Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, chăm lo lợi ích của các đoàn viên, hội viên; thực hiện dân chủ và xây dựng xã hội lành mạnh; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước; giáo dục lý tưởng và đạo đức cách mạng, quyền và nghĩa vụ công dân, tăng cường mối liên hệ giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, các dân tộc, tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Tham gia hoạt động hòa giải ở cơ sở là một nội dung quan trọng thể hiện vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện quyền làm chủ, thực hiện chính sách, pháp luật. Luật Hòa giải ở cơ sở cũng đã nêu lên một trong những chính sách của Nhà nước về hòa giải ở cơ sở chính là phát huy vai trò “nòng cốt” của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong công tác này. Chính vì vậy, việc tăng cường quan hệ phối hợp giữa cơ quan tư pháp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong công tác hòa giải ở cơ sở là hết sức cần thiết để thực hiện cũng như nâng cao hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở trên thực tiễn.
Vậy, mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan tư pháp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong công tác hòa giải ở cơ sở được thể hiện ra sao, việc phối hợp này đã có những mặt tích cực hay hạn chế gì và giải pháp tăng cường phối hợp đó như thế nào? Tất cả những câu hỏi này sẽ được giải đáp trong bài viết “Tăng cường quan hệ phối hợp giữa cơ quan tư pháp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong công tác hòa giải ở cơ sở” của tác giả Nguyễn Thị Giang, đăng trên ấn phẩm 200 trang “Tổng kết 5 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở” xuất bản năm 2019.
Trân trọng giới thiệu đến bạn đọc!
Vậy, mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan tư pháp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong công tác hòa giải ở cơ sở được thể hiện ra sao, việc phối hợp này đã có những mặt tích cực hay hạn chế gì và giải pháp tăng cường phối hợp đó như thế nào? Tất cả những câu hỏi này sẽ được giải đáp trong bài viết “Tăng cường quan hệ phối hợp giữa cơ quan tư pháp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong công tác hòa giải ở cơ sở” của tác giả Nguyễn Thị Giang, đăng trên ấn phẩm 200 trang “Tổng kết 5 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở” xuất bản năm 2019.
Trân trọng giới thiệu đến bạn đọc!