1. Những kết quả đạt được trong hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất tại tỉnh Nghệ An
Trong thời gian vừa qua, hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã và đang được Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm, chỉ đạo với nhiều giải pháp đồng bộ và có nhiều chuyển biến tích cực. Nhằm cụ thể hóa và triển khai thực hiện Luật Đấu giá tài sản năm 2016, ngày 02/3/2018, Ủy ban nhân dân tỉnh nghệ An đã có Quyết định số 12/2018/QĐ-UBND ban hành quy định về đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Quyết định số 12/2018/QĐ-UBND); chỉ đạo Sở Tư pháp phối hợp với các ngành liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản hướng dẫn chỉ đạo về đấu giá quyền sử dụng đất; rà soát và chuẩn hóa các quy trình, thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động đấu giá tài sản; lập và công bố danh sách trên trang thông tin điện tử của ngành về các tổ chức đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh nhằm tạo thuận lợi cho các cơ quan, đơn vị có tài sản lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản, đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng trong hoạt động đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền.
Bên cạnh đó, Sở Tư pháp còn tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm về tổ chức, hoạt động đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh, cụ thể: Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập tổ giám sát thực hiện cuộc bán đấu giá quyền sử dụng đất tại 09 đơn vị; thành lập 01 đoàn kiểm tra, 01 đoàn thanh tra hoạt động đấu giá tài sản tại 08 tổ chức đấu giá tài sản. Sau kiểm tra, Sở Tư pháp đã có thông báo kết luận, kiến nghị xử lý và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Tư pháp. Qua hoạt động kiểm tra đã giúp cho cơ quan quản lý nhà nước đánh giá thực trạng tình hình tổ chức, hoạt động đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh; qua đó, kịp thời hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đấu giá tài sản; chấn chỉnh những sai sót, tồn tại của các đơn vị trong hoạt động đấu giá tài sản.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 24 tổ chức đấu giá tài sản, trong đó có 01 Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản trực thuộc Sở Tư pháp, 16 tổ chức đấu giá tài sản thành lập trước ngày Luật Đấu giá tài sản năm 2016 có hiệu lực và 07 tổ chức đấu giá tài sản được thành lập theo quy định của Luật Đấu giá tài sản năm 2016); có 64 đấu giá viên, trong đó có 45 đấu giá viên đang hành nghề tại các tổ chức đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh, số đấu giá viên đang làm việc tại Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản là 05 người. Nhìn chung, đội ngũ đấu giá viên ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong hoạt động đấu giá tài sản, bảo đảm an toàn pháp lý trong việc xử lý tài sản; việc tổ chức các cuộc đấu giá quyền sử dụng đất cơ bản đảm bảo tính trung thực, khách quan, công khai, minh bạch, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức và công dân.
2. Một số tồn tại, hạn chế trong hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất tại tỉnh Nghệ An
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất ở Nghệ An vẫn còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế, cụ thể:
Thứ nhất, tổ chức đấu giá tài sản còn chưa chuyên nghiệp, quy mô nhỏ, phần lớn tập trung ở thành phố Vinh và các huyện có điều kiện kinh tế phát triển; tình trạng “cò đấu giá” lộng hành, thông đồng, dìm giá hoặc nâng giá, làm sai lệch kết quả đấu giá, cũng có không ít trường hợp việc đấu giá đất chỉ mang tính hình thức, còn phần đấu giá đã được thỏa thuận trước khi diễn ra phiên đấu giá chính thức... gây mất an ninh trật tự địa phương, thất thoát nguồn thu ngân sách, ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gia đấu giá.
Thứ hai, do quy định việc nộp hồ sơ tham gia đấu giá không giới hạn về nơi cư trú nên đã có nhiều cá nhân, kể cả các đối tượng chuyên nghiệp đi đấu giá, những nhóm người đến nơi đấu giá để gây áp lực, đe dọa, thu tiền dìm giá, cản trở người dân khi tham gia đấu giá. Mặc dù không có nhu cầu mua đất, nhưng những đối tượng này có nhiều thủ đoạn tinh vi nhằm mục đích trục lợi, thu nhập bất chính gây bất bình trong nhân dân và mất trật tự, an ninh tại địa phương, làm thất thu ngân sách nhà nước.
