiều cách hiểu khác nhau. Bởi lẽ:

Thứ nhất, người áp dụng sẽ không biết quy định này là xác định pháp luật áp dụng cho đối tượng quyền sở hữu trí tuệ theo luật của nước: (i) Là pháp luật của nơi đối tượng quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ; (ii) Là pháp luật nơi phát sinh thiệt hại; (iii) Là pháp luật của nước nơi có Tòa án được yêu cầu giải quyết; (iv) Là pháp luật của nước nơi xảy ra hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và có yêu cầu bảo hộ đối tượng đó. Bởi, người áp dụng chưa biết được nội hàm “quyền sở hữu trí tuệ” ở đây sẽ là nói đến những vấn đề gì của quyền sở hữu trí tuệ để áp dụng luật của nước nơi đối tượng quyền sở hữu trí tuệ được yêu cầu bảo hộ? Nếu là các quan hệ xác định về quyền không thuộc phạm vi điều chỉnh của Tư pháp quốc tế vì bản chất của quan hệ này là quan hệ hành chính. Nếu liên quan đến bản chất dân sự, thương mại của quan hệ sở hữu trí tuệ thì phải đề cập đến nội dung của quyền sở hữu trí tuệ bao gồm các quyền và nghĩa vụ của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, thời hạn bảo hộ các đối tượng này, điều kiện bảo hộ[1]… Còn quan hệ về hợp đồng có đối tượng quyền sở hữu trí tuệ thì cũng không áp dụng pháp luật của nước nơi đối tượng quyền sở hữu trí tuệ được yêu cầu bảo hộ. Hơn nữa, một câu hỏi đặt ra là với nội hàm Điều 679 thì có bao hàm cả xác định luật áp dụng đối với trường hợp bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hay không? Trả lời câu hỏi này, giả sử, nếu có bao hàm thì khi xảy ra hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì việc bồi thường thiệt hại sẽ được xác định luật của nước nơi có đối tượng sở hữu trí tuệ có yêu cầu bảo hộ. Còn nếu không bao hàm thì có khả năng quy định ở Điều 687 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng sẽ được áp dụng. Tuy nhiên, Điều 687 có điểm mới là đã cho phép các bên được thỏa thuận luật áp dụng còn nếu không thỏa thuận được thì áp dụng luật của nước nơi phát sinh hậu quả của sự kiện gây thiệt hại được áp dụng. Trường hợp bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại có nơi cư trú, đối với cá nhân hoặc nơi thành lập, đối với pháp nhân tại cùng một nước thì pháp luật của nước đó được áp dụng. Như vậy, trường hợp ở Điều 687 quy định “nơi phát sinh hậu quả của sự kiện gây thiệt hại” có thể là một trong các trường hợp: (i) Trường hợp nơi xảy ra hành vi vi phạm và phát sinh hậu quả ở cùng một quốc gia; (ii) Nơi thực hiện hành vi vi phạm ở một quốc gia và phát sinh hậu quả ở một quốc gia khác. Chiếu theo vào Điều 679 thì khi nội hàm quyền sở hữu trí tuệ mà bao hàm bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài thì chỉ áp dụng pháp luật nơi đối tượng sở hữu trí tuệ có yêu cầu bảo hộ (tức là nơi mà xảy ra hành vi, nơi thực hiện hành vi vi phạm và có yêu cầu bảo hộ) chứ không áp dụng luật của nước nơi phát sinh hậu quả trong trường hợp nơi thực hiện hành vi và nơi phát sinh hậu quả ở hai quốc gia khác nhau.

Thứ hai, Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, Bộ luật Dân sự năm 1995, Bộ luật Dân sự năm 2005 đều sử dung cụm từ là “được bảo hộ” nhưng đến Bộ luật Dân sự năm 2015 thì không sử dụng cụm từ này nữa mà thay vào đó là cụm từ “được yêu cầu bảo hộ”. “Được bảo hộ” nghĩa là đối tượng quyền sở hữu trí tuệ được đăng ký, được công bố, được cấp văn bằng bảo hộ ở một quốc gia. “Được yêu cầu bảo hộ” nghĩa là đối tượng quyền sở hữu trí tuệ bị xâm phạm và cần được bảo hộ đối tượng đó. Cũng có tác giả cho rằng việc sử dụng thuật ngữ “nơi đối tượng quyền sở hữu trí tuệ được yêu cầu bảo hộ” chưa thực sự đúng với nguyên tắc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Chính xác phải là “pháp luật của nước nơi đối tượng sở hữu trí tuệ được bảo hộ”, vì chỉ từ thời điểm các đối tượng sở hữu trí tuệ được pháp luật bảo hộ, quyền pháp lý đối với các đối tượng này mới phát sinh và được pháp luật bảo hộ[2].

