Nhìn lại dòng chảy lịch sử, trong lần đến thăm và nói chuyện với Hội nghị học tập tư pháp Trung ương (năm 1950), đề cập về trách nhiệm của cán bộ tư pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Vấn đề tư pháp cũng như mọi vấn đề khác, trong lúc này, là vấn đề ở đời và làm người. Ở đời và làm người là phải yêu nước, thương dân, thương nhân loại đau khổ bị áp bức… Phải gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân. Giúp dân, học dân là để giúp mình thêm liêm khiết, thêm công bằng. Thêm nữa là phải luôn cố gắng học tập lý luận, học tập đường lối, chính sách của Chính phủ. Tóm lại, các chú phải công bằng, liêm khiết, trong sạch, gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân”.
Lời dạy của Bác đến ngày hôm nay vẫn còn nguyên giá trị. Trong giai đoạn hiện nay, đội ngũ công chức, viên chức trẻ đã làm gì và cần phải tiếp tục làm gì để góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Bộ, Ngành Tư pháp, xứng đáng với lời dạy năm xưa của Bác?
1. Công chức, viên chức trẻ tham gia xây dựng Bộ, Ngành Tư pháp[1]
1.1. Với sức trẻ, nhiệt huyết, cùng với kiến thức pháp lý, ngoại ngữ được đào tạo cơ bản, theo hướng chuyên sâu, trong thời gian qua, đội ngũ công chức, viên chức trẻ của Bộ Tư pháp đã nhận được sự quan tâm đặc biệt, sự tin tưởng của Ban Cán sự Đảng, Đảng ủy, Lãnh đạo Bộ[2], từ đó, đã có những đóng góp tích cực trong công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật và các lĩnh vực công tác khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, Ngành Tư pháp, điển hình ở một số lĩnh vực như:
Thứ nhất, nhiệm vụ “hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính” được xác định là một trong ba khâu “đột phá” trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020. Chính vì vậy, công tác xây dựng và thẩm định văn bản quy phạm pháp luật luôn là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng và xuyên suốt của Bộ Tư pháp trong những năm qua. Trong bối cảnh đó, đội ngũ công chức, viên chức trẻ, đặc biệt là công chức trẻ tại các đơn vị xây dựng pháp luật (Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Vụ Pháp luật hình sự - hành chính, Vụ Pháp luật quốc tế, Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật) đã không ngừng nỗ lực học tập, đáp ứng tốt hơn yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ công tác được giao…
Đối với các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tư pháp chủ trì (từ luật, nghị định, đến thông tư…), các công chức trẻ đã được tham gia xuyên suốt quá trình xây dựng văn bản (từ giai đoạn nghiên cứu đề xuất xây dựng văn bản, đến các công đoạn tiếp theo của quá trình xây dựng, cho đến khi văn bản được ban hành). Đối với những văn bản có tính chất phức tạp, công chức trẻ cũng đã thực hiện việc chuẩn bị nội dung sơ thảo trên cơ sở hướng dẫn của cấp trên, của các đồng nghiệp đi trước, sau đó, thực hiện rà soát logic và kỹ thuật trước khi văn bản được trình ký.
Đối với những văn bản do cơ quan khác chủ trì thì công chức trẻ được cử tham gia là thành viên tổ biên tập. Trong công tác thẩm định văn bản quy phạm pháp luật, các công chức trẻ cũng đã trực tiếp tham gia các cuộc họp, hội đồng thẩm định, tư vấn thẩm định các đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị định, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật khác; thực hiện nghiên cứu, sơ bộ chuẩn bị ý kiến thẩm định, dự thảo công văn, báo cáo thẩm định với sự hướng dẫn của cấp trên hoặc chuyên viên có trình độ, kinh nghiệm cao hơn.
Từ những công việc như vậy, các công chức trẻ có điều kiện trau dồi kiến thức chuyên môn, kỹ năng xây dựng văn bản, kèm theo các kỹ năng quan trọng khác (như kỹ năng tư duy logic, kỹ năng phân tích và đánh giá chính sách, kỹ năng tổ chức hội họp...). Bên cạnh công tác xây dựng và thẩm định văn bản, công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật cũng là những hoạt động quan trọng, không thể thiếu trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Thời gian qua, bằng sự nỗ lực, cần mẫn, trách nhiệm của mình, đội ngũ công chức trẻ đã góp phần kiểm soát tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.
