Thứ hai 16/06/2025 19:52
Email: danchuphapluat@moj.gov.vn
Hotline: 024.627.397.37 - 024.62.739.735

Quyền tư pháp và vấn đề bảo vệ quyền con người của trẻ em hiện nay

Công ước quốc tế về quyền trẻ em là một công ước quốc tế quy định các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của trẻ em. Các quốc gia phê chuẩn công ước này chịu ràng buộc của các quy định công ước này theo luật quốc tế. Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em vào ngày 20/02/1990.

Công ước quốc tế về quyền trẻ em (CRC) đã quy định 04 nguyên tắc cơ bản làm nền tảng, đó là: Trẻ em cũng là những con người, có những giá trị như người lớn do đó phải được công nhận và bảo vệ các quyền ngay từ giai đoạn thơ ấu; tất cả trẻ em trên thế giới đều được hưởng các quyền quy định trong CRC, bất kể dân tộc, chủng tộc, giới tính, tôn giáo, dòng dõi gia đình; trong các hoạt động liên quan đến trẻ em, Nhà nước, các bậc cha mẹ và các chủ thể khác phải lấy lợi ích của trẻ em là mục tiêu hàng đầu; tôn trọng ý kiến, quan điểm của trẻ em. Ngoài ra, CRC cũng quy định một số vấn đề như: Trẻ em có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại sự can thiệp tùy tiện vào cuộc sống riêng tư; trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo vệ trẻ em khỏi những hình thức bạo lực về thể chất, xúc phạm danh dự, nhân phẩm…; quyền được nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí và sinh hoạt văn hóa đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ em.


Tuy nhiên, việc đảm bảo quyền trẻ em thông qua hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân vần cò nhiều điều bất cần có những giải pháp toàn diện khi mà ngành Tòa án nhân dân đang triển khai thi hành các đạo luật và bộ luật lớn mới như: Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Tố tụng hành chính và Luật Tổ chức Tòa án nhân dân… Chính vì vậy, cần có những nghiên cứu bổ sung nhằm hoàn thiện cơ chế thực thi nhằm bảo đảm thực hiện quyền trẻ em thông qua hoạt động của cơ quan xét xử ngày một tốt hơn, vững chắc hơn.

1. Vai trò của Tòa án bảo vệ quyền trẻ em

Nhân quyền hay quyền con người là những quyền tự nhiên của con người không bị tước bỏ bởi bất cứ ai và bởi bất cứ chính thể nào. Có thể nói, ngay từ buổi sơ khai của một xã hội có tổ chức, quyền con người đã xuất hiện như một khát vọng lớn lao, là giá trị chung của toàn nhân loại. Nhìn ở góc độ nào và ở cấp độ nào thì quyền con người cũng được coi như những chuẩn mực được cộng đồng quốc tế thừa nhận và tuân thủ và bảo đảm thực hiện. Những chuẩn mực này là kết tinh những giá trị nhân văn của toàn nhân loại, chỉ áp dụng với con người, cho tất cả mọi người. Nhờ có những chuẩn mực này, mọi thành viên trong gia đình nhân loại mới được bảo vệ nhân phẩm và từ đó mới có điều kiện phát triển đầy đủ các năng lực của cá nhân. Cho dù cách nhìn nhận có những khác biệt nhất định, một điều rõ ràng là quyền con người là những giá trị cao cả cần được tôn trọng và bảo vệ trong mọi xã hội và trong mọi giai đoạn lịch sử.

Song, quyền con người luôn là lĩnh vực nhạy cảm, phức tạp nên bảo đảm thực hiện nó không phải chỉ dừng lại ở việc ghi nhận quyền con người mà còn phải thực thi nhiều biện pháp đồng bộ, được mọi cấp, mọi ngành, mọi người tham gia. Trong đó, Toà án có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng. Bởi vì, một trong những nhiệm vụ cơ bản trong xét xử của Toà án chính là hoạt động trực tiếp bảo vệ quyền con người đối với bên bị hại và cả bên bị cáo - là những người mà quyền con người của họ dễ có nguy cơ bị xâm hại. Nhiều năm qua, theo quy định của pháp luật, Toà án đã tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Song, trong xét xử vẫn còn oan sai; quyền con người của bị cáo có lúc có nơi chưa được tôn trọng. Điều đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân (chủ quan, khách quan) khác nhau, song sự hạn chế, thiếu đồng bộ của pháp luật có tác động đáng kể.