3. Thực tiễn giải quyết vụ việc sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài

Để hiểu rõ hơn về nội dung của Điều 679 Bộ luật Dân sự năm 2015, chúng ta có thể xem xét ví dụ[3] sau đây:

Công ty Bayer SAS (FR) có địa chỉ trụ sở chính tại 16, rue Jean-Marie-Leclair, F-69009 Lyon, Cộng hòa Pháp, là chủ sở hữu Bằng độc quyền sáng chế “Hỗn hợp thuốc trừ sâu bao gồm thuốc trừ sâu thuộc họ Clonicotinyl và thuốc trừ sâu có nhóm Pyrazol, pyrol hoặc Phenylimidazol” số 1928, được cấp theo Quyết định số 201/QĐ-ĐK ngày 20/01/2001 của Cục Sở hữu công nghiệp. Công ty Bayer cho rằng Công ty An Nông (địa chỉ trụ sở chính: Lô B06-1, khu công nhiệp Đức Hòa I - Hạnh phúc, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), Công ty Us. Chemical (trước đây là Công ty Lợi Nông, Lô B06-4 khu công nhiệp Đức Hòa I - Hạnh phúc, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) khi chưa được phép của công ty đã tiến hành sản xuất, lưu thông, quảng cáo, chào hàng để bán, tàng trữ để lưu thông, phân phối, nhập khẩu nguyên liệu mà sản phẩm và nguyên liệu này thuộc phạm vi bảo hộ của sáng chế. Việc vi phạm này đã được Viện Khoa học sở hữu trí tuệ giám định kết luận, các công ty đã có hành vi xâm phạm Bằng độc quyền sáng chế số 1928.

Vấn đề pháp lý mà chúng ta xem xét ở đây là xác định luật áp dụng để giải quyết tranh chấp trên: Công ty Bayer nộp đơn khởi kiện ra Tòa án Việt Nam; Sáng chế của Công ty Bayer được cấp văn bằng bảo hộ tại Việt Nam. Các sản phẩm của công ty An Nông sản xuất, đóng gói và lưu hành ở thị trường Việt Nam trùng với sáng chế được bảo hộ của nguyên đơn tại các điểm yêu cầu bảo hộ 1, 2, 3, 6, 19 và 20 thuộc Bằng độc quyền sáng chế số 1928. Kết luận giám định số SC 002 13YC/KLGĐ đã khẳng định các sản phẩm SIEUBLACK, GOODTRIX và NEWCHECK chính là yếu tố xâm phạm quyền đối với Bằng độc quyền sáng chế số 1928. Đối với sản phẩm KOSAU cũng chứa đồng thời hai thành phần Fipronil và Imidacloprid nên tương tự, cũng là yếu tố xâm phạm quyền đối với Bằng độc quyền sáng chế số 1928. Ở vụ việc này, nơi xảy ra hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế là Việt Nam, nơi sáng chế cần được yêu cầu bảo hộ (cần bảo hộ khi có hành vi xâm phạm) là Việt Nam, nơi sáng chế được cấp quyền bảo hộ cũng ở Việt Nam. Ở đây, nơi phát sinh hậu quả thực tế của sự kiện gây thiệt hại là không có vì theo lập luận của Tòa: “Đối với yêu cầu các bị đơn bồi thường thiệt hại với số tiền 200.000.000 đồng, thấy rằng các bị đơn có hành vi xâm phạm quyền bảo hộ của nguyên đơn nhưng tại Việt Nam nguyên đơn chưa sản xuất, đóng gói và lưu hành trên thị trường các hỗn hợp nông hóa được bảo hộ trên nên xác định chưa có thiệt hại khi bị xâm phạm quyền bảo hộ. Ngoài ra, nguyên đơn cũng không chứng minh được mức độ thiệt hại là bao nhiêu nên không có căn cứ chấp nhận yêu cầu này”.

Trường hợp này khi chiếu theo Điều 679 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì pháp luật của nước nơi hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế được áp dụng. Và pháp luật của nước nơi hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế (nơi mà sáng chế được bảo hộ, cần được bảo hộ khi có hành vi xâm phạm) trùng với pháp luật của Tòa án Việt Nam được yêu cầu giải quyết. Vì thế, áp dụng luật pháp Việt Nam, cụ thể Điều 62, khoản 1 Điều 123, khoản 1 Điều 124, khoản 1 Điều 125, khoản 1 Điều 126, Điều 202 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) để giải quyết tranh chấp.