Thứ hai, trong công tác thi hành án dân sự (THADS), bên cạnh hoạt động quản lý nhà nước về thi hành án dân sự thì các đơn vị nghiệp vụ của Tổng cục Thi hành án dân sự còn thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ THADS, thi hành án hành chính cho các cơ quan thi hành án dân sự địa phương. Nhiệm vụ các công chức trẻ tham gia trong công tác này ngày càng phong phú, đòi hỏi cao do tính chất các vụ việc ngày càng phức tạp, tác động trực tiếp và nhanh chóng đến dư luận xã hội. Thông thường, các công chức trẻ sẽ được tiếp cận trực tiếp với hồ sơ vụ việc cụ thể, từ đó hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đặc thù của công tác THADS là tiếp xúc nhiều với nhân dân, gắn liền với quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Đây vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức đối với không ít công chức trẻ. Các công chức trẻ được phân công thực hiện công tác này đã gắn kết việc tiếp công dân với nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến pháp luật về THADS để đương sự hiểu rõ quyền, nghĩa vụ của mình và tự nguyện hợp tác trong việc thi hành quyền, nghĩa vụ. Điều này cũng giúp cho các công chức trẻ được trau dồi kiến thức, kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, thuyết phục, đồng thời thể hiện tinh thần trách nhiệm và cả sự cảm thông, chia sẻ đối với nhân dân.
Thứ ba, hoạt động nghiên cứu khoa học pháp lý của Bộ, Ngành Tư pháp trong thời gian qua thực sự đã góp phần quan trọng vào việc tổ chức thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của Bộ, Ngành Tư pháp, thông qua việc cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định các chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển; xây dựng chức năng, nhiệm vụ, tổ chức ngành; hoàn thiện hệ thống pháp luật và cải cách tư pháp… Việc tham gia nghiên cứu khoa học pháp lý thời gian gần đây đã được đội ngũ công chức, viên chức trẻ Bộ Tư pháp quan tâm, chú trọng về số lượng, cũng như về chất lượng, do vậy chuyên đề nghiên cứu, triển khai các nhiệm vụ khoa học có chiều hướng tăng lên, môi trường nghiên cứu khoa học nhận được sự hưởng ứng của đội ngũ công chức, viên chức trẻ[3]. Bên cạnh khả năng nghiên cứu, viết chuyên đề, các công chức, viên chức trẻ cũng đã thể hiện được khả năng lập luận, hùng biện và tư duy khoa học tại các diễn đàn quy mô lớn, nhỏ khác nhau (như các cuộc họp trao đổi chuyên môn, các hội nghị, hội thảo, tọa đàm) do Bộ Tư pháp và các bộ, ngành khác tổ chức. Ý kiến của các công chức, viên chức trẻ đã thể hiện được năng lực, tư duy nghiên cứu khoa học sát với thực tiễn công việc hàng ngày.
1.2. Với sự lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, đội ngũ công chức, viên chức trẻ thời gian qua đã tham gia tích cực, có hiệu quả trong các lĩnh vực công tác của Bộ, Ngành Tư pháp. Nhìn chung, đội ngũ công chức, viên chức trẻ Bộ Tư pháp có kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, tư tưởng, đạo đức, lối sống lành mạnh, tư duy năng động, sáng tạo, có ý chí vươn lên; luôn thể hiện tiềm năng to lớn, xung kích, góp phần thực hiện thành công các nhiệm vụ chính trị của Bộ, Ngành. Tuy nhiên, nhìn nhận khách quan cho thấy sự tham gia của các công chức, viên chức trẻ thời gian qua vẫn còn bộc lộ một số hạn chế như:
Thứ nhất, mức độ tham gia và chất lượng các ý kiến tham mưu, đề xuất với lãnh đạo để xử lý một số nhiệm vụ khó, phức tạp còn chưa sâu, mới dừng lại ở những phát hiện sơ lược ban đầu. Một số trường hợp phát hiện được vấn đề nhưng do năng lực và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên chưa tham mưu được hướng xử lý phù hợp với quy định của pháp luật và thực tiễn cuộc sống.
Thứ hai, vẫn còn tồn tại một số công chức, viên chức trẻ làm việc theo lối mòn, ít sáng tạo; mặc dù tuổi đời và tuổi nghề còn trẻ nhưng có tư tưởng ngại tư duy và thay đổi cách thức làm việc; không có ý thức tạo dấu ấn riêng của bản thân trong công tác chuyên môn; thiếu lý tưởng, hoài bão, ngại tham gia các hoạt động xã hội và tập thể, ý thức rèn luyện và phấn đấu chưa rõ nét.
Thứ ba, ý thức tự học tập, nghiên cứu lý luận và thực tiễn vẫn còn hạn chế, do vậy, chậm đúc rút, tổng kết thành kinh nghiệm tốt cho bản thân, cũng như chưa xác định được mục tiêu cụ thể trong từng thời kỳ, từng giai đoạn để có giải pháp, nỗ lực vươn lên, trưởng thành từ chính công việc hàng ngày.
