Cần Thơ là thành phố trực thuộc trung ương, nằm ở vị trí trung tâm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay, thành phố Cần Thơ gồm 09 đơn vị hành chính là 05 quận (Ninh Kiều, Bình Thuỷ, Cái Răng, Ô Môn, Thốt Nốt) và 04 huyện (Phong Điền, Thới Lai, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh); có 85 đơn vị hành chính phường, xã, thị trấn (44 phường, 36 xã và 5 thị trấn). Được sự quan tâm của Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự, lãnh đạo và chính quyền địa phương, trong năm 2016, công tác thi hành án dân sự trên địa bàn thành phố Cần Thơ đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Ngay từ đầu năm, Cục Thi hành án dân sự thành phố đã xây dựng và ban hành Kế hoạch công tác năm 2016 kịp thời, đồng thời chỉ đạo các Chi cục xây dựng Kế hoạch công tác năm cho từng đơn vị. Nhờ đó, các đơn vị trong toàn Cục xác định được nhiệm vụ, mục tiêu từ sớm tạo thuận lợi cho quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ, tạo không khí để đội ngũ công chức và người lao động các cơ quan thi hành án dân sự trên địa thành phố phấn đấu hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ được giao, những kết quả đạt được cụ thể:
- Về việc: Đến hết tháng 09/2015, số cũ chuyển sang là 5.463 việc; từ 01/10/2015 đến 30/9/2016, thụ lý mới 9.467 việc, giảm 1.041 việc (9,9%) so với cùng kỳ. Như vậy, tổng số thụ lý là 14.930 việc, giảm 354 việc (2,31%) so với cùng kỳ. Do có 358 việc ủy thác thi hành án nên tổng số việc phải thi hành là 14.572 việc. Kết quả xác minh, phân loại có 11.892 việc có điều kiện giải quyết (tỷ lệ 81,61%), tăng 1.307 việc (12,35%) so với cùng kỳ năm trước và 2.680 việc chưa có điều kiện giải quyết (tỷ lệ 18,39%). Trong số có điều kiện, đã giải quyết xong 8.716 việc, đạt tỷ lệ 73,29% (so với chỉ tiêu giao vượt 2,29%), so với cùng kỳ năm 2015, tăng 43 việc (0,5%). Số việc chuyển kỳ sau 5.856 việc, trong đó số có điều kiện nhưng chưa thi hành xong là 3.176 việc, so với số việc có điều kiện thi hành năm 2015 chuyển sang năm 2016 (4.082 việc) giảm 906 việc (22,19%).
- Về tiền: Đến hết tháng 9/2015, số cũ chuyển sang là 1.789.654.479.000 đồng; từ 01/10/2015 đến 30/9/2016, thụ lý mới 1.202.028.484.000 đồng, tăng 57.366.789.000 đồng (5%) so với cùng kỳ. Như vậy, tổng số tiền thụ lý là 2.991.682.963.000 đồng, tăng 67.868.245.000 đồng (2,32%) so với cùng kỳ. Do có 356.502.613.000 đồng ủy thác thi hành án nên tổng số tiền phải thi hành là 2.635.180.350.000 đồng. Kết quả xác minh, phân loại có 2.033.111.188.000 đồng có điều kiện giải quyết (tỷ lệ 77,15%), tăng 701.559.307.000 đồng (52,68%) so với cùng kỳ và 602.069.162.000 đồng chưa có điều kiện giải quyết (tỷ lệ 22,85%). Trong số có điều kiện, đã giải quyết xong 640.673.268.000 đồng, đạt tỷ lệ 31,51% (so với chỉ tiêu giao vượt 1,51%), so với cùng kỳ năm 2015, tăng 27.566.463.000 đồng (4,5%). Số tiền chuyển kỳ sau là 1.994.507.082.000 đồng, trong đó số có điều kiện nhưng chưa thi hành xong là 1.392.437.920.000 đồng, so với số việc có điều kiện thi hành năm 2015 chuyển sang năm 2016 (1.677.681.610.000 đồng) giảm 285.243.690.000 đồng (17%).
