Thứ bảy 21/06/2025 15:50
Email: danchuphapluat@moj.gov.vn
Hotline: 024.627.397.37 - 024.62.739.735

Thành tựu nổi bật trong công tác tư pháp ở thủ phủ miền Tây

Chúng tôi đến Cần Thơ khi nắng đổ vàng trên sông Hậu và đang rải đều khắp thành phố. Thủ phủ của miền Tây vẫn hiền hòa như nhịp sống bình dị vốn có tự bao đời. Vẫn bến Ninh Kiều thơ mộng, vẫn nhộn nhịp và rộn ràng của chợ nổi Cái Răng vào mỗi buổi sớm… Tuy nhiên, thành phố cũng đang chuyển mình với những thành tựu to lớn về kinh tế, chính trị, an ninh, an toàn trật tự xã hội.

Chúng tôi đến Cần Thơ khi nắng đổ vàng trên sông Hậu và đang rải đều khắp thành phố. Thủ phủ của miền Tây vẫn hiền hòa như nhịp sống bình dị vốn có tự bao đời. Vẫn bến Ninh Kiều thơ mộng, vẫn nhộn nhịp và rộn ràng của chợ nổi Cái Răng vào mỗi buổi sớm… Tuy nhiên, thành phố cũng đang chuyển mình với những thành tựu to lớn về kinh tế, chính trị, an ninh, an toàn trật tự xã hội. Góp phần vào những thành tựu chung đó, có sự cố gắng và nỗ lực của Ngành Tư pháp Cần Thơ.

Trong thời gian qua, Ngành Tư pháp thành phố Cần Thơ tiếp tục khẳng định được vị trí, vai trò, chức năng trong việc tham mưu ở lĩnh vực quản lý nhà nước về hoạt động tư pháp, góp phần cùng với thành phố hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đề ra, đặc biệt góp phần thực hiện thắng lợi năm chủ đề của thành phố là “Đẩy mạnh thu hút đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế” cùng các nhiệm vụ trọng tâm do Bộ Tư pháp đề ra trong năm 2016. Các mặt công tác được thực hiện bảo đảm chất lượng, tiến độ, đạt kết quả cao, cụ thể:

- Công tác soạn thảo, góp ý, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật đạt kế hoạch, đảm bảo thời gian, chất lượng, tính hợp hiến, hợp pháp, khả thi của từng văn bản, góp phần tích cực trong công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật phục vụ yêu cầu quản lý kinh tế - xã hội và nhiệm vụ chính trị của thành phố. Bên cạnh đó, Ngành Tư pháp thành phố Cần Thơ cũng thường xuyên phối hợp với cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố trong việc hướng dẫn tổ chức thực hiện về chức năng, nhiệm vụ và hoạt động pháp chế tại địa phương; triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo kế hoạch của UBND thành phố về triển khai thực hiện Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2015 - 2020 trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

- Công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật được thực hiện thường xuyên, toàn diện và có trọng tâm. Sở Tư pháp Cần Thơ đã tổ chức thành công hội nghị tập huấn công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật, triển khai thực hiện kế hoạch công tác quản lý thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2016 do UBND thành phố ban hành cho 80 công chức pháp chế của sở, ngành; các cơ quan ngành dọc đóng trên địa bàn thành phố; Văn phòng Hội đồng nhân dân (HĐND) và UBND quận, huyện; trưởng phòng tư pháp quận, huyện. Đồng thời, triển khai tổ chức 03 cuộc tập huấn chuyên sâu về công tác quản lý và xử lý vi phạm hành chính năm 2016 cho 600 công chức làm công tác quản lý và xử lý vi phạm hành chính đang công tác tại các Sở, ngành trong thành phố; các cơ quan ngành dọc đóng trên địa bàn; Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch, các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND quận, huyện; Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch, các công chức của 85 xã, phường, thị trấn.