Thứ tư, ý thức tổ chức kỷ luật, văn hóa công vụ vẫn còn hạn chế trong một bộ phận công chức, viên chức trẻ. Biểu hiện của tình trạng này cụ thể như: Đi làm, đi họp muộn; tham dự không đầy đủ các buổi hội thảo, tọa đàm; chưa nghiêm túc trong nghiên cứu, phát biểu ý kiến tại các cuộc họp; ứng xử chưa theo đúng quy chế văn hóa công sở… Thực tế nêu trên đã tác động xấu đến chất lượng công việc, đặc biệt là làm ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh chung, tốt đẹp của công chức, viên chức trẻ.
Những hạn chế nêu trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó, trước tiên và chủ yếu phải xác định là do chính từ bản thân công chức, viên chức trẻ chưa thực sự cố gắng, nỗ lực bứt phá, khắc phục khó khăn với quyết tâm cao nhất để phát huy được hết phẩm chất, năng lực của mình. Bên cạnh đó, có những trường hợp do sự sắp xếp vị trí, giao việc chưa phù hợp với năng lực, sở trường của công chức, viên chức trẻ hay lãnh đạo một số đơn vị chưa thực sự tin tưởng, tạo môi trường công bằng, khuyến khích tính mới, tính sáng tạo, sự vươn lên của công chức, viên chức trẻ…
2. Một số giải pháp, kiến nghị
Với mục tiêu tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng của đội ngũ công chức, viên chức trẻ và phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ này trong công cuộc xây dựng, phát triển Bộ, Ngành Tư pháp, chúng tôi đề xuất một số giải pháp sau đây:
Một là, tiếp tục hoàn thiện thể chế về quản lý, sử dụng đội ngũ công chức, viên chức trẻ, cụ thể như: Cơ chế tuyển chọn, bố trí, sử dụng và đãi ngộ sau đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức, viên chức trẻ; triển khai thực hiện tốt Đề án vị trí việc làm của Bộ, các đơn vị thuộc Bộ, trong đó đặc biệt chú ý bố trí, sử dụng đội ngũ công chức, viên chức trẻ đảm bảo hiệu quả, hợp lý, phát huy được năng lực, sở trường của công chức, viên chức trẻ; nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng và kết hợp học tập, bồi dưỡng lý thuyết với rèn luyện qua thực tiễn công tác; việc đào tạo, bồi dưỡng phải có trọng tâm, trọng điểm, đúng yêu cầu, đúng đối tượng; gắn chặt công tác quy hoạch với đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, sử dụng công chức, viên chức trẻ...
Hai là, mỗi công chức, viên chức trẻ cần tự mình nâng cao ý thức tự giác, tích cực, chủ động trong học tập, tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất và năng lực chuyên môn để từ đó nhận được sự tin tưởng của mọi người xung quanh. Cần quy định chế độ có tính bắt buộc và kiểm tra nghiêm ngặt việc tự học tập, rèn luyện của đội ngũ công chức, viên chức trẻ, giúp mỗi người xác định được động cơ học tập, rèn luyện, phấn đấu vươn lên đảm nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Mỗi công chức, viên chức trẻ phải đề ra cho được kế hoạch, đăng ký mốc phấn đấu trong việc nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức từng năm; kết quả thực hiện kế hoạch phải được tổ chức đảng và cấp trực tiếp quản lý xác định là một trong những căn cứ xem xét đánh giá công chức, viên chức hàng năm.
Ba là, công chức, viên chức trẻ cần tích cực rèn luyện tác phong chuyên nghiệp, hiện đại, ứng xử văn hóa bên cạnh việc chú trọng các các kỹ năng cần thiết như: Kỹ năng sử dụng các công nghệ hiện đại (sử dụng thành thạo kỹ thuật thông tin phục vụ cho Chính phủ điện tử và quản lý tốt đối với các “doanh nghiệp điện tử”); kỹ năng làm việc (kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng quan hệ trong hệ thống hành chính nhà nước và kỹ năng giao tiếp với nhân dân, với doanh nghiệp); kỹ năng liên ngành (biết vận dụng lý luận về tổ chức và sự vận động của bộ máy tổ chức hành chính nhà nước, hiểu được tâm lý cá nhân, tâm lý tập thể, tâm lý người lãnh đạo và người quản lý)…
Bốn là, tăng cường trách nhiệm của cấp ủy, lãnh đạo các đơn vị đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn công chức, viên chức trẻ. Cần xác định đây là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài nhằm bồi dưỡng, nâng cao trình độ mọi mặt cho công chức, viên chức trẻ đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe trong công tác chuyên môn của Bộ, Ngành Tư pháp. Đồng thời, cấp ủy, lãnh đạo đơn vị thuộc Bộ cần tin tưởng, ủng hộ những sáng kiến, hiến kế của công chức, viên chức trẻ, từ đó, tạo động lực cho người trẻ tiếp tục phấn đấu, nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo vì những thành quả lao động của họ được trân trọng và vận dụng vào thực tiễn.