Hiến pháp năm 2013 ra đời quy định nhiều chức năng, nhiệm vụ của Tòa án nhân dân, trong dó có nhiệm vụ bảo đảm dân chủ xã hội chủ nghĩa; tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân, trong đó có quyền trẻ em. Tổ chức và hoạt động của cơ quan tư pháp phải nhằm mục đích bảo vệ công lý, bảo đảm quyền con người, quyền trẻ em theo quy định của pháp luật. Tòa án nhân dân với tư cách là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, giải quyết các tranh chấp trong xã hội, xử lý các vi phạm pháp luật. Hoạt động đó liên quan trực tiếp đến các quyền và lợi ích của con người, của công dân. Vì vậy, trong hoạt động tư pháp, vấn đề vi phạm quyền con người, quyền công dân và lợi ích chính đáng của người dân có nguy cơ xảy ra rất cao. Do đó, tổ chức và hoạt động tư pháp, nhất là của Tòa án một mặt phải hiệu quả, bảo vệ quyền con người, lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; nhưng trước hết, Tòa án phải là biểu tượng của công lý, là nơi công dân gửi gắm niềm tin rằng bất kỳ vi phạm pháp luật nào cũng bị xử lý nghiêm minh; bất kỳ quyền hoặc lợi ích hợp pháp nào của con người, của công dân bị xâm phạm đều được bảo vệ theo đúng pháp luật. Vì thế, bất kỳ yêu cầu khởi kiện nào gửi đến Toà án thì Toà án phải thụ lý, không được từ chối vì bất cứ một lý do nào[1].

Tại Điều 102 của Hiến pháp năm 2013 quy định chức năng, hệ thống tổ chức và nhiệm vụ của Tòa án nhân dân như sau: “1. Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. 2. Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án khác do luật định. 3. Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Quyền trẻ em cũng được Nhà nước bảo vệ thông qua việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của Toà án nhân dân. Hiến pháp năm 2013 khẳng định: Chỉ Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án khác do luật định là những cơ quan thực hiện quyền tư pháp, tức có chức năng xét xử các vụ án, giải quyết các việc có tranh chấp theo thẩm quyền quy định khi có tranh chấp xảy ra và khi cần phán xử các vi phạm xâm phạm quyền trẻ em thì Tòa án nhân dân là cơ quan duy nhất. Bởi lẽ, ngoài Tòa án nhân dân không có cơ quan nào khác được giao phán xử về các vi phạm pháp luật, các tranh chấp trong xã hội. Quy định này phù hợp với việc phân công thực hiện quyền lực trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

2. Một số mặt đã đạt được Quyền tư pháp và vấn đề bảo vệ quyên con người của trẻ em hiện nay

Thứ nhất, thành lập Tòa gia đình và người chưa thành niên

Đây là Tòa án chuyên trách đầu tiên về trẻ em trong hệ thống Tòa án ở Việt Nam. Việc thành lập Tòa gia đình và người chưa thành niên là dấu ấn quan trọng trong tiến trình cải cách tư pháp, chứng tỏ cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền trẻ em, đặc biệt là trẻ em trong hoạt động tư pháp, thông qua việc xây dựng một hệ thống tư pháp trẻ em toàn diện mà Tòa gia đình và người chưa thành niên là trung tâm, với sự tham gia, phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, tổ chức có liên quan[2]. Việc thành lập Tòa gia đình và người chưa thành niên nhằm bảo vệ triệt để quyền lợi quyền trẻ em và quyền phụ nữ. Bỡi lẽ, hiện tại án ly hôn, gia đình có lượng án hàng năm lớn trong tổng số các loại án thụ lý giải quyết của Tòa án nhân dân, trong số đó nhiều cặp vợ chồng ly hôn có con dưới 18 tuổi. Do Tòa này đặc thù chuyên giải quyết những vấn đề liên quan đến gia đình, phụ nữ và trẻ em nên các Thẩm phán được chọn là những người có nhiều kinh nghiệm trong công tác xét xử để có thể nói chuyện với các đương sự. Ngoài ra, còn có đội ngũ chuyên gia tâm lý để hỗ trợ tốt nhất cho đương sự, trẻ em và Thẩm phán khi giải quyết các vụ án.