Thứ ba, một số tổ chức đấu giá tài sản thực hiện niêm yết, thông báo công khai việc đấu giá tài sản còn chưa đúng quy định như: Nội dung niêm yết, thông báo công khai còn sơ sài, không đủ các thông tin theo quy định (thời gian, địa điểm đấu giá, đăng ký tham gia đấu giá, giá khởi điểm của từng tài sản đấu giá...); có những trường hợp thông báo không rộng rãi nhằm mục đích khép kín thông tin; một số đơn vị không lưu tài liệu, hình ảnh về việc niêm yết, thông báo công khai đấu giá tài sản trong hồ sơ đấu giá; việc ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật chưa thực sự quyết liệt.
Thứ tư, mặc dù Luật Đấu giá tài sản năm 2016 đưa ra quy định cấm tiết lộ thông tin về khách hàng nhưng một số tổ chức đấu giá tài sản vẫn để lộ danh sách khách hàng tham gia đấu giá, dẫn đến tình trạng khách hàng dàn xếp kết quả trước khi vào phiên đấu giá. Theo đó, kết quả là giá trúng đấu giá thường chỉ cao hơn giá khởi điểm một ít mặc dù số lượng khách hàng tham gia rất đông; bên cạnh đó, còn có tình trạng liên kết, thông đồng giữa các khách hàng tham gia đấu giá với nhau để kết quả trúng đấu giá thấp nhất có thể. Trước đó, họ tiến hành “đấu giá ngoài thực địa”, ai trả giá cao sẽ lấy được tài sản. Số tiền chênh lệch giữa “đấu giá ngoài thực địa” và kết quả tại phiên đấu giá sẽ được chia cho những người tham gia; ngoài ra, vẫn còn tình trạng một số doanh nghiệp, đơn vị tổ chức đấu giá gây khó khăn cho khách hàng trong việc tiếp cận, mua hồ sơ và xem tài sản với mục đích hạn chế người tham gia đấu giá.
Thứ năm, Điều 56 Luật Đấu giá tài sản năm 2016 quy định, trước khi ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản với tổ chức đấu giá tài sản, người có tài sản đấu giá thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của mình và trang thông tin điện tử chuyên ngành về đấu giá tài sản về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản. Tuy nhiên, hiện nay, Bộ Tư pháp chưa có trang thông tin điện tử chuyên ngành nên người có tài sản chỉ đăng thông báo lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản tại trang thông tin điện tử của đơn vị mình. Mặt khác, Luật Đấu giá tài sản năm 2016 và các văn bản hướng dẫn thi hành không quy định thời gian đăng thông báo và nhận hồ sơ lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản, vì vậy, thực tế có trường hợp người có tài sản đấu giá thông báo trong thời gian quá ngắn dẫn đến tổ chức đấu giá tài sản không có đủ thời gian để chuẩn bị hồ sơ tham gia lựa chọn tổ chức đấu giá.
Hiện nay, một số tổ chức đấu giá tài sản nhằm thực hiện mục đích riêng của mình đã “lách luật” bằng cách đăng thông tin trên những loại báo in có số lượng độc giả không nhiều hoặc đăng thông tin trên báo hình nhưng chọn khung giờ phát sóng vào lúc thấp điểm nhất, ít thu hút lượng khán giả nhất... Điều đó làm giảm đáng kể sự tiếp cận của khách hàng có nhu cầu mua tài sản đấu giá đối với thông tin đấu giá tài sản, tiếp tay cho việc thông đồng, câu kết để bán được tài sản một cách không minh bạch.