Năm là, cần có sự quan tâm, chia sẻ, đãi ngộ hợp lý đối với công chức, viên chức trẻ, mà trước tiên và trực tiếp là cần phải thực sự công bằng, khách quan trong phân công nhiệm vụ, đánh giá, ghi nhận và khen thưởng xứng đáng, khích lệ kịp thời đối với kết quả tốt mà công chức, viên chức trẻ đạt được. Đây là một trong những giải pháp quan trọng, không chỉ thuần túy mang tính vật chất, mà ý nghĩa hơn chính là ở thái độ, môi trường, cách tiếp cận của người lãnh đạo đơn vị đối với công chức, viên chức trẻ.
Sáu là, phát huy vai trò, trách nhiệm của Đoàn thanh niên Bộ và các cơ sở đoàn trực thuộc trong việc thường xuyên, đẩy mạnh tổ chức các diễn đàn học tập, nghiên cứu khoa học, chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ, kỹ năng sống; gắn hoạt động đoàn với nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của Bộ, Ngành Tư pháp; gắn bó, quan tâm, khơi dậy lòng yêu Ngành, yêu nghề, tinh thần đoàn kết, sẻ chia, nghĩa tình giữa các công chức, viên chức trẻ đang sinh hoạt trong tổ chức Đoàn thanh niên Bộ.
Nhiệm vụ đặt ra đối với công chức, viên chức trẻ của Bộ, Ngành Tư pháp là hết sức nặng nề, nhưng cũng rất vinh quang. Trách nhiệm của mỗi công chức, viên chức trẻ là phải luôn nỗ lực học tập, rèn luyện, sẵn sàng đón nhận nhiệm vụ được giao với quyết tâm cao nhất trên tinh thần “Tâm trong - Trí sáng - Hoài bão lớn”[4], hướng đến mục tiêu xây dựng mẫu hình cán bộ tư pháp trẻ trên cơ sở kế thừa những thành tựu mà các thế hệ đi trước đã dày công vun đắp trong sự nghiệp 73 năm xây dựng và phát triển của Bộ, Ngành Tư pháp Việt Nam.
[1]. Bộ Tư pháp hiện có tổng số 11.097 công chức, viên chức (gồm 10.085 công chức làm việc tại các đơn vị quản lý nhà nước và 1.012 công chức, viên chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ), trong đó, có 1.854 công chức, viên chức dưới 30 tuổi, chiếm 16,7% tổng số công chức, viên chức của Bộ.
[2]. Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã phê duyệt Quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức trẻ có trình độ chuyên môn sâu của Bộ Tư pháp giai đoạn 2014 - 2020. Đến thời điểm hiện nay, Bộ Tư pháp đã lựa chọn, quy hoạch 68 công chức, viên chức trẻ công tác tại 25 đơn vị thuộc Bộ và hàng năm đều ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ này.
[3]. Ví dụ: Về hoạt động viết chuyên đề nghiên cứu (Năm 2011: 10 lượt tham gia; năm 2015: Tăng lên 32 lượt tham gia); về hoạt động viết báo cáo tham luận (Năm 2011: 07 lượt tham gia; năm 2015 đã tăng lên 23 lượt tham gia). Năm 2015, 01 đồng chí đoàn viên đã bảo vệ thành công Đề tài khoa học cấp Bộ với tư cách là Chủ nhiệm đề tài. Hiện nay, Đoàn Thanh niên Bộ đang được giao chủ trì 01 đề tài khoa học cấp Bộ và chủ trì tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo, tọa đàm từ các nguồn khác nhau.
[4]. Người có “Tâm trong” là người luôn trau dồi những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, ý thức được những đạo lý, giá trị nhân văn cao cả trong cuộc sống, luôn giữ tâm mình trong sáng, hướng thiện, từ đó khởi nguồn cho những hành động có ích cho cộng đồng và đất nước. “Trí sáng” thể hiện trí tuệ của người thanh niên thời kỳ mới, đáp ứng được những yêu cầu cơ bản như: Có tri thức, giỏi kỹ năng, giàu sáng tạo, khỏe thể chất và tinh thần, có ý thức tự học, cầu thị... Thanh niên có “Hoài bão lớn” thể hiện ở tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; nói đi đôi với làm; có khát vọng, dấn thân, vươn lên; sống có lý tưởng, bản lĩnh, tuân thủ pháp luật; có tinh thần xung kích, tình nguyện, cống hiến cho đất nước...