Như vậy, quyền sở hữu trí tuệ được xác định trong trường hợp này là pháp luật của nước nơi đối tượng quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ và có yêu cầu bảo hộ đặt ra khi có hành vi xâm phạm.

4. Pháp luật quốc tế và pháp luật một số nước trên thế giới quy định về luật áp dụng đối với quan hệ sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài

Quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài được thể hiện trong các nguồn luật bao gồm điều ước quốc tế và pháp luật của mỗi quốc gia. Việt Nam hiện nay là thành viên của rất nhiều điều ước quốc tế đa phương và song phương về quyền sở hữu trí tuệ.

Khoản 2 Điều 5 Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học nghệ thuật quy định: “[4]. Khoản 2 Điều 14 Công ước này cũng cho hay rằng: “Việc xác định ai là chủ sở hữu đối với tác phẩm điện ảnh được điều chỉnh bởi pháp luật của nước nơi việc bảo hộ được yêu cầu”.

Khoản 1 Điều 8 của Nghị định Rome II về luật áp dụng đối với nghĩa vụ ngoài hợp đồng cho biết: “Luật được áp dụng cho một nghĩa vụ ngoài hợp đồng phát sinh từ việc xâm phạm quyền sở trí tuệ là luật của quốc gia mà việc bảo hộ được yêu cầu”[5]. Khoản 1 Điều 110 Luật Tư pháp quốc tế Thụy Sĩ quy định: “Quyền sở hữu trí tuệ chịu sự điều chỉnh của pháp luật của quốc gia nơi đối tượng sở hữu trí tuệ có yêu cầu bảo hộ”. Khoản 3 của điều luật này cũng nhắc đến “hợp đồng liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ chịu sự điều chỉnh của pháp luật áp dụng cho quan hệ hợp đồng”. Điều 93 Luật Tư pháp quốc tế Bỉ đã thiết lập quy phạm xung đột chung về quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài. Theo đó, “quyền sở hữu trí tuệ được điều chỉnh bởi pháp luật của nước mà trên lãnh thổ của nước đó việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được yêu cầu. Tuy nhiên, việc xác định chủ sở hữu công nghiệp được điều chỉnh bởi pháp luật của nước mà hoạt động trí tuệ có quan hệ mật thiết nhất. Khi hoạt động này xảy ra trong quan hệ hợp đồng thì trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại nước có quan hệ mật thiết nhất là nước có pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng này”.

Ví dụ, năm 2016, công ty Apple (Hoa Kỳ) đã nộp đơn khởi kiện Công ty Xiutong Tiandi (Trung Quốc) ra tòa án Bắc Kinh (Trung Quốc). Công ty Xiutong Tiandi có trụ sở tại Bắc Kinh, chuyên kinh doanh đồ da như túi sách, vỏ bảo vệ điện thoại di dộng với tên thương hiệu là iPhone. Công ty Apple cho rằng công ty của Trung Quốc đã có hành vi sử dụng từ “iPhone” trên các sản phẩm túi sách, bao điện thoại và các sản phẩm làm bằng da khác là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu iPhone. Vì đây là nhãn hiệu nổi tiếng trên toàn thế giới cho điện thoại thông minh và các sản phẩm liên quan. Kết quả của vụ kiện là Tòa án Bắc Kinh (Trung Quốc) cho rằng Công ty Apple không có đủ bằng chứng chứng minh iPhone là nhãn hiệu nổi tiếng tại Trung Quốc trước khi công ty Xiutong Tiandi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu vào năm 2007. Tòa án Bắc Kinh (Trung Quốc) đã áp dụng luật pháp của nước mình để tuyên bố iPhone của Apple không phải là nhãn hiệu nổi tiếng tại Trung Quốc và cho phép công ty Xiutong Tiandi được tiếp tục bán các sản phẩm của mình với thương hiệu iPhone. Luật về pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài năm 2010 của Trung Quốc có quy định tại Chương VII bao gồm 03 điều (Điều 48, Điều 49, Điều 50). Theo Điều 48, các quy định về việc xác lập quyền, nội dung của quyền sở hữu trí tuệ được xác định bởi luật của nước nơi có yêu cầu bảo hộ. Nghĩa là nhãn hiệu iPhone của Apple trong trường hợp này có yêu cầu được bảo hộ nhãn hiệu tại Trung Quốc và Tòa án Bắc Kinh đã áp dụng luật của Trung Quốc để giải quyết.