Thứ sáu, các tiêu chí lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản theo khoản 4 Điều 56 Luật Đấu giá tài sản năm 2016 còn chung chung, khó xác định, gây khó khăn cho người có tài sản trong việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản như: Cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết đảm bảo cho việc đấu giá đối với loại tài sản đấu giá; năng lực, kinh nghiệm và uy tín của tổ chức đấu giá tài sản... Một số địa phương còn lúng túng trong việc thực hiện quy định về lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản, chưa ban hành được các tiêu chí phù hợp với tài sản đấu giá để lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản, chưa thực hiện tốt quy định về việc thông báo công khai lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản.
3. Nghệ An triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh
Quyết định số 12/2018/QĐ-UBND đã quy định nhiều nội dung nhằm giảm thiểu tiêu cực trong đấu giá như: Quy định bước giá không thấp hơn 5% giá khởi điểm (Điều 11); quy định tiền đặt trước với đấu giá đất ở cho hộ gia đình, cá nhân là 20% giá khởi điểm và với đấu giá đất để thực hiện dự án đầu tư thì tiền đặt trước từ 5% đến 20% (Điều 14)... Đặc biệt, ngày 02/11/2018, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An đã ban hành Công văn số 8443/UBND-NC yêu cầu Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã tăng cường quản lý hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh, cụ thể:
Thứ nhất, Sở Tư pháp tăng cường tổ chức tuyên truyền, phổ biến rộng rãi những nội dung của Luật Đấu giá tài sản năm 2016, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật và Quyết định số 12/2018/QĐ-UBND bằng các hình thức phù hợp. Sở Tư pháp đã tiến hành rà soát, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động đấu giá tài sản; chỉ đạo các tổ chức đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh đề cao trách nhiệm, tuân thủ quy định pháp luật trong hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất để tạo uy tín và thương hiệu của tổ chức mình...
Thứ hai, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc đấu giá khi được Ủy ban nhân dân tỉnh giao đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh; chủ trì, phối hợp với các tổ chức có liên quan để hướng dẫn và giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong công tác đấu giá quyền sử dụng đất cho Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã theo chức năng, nhiệm vụ của ngành mình.
Thứ ba, Công an tỉnh chỉ đạo các phòng chức năng, công an cấp huyện, cấp xã tăng cường công tác đảm bảo an ninh trật tự tại các cuộc đấu giá quyền sử dụng đất; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Thứ tư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất thuộc quyền quản lý của mình; tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất, quản lý việc đầu tư xây dựng đất theo đúng quy định của pháp luật về đất đai.
Thứ năm, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã yêu cầu tổ chức đấu giá tài sản dừng việc tổ chức đấu giá khi có căn cứ cho rằng tổ chức đấu giá tài sản có hành vi vi phạm quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 9 Luật Đấu giá tài sản năm 2016; yêu cầu đấu giá viên điều hành cuộc đấu giá dừng cuộc đấu giá khi có căn cứ cho rằng đấu giá viên có hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều 9 Luật Đấu giá tài sản năm 2016; người tham gia đấu giá có hành vi vi phạm quy định tại các điểm b, c hoặc d khoản 5 Điều 9 Luật Đấu giá tài sản năm 2016. Ủy ban nhân dân cấp huyện không chỉ đạo dừng việc tổ chức đấu giá mà để xảy ra vi phạm thì phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Thứ sáu, Ủy ban nhân dân tỉnh cũng đã đưa ra những yêu cầu cụ thể đối với các địa phương trong việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản; về đảm bảo an ninh trật tự tại cuộc đấu giá; về giám sát đấu giá quyền sử dụng đất... Đồng thời, Ủy ban nhân dân tỉnh cũng yêu cầu Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã: Vinh, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Hoàng Mai, Nam Đàn, Yên Thành thí điểm lựa chọn hình thức đấu giá gián tiếp và hình thức đấu giá trực tiếp cho vòng đấu giá thứ hai trong cuộc đấu giá đối với đấu giá quyền sử dụng đất từ ngày 01/01/2019.