Lời dạy của Bác đến ngày hôm nay vẫn còn nguyên giá trị. Trong giai đoạn hiện nay, đội ngũ công chức, viên chức trẻ đã làm gì và cần phải tiếp tục làm gì để góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Bộ, Ngành Tư pháp, xứng đáng với lời dạy năm xưa của Bác?
1. Công chức, viên chức trẻ tham gia xây dựng Bộ, Ngành Tư pháp[1]
1.1. Với sức trẻ, nhiệt huyết, cùng với kiến thức pháp lý, ngoại ngữ được đào tạo cơ bản, theo hướng chuyên sâu, trong thời gian qua, đội ngũ công chức, viên chức trẻ của Bộ Tư pháp đã nhận được sự quan tâm đặc biệt, sự tin tưởng của Ban Cán sự Đảng, Đảng ủy, Lãnh đạo Bộ[2], từ đó, đã có những đóng góp tích cực trong công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật và các lĩnh vực công tác khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, Ngành Tư pháp, điển hình ở một số lĩnh vực như:
Thứ nhất, nhiệm vụ “hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính” được xác định là một trong ba khâu “đột phá” trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020. Chính vì vậy, công tác xây dựng và thẩm định văn bản quy phạm pháp luật luôn là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng và xuyên suốt của Bộ Tư pháp trong những năm qua. Trong bối cảnh đó, đội ngũ công chức, viên chức trẻ, đặc biệt là công chức trẻ tại các đơn vị xây dựng pháp luật (Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Vụ Pháp luật hình sự - hành chính, Vụ Pháp luật quốc tế, Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật) đã không ngừng nỗ lực học tập, đáp ứng tốt hơn yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ công tác được giao…
Đối với các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tư pháp chủ trì (từ luật, nghị định, đến thông tư…), các công chức trẻ đã được tham gia xuyên suốt quá trình xây dựng văn bản (từ giai đoạn nghiên cứu đề xuất xây dựng văn bản, đến các công đoạn tiếp theo của quá trình xây dựng, cho đến khi văn bản được ban hành). Đối với những văn bản có tính chất phức tạp, công chức trẻ cũng đã thực hiện việc chuẩn bị nội dung sơ thảo trên cơ sở hướng dẫn của cấp trên, của các đồng nghiệp đi trước, sau đó, thực hiện rà soát logic và kỹ thuật trước khi văn bản được trình ký.
Đối với những văn bản do cơ quan khác chủ trì thì công chức trẻ được cử tham gia là thành viên tổ biên tập. Trong công tác thẩm định văn bản quy phạm pháp luật, các công chức trẻ cũng đã trực tiếp tham gia các cuộc họp, hội đồng thẩm định, tư vấn thẩm định các đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị định, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật khác; thực hiện nghiên cứu, sơ bộ chuẩn bị ý kiến thẩm định, dự thảo công văn, báo cáo thẩm định với sự hướng dẫn của cấp trên hoặc chuyên viên có trình độ, kinh nghiệm cao hơn.
Từ những công việc như vậy, các công chức trẻ có điều kiện trau dồi kiến thức chuyên môn, kỹ năng xây dựng văn bản, kèm theo các kỹ năng quan trọng khác (như kỹ năng tư duy logic, kỹ năng phân tích và đánh giá chính sách, kỹ năng tổ chức hội họp...). Bên cạnh công tác xây dựng và thẩm định văn bản, công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật cũng là những hoạt động quan trọng, không thể thiếu trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Thời gian qua, bằng sự nỗ lực, cần mẫn, trách nhiệm của mình, đội ngũ công chức trẻ đã góp phần kiểm soát tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.
Thứ hai, trong công tác thi hành án dân sự (THADS), bên cạnh hoạt động quản lý nhà nước về thi hành án dân sự thì các đơn vị nghiệp vụ của Tổng cục Thi hành án dân sự còn thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ THADS, thi hành án hành chính cho các cơ quan thi hành án dân sự địa phương. Nhiệm vụ các công chức trẻ tham gia trong công tác này ngày càng phong phú, đòi hỏi cao do tính chất các vụ việc ngày càng phức tạp, tác động trực tiếp và nhanh chóng đến dư luận xã hội. Thông thường, các công chức trẻ sẽ được tiếp cận trực tiếp với hồ sơ vụ việc cụ thể, từ đó hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đặc thù của công tác THADS là tiếp xúc nhiều với nhân dân, gắn liền với quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Đây vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức đối với không ít công chức trẻ. Các công chức trẻ được phân công thực hiện công tác này đã gắn kết việc tiếp công dân với nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến pháp luật về THADS để đương sự hiểu rõ quyền, nghĩa vụ của mình và tự nguyện hợp tác trong việc thi hành quyền, nghĩa vụ. Điều này cũng giúp cho các công chức trẻ được trau dồi kiến thức, kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, thuyết phục, đồng thời thể hiện tinh thần trách nhiệm và cả sự cảm thông, chia sẻ đối với nhân dân.