Đây chính là mô hình Tòa án thân thiện. Mô hình này khác biệt so với những phòng xét xử hình sự thông thường, tạo cảm giác thân thiện, giống như một cuộc nói chuyện chứ không phải xét xử., không để lại gánh nặng tâm lý cho trẻ em. Có thể khẳng định rằng, đây là thành tựu mới và quan trọng nhất trong tiến trình bảo vệ quyền trẻ em bằng con đường tư pháp. Tòa án này đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối giữa các lĩnh vực xã hội, đặc biệt là phúc lợi xã hội, an ninh, tư pháp, giáo dục, y tế, để hỗ trợ việc phòng ngừa và ứng phó với các nguy cơ liên quan đến bảo vệ trẻ em.

Thứ hai, việc áp dụng trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội được Tòa án nhân dân các cấp thực hiện nghiêm túc theo quy định mới

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của Bộ Công an, trong năm 2010, trên địa bàn cả nước có 13.572 đối tượng phạm tội là người chưa thành niên, trong đó 1.600 vụ học sinh đánh nhau, tăng nhiều lần so với những năm trước về số lượng phạm tội và các vụ án nghiêm trọng. Đặc biệt, trong vài năm trở lại đây số vụ vi phạm pháp luật hình sự do người chưa thành niên gây ra tuy có giảm so với năm 2010, nhưng mức độ phạm tội nghiêm trọng hơn. Số liệu thống kê từ Bộ Công an, các vụ vi phạm pháp luật và phạm tội do người chưa thành niên thực hiện không chỉ xảy ra ở trung tâm các thành phố lớn, thị xã mà còn xảy ra ở các vùng nông thôn, kể cả vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, tỷ lệ người chưa thành niên phạm tội ở những thành phố lớn chiếm tỷ lệ cao hơn và có chiều hướng tăng nhanh. Địa phương xảy ra nhiều nhất là TP. HCM (hơn 3.300 vụ), Đồng Nai (hơn 2.200 vụ), tiếp đến là các tỉnh Khánh Hoà, Đắk Lắk và Hà Nội... Tính trung bình hàng năm xảy ra trên 10.000 vụ vi phạm pháp luật với trên 13.000 đối tượng. Trong số đó, tỷ lệ trẻ em vi phạm pháp luật ở độ tuổi 16 - 18 chiếm đến 67,1%[3].

Bộ luật Hình sự năm 2015 được thông qua tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII có hiệu lưc từ 01/7/2016 cũng đã có những quy định rất cụ thể, rõ ràng về nguyên tắc xử lý, về phạm vi chịu trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội. Một điểm quan trọng trong Bộ luật Hình sự năm 2015 đó là đã đổi mới quy định về miễn trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội, theo đó, đã chuyển hóa việc áp dụng các biện pháp tư pháp thành biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; quy định này nhằm mục đích hạn chế thấp nhất việc phải áp dụng hình phạt và các biện pháp tư pháp đối với người chưa thành niêm phạm tội, điều này phù hợp với Công ước quốc tế về bảo vệ quyền trẻ em; mặt khác cũng yêu cầu trách nhiệm của gia đình và cộng đồng trong việc giám sát, giáo dục trẻ em, giúp trẻ em làm trái pháp luật nhận thức được lỗi lầm của mình, biết ăn năn, hối cải và khắc phục sai phạm. Qua đó, khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục giữ vị trí tiên phong của mình về bảo vệ quyền trẻ em và sẽ chấp thuận quy định độ tuổi trẻ em là dưới 18 tuổi cho phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế về quyền trẻ em. Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người này và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh... Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ đặc điểm về nhân thân của họ, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm.