Hoặc một ví dụ khác minh chứng cho việc nơi thực hiện hành vi vi phạm ở một quốc gia và nơi phát sinh hậu quả của sự kiện gây thiệt hại ở một quốc gia khác. Đó là trường hợp, một cá nhân cho rằng bộ phim và cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng cùng tên Waterworld được thực hiện ở Mỹ nhưng phát hành và chiếu tại Pháp là sao chép tác phẩm Tideworks. Do vậy, cá nhân này yêu cầu tòa án Pháp buộc những chủ thể liên quan bồi thường thiệt hại. Tòa sơ thẩm đã áp dụng pháp luật Pháp nhưng Tòa phúc thẩm Pari đã áp dụng pháp luật của Mỹ. Trong quyết định giám đốc thẩm, Tòa án tối cao Pháp cho rằng: “Theo Khoản 2 Điều 5 Công ước Berne, pháp luật của nước mà ở đó việc bảo hộ được đòi hỏi không phải là pháp luật của nước nơi thiệt hại xảy ra mà là pháp luật của nước nơi xảy ra hành vi xâm phạm, nghĩa vụ bồi thường chỉ là một hậu quả có thể của các hành vi này”. Do đó Tòa phúc thẩm áp dụng pháp luật của Mỹ là đúng pháp luật sau khi xác định bộ phim được dàn dựng và thực hiện tại Mỹ, tiểu thuyết của bộ phim này cũng được phát hành tại Mỹ[6]. Trong trường hợp này, pháp luật được áp dụng không phải là pháp luật của Pháp (nơi phát sinh hậu quả của sự kiện gây thiệt hại) mà pháp luật của nước Mỹ nơi xảy ra hành vi xâm phạm quyền, nơi mà ở đó việc bảo hộ được đòi hỏi, được yêu cầu.

Như vậy, qua việc so sánh, chúng ta thấy rằng, pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài đều xác định luật áp dụng điều chỉnh cho quan hệ sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài là luật của nước nơi có yêu cầu bảo hộ.

5. Nhận xét và Kết luận

Nhằm giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài thì theo tinh thần chung là: Đối với tranh chấp về các quyền và nghĩa vụ của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, sự tồn tại và hiệu lực của văn bằng bảo hộ, phạm vi bảo hộ và thời hạn bảo hộ các đối tượng này, điều kiện bảo hộ, hủy bỏ văn bằng bảo hộ, bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài thì áp dụng pháp luật quốc gia nơi đối tượng sở hữu trí tuệ được bảo hộ hay có yêu cầu được bảo hộ. Đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ, hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng quyền sở hữu trí tuệ, hợp đồng chuyển giao công nghệ thì có thể áp dụng pháp luật nước ngoài và áp dụng nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng nói chung.

Qua việc nghiên cứu pháp luật áp dụng đối với quan hệ sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài thì có thể thấy rằng quy định của Điều 679 Bộ luật Dân sự năm 2015 cần có văn bản hướng dẫn thi hành cụ thể và việc làm trước mắt nên cần tiến hành lựa chọn và công bố án lệ để hướng dẫn áp dụng cũng như đảm bảo thống nhất trong việc áp dụng giải quyết./.

ThS. Phạm Thị Hồng Mỵ

Khoa Luật, Trường Đại học Sài Gòn

[1] Lê Thị Nam Giang, Tư pháp quốc tế, NXB Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh, tr.367.

[2] Tlđd 2, tr.368.

[3] Bản án số 07/2017/KDTM-ST ngày 21/11/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Long An về việc tranh chấp sở hữu trí tuệ.

[4] The enjoyment and the exercise of these rights shall not be subject to any formality; such enjoyment and such exercise shall be independent of the existence of protection in the country of origin of the work. Consequently, apart from the provisions of this Convention, the extent of protection, as well as the means of redress afforded to the author to protect his rights, shall be governed exclusively by the laws of the country where protection is claimed.

[5] The law applicable to a non-contractual obligation arising from an infringement of an intellectual property right shall be the law of the country for which protection is claimed.

[6] Mai Hồng Quỳ, Đỗ Văn Đại (2010), Tư pháp quốc tế Việt Nam - Quan hệ dân sự, lao động, thương mại có yếu tố nước ngoài, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, tr. 644.