Thứ ba, hoạt động nghiên cứu khoa học pháp lý của Bộ, Ngành Tư pháp trong thời gian qua thực sự đã góp phần quan trọng vào việc tổ chức thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của Bộ, Ngành Tư pháp, thông qua việc cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định các chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển; xây dựng chức năng, nhiệm vụ, tổ chức ngành; hoàn thiện hệ thống pháp luật và cải cách tư pháp… Việc tham gia nghiên cứu khoa học pháp lý thời gian gần đây đã được đội ngũ công chức, viên chức trẻ Bộ Tư pháp quan tâm, chú trọng về số lượng, cũng như về chất lượng, do vậy chuyên đề nghiên cứu, triển khai các nhiệm vụ khoa học có chiều hướng tăng lên, môi trường nghiên cứu khoa học nhận được sự hưởng ứng của đội ngũ công chức, viên chức trẻ[3]. Bên cạnh khả năng nghiên cứu, viết chuyên đề, các công chức, viên chức trẻ cũng đã thể hiện được khả năng lập luận, hùng biện và tư duy khoa học tại các diễn đàn quy mô lớn, nhỏ khác nhau (như các cuộc họp trao đổi chuyên môn, các hội nghị, hội thảo, tọa đàm) do Bộ Tư pháp và các bộ, ngành khác tổ chức. Ý kiến của các công chức, viên chức trẻ đã thể hiện được năng lực, tư duy nghiên cứu khoa học sát với thực tiễn công việc hàng ngày.
1.2. Với sự lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, đội ngũ công chức, viên chức trẻ thời gian qua đã tham gia tích cực, có hiệu quả trong các lĩnh vực công tác của Bộ, Ngành Tư pháp. Nhìn chung, đội ngũ công chức, viên chức trẻ Bộ Tư pháp có kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, tư tưởng, đạo đức, lối sống lành mạnh, tư duy năng động, sáng tạo, có ý chí vươn lên; luôn thể hiện tiềm năng to lớn, xung kích, góp phần thực hiện thành công các nhiệm vụ chính trị của Bộ, Ngành. Tuy nhiên, nhìn nhận khách quan cho thấy sự tham gia của các công chức, viên chức trẻ thời gian qua vẫn còn bộc lộ một số hạn chế như:
Thứ nhất, mức độ tham gia và chất lượng các ý kiến tham mưu, đề xuất với lãnh đạo để xử lý một số nhiệm vụ khó, phức tạp còn chưa sâu, mới dừng lại ở những phát hiện sơ lược ban đầu. Một số trường hợp phát hiện được vấn đề nhưng do năng lực và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên chưa tham mưu được hướng xử lý phù hợp với quy định của pháp luật và thực tiễn cuộc sống.
Thứ hai, vẫn còn tồn tại một số công chức, viên chức trẻ làm việc theo lối mòn, ít sáng tạo; mặc dù tuổi đời và tuổi nghề còn trẻ nhưng có tư tưởng ngại tư duy và thay đổi cách thức làm việc; không có ý thức tạo dấu ấn riêng của bản thân trong công tác chuyên môn; thiếu lý tưởng, hoài bão, ngại tham gia các hoạt động xã hội và tập thể, ý thức rèn luyện và phấn đấu chưa rõ nét.
Thứ ba, ý thức tự học tập, nghiên cứu lý luận và thực tiễn vẫn còn hạn chế, do vậy, chậm đúc rút, tổng kết thành kinh nghiệm tốt cho bản thân, cũng như chưa xác định được mục tiêu cụ thể trong từng thời kỳ, từng giai đoạn để có giải pháp, nỗ lực vươn lên, trưởng thành từ chính công việc hàng ngày.
Thứ tư, ý thức tổ chức kỷ luật, văn hóa công vụ vẫn còn hạn chế trong một bộ phận công chức, viên chức trẻ. Biểu hiện của tình trạng này cụ thể như: Đi làm, đi họp muộn; tham dự không đầy đủ các buổi hội thảo, tọa đàm; chưa nghiêm túc trong nghiên cứu, phát biểu ý kiến tại các cuộc họp; ứng xử chưa theo đúng quy chế văn hóa công sở… Thực tế nêu trên đã tác động xấu đến chất lượng công việc, đặc biệt là làm ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh chung, tốt đẹp của công chức, viên chức trẻ.