- Về thi hành án đối với các khoản thu cho ngân sách nhà nước: Số việc phải giải quyết loại này là 10.013 việc, tương ứng với số tiền là 81.765.567.000 đồng (chiếm 68,71% về việc và 3,10% về tiền so với tổng số việc và tiền phải giải quyết). Kết quả, trong tổng số việc loại này đã giải quyết được 7.047 việc, thu được số tiền là 31.349.800.000 đồng, đạt tỷ lệ 83,7% về việc và 56,1% về tiền trên tổng số có điều kiện thi hành (so với cùng kỳ năm 2015 giảm 9,1% về việc và giảm 24,44% về tiền).
- Về tình hình giải quyết các vụ việc liên quan đến tín dụng, ngân hàng: Số việc phải giải quyết loại này là 802 việc, tương ứng với số tiền là 2.384.194.447.000 đồng (chiếm 5,5% về việc và 90,47% về tiền so với tổng số việc và tiền phải giải quyết). Kết quả, trong số việc loại này, đã giải quyết được 161 việc, thu được số tiền là 619.622.256.000 đồng, đạt tỷ lệ 20% về việc và 26% về tiền.
- Về kết quả xét miễn, giảm thi hành án: Các cơ quan thi hành án dân sự đã phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp rà soát, lập hồ sơ và đề nghị Tòa án nhân dân có thẩm quyền xét miễn nghĩa vụ thi hành án dân sự đối với 14 việc, tương ứng với số tiền là 27.833.000 đồng. Kết quả, đã thực hiện miễn được 13 việc với số tiền là 22.833.000 đồng.
- Về kết quả tổ chức cưỡng chế thi hành án: Từ ngày 01/10/2015 đến hết ngày 30/9/2016, các cơ quan thi hành án dân sự tại thành phố đã ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với 412 trường hợp, giảm 69 trường hợp so với cùng kỳ, trong đó, có 40 trường hợp đương sự tự nguyện thi hành án, 372 trường hợp phải tổ chức cưỡng chế có huy động lực lượng liên ngành, giảm 50 trường hợp so với cùng kỳ.
- Về kết quả thi hành án đối với loại án tham nhũng: Tổng số phải giải quyết loại này là 10 việc, tương ứng với số tiền là 6,28 tỷ đồng và 400 USD, trong đó, số việc năm trước chuyển sang 10 việc, thụ lý mới không có. Kết quả, trong số việc loại này, đã giải quyết xong 04 việc, thu được số tiền 4,91 tỷ đồng và 400 USD, đạt tỷ lệ 40% về việc và 78,18% về tiền.
Thực hiện Nghị quyết số 111/2015/QH13 của Quốc hội, các cơ quan thi hành án dân sự thành phố Cần Thơ đã thực hiện tốt việc ra quyết định thi hành án đúng thời hạn đối với 100% các bản án, quyết định về dân sự đã có hiệu lực theo quy định của pháp luật. Công tác phân loại án thời gian qua bảo đảm chính xác, đúng pháp luật trong việc xác minh phân loại án dân sự có điều kiện và chưa có điều kiện thi hành theo đúng quy định. Lãnh đạo Cục thường xuyên tổ chức kiểm tra các mặt công tác của đơn vị trực thuộc nhằm phát hiện những sai phạm, từ đó kịp thời chấn chỉnh, khắc phục tình trạng vi phạm pháp luật trong hoạt động thi hành án.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác thi hành án dân sự trên địa bàn thành phố Cần Thơ vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc như sau:
- Tình hình án tuyên khó thi hành, số lượng án loại này không nhiều nhưng làm mất nhiều thời gian, công sức, thậm chí liên quan đến tài chính (nghiên cứu, tổ chức họp...) đã làm ảnh hưởng đến quá trình triển khai nhiệm vụ chung của đơn vị.
- Tình hình tổ chức, biên chế và công tác đào tạo, bồi dưỡng: Hiện nay, số án bình quân trên một chấp hành viên ở thành phố là rất cao (một chấp hành viên thi hành dao động trên dưới 270 vụ/năm), bên cạnh đó, số lượng thư ký cũng còn khiêm tốn nên khó phân bổ thời gian và con người trong công tác đào tạo, bồi dưỡng vê chuyên môn nghiệp vụ để nâng chất lượng công tác.
- Sở Tài nguyên và Môi trường đang lập lại quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà (thông qua hệ thống Văn phòng đăng ký đất đai) nên đã lảm ảnh hưởng đến quá trình thi hành án, từ khâu đo vẽ, cấp giấy... kéo dài thời gian gây tâm lý lo ngại cho nhũng người mua tài sản là nhà, đất đấu giá.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc còn hạn chế. Bên cạnh đó, cán bộ vận hành các trang thiết bị chưa thực sự chuyên nghiệp trong công việc.