Với nhiều giải pháp đồng bộ trong chỉ đạo của Ủy ban nhan dân tỉnh, trong thời gian tới, công tác quản lý nhà nước được tăng cường sẽ đảm bảo công khai, minh bạch, nâng cao hiệu quả hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Trong thời gian vừa qua, hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã và đang được Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm, chỉ đạo với nhiều giải pháp đồng bộ và có nhiều chuyển biến tích cực. Nhằm cụ thể hóa và triển khai thực hiện Luật Đấu giá tài sản năm 2016, ngày 02/3/2018, Ủy ban nhân dân tỉnh nghệ An đã có Quyết định số 12/2018/QĐ-UBND ban hành quy định về đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Quyết định số 12/2018/QĐ-UBND); chỉ đạo Sở Tư pháp phối hợp với các ngành liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản hướng dẫn chỉ đạo về đấu giá quyền sử dụng đất; rà soát và chuẩn hóa các quy trình, thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động đấu giá tài sản; lập và công bố danh sách trên trang thông tin điện tử của ngành về các tổ chức đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh nhằm tạo thuận lợi cho các cơ quan, đơn vị có tài sản lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản, đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng trong hoạt động đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền.
Bên cạnh đó, Sở Tư pháp còn tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm về tổ chức, hoạt động đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh, cụ thể: Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập tổ giám sát thực hiện cuộc bán đấu giá quyền sử dụng đất tại 09 đơn vị; thành lập 01 đoàn kiểm tra, 01 đoàn thanh tra hoạt động đấu giá tài sản tại 08 tổ chức đấu giá tài sản. Sau kiểm tra, Sở Tư pháp đã có thông báo kết luận, kiến nghị xử lý và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Tư pháp. Qua hoạt động kiểm tra đã giúp cho cơ quan quản lý nhà nước đánh giá thực trạng tình hình tổ chức, hoạt động đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh; qua đó, kịp thời hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đấu giá tài sản; chấn chỉnh những sai sót, tồn tại của các đơn vị trong hoạt động đấu giá tài sản.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 24 tổ chức đấu giá tài sản, trong đó có 01 Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản trực thuộc Sở Tư pháp, 16 tổ chức đấu giá tài sản thành lập trước ngày Luật Đấu giá tài sản năm 2016 có hiệu lực và 07 tổ chức đấu giá tài sản được thành lập theo quy định của Luật Đấu giá tài sản năm 2016); có 64 đấu giá viên, trong đó có 45 đấu giá viên đang hành nghề tại các tổ chức đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh, số đấu giá viên đang làm việc tại Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản là 05 người. Nhìn chung, đội ngũ đấu giá viên ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong hoạt động đấu giá tài sản, bảo đảm an toàn pháp lý trong việc xử lý tài sản; việc tổ chức các cuộc đấu giá quyền sử dụng đất cơ bản đảm bảo tính trung thực, khách quan, công khai, minh bạch, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức và công dân.
2. Một số tồn tại, hạn chế trong hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất tại tỉnh Nghệ An
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất ở Nghệ An vẫn còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế, cụ thể:
Thứ nhất, tổ chức đấu giá tài sản còn chưa chuyên nghiệp, quy mô nhỏ, phần lớn tập trung ở thành phố Vinh và các huyện có điều kiện kinh tế phát triển; tình trạng “cò đấu giá” lộng hành, thông đồng, dìm giá hoặc nâng giá, làm sai lệch kết quả đấu giá, cũng có không ít trường hợp việc đấu giá đất chỉ mang tính hình thức, còn phần đấu giá đã được thỏa thuận trước khi diễn ra phiên đấu giá chính thức... gây mất an ninh trật tự địa phương, thất thoát nguồn thu ngân sách, ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gia đấu giá.
Thứ hai, do quy định việc nộp hồ sơ tham gia đấu giá không giới hạn về nơi cư trú nên đã có nhiều cá nhân, kể cả các đối tượng chuyên nghiệp đi đấu giá, những nhóm người đến nơi đấu giá để gây áp lực, đe dọa, thu tiền dìm giá, cản trở người dân khi tham gia đấu giá. Mặc dù không có nhu cầu mua đất, nhưng những đối tượng này có nhiều thủ đoạn tinh vi nhằm mục đích trục lợi, thu nhập bất chính gây bất bình trong nhân dân và mất trật tự, an ninh tại địa phương, làm thất thu ngân sách nhà nước.