Bên cạnh đó, Sở Tư pháp cũng hoàn tất việc kiểm tra, khảo sát 04 lĩnh vực trọng tâm quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật năm 2016, gồm: Kiểm tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật về nhà ở xã hội, nhà ở cho người có công; về bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng, tái định cư; kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính liên quan đến đối tượng là người chưa thành niên, người nghiện ma túy; về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường theo các quyết định của UBND thành phố. Ngoài ra, quan tâm triển khai thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Nghị định số 20/2016/NĐ-CP ngày 30/3/2016 quy định cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính, Thông tư số 19/2015/TT-BTP ngày 28/12/2015 của Bộ Tư pháp quy định việc kiểm tra tính pháp lý của trưởng phòng tư pháp cấp huyện đối với hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

- Công tác kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC) đi vào nề nếp, đáp ứng yêu cầu hướng đến mục tiêu xây dựng một nền hành chính phục vụ chuyên nghiệp và hiệu quả, đơn giản hóa TTHC, tạo môi trường thông thoáng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân. Ngành Tư pháp đã tổ chức 03 lớp tập huấn nghiệp vụ kiểm soát TTHC và báo cáo công tác kiểm soát TTHC qua phần mềm M&E cho 200 đối tượng là cán bộ đầu mối các Sở, ngành, quận, huyện, xã, phường, thị trấn; biên soạn Sổ tay nghiệp vụ kiểm soát TTHC dành cho cán bộ đầu mối thực hiện công tác kiểm soát TTHC tại Sở, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã; hướng dẫn các sở, ngành thực hiện việc rà soát TTHC theo đúng quy định, đồng thời hướng dẫn kịp thời cho các cơ quan thực hiện nghiệp vụ kiểm soát TTHC khi có yêu cầu.

Việc công bố, công khai TTHC đảm bảo được thực hiện nghiêm túc, trong đó, tham mưu Chủ tịch UBND thành phố ban hành 09 quyết định công bố TTHC (bao gồm 03 quyết định sao y bản chính quyết định của Bộ Tư pháp) thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Tư pháp (03 cấp); phối hợp cùng sở, ban ngành liên quan tham mưu Chủ tịch UBND thành phố ban hành 50 quyết định công bố TTHC. Toàn bộ TTHC được công khai trên Cổng thông tin điện tử thành phố. Riêng việc công khai TTHC trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC sẽ được địa phương hóa ngay khi Bộ, ngành hoàn thành việc công khai. Việc rà soát, đánh giá TTHC được quan tâm thực hiện thường xuyên cùng với việc giải quyết TTHC nhằm kịp thời phát hiện để sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ những TTHC, quy định có liên quan không cần thiết, không phù hợp. Phối hợp với các sở, ban, ngành tiến hành rà soát 25 TTHC ở các lĩnh vực: Công thương, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao và du lịch, khoa học và công nghệ, nội vụ, y tế, thanh tra, kế hoạch và đầu tư, xây dựng.

Công tác kiểm tra, kiểm soát TTHC được tổ chức lồng ghép với đợt kiểm tra của Đoàn kiểm tra cải cách hành chính của thành phố tại 08 sở, ngành và 05 quận, huyện. Qua kiểm tra cho thấy, công tác kiểm soát TTHC được các cơ quan triển khai thực hiện tốt. Việc tổ chức đánh giá tác động TTHC được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định TTHC được ban hành đều được đánh giá tác động. Việc thực hiện liên thông các TTHC như đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế (cấp mới, cấp đổi, cấp lại) cho trẻ em dưới 06 tuổi và đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú trên địa bàn thành phố được triển khai thực hiện tốt, nhận được sự đồng thuận cao trong các tầng lớp nhân dân.