Khi xét xử, Tòa án chỉ áp dụng hình phạt nếu xét thấy việc miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp giáo dục, cải tạo tại trường giáo dưỡng không bảo đảm hiệu quả giáo dục, phòng ngừa. Tòa án không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình với người dưới 18 tuổi. Ở mức án có thời hạn, người dưới 18 tuổi phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội tương ứng và không áp dụng hình phạt bổ sung. Án đã tuyên với người chưa đủ 16 tuổi phạm tội thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.

Thứ ba, thực hiện việc giáo dục thanh thiếu niên thông qua kênh xét xử công khai đối với những vụ án lớn có tính chất nổi cộm

Việt Nam đã tham gia vào Công ước quốc tế về bảo vệ quyền trẻ em, do đó giải pháp để ngăn ngừa, phòng chống tội phạm đối với trẻ vị thành niên không phải bằng cách tăng hình phạt, mà chính là sự quản lý, giáo dục và các chính sách dành cho trẻ em. Cho nên, các cấp Tòa án nhân dân đã triển khai khi xét xử các vụ án do người chưa thành niên phạm tội cần có sự tham gia của Hội thẩm là cán bộ đoàn, cán bộ hội hoặc là giáo viên lâu năm có sự hiểu biết về pháp luật, hiểu biết về tâm lý lứa tuổi người chưa thành niên, để có phán quyết một cách công minh, bình đẳng. hoạt động xét xử lưu động là hình thức giáo dục trực quan rất hiệu quả, giúp người dân hiểu được như thế nào là hành vi vi phạm cũng như hình phạt tương xứng với tính chất, mức độ của hành vi đó.

Đồng thời, trong kế hoạch công tác hàng năm, Tòa án nhân dân chú trọng tổ chức các phiên tòa xét xử lưu động, trên cơ sở đó tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao hiệu quả phòng ngừa vi phạm. Những phiên tòa lưu động không chỉ có tác dụng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho trẻ em và những đối tượng có hành vi xâm phạm quyền trẻ em mà còn góp phần răn đe đối với đối tượng có nguy cơ vi phạm pháp luật.

Thứ tư, Thẩm phán được giao nhiệm vụ xét xử đều cố gắng hết mình trong việc trau dồi kiến thức về tâm sinh lý người chưa thành niên

Người chưa thành niên là người chưa phát triển đầy đủ về thể chất cũng như về tâm sinh lý, trình độ nhận thức và kinh nghiệm sống của họ còn hạn chế. Nguyên nhân dẫn đến người chưa thành niên phạm tội phần lớn do môi trường sống của họ, trong đó có một phần trách nhiệm lớn của gia đình và xã hội. Chính vì vậy, việc xét xử những vụ án liên quan đến người chưa thành niên, chủ yếu là nhằm giáo dục họ ý thức tôn trọng pháp luật, tôn trọng các quy tắc của cuộc sống xã hội, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành người có ích cho xã hội. Thẩm phán được giao nhiệm vụ xét xử các vụ án có bị cáo là người chưa thành niên phạm tội cần cố gắng trong việc trau dồi kiến thức về tâm sinh lý người chưa thành niên; đồng thời nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật để có thể áp dụng đúng hình phạt, biện pháp tư pháp đối với người chưa thành niên như chính sách hình sự của Nhà nước đã quy định.

3. Một số giải pháp tiếp tục quyền tư pháp và vấn đề bảo vệ quyền của trẻ em hiện nay

Thứ nhất, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và các cán bộ tư pháp - những người cần cân nảy mực giải quyết những vụ việc liên quan đến quyền trẻ em

Cần mở những lớp tập huấn ngắn ngày theo từng chuyên đề, vừa có tính lý luận, vừa mang tính thực tiễn, phù hợp với từng đối tượng; tổ chức các buổi tập huấn về các bộ luật, luật, pháp lệnh mới, các nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, thông tư liên tịch hoặc các văn bản khác có liên quan đến quyền trẻ em tránh mỗi nơi hiểu một kiểu khác nhau.