Bài liên quan

Tin bài có thể bạn quan tâm

Phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp

Phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp

Ngày 11/6/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 120/2025/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp (Nghị định số 120/2025/NĐ-CP). Nghị định bảo đảm cơ sở pháp lý cho hoạt động bình thường, liên tục, thông suốt của các cơ quan; không để gián đoạn công việc, không để chồng chéo, trùng lặp hoặc bỏ sót chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực, địa bàn; không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của xã hội, người dân, doanh nghiệp khi thực hiện chính quyền địa phương hai cấp từ ngày 01/7/2025 trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp.
Phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp

Phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp

Nhằm thể chế hoá đầy đủ quan điểm chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phân quyền, phân cấp; bảo đảm việc triển khai nhiệm vụ được thông suốt, hiệu quả, kịp thời, cải cách tối đa thủ tục hành chính, giảm chi phí, tạo thuận lợi cao nhất cho người dân, doanh nghiệp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp, Chính phủ ban hành Nghị định số 121/2025/NĐ-CP quy định về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp (Nghị định số 121/2025/NĐ-CP).
Cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đòn bẩy thúc đẩy kinh tế tư nhân bứt phá

Cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đòn bẩy thúc đẩy kinh tế tư nhân bứt phá

Kinh tế tư nhân chiếm hơn 70% cơ cấu kinh tế Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng quốc gia, tuy nhiên, khu vực này chưa phát triển tương xứng với tiềm năng do còn nhiều rào cản về thủ tục, chính sách và thiếu cơ chế phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp. Nghị quyết số 198/2025/QH15 ngày 17/5/2025 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển (Nghị quyết số 198/2025/QH15) và Nghị quyết số 139/NQ-CP ngày 17/5/2025 của Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch của Chính phủ triển khai Nghị quyết số 198/2025/QH15 (Nghị quyết số 139/NQ-CP) với nhiều cơ chế, chính sách quan trọng sẽ góp phần “cởi trói”, tạo động lực để kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh đất nước đang bước vào kỷ nguyên mới.
Quyết tâm mạnh mẽ bảo đảm quyền không bị tra tấn hoặc đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục con người ở Việt Nam

Quyết tâm mạnh mẽ bảo đảm quyền không bị tra tấn hoặc đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục con người ở Việt Nam

Việt Nam đã thể hiện quyết tâm mạnh mẽ và cam kết rõ ràng trong việc bảo vệ quyền không bị tra tấn hoặc đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo. Quyết tâm này được thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa kể từ khi Việt Nam gia nhập Công ước về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (Công ước UNCAT) vào năm 2015. Những nỗ lực của Việt Nam trong bảo đảm quyền này không chỉ thể hiện qua việc hoàn thiện hệ thống pháp luật mà còn qua việc triển khai các biện pháp hành chính, tư pháp và hợp tác quốc tế.
Xây dựng pháp luật thi hành án dân sự đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới

Xây dựng pháp luật thi hành án dân sự đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới

Luật Thi hành án dân sự được Quốc hội khóa XII đã thông qua ngày 14/11/2008, được sửa đổi, bổ sung các năm 2014, 2018, 2020, 2022 (Luật Thi hành án dân sự). Sau gần 17 năm triển khai thực hiện, công tác thi hành án dân sự đã đạt được nhiều kết quả tích cực, được Đảng, Nhà nước và Nhân dân ghi nhận, đánh giá cao, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội của đất nước.
Bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và quyền tiếp cận thông tin là chính sách nhất quán, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước

Bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và quyền tiếp cận thông tin là chính sách nhất quán, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước

Ở nước ta, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và quyền được tiếp cận thông tin được ghi nhận cụ thể trong Hiến pháp, pháp luật. Cùng với sự phát triển của đất nước và quá trình hội nhập quốc tế, Việt Nam gia nhập nhiều điều ước quốc tế song phương và đa phương về vấn đề bảo vệ quyền con người. Trong đó quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền tiếp cận thông tin ngày càng được bảo đảm tốt hơn, thông qua quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia và quá trình nội luật hóa các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.
Phát triển kinh tế tư nhân nhanh, bền vững, hiệu quả, chất lượng cao - Nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, mang tính chiến lược lâu dài của Đảng và Nhà nước

Phát triển kinh tế tư nhân nhanh, bền vững, hiệu quả, chất lượng cao - Nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, mang tính chiến lược lâu dài của Đảng và Nhà nước