- Luật Hộ tịch được triển khai kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả tại các quận, huyện, đáp ứng tốt nhu cầu đăng ký hộ tịch của công dân. Sở Tư pháp đã tổ chức triển khai 03 lớp tập huấn nghiệp vụ hộ tịch nhằm trang bị, bồi dưỡng những nội dung mới của Luật Hộ tịch, Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch, đồng thời nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch tại UBND quận, huyện và UBND xã, phường, thị trấn; tổ chức tập huấn nghiệp vụ hộ tịch, chứng thực trên địa bàn thành phố năm 2016 cho đối tượng là công chức tư pháp tại UBND quận, huyện và công chức tư pháp - hộ tịch tại UBND xã, phường, thị trấn; thành lập Đoàn khảo sát tình hình triển khai Luật Hộ tịch tại các quận, huyện để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình đăng ký và quản lý hộ tịch có yếu tố nước ngoài; quan tâm, hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ giúp địa phương đảm bảo thực hiện nhiệm vụ đúng quy định của Luật Hộ tịch và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành; phối hợp tốt với công an thành phố trong việc xác minh hồ sơ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, quốc tịch theo quy định pháp luật.

Sở Tư pháp tham mưu UBND thành phố ban hành Kế hoạch số 134/KH-UBND ngày 21/12/2015 rà soát, đánh giá việc giải quyết vấn đề quốc tịch, hộ tịch của trẻ em là con của công dân Việt Nam với người nước ngoài đang cư trú trên địa bàn thành phố. Đồng thời, chủ trì, phối hợp với công an thành phố, các đơn vị có liên quan và UBND quận, huyện tiến hành rà soát, thống kê trẻ em là con của công dân Việt Nam với người nước ngoài đang cư trú trên địa bàn; tham mưu cho UBND thành phố ban hành Kế hoạch số 103/KH-UBND ngày 31/8/2016 về triển khai thực hiện Đề án Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc trên địa bàn thành phố Cần Thơ; tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả, giải quyết kịp thời các yêu cầu về quốc tịch như cấp giấy xác nhận gốc Việt Nam và có quốc tịch Việt Nam đảm bảo đúng quy định. Triển khai kịp thời đến các cơ quan, đơn vị có liên quan Thông tư số 20/2015/TT-BTP ngày 29/12/2015 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch; đồng thời, hướng dẫn địa phương về việc sử dụng Sổ chứng thực đảm bảo đúng quy định theo Nghị định số 23/2015/NĐ-CP.

Trong lĩnh vực bồi thường nhà nước, Sở Tư pháp tổ chức triển khai, tuyên truyền, phổ biến Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan bằng nhiều hình thức và biện pháp thích hợp, góp phần nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức trong quá trình thi hành công vụ. Bên cạnh đó, Ngành Tư pháp cũng tham mưu thành phố thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động bổ trợ tư pháp, mang lại nhiều chuyển biến tích cực. Điển hình là hoạt động của các tổ chức hành nghề luật sư ngày càng đi vào nề nếp, đội ngũ luật sư ngày một nâng cao về số lượng và chất lượng, đủ khả năng tham gia tranh tụng các vụ án lớn tại Tòa án, góp phần giảm thiểu các vụ án oan, sai. Hoạt động công chứng cũng được đẩy mạnh xã hội hóa, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, góp phần nâng cao nghiệp vụ, chất lượng phục vụ người dân của các công chứng viên. Theo lộ trình, đến năm 2020, trên địa bàn thành phố sẽ phát triển đủ 32 tổ chức hành nghề công chứng. Hiện nay, đã phát triển được 23 tổ chức hành nghề công chứng đều khắp 09/09 quận, huyện (trong đó, có 13 tổ chức đã hoạt động theo loại hình công ty hợp danh), với 43 công chứng viên (trong đó, có 32 công chứng viên hợp danh). Đến nay, Sở Tư pháp đã hoàn thành chuyển đổi 02 phòng công chứng thành Văn phòng công chứng theo Nghị định số 29/2015/NĐ-CP ngày 15/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng. Công tác giám định tư pháp cũng ngày càng được củng cố, kiện toàn, phục vụ đắc lực cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử tại địa phương, góp phần quan trọng vào việc giải quyết các vụ án được chính xác, khách quan, đúng pháp luật.

- Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được triển khai theo hướng đổi mới nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với công tác xây dựng, thi hành, bảo vệ pháp luật và nhiệm vụ chính trị của cơ quan, ban, ngành, địa phương, tập trung vào những vấn đề dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận xã hội; tạo sự chuyển biến căn bản trong ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật. Sở Tư pháp đã tổ chức 02 hội nghị cấp thành phố giới thiệu, phổ biến 16 văn bản luật được Quốc hội thông qua. Bên cạnh đó, tổ chức 05 hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật cơ sở. Tổ chức thành công Cuộc thi tìm hiểu Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND, Lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật lồng ghép tọa đàm chủ đề “Tích cực đưa Bộ luật Dân sự đi vào cuộc sống”, tổng kết và trao giải cuộc thi tìm hiểu Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND, đồng thời phát động Cuộc thi tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng năm 2016; tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật qua phương tiện thông tin đại chúng; chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật.

Hiện nay, thành phố có 82 điểm “Quán cà phê pháp luật” tại các quận, huyện đang được duy trì hoạt động. Việc trang bị, hỗ trợ sách pháp luật, tài liệu tuyên truyền pháp luật được quan tâm thực hiện, đảm bảo có từ 50 đầu sách trở lên, số lượng từ 100 đến 300 quyển. Toàn thành phố hiện có 191 Câu lạc bộ pháp luật. Mô hình này tiếp tục góp phần tích cực trong việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức, đoàn viên, hội viên, đối tượng là người nghèo, gia đình chính sách, đồng bào dân tộc, tôn giáo ở cơ sở, thông qua các buổi sinh hoạt chuyên đề, hái hoa dân chủ, trợ giúp pháp lý. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường được thực hiện qua các tổ phổ biến, giáo dục pháp luật của nhà trường. Hiện nay, có 408 tổ với 1.224 thành viên được thành lập tại các cơ sở giáo dục các cấp, đồng thời có cộng tác viên pháp chế giáo dục. Các hình thức được thực hiện như: Đưa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học hàng năm, chọn một ngày trong tháng làm “Ngày giáo dục pháp luật” tại từng cơ sở giáo dục, chỉ đạo điểm thành lập Câu lạc bộ pháp luật trường học; tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật qua sinh hoạt chào cờ đầu tuần, giáo dục ngoài giờ lên lớp; tổ chức thi tìm hiểu pháp luật, đố vui, xây dựng tiểu phẩm; phối hợp xây dựng tủ sách pháp luật trong hệ thống nhà trường; tổ chức mô hình Ngày Pháp luật với chủ đề giáo dục ý thức công dân; xây dựng tài liệu, phổ biến, giáo dục pháp luật. Triển khai thi hành chính sách xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các quận, huyện vận động xã hội hóa thực hiện treo áp phích tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên các tuyến đường thuộc địa bàn, xây dựng bảng led trên đường, vận động xây dựng panô tuyên truyền dọc các tuyến đường tỉnh lộ trên địa bàn huyện với nội dung tuyên truyền về chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước; quy định của pháp luật về an toàn giao thông; xây dựng nông thôn mới; chính sách giáo dục và đào tạo… Các quận, huyện trên địa bàn thành phố bước đầu triển khai thực hiện chính sách xã hội hóa, điển hình như Phong Điền, Cờ Đỏ, Thới Lai, Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt...

Bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác tư pháp ở Cần Thơ vẫn còn một số hạn chế, bất cập như:

Lĩnh vực quản lý xử lý vi phạm hành chính là một nhiệm vụ mới và phức tạp, trong khi đó, Nghị định hướng dẫn Luật Xử lý vi phạm hành chính còn chồng chéo, mâu thuẫn; mỗi ngành, mỗi cấp đều có văn bản hướng dẫn riêng nên việc áp dụng gặp nhiều lúng túng. Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp chưa có hướng dẫn việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính nên việc thống kê, báo cáo số liệu chưa kịp thời và chặt chẽ; việc công bố TTHC của Bộ, ngành chưa đảm bảo về thời gian theo quy định tại Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07/02/2014 của Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết TTHC và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát TTHC, do đó địa phương gặp khó khăn trong thực hiện việc công bố TTHC; biểu mẫu của Thông tư số 05/2014/TT-BTP không còn phù hợp nhưng chưa được kịp thời sửa đổi, bổ sung; việc rà soát, đánh giá TTHC còn nhiều hạn chế do văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến TTHC thường xuyên sửa đổi, bổ sung làm cho việc ban hành kế hoạch rà soát, đánh giá TTHC gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, chất lượng rà soát, đánh giá TTHC chưa cao do cán bộ, công chức chuyên môn không có thời gian dành cho việc nghiên cứu phương án đơn giản hóa; việc tra cứu danh sách công dân đã thôi quốc tịch Việt Nam phải thực hiện bằng cách thủ công, dựa trên những thông tin chưa có độ tin cậy cao nên không đảm bảo được thời gian theo quy định, dẫn đến việc cấp giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn.