Thứ ba, một số tổ chức đấu giá tài sản thực hiện niêm yết, thông báo công khai việc đấu giá tài sản còn chưa đúng quy định như: Nội dung niêm yết, thông báo công khai còn sơ sài, không đủ các thông tin theo quy định (thời gian, địa điểm đấu giá, đăng ký tham gia đấu giá, giá khởi điểm của từng tài sản đấu giá...); có những trường hợp thông báo không rộng rãi nhằm mục đích khép kín thông tin; một số đơn vị không lưu tài liệu, hình ảnh về việc niêm yết, thông báo công khai đấu giá tài sản trong hồ sơ đấu giá; việc ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật chưa thực sự quyết liệt.
Thứ tư, mặc dù Luật Đấu giá tài sản năm 2016 đưa ra quy định cấm tiết lộ thông tin về khách hàng nhưng một số tổ chức đấu giá tài sản vẫn để lộ danh sách khách hàng tham gia đấu giá, dẫn đến tình trạng khách hàng dàn xếp kết quả trước khi vào phiên đấu giá. Theo đó, kết quả là giá trúng đấu giá thường chỉ cao hơn giá khởi điểm một ít mặc dù số lượng khách hàng tham gia rất đông; bên cạnh đó, còn có tình trạng liên kết, thông đồng giữa các khách hàng tham gia đấu giá với nhau để kết quả trúng đấu giá thấp nhất có thể. Trước đó, họ tiến hành “đấu giá ngoài thực địa”, ai trả giá cao sẽ lấy được tài sản. Số tiền chênh lệch giữa “đấu giá ngoài thực địa” và kết quả tại phiên đấu giá sẽ được chia cho những người tham gia; ngoài ra, vẫn còn tình trạng một số doanh nghiệp, đơn vị tổ chức đấu giá gây khó khăn cho khách hàng trong việc tiếp cận, mua hồ sơ và xem tài sản với mục đích hạn chế người tham gia đấu giá.
Thứ năm, Điều 56 Luật Đấu giá tài sản năm 2016 quy định, trước khi ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản với tổ chức đấu giá tài sản, người có tài sản đấu giá thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của mình và trang thông tin điện tử chuyên ngành về đấu giá tài sản về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản. Tuy nhiên, hiện nay, Bộ Tư pháp chưa có trang thông tin điện tử chuyên ngành nên người có tài sản chỉ đăng thông báo lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản tại trang thông tin điện tử của đơn vị mình. Mặt khác, Luật Đấu giá tài sản năm 2016 và các văn bản hướng dẫn thi hành không quy định thời gian đăng thông báo và nhận hồ sơ lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản, vì vậy, thực tế có trường hợp người có tài sản đấu giá thông báo trong thời gian quá ngắn dẫn đến tổ chức đấu giá tài sản không có đủ thời gian để chuẩn bị hồ sơ tham gia lựa chọn tổ chức đấu giá.
Hiện nay, một số tổ chức đấu giá tài sản nhằm thực hiện mục đích riêng của mình đã “lách luật” bằng cách đăng thông tin trên những loại báo in có số lượng độc giả không nhiều hoặc đăng thông tin trên báo hình nhưng chọn khung giờ phát sóng vào lúc thấp điểm nhất, ít thu hút lượng khán giả nhất... Điều đó làm giảm đáng kể sự tiếp cận của khách hàng có nhu cầu mua tài sản đấu giá đối với thông tin đấu giá tài sản, tiếp tay cho việc thông đồng, câu kết để bán được tài sản một cách không minh bạch.
Thứ sáu, các tiêu chí lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản theo khoản 4 Điều 56 Luật Đấu giá tài sản năm 2016 còn chung chung, khó xác định, gây khó khăn cho người có tài sản trong việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản như: Cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết đảm bảo cho việc đấu giá đối với loại tài sản đấu giá; năng lực, kinh nghiệm và uy tín của tổ chức đấu giá tài sản... Một số địa phương còn lúng túng trong việc thực hiện quy định về lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản, chưa ban hành được các tiêu chí phù hợp với tài sản đấu giá để lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản, chưa thực hiện tốt quy định về việc thông báo công khai lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản.