Thứ hai, tăng cường công tác giải thích, hướng dẫn và tổng kết rút kinh nghiệm việc áp dụng pháp luật

Trong những năm qua, việc hướng dẫn áp dụng pháp luật của cấp trên được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau: Qua báo cáo tổng kết công tác xét xử hàng năm; bằng các văn bản hướng dẫn, rút kinh nghiệm đối với từng vấn đề. Tuy nhiên, do đặc thù các vụ án liên quan đến quyền trẻ em rất phức tạp và đa dạng, mỗi vụ án đều có những đặc điểm riêng do đó việc áp dụng pháp luật là tương đối khó khăn. Trong khi đó những văn bản hướng dẫn chỉ khái quát được những tình tiết và đặc điểm chung nhất trong từng vấn đề. Trong thực tiễn áp dụng pháp luật, ở mỗi địa phương, cách hiểu và vận dụng pháp luật đôi khi còn chưa thống nhất, có những vụ án còn có nhiều quan điểm khác nhau về áp dụng pháp luật. Để thực hiện có hiệu quả công tác giải quyết các các vụ án liên quan đến quyền trẻ em, đề nghị các cơ quan có thẩm quyền cần phải có những khảo sát, nghiên cứu thực tiễn và từng bước đổi mới, kịp thời giải thích, hướng dẫn, tổng kết rút kinh nghiệm áp dụng pháp luật, góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động giải quyết các vụ án liên quan đến quyền trẻ em.

Thứ ba, tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan tố tụng và các cơ quan khác trên cơ sở đảm bảo thực hiện các quy định của pháp luật về tố tụng và thực hiện đúng các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về chính sách chăm sóc, bảo vệ trẻ em

Các vụ việc có liên quan đến quyền trẻ em cần phải có cơ chế phối hợp trong hoạt động tố tụng nói chung và hoạt động xét xử của Tòa án nói riêng. Việc mời trợ giúp viên pháp lý, luật sư có vai trò quan trọng trong xác định sự thật khách quan của vụ án, giúp cho việc xét xử được đúng đắn, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em. Đối với vụ việc liên quan đến trẻ em thuộc các trường hợp được trợ giúp pháp lý thì trợ giúp viên pháp lý, luật sư càng có ý nghĩa hết sức quan trọng, vì thông qua trợ giúp viên pháp lý, luật sư, họ được tư vấn, đại diện, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.

Kết luận

Mặc dù còn nhiều khó khăn, Việt Nam đã đạt nhiều tiến bộ trong việc đưa tinh thần và nội dung của Công ước quyền trẻ em vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và luật pháp quốc gia. Ví dụ: Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật Phổ cập giáo dục, Luật Lao động, Luật Dân sự, Luật Tố tụng hình sự... được ban hành hay sửa đổi đều quan tâm thích đáng đến quyền lợi của trẻ em. Tuy nhiên, Ngành Tòa án tiếp tục cần nâng cao các pháp pháp nhằm thực hiện tốt việc giải quyết những vụ việc liên quan đến quyền trẻ em.

ThS. Tạ Thị Thu Hường

Khoa luật ĐHQGHN

Tài liệu tham khảo:

1. Bùi Thị Chinh Phương, Người chưa thành niên phạm tội - Các biện pháp hạn chế, http://tcdcpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/xay-dung-phap luat.aspx?ItemID=164[truy cập lúc 9 h ngày 20/6/2016].

2. Khắc Thành Thành lập tòa án chuyên trách về quyền trẻ em, http://news.zing.vn/thanh-lap-toa-an-chuyen-trach-ve-quyen-tre-em-post639308.html [truy cập lúc 7 h ngày 20/6/2016].

3. Vũ Công Giao (Khoa Luật ĐHQG Hà Nội) và Lê Quỳnh Mai (Học viện Cảnh sát), Tiếp cận dựa trên quyền: Nhận thức và hành động của Liên hợp quốc, Kỷ yếu Hội thảo về Tiếp cận dựa trên quyền, Khoa Luật Đại học Quốc gia, tr.1-2.

Khoa luật - Đại học Quốc gia, Giáo trình Quyền con người, 2015, Nxb.ĐHQGHN.

