Theo quy định của pháp luật, người hòa giải có quyền đứng ra giải quyết tranh chấp lao động theo thủ tục hòa giải độc lập là hòa giải viên lao động. Những quy định về hòa giải viên lao động đã được đưa ra trong quá trình phát triển của luật lao động và hiện nay đã có nhiều quy định cụ thể hóa một cách chi tiết về chủ thể này. Thẩm quyền bổ nhiệm hòa giải viên lao động thuộc về Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; trình tự bổ nhiệm, bổ nhiệm lại hòa giải viên theo quy trình đăng ký và bổ nhiệm; ngoài ra còn có các quy định về đánh giá kết quả thực hiện mức độ hoàn thành nhiệm vụ của hòa giải viên lao động, miễn nhiệm hòa giải viên lao động. Các bên tranh chấp tham gia vào quá trình hòa giải với tư cách là bên được trợ giúp trong quá trình hòa giải. Hai bên có các nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình; chấp hành thỏa thuận đã đạt được, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Một hoặc các bên tranh chấp cũng có thể thực hiện sự ủy quyền cho người khác tham gia theo khoản 3 Điều 201 Bộ luật Lao động năm 2012. Việc tham gia cụ thể này pháp luật không có quy định mang tính chất hạn chế hoặc cứng nhắc.
Để tìm hiểu thêm pháp luật về hòa giải tranh chấp lao động, trân trọng kính mời quý bạn đọc đón đọc bài viết "Pháp luật về hòa giải tranh chấp lao động và định hướng hoàn thiện" của tác giả Đào Xuân Hội đăng tải trên trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật định kỳ số tháng 2 (287) năm 2016.
Nguyễn Mộc Miên