- Án chủ động thường có giá trị thấp nhưng số lượng vụ việc là nhiều, chính vì vậy, trên thực tế, có một số chấp hành viên lơ là trong việc thi hành án loại này. Bên cạnh đó, mặc dù Điều 61 Luật Thi hành án dân sự được sửa đổi, bổ sung năm 2014 có quy định về điều kiện miễn, giảm nghĩa vụ thi hành đối với các khoản thu nộp ngân sách nhà nước nhưng để triển khai thực hiện cũng còn nhiều khó khăn do có liên quan đến nhiều cơ quan như Viện kiểm sát, Tòa án... nên đôi khi cũng chưa có sự thống nhất cao trong quan điểm, thời gian thường kéo dài và việc thực hiện ở một số nơi cũng còn lúng túng.
- Tâm lý của nhân dân là quan ngại khi mua tài sản của thi hành án dân sự, đất không có lối đi, giá đất bị giảm sâu qua nhiều lần giảm giá...
- Các loại án về tín dụng, ngân hàng là một trong những “án xương”, có tính phức tạp, khó giải quyết. Số lượng án loại này thường liên quan đến thế chấp nhà đất để vay vốn làm ăn (ở Cần Thơ chủ yếu là nông dân nuôi cá tra) nên các khoản thu nhập, vốn còn lại quá ít sau khi đã thất bại trong kinh doanh, số tiền vay gốc và lãi ngày càng tăng nên việc kê biên tài sản khó khăn, cuộc sống của bà con bị ảnh hưởng lớn, có nhiều xáo trộn, ảnh hưởng đến uy tín... nên họ dễ bức xúc, thậm chí chống đối cơ quan thi hành án dân sự.
- Một số chấp hành viên xét về trình độ năng lực tốt, được trang bị kiến thức pháp luật, được bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ nhưng chưa chủ động trong công việc. Điều này một phần do dư luận chưa ủng hộ cơ quan thi hành án dân sự, vị thế của cơ quan, độ khó của công tác thi hành án dân sự. Việc học tập trình độ lý luận chính trị, việc trau dồi đạo đức, tham gia các phong trào chưa được quan tâm sâu sắc.
- Ý thức pháp luật của người dân vẫn còn nhiều hạn chế, hành động chống đối việc cưỡng chế thi hành án vẫn thường xuyên diễn ra tại địa phương.
Nhận định rõ những khó khăn, vướng mắc ở địa phương, lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự thành phố Cần Thơ đã đề ra những phương hướng và những giải pháp để khắc phục, tháo gỡ những khó khăn tồn tại đó. Cụ thể:
- Tiếp tục nỗ lực nâng cao năng lực công tác, phấn đấu giảm lượng án tồn, nhất là tập trung giải quyết những vụ án phức tạp, kéo dài, những vụ việc liên quan đến tổ chức tín dụng, ngân hàng; thực hiện việc phân loại án bảo đảm tính chính xác, khách quan; bảo đảm kết quả thi hành án dân sự đúng thực chất, bền vững. Bên cạnh đó, Cục Thi hành án dân sự thành phố đã quan tâm hơn nữa việc xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với các khoản nộp ngân sách nhà nước theo Điều 61 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2014) và các loại chủ động nhằm giải quyết lượng việc tồn trong năm, ngay từ những tháng đầu năm.
- Tiếp tục thực hiện tốt công tác tiếp công dân, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự, không để xảy ra tình trạng khiếu nại vượt cấp, kéo dài và tăng cường công tác kiểm tra và xử lý vi phạm.
- Tăng cường kiểm tra và xử lý vi phạm. Trong thời gian tới, Cục Thi hành án dân sự thành phố sẽ tăng cường kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, kiểm tra đúng quy trình và tăng cường việc tự kiểm tra, kịp thời phát hiện các thiếu sót để có biện pháp chấn chỉnh, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật, sách nhiễu nhân dân gây giảm sút uy tín cho ngành, đơn vị.
- Thực hiện phong trào thi đua về công tác thi hành án dân sự giữa các cơ quan thi hành án dân sự. Phấn đấu 100% các đơn vị hoàn thành nhiệm vụ đề ra theo chỉ tiêu được