Bài liên quan

Tin bài có thể bạn quan tâm

Giải trừ trách nhiệm của công chức thuế, tạo thuận lợi giải quyết hoàn thuế cho doanh nghiệp

Luật số 56/2024/QH15 bổ sung quy định về trách nhiệm của công chức thuế theo hướng giải trừ trách nhiệm cho công chức thuế khi có gian lận trong kê khai, cung cấp thông tin tạo thuận lợi giải quyết hoàn thuế cho doanh nghiệp chân chính.

Cải cách thủ tục hành chính cấp Phiếu lý lịch tư pháp tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tại thành phố Hải Phòng

Hải Phòng là địa phương luôn nỗ lực, tích cực thực hiện cải cách thủ tục hành chính, với mục tiêu tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, trong đó phải kể đến lĩnh vực cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Điều này được thể hiện rõ nét qua sự quyết tâm, chủ động, sáng tạo trong triển khai, thực hiện các văn bản, quy định nhằm cải cách thủ tục hành chính cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Pháp luật quốc tế về bảo vệ quyền riêng tư của cá nhân trong bối cảnh chuyển đổi số và những khuyến nghị cho Việt Nam

Bài viết bàn về những vấn đề cơ bản của quyền riêng tư và sự cần thiết phải bảo vệ quyền riêng tư; phân tích các vấn đề pháp lý về bảo vệ quyền riêng tư của cá nhân theo pháp luật quốc tế, từ đó đúc kết và đưa ra những khuyến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về lĩnh vực này tại Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số.

Bảo đảm quyền văn hóa của người dân tộc thiểu số trong bối cảnh chuyển đổi số

Bài viết nghiên cứu về những vấn đề đặt ra đối với việc bảo đảm quyền văn hóa của người dân tộc thiếu số ở nước ta hiện nay trong bối cảnh chuyển đổi số.

Xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Ngành Tư pháp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

Bài viết đề cập đến vấn đề xây dựng và kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Ngành Tư pháp trong sạch, vững mạnh, liêm chính, chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Nâng cao hiệu quả công tác xếp loại thi đua chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân ở các cơ sở giam giữ

Nâng cao hiệu quả công tác xếp loại thi đua chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân ở các cơ sở giam giữ

Thi đua chấp hành án phạt tù tại các cơ sở giam giữ là một trong những yêu cầu phạm nhân phải thực hiện theo quy định của pháp luật. Kết quả của việc thi đua chấp hành án phạt tù là cơ sở để thực hiện các chính sách của Nhà nước đối với phạm nhân theo quy định của Luật Thi hành án hình sự năm 2019. Công tác xếp loại thi đua chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân thuộc về cơ sở giam giữ phạm nhân theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, qua thực tiễn thi hành cho thấy một số khó khăn, vướng mắc cần có giải pháp khắc phục, nâng cao hiệu quả công tác này trong thời gian tới.
Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum đẩy mạnh hoạt động xây dựng Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp

Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum đẩy mạnh hoạt động xây dựng Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp

Nhận thức rõ tầm quan trọng của dữ liệu lý lịch tư pháp trong tiến trình xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, công dân số, phục vụ tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp thông qua việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua môi trường điện tử theo tinh thần của Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án số 06/CP của Chính phủ), được sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh, Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum đã ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch số 64/KH-STP ngày 18/7/2024 về cao điểm nhập dữ liệu thông tin lý lịch tư pháp vào Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp dùng chung của Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum.

Công tác tư pháp 06 tháng cuối năm 2024: Tập trung hoàn thiện thể chế và đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành Tư pháp

Trong 06 tháng đầu năm 2024, Bộ, Ngành Tư pháp đã bám sát sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội, sự điều hành của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, đoàn kết, trách nhiệm, tập trung triển khai toàn diện, kịp thời các nhiệm vụ được giao đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội của đất nước. Theo đó, để hoàn thành tốt kế hoạch công tác năm 2024, Bộ, Ngành Tư pháp đã đề ra những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của 06 tháng cuối năm, trong đó xác định tiếp tục đổi mới, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; tiếp tục đầu tư nguồn lực, cơ sở hạ tầng để đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong Ngành Tư pháp... góp phần vào công cuộc phát triển đất nước trong tình hình mới.
Một số ý kiến góp ý đối với Đề cương chi tiết Luật Luật sư thay thế Luật Luật sư năm 2006