3. Nghệ An triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh
Quyết định số 12/2018/QĐ-UBND đã quy định nhiều nội dung nhằm giảm thiểu tiêu cực trong đấu giá như: Quy định bước giá không thấp hơn 5% giá khởi điểm (Điều 11); quy định tiền đặt trước với đấu giá đất ở cho hộ gia đình, cá nhân là 20% giá khởi điểm và với đấu giá đất để thực hiện dự án đầu tư thì tiền đặt trước từ 5% đến 20% (Điều 14)... Đặc biệt, ngày 02/11/2018, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An đã ban hành Công văn số 8443/UBND-NC yêu cầu Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã tăng cường quản lý hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh, cụ thể:
Thứ nhất, Sở Tư pháp tăng cường tổ chức tuyên truyền, phổ biến rộng rãi những nội dung của Luật Đấu giá tài sản năm 2016, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật và Quyết định số 12/2018/QĐ-UBND bằng các hình thức phù hợp. Sở Tư pháp đã tiến hành rà soát, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động đấu giá tài sản; chỉ đạo các tổ chức đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh đề cao trách nhiệm, tuân thủ quy định pháp luật trong hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất để tạo uy tín và thương hiệu của tổ chức mình...
Thứ hai, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc đấu giá khi được Ủy ban nhân dân tỉnh giao đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh; chủ trì, phối hợp với các tổ chức có liên quan để hướng dẫn và giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong công tác đấu giá quyền sử dụng đất cho Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã theo chức năng, nhiệm vụ của ngành mình.
Thứ ba, Công an tỉnh chỉ đạo các phòng chức năng, công an cấp huyện, cấp xã tăng cường công tác đảm bảo an ninh trật tự tại các cuộc đấu giá quyền sử dụng đất; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Thứ tư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất thuộc quyền quản lý của mình; tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất, quản lý việc đầu tư xây dựng đất theo đúng quy định của pháp luật về đất đai.
Thứ năm, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã yêu cầu tổ chức đấu giá tài sản dừng việc tổ chức đấu giá khi có căn cứ cho rằng tổ chức đấu giá tài sản có hành vi vi phạm quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 9 Luật Đấu giá tài sản năm 2016; yêu cầu đấu giá viên điều hành cuộc đấu giá dừng cuộc đấu giá khi có căn cứ cho rằng đấu giá viên có hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều 9 Luật Đấu giá tài sản năm 2016; người tham gia đấu giá có hành vi vi phạm quy định tại các điểm b, c hoặc d khoản 5 Điều 9 Luật Đấu giá tài sản năm 2016. Ủy ban nhân dân cấp huyện không chỉ đạo dừng việc tổ chức đấu giá mà để xảy ra vi phạm thì phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Thứ sáu, Ủy ban nhân dân tỉnh cũng đã đưa ra những yêu cầu cụ thể đối với các địa phương trong việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản; về đảm bảo an ninh trật tự tại cuộc đấu giá; về giám sát đấu giá quyền sử dụng đất... Đồng thời, Ủy ban nhân dân tỉnh cũng yêu cầu Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã: Vinh, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Hoàng Mai, Nam Đàn, Yên Thành thí điểm lựa chọn hình thức đấu giá gián tiếp và hình thức đấu giá trực tiếp cho vòng đấu giá thứ hai trong cuộc đấu giá đối với đấu giá quyền sử dụng đất từ ngày 01/01/2019.
Với nhiều giải pháp đồng bộ trong chỉ đạo của Ủy ban nhan dân tỉnh, trong thời gian tới, công tác quản lý nhà nước được tăng cường sẽ đảm bảo công khai, minh bạch, nâng cao hiệu quả hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Nguyễn Quế Anh
Sở Tư pháp tỉnh Nghệ An
Sở Tư pháp tỉnh Nghệ An