Khi Luật Lý lịch tư pháp được ban hành, các tỉnh, thành nói chung, TP. Hải Phòng nói riêng cũng như cán bộ Ngành Tư pháp khá bối rối. Ngoài nhiệm vụ trước đây vẫn làm là cấp Phiếu lý lịch tư pháp, còn thêm một số nhiệm vụ trọng trách mới trong việc tra cứu, xác minh, tiếp nhận, cập nhật, xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp. Để bảo đảm cho việc triển khai nhiệm vụ mới này cũng như tổ chức triển khai có hiệu quả Luật Lý lịch tư pháp, Sở Tư pháp TP. Hải Phòng đã bố trí nhân lực, điều kiện vật chất, chia sẻ kinh nghiệm và đặc biệt là công tác phối hợp với Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia; với Công an thành phố; phối hợp kịp thời, chính xác có trách nhiệm với cơ quan Tòa án, Thi hành án, Công an, Sở Tư pháp trên toàn quốc và các ngành chức năng khác. Là cơ quan quản lý lý lịch tư pháp tại địa phương, sau 10 năm, Sở Tư pháp TP. Hải Phòng đã luôn nỗ lực trong công tác xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp và cấp Phiếu lý lịch tư pháp, cùng với toàn quốc cơ bản đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và nhu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp ngày càng tăng của công dân, bảo đảm phù hợp với tiến trình cải cách tư pháp, xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại và hội nhập quốc tế; gắn việc quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp với cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
Trong bài viết “Thành phố Hải Phòng với quá trình mười năm thực hiện Luật Lý lịch tư pháp”, tác giả nêu lên những nội dung chính như: Công tác triển khai thi hành Luật Lý lịch tư pháp và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Lý lịch tư pháp; kiện toàn biên chế, nhân lực và đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động quản lý lý lịch tư pháp; việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác lý lịch tư pháp; công tác xây dựng, quản lý, sử dụng, khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp; công tác cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức; một số khó khăn, vướng mắc và kiến nghị, đề xuất.
Độc giả quan tâm có thể tìm đọc bài viết trong ấn phẩm 200 trang “Mười năm thi hành Luật Lý lịch tư pháp” xuất bản năm 2021 của Tạp chí Dân chủ và pháp luật.
Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu!
Ý kiến bạn đọc (0)
Các tin khác
Phát huy vai trò của lực lượng Công an nhân dân trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật[1]
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong những năm qua đã có nhiều chuyển biến tích...
Xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Ngành Tư pháp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới
Bài viết đề cập đến vấn đề xây dựng và kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Ngành Tư pháp trong sạch, vững mạnh, liêm chính, chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật hiện nay cần quan tâm ở Hậu Giang
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) được xem là khâu đầu tiên của quá trình...
Mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân
Luật Đất đai năm 2024 ra đời đã thể chế hóa đầy đủ, kịp thời các quan điểm, chủ trương tại các nghị quyết, kết luận của Đảng về quản lý và sử dụng đất. Trong đó có nội dung về nâng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân và phân cấp thẩm quyền quy định cho địa phương.
Nâng cao hiệu quả công tác xếp loại thi đua chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân ở các cơ sở giam giữ
Thi đua chấp hành án phạt tù tại các cơ sở giam giữ là một trong những yêu cầu phạm nhân...