Những hạn chế nêu trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó, trước tiên và chủ yếu phải xác định là do chính từ bản thân công chức, viên chức trẻ chưa thực sự cố gắng, nỗ lực bứt phá, khắc phục khó khăn với quyết tâm cao nhất để phát huy được hết phẩm chất, năng lực của mình. Bên cạnh đó, có những trường hợp do sự sắp xếp vị trí, giao việc chưa phù hợp với năng lực, sở trường của công chức, viên chức trẻ hay lãnh đạo một số đơn vị chưa thực sự tin tưởng, tạo môi trường công bằng, khuyến khích tính mới, tính sáng tạo, sự vươn lên của công chức, viên chức trẻ…
2. Một số giải pháp, kiến nghị
Với mục tiêu tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng của đội ngũ công chức, viên chức trẻ và phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ này trong công cuộc xây dựng, phát triển Bộ, Ngành Tư pháp, chúng tôi đề xuất một số giải pháp sau đây:
Một là, tiếp tục hoàn thiện thể chế về quản lý, sử dụng đội ngũ công chức, viên chức trẻ, cụ thể như: Cơ chế tuyển chọn, bố trí, sử dụng và đãi ngộ sau đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức, viên chức trẻ; triển khai thực hiện tốt Đề án vị trí việc làm của Bộ, các đơn vị thuộc Bộ, trong đó đặc biệt chú ý bố trí, sử dụng đội ngũ công chức, viên chức trẻ đảm bảo hiệu quả, hợp lý, phát huy được năng lực, sở trường của công chức, viên chức trẻ; nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng và kết hợp học tập, bồi dưỡng lý thuyết với rèn luyện qua thực tiễn công tác; việc đào tạo, bồi dưỡng phải có trọng tâm, trọng điểm, đúng yêu cầu, đúng đối tượng; gắn chặt công tác quy hoạch với đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, sử dụng công chức, viên chức trẻ...
Hai là, mỗi công chức, viên chức trẻ cần tự mình nâng cao ý thức tự giác, tích cực, chủ động trong học tập, tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất và năng lực chuyên môn để từ đó nhận được sự tin tưởng của mọi người xung quanh. Cần quy định chế độ có tính bắt buộc và kiểm tra nghiêm ngặt việc tự học tập, rèn luyện của đội ngũ công chức, viên chức trẻ, giúp mỗi người xác định được động cơ học tập, rèn luyện, phấn đấu vươn lên đảm nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Mỗi công chức, viên chức trẻ phải đề ra cho được kế hoạch, đăng ký mốc phấn đấu trong việc nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức từng năm; kết quả thực hiện kế hoạch phải được tổ chức đảng và cấp trực tiếp quản lý xác định là một trong những căn cứ xem xét đánh giá công chức, viên chức hàng năm.
Ba là, công chức, viên chức trẻ cần tích cực rèn luyện tác phong chuyên nghiệp, hiện đại, ứng xử văn hóa bên cạnh việc chú trọng các các kỹ năng cần thiết như: Kỹ năng sử dụng các công nghệ hiện đại (sử dụng thành thạo kỹ thuật thông tin phục vụ cho Chính phủ điện tử và quản lý tốt đối với các “doanh nghiệp điện tử”); kỹ năng làm việc (kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng quan hệ trong hệ thống hành chính nhà nước và kỹ năng giao tiếp với nhân dân, với doanh nghiệp); kỹ năng liên ngành (biết vận dụng lý luận về tổ chức và sự vận động của bộ máy tổ chức hành chính nhà nước, hiểu được tâm lý cá nhân, tâm lý tập thể, tâm lý người lãnh đạo và người quản lý)…
Bốn là, tăng cường trách nhiệm của cấp ủy, lãnh đạo các đơn vị đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn công chức, viên chức trẻ. Cần xác định đây là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài nhằm bồi dưỡng, nâng cao trình độ mọi mặt cho công chức, viên chức trẻ đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe trong công tác chuyên môn của Bộ, Ngành Tư pháp. Đồng thời, cấp ủy, lãnh đạo đơn vị thuộc Bộ cần tin tưởng, ủng hộ những sáng kiến, hiến kế của công chức, viên chức trẻ, từ đó, tạo động lực cho người trẻ tiếp tục phấn đấu, nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo vì những thành quả lao động của họ được trân trọng và vận dụng vào thực tiễn.