Hiện nay, việc triển khai Đề án đổi mới công tác trợ giúp pháp lý giai đoạn 2015 - 2025 trên địa bàn thành phố gặp khó khăn. Sở Tư pháp đã tham mưu UBND thành phố trình Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ có văn bản hướng dẫn thi hành nhưng đến nay cơ quan trung ương chưa có văn bản hướng dẫn.

Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, hạn chế này là do Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật còn khá mới, quy trình dự thảo, thẩm định, kiểm tra văn bản còn gặp không ít khó khăn; việc các Bộ, ngành chậm trễ trong công bố, nhập dữ liệu TTHC vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC gây khó khăn cho sở, ban, ngành trong việc xây dựng quyết định công bố trình Chủ tịch UBND thành phố ban hành, khó khăn cho việc công khai TTHC trên Cơ sở dữ liệu quốc gia và Cổng thông tin điện tử thành phố; cán bộ, công chức chuyên môn thực hiện công tác kiểm soát TTHC phần lớn là kiêm nhiệm và có sự thay đổi, không có nhiều thời gian cho việc nghiên cứu phương án đơn giản hóa TTHC, thiếu tính chủ động, còn trông chờ sự chỉ đạo của cấp trên; việc quản lý quốc tịch chưa được tập trung vào một đầu mối...

Để công tác tư pháp phát triển mạnh mẽ hơn trong năm tới, Ngành Tư pháp Cần Thơ sẽ chủ động tập trung xây dựng và thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp, bám sát chương trình công tác của Bộ Tư pháp năm 2017 và tình hình thực tế tại địa phương; nâng cao chất lượng, bảo đảm tiến độ công tác thẩm định, góp ý văn bản quy phạm pháp luật; tập trung triển khai hiệu quả Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nhất là các bộ luật, luật được Quốc hội thông qua, có hiệu lực trong năm 2017; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.

Bên cạnh đó, Sở Tư pháp cũng chủ động tiếp tục thực hiện đồng bộ, có hiệu quả Luật Hộ tịch; kịp thời giải quyết các vấn đề về hộ tịch, quốc tịch cho trẻ em là con của công dân Việt Nam với người nước ngoài đang cư trú trên địa bàn thành phố; tập trung triển khai hiệu quả Luật Xử lý vi phạm hành chính; tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bổ trợ tư pháp; triển khai thực hiện thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến theo kế hoạch của UBND thành phố; thực hiện có hiệu quả Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý ở Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn thành phố; tập trung cải cách hành chính, đơn giản hóa TTHC theo đề án tổng thể đơn giản hóa TTHC của thành phố; tiếp tục tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động điều hành và trong cải cách hành chính, đáp ứng nhu cầu ngày càng tốt hơn cho tổ chức, cá nhân; quan tâm chỉ đạo công chức phụ trách công tác tư pháp từng quận, huyện tăng cường đi công tác cơ sở để tích cực hỗ trợ, phối hợp tốt với các quận, huyện trong triển khai thực hiện nhiệm vụ trọng tâm...

Hải Việt - Thu Hằng

Bài liên quan

Tin bài có thể bạn quan tâm

Giải trừ trách nhiệm của công chức thuế, tạo thuận lợi giải quyết hoàn thuế cho doanh nghiệp

Luật số 56/2024/QH15 bổ sung quy định về trách nhiệm của công chức thuế theo hướng giải trừ trách nhiệm cho công chức thuế khi có gian lận trong kê khai, cung cấp thông tin tạo thuận lợi giải quyết hoàn thuế cho doanh nghiệp chân chính.