Sau gần 40 năm đổi mới, kinh tế tư nhân đã từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, trở thành một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Nhiều doanh nghiệp tư nhân đã phát triển lớn mạnh, khẳng định thương hiệu và vươn ra thị trường khu vực, thế giới. Tuy nhiên, kinh tế tư nhân hiện vẫn đối mặt với nhiều rào cản, chưa bứt phá về quy mô và năng lực cạnh tranh, chưa đáp ứng được yêu cầu, kỳ vọng là lực lượng nòng cốt của kinh tế đất nước. Để triển khai hiệu quả Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân cần có sự vào cuộc toàn diện của các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp.
Nhiều chính sách mới có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025, kịp thời tháo gỡ khó khăn, “điểm nghẽn” về thể chế, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp

Nhiều chính sách mới có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025, kịp thời tháo gỡ khó khăn, “điểm nghẽn” về thể chế, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp

Từ ngày 01/7/2025, nhiều luật do Quốc hội khóa XV thông qua chính thức có hiệu lực thi hành với nhiều chính sách mới có tính đột phá, góp phần khơi thông “điểm nghẽn” về thể chế, tạo động lực phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, sẵn sàng đưa đất nước tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh: Nỗ lực cao nhất để sớm đưa Cổng Pháp luật quốc gia phục vụ người dân và doanh nghiệp

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh: Nỗ lực cao nhất để sớm đưa Cổng Pháp luật quốc gia phục vụ người dân và doanh nghiệp

Sáng nay (31/5/2025), tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo nhiều bộ, ngành Trung ương đã bấm nút khai trương Cổng Pháp luật quốc gia. Nhân dịp này, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn nhanh Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, cơ quan được Chính phủ giao làm đầu mối vận hành Cổng Pháp luật quốc gia về nội dung này.
Nhiều quy định mới về quy trình xây dựng, ban hành văn bản  quy phạm pháp luật

Nhiều quy định mới về quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Ngày 19/02/2025, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khoá XV đã thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025. Ngày 01/4/2025, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Nghị định số 78/2025/NĐ-CP). Luật và Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/4/2025, có nhiều quy định mới được bổ sung để hoàn thiện quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo hướng ngắn gọn, đơn giản hơn về các bước, thành phần hồ sơ, rút ngắn thời gian xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch triển khai lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp, trình Chính phủ chậm nhất ngày 03/6/2025

Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch triển khai lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp, trình Chính phủ chậm nhất ngày 03/6/2025

Thực hiện nhiệm vụ được Quốc hội và Chính phủ giao, đồng chí Nguyễn Hải Ninh, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ký ban hành Quyết định số 1355/QĐ-BTP ngày 28/4/2025 chính thức ban hành Kế hoạch triển khai nhiệm vụ của Bộ Tư pháp về việc tổ chức lấy ý kiến và tổng hợp ý kiến của Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Nhận diện những rào cản trong đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu bài viết “Nhận diện những rào cản trong đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam” trong ấn phẩm 200 trang “Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật để thúc đẩy đổi mới sáng tạo” xuất bản năm 2025.

Giải pháp khắc phục tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo trong các quy định pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới

Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu bài viết “Giải pháp khắc phục tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo trong các quy định pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới” trong ấn phẩm 200 trang “Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật để thúc đẩy đổi mới sáng tạo” xuất bản năm 2025.
Một số hạn chế trong quy định pháp luật về thành lập và ưu đãi tài chính cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Một số hạn chế trong quy định pháp luật về thành lập và ưu đãi tài chính cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu bài viết “Một số hạn chế trong quy định pháp luật về thành lập và ưu đãi tài chính cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo” trong ấn phẩm 200 trang “Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật để thúc đẩy đổi mới sáng tạo” xuất bản năm 2025.
Đổi mới cơ chế thi hành pháp luật, bảo đảm pháp luật được thực hiện nghiêm minh, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới

Đổi mới cơ chế thi hành pháp luật, bảo đảm pháp luật được thực hiện nghiêm minh, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới

Đây là quan điểm chỉ đạo quan trọng trong xây dựng Nghị định số 80/2025/NĐ-CP về tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật được Chính phủ ban hành ngày 01/4/2025 (Nghị định số 80/2025/NĐ-CP).

Theo dõi chúng tôi trên:

mega story

trung-nguyen
hanh-phuc
cong-ty-than-uong-bi
vien-khoa-hoac-cong-nghe-xay-dung
bao-chi-cm