Năm là, cần có sự quan tâm, chia sẻ, đãi ngộ hợp lý đối với công chức, viên chức trẻ, mà trước tiên và trực tiếp là cần phải thực sự công bằng, khách quan trong phân công nhiệm vụ, đánh giá, ghi nhận và khen thưởng xứng đáng, khích lệ kịp thời đối với kết quả tốt mà công chức, viên chức trẻ đạt được. Đây là một trong những giải pháp quan trọng, không chỉ thuần túy mang tính vật chất, mà ý nghĩa hơn chính là ở thái độ, môi trường, cách tiếp cận của người lãnh đạo đơn vị đối với công chức, viên chức trẻ.
Sáu là, phát huy vai trò, trách nhiệm của Đoàn thanh niên Bộ và các cơ sở đoàn trực thuộc trong việc thường xuyên, đẩy mạnh tổ chức các diễn đàn học tập, nghiên cứu khoa học, chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ, kỹ năng sống; gắn hoạt động đoàn với nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của Bộ, Ngành Tư pháp; gắn bó, quan tâm, khơi dậy lòng yêu Ngành, yêu nghề, tinh thần đoàn kết, sẻ chia, nghĩa tình giữa các công chức, viên chức trẻ đang sinh hoạt trong tổ chức Đoàn thanh niên Bộ.
Nhiệm vụ đặt ra đối với công chức, viên chức trẻ của Bộ, Ngành Tư pháp là hết sức nặng nề, nhưng cũng rất vinh quang. Trách nhiệm của mỗi công chức, viên chức trẻ là phải luôn nỗ lực học tập, rèn luyện, sẵn sàng đón nhận nhiệm vụ được giao với quyết tâm cao nhất trên tinh thần “Tâm trong - Trí sáng - Hoài bão lớn”[4], hướng đến mục tiêu xây dựng mẫu hình cán bộ tư pháp trẻ trên cơ sở kế thừa những thành tựu mà các thế hệ đi trước đã dày công vun đắp trong sự nghiệp 73 năm xây dựng và phát triển của Bộ, Ngành Tư pháp Việt Nam.
TS. Hồ Quang Huy
Bí thư Đoàn Thanh nhiên Bộ Tư pháp
Nguyễn Thị Hồng Vinh
Chi đoàn Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật
Bí thư Đoàn Thanh nhiên Bộ Tư pháp
Nguyễn Thị Hồng Vinh
Chi đoàn Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật
[1]. Bộ Tư pháp hiện có tổng số 11.097 công chức, viên chức (gồm 10.085 công chức làm việc tại các đơn vị quản lý nhà nước và 1.012 công chức, viên chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ), trong đó, có 1.854 công chức, viên chức dưới 30 tuổi, chiếm 16,7% tổng số công chức, viên chức của Bộ.
[2]. Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã phê duyệt Quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức trẻ có trình độ chuyên môn sâu của Bộ Tư pháp giai đoạn 2014 - 2020. Đến thời điểm hiện nay, Bộ Tư pháp đã lựa chọn, quy hoạch 68 công chức, viên chức trẻ công tác tại 25 đơn vị thuộc Bộ và hàng năm đều ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ này.
[3]. Ví dụ: Về hoạt động viết chuyên đề nghiên cứu (Năm 2011: 10 lượt tham gia; năm 2015: Tăng lên 32 lượt tham gia); về hoạt động viết báo cáo tham luận (Năm 2011: 07 lượt tham gia; năm 2015 đã tăng lên 23 lượt tham gia). Năm 2015, 01 đồng chí đoàn viên đã bảo vệ thành công Đề tài khoa học cấp Bộ với tư cách là Chủ nhiệm đề tài. Hiện nay, Đoàn Thanh niên Bộ đang được giao chủ trì 01 đề tài khoa học cấp Bộ và chủ trì tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo, tọa đàm từ các nguồn khác nhau.
[4]. Người có “Tâm trong” là người luôn trau dồi những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, ý thức được những đạo lý, giá trị nhân văn cao cả trong cuộc sống, luôn giữ tâm mình trong sáng, hướng thiện, từ đó khởi nguồn cho những hành động có ích cho cộng đồng và đất nước. “Trí sáng” thể hiện trí tuệ của người thanh niên thời kỳ mới, đáp ứng được những yêu cầu cơ bản như: Có tri thức, giỏi kỹ năng, giàu sáng tạo, khỏe thể chất và tinh thần, có ý thức tự học, cầu thị... Thanh niên có “Hoài bão lớn” thể hiện ở tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; nói đi đôi với làm; có khát vọng, dấn thân, vươn lên; sống có lý tưởng, bản lĩnh, tuân thủ pháp luật; có tinh thần xung kích, tình nguyện, cống hiến cho đất nước...