Cải cách thủ tục hành chính cấp Phiếu lý lịch tư pháp tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tại thành phố Hải Phòng

Hải Phòng là địa phương luôn nỗ lực, tích cực thực hiện cải cách thủ tục hành chính, với mục tiêu tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, trong đó phải kể đến lĩnh vực cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Điều này được thể hiện rõ nét qua sự quyết tâm, chủ động, sáng tạo trong triển khai, thực hiện các văn bản, quy định nhằm cải cách thủ tục hành chính cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Pháp luật quốc tế về bảo vệ quyền riêng tư của cá nhân trong bối cảnh chuyển đổi số và những khuyến nghị cho Việt Nam

Bài viết bàn về những vấn đề cơ bản của quyền riêng tư và sự cần thiết phải bảo vệ quyền riêng tư; phân tích các vấn đề pháp lý về bảo vệ quyền riêng tư của cá nhân theo pháp luật quốc tế, từ đó đúc kết và đưa ra những khuyến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về lĩnh vực này tại Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số.

Bảo đảm quyền văn hóa của người dân tộc thiểu số trong bối cảnh chuyển đổi số

Bài viết nghiên cứu về những vấn đề đặt ra đối với việc bảo đảm quyền văn hóa của người dân tộc thiếu số ở nước ta hiện nay trong bối cảnh chuyển đổi số.

Xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Ngành Tư pháp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

Bài viết đề cập đến vấn đề xây dựng và kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Ngành Tư pháp trong sạch, vững mạnh, liêm chính, chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Nâng cao hiệu quả công tác xếp loại thi đua chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân ở các cơ sở giam giữ

Nâng cao hiệu quả công tác xếp loại thi đua chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân ở các cơ sở giam giữ

Thi đua chấp hành án phạt tù tại các cơ sở giam giữ là một trong những yêu cầu phạm nhân phải thực hiện theo quy định của pháp luật. Kết quả của việc thi đua chấp hành án phạt tù là cơ sở để thực hiện các chính sách của Nhà nước đối với phạm nhân theo quy định của Luật Thi hành án hình sự năm 2019. Công tác xếp loại thi đua chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân thuộc về cơ sở giam giữ phạm nhân theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, qua thực tiễn thi hành cho thấy một số khó khăn, vướng mắc cần có giải pháp khắc phục, nâng cao hiệu quả công tác này trong thời gian tới.
Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum đẩy mạnh hoạt động xây dựng Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp

Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum đẩy mạnh hoạt động xây dựng Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp

Nhận thức rõ tầm quan trọng của dữ liệu lý lịch tư pháp trong tiến trình xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, công dân số, phục vụ tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp thông qua việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua môi trường điện tử theo tinh thần của Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án số 06/CP của Chính phủ), được sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh, Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum đã ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch số 64/KH-STP ngày 18/7/2024 về cao điểm nhập dữ liệu thông tin lý lịch tư pháp vào Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp dùng chung của Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum.

Công tác tư pháp 06 tháng cuối năm 2024: Tập trung hoàn thiện thể chế và đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành Tư pháp

Trong 06 tháng đầu năm 2024, Bộ, Ngành Tư pháp đã bám sát sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội, sự điều hành của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, đoàn kết, trách nhiệm, tập trung triển khai toàn diện, kịp thời các nhiệm vụ được giao đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội của đất nước. Theo đó, để hoàn thành tốt kế hoạch công tác năm 2024, Bộ, Ngành Tư pháp đã đề ra những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của 06 tháng cuối năm, trong đó xác định tiếp tục đổi mới, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; tiếp tục đầu tư nguồn lực, cơ sở hạ tầng để đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong Ngành Tư pháp... góp phần vào công cuộc phát triển đất nước trong tình hình mới.
Một số ý kiến góp ý đối với Đề cương chi tiết Luật Luật sư thay thế Luật Luật sư năm 2006

Một số ý kiến góp ý đối với Đề cương chi tiết Luật Luật sư thay thế Luật Luật sư năm 2006