Một số ý kiến góp ý đối với Đề cương chi tiết Luật Luật sư thay thế Luật Luật sư năm 2006

Một trong các nhiệm vụ và giải pháp được xác định trong Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới (Nghị quyết số 27-NQ/TW) đã xác định: “Hoàn thiện thể chế về luật sư và hành nghề luật sư, bảo đảm để luật sư thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm theo quy định của pháp luật...”.
Hoạt động đấu giá tài sản tiếp tục được chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa một cách mạnh mẽ

Hoạt động đấu giá tài sản tiếp tục được chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa một cách mạnh mẽ

Ngày 27/6/2024, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản nhằm góp phần phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; tiếp tục nâng cao tính chuyên nghiệp hóa, chuyên môn hóa của đội ngũ đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản; khắc phục những hạn chế, bất cập, bảo đảm tính công khai, minh bạch, khách quan, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động đấu giá tài sản; nâng cao hiệu quả, hiệu lực của công tác quản lý nhà nước về đấu giá tài sản. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025.
Nỗ lực số hóa dữ liệu hộ tịch - Phấn đấu đẩy nhanh tiến độ, “về đích” sớm*

Nỗ lực số hóa dữ liệu hộ tịch - Phấn đấu đẩy nhanh tiến độ, “về đích” sớm*

Số hóa dữ liệu hộ tịch được xác định là một trong các nhiệm vụ trọng tâm của Ngành Tư pháp năm 2024. Theo thống kê của Bộ Tư pháp, các cơ quan đăng ký hộ tịch trên cả nước đang lưu trữ trên 08 triệu sổ đăng ký hộ tịch các loại, tương ứng với hơn 100 triệu dữ liệu hộ tịch, việc hoàn thành số hóa các dữ liệu hộ tịch vừa đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong lĩnh vực đăng ký và quản lý hộ tịch, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ - xác định năm 2024 là năm số hóa dữ liệu, vừa bảo đảm cung cấp thông tin đầu vào, chia sẻ, đồng bộ dữ liệu dân cư, thúc đẩy việc triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ (Đề án 06).
Tăng cường sự lãnh đạo của các tổ chức cơ sở đảng trong thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tại tỉnh Quảng Trị

Tăng cường sự lãnh đạo của các tổ chức cơ sở đảng trong thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tại tỉnh Quảng Trị

Tổ chức, triển khai thực hiện đưa Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở vào cuộc sống là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng hiện nay góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng gắn với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát và dân thụ hưởng”.

Đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến Phiếu lý lịch tư pháp

Bài viết này khái quát về đơn giản hóa thủ tục hành chính và phân tích thực trạng về thủ tục hành chính liên quan đến Phiếu lý lịch tư pháp, từ đó, đưa ra một số đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa các quy định, thủ tục hành chính liên quan đến Phiếu lý lịch tư pháp trong thời gian tới.
Cấp phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID tại Thành phố Hà Nội và tỉnh Thừa Thiên Huế - Kết quả bước đầu và vấn đề cần hoàn thiện

Cấp phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID tại Thành phố Hà Nội và tỉnh Thừa Thiên Huế - Kết quả bước đầu và vấn đề cần hoàn thiện

Bài viết nêu lên những kết quả bước đầu của công tác thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID tại Thành phố Hà Nội và tỉnh Thừa Thiên Huế; từ đó, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID trong thời gian tới.
Dấu ấn vị Bộ trưởng qua gần 8 năm “dẫn dắt” ngành Tư pháp

Dấu ấn vị Bộ trưởng qua gần 8 năm “dẫn dắt” ngành Tư pháp

Gần 8 năm trên cương vị Bộ trưởng Tư pháp, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Lê Thành Long luôn là vị Bộ trưởng của hành động, nắm chắc lý luận, sâu sát thực tiễn, truyền lửa đam mê tới mỗi công chức, viên chức, người lao động trong toàn Ngành.

Theo dõi chúng tôi trên:

mega story

trung-nguyen
hanh-phuc
cong-ty-than-uong-bi
vien-khoa-hoac-cong-nghe-xay-dung
bao-chi-cm