Một trong các nhiệm vụ và giải pháp được xác định trong Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới (Nghị quyết số 27-NQ/TW) đã xác định: “Hoàn thiện thể chế về luật sư và hành nghề luật sư, bảo đảm để luật sư thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm theo quy định của pháp luật...”.
Hoạt động đấu giá tài sản tiếp tục được chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa một cách mạnh mẽ

Hoạt động đấu giá tài sản tiếp tục được chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa một cách mạnh mẽ

Ngày 27/6/2024, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản nhằm góp phần phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; tiếp tục nâng cao tính chuyên nghiệp hóa, chuyên môn hóa của đội ngũ đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản; khắc phục những hạn chế, bất cập, bảo đảm tính công khai, minh bạch, khách quan, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động đấu giá tài sản; nâng cao hiệu quả, hiệu lực của công tác quản lý nhà nước về đấu giá tài sản. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025.
Nỗ lực số hóa dữ liệu hộ tịch - Phấn đấu đẩy nhanh tiến độ, “về đích” sớm*

Nỗ lực số hóa dữ liệu hộ tịch - Phấn đấu đẩy nhanh tiến độ, “về đích” sớm*

Số hóa dữ liệu hộ tịch được xác định là một trong các nhiệm vụ trọng tâm của Ngành Tư pháp năm 2024. Theo thống kê của Bộ Tư pháp, các cơ quan đăng ký hộ tịch trên cả nước đang lưu trữ trên 08 triệu sổ đăng ký hộ tịch các loại, tương ứng với hơn 100 triệu dữ liệu hộ tịch, việc hoàn thành số hóa các dữ liệu hộ tịch vừa đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong lĩnh vực đăng ký và quản lý hộ tịch, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ - xác định năm 2024 là năm số hóa dữ liệu, vừa bảo đảm cung cấp thông tin đầu vào, chia sẻ, đồng bộ dữ liệu dân cư, thúc đẩy việc triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ (Đề án 06).
Tăng cường sự lãnh đạo của các tổ chức cơ sở đảng trong thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tại tỉnh Quảng Trị

Tăng cường sự lãnh đạo của các tổ chức cơ sở đảng trong thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tại tỉnh Quảng Trị

Tổ chức, triển khai thực hiện đưa Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở vào cuộc sống là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng hiện nay góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng gắn với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát và dân thụ hưởng”.

Đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến Phiếu lý lịch tư pháp

Bài viết này khái quát về đơn giản hóa thủ tục hành chính và phân tích thực trạng về thủ tục hành chính liên quan đến Phiếu lý lịch tư pháp, từ đó, đưa ra một số đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa các quy định, thủ tục hành chính liên quan đến Phiếu lý lịch tư pháp trong thời gian tới.
Cấp phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID tại Thành phố Hà Nội và tỉnh Thừa Thiên Huế - Kết quả bước đầu và vấn đề cần hoàn thiện

Cấp phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID tại Thành phố Hà Nội và tỉnh Thừa Thiên Huế - Kết quả bước đầu và vấn đề cần hoàn thiện

Bài viết nêu lên những kết quả bước đầu của công tác thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID tại Thành phố Hà Nội và tỉnh Thừa Thiên Huế; từ đó, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID trong thời gian tới.
Dấu ấn vị Bộ trưởng qua gần 8 năm “dẫn dắt” ngành Tư pháp

Dấu ấn vị Bộ trưởng qua gần 8 năm “dẫn dắt” ngành Tư pháp

Gần 8 năm trên cương vị Bộ trưởng Tư pháp, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Lê Thành Long luôn là vị Bộ trưởng của hành động, nắm chắc lý luận, sâu sát thực tiễn, truyền lửa đam mê tới mỗi công chức, viên chức, người lao động trong toàn Ngành.

Theo dõi chúng tôi trên:

mega story

trung-nguyen
hanh-phuc
cong-ty-than-uong-bi
vien-khoa-hoac-cong-nghe-xay-dung
bao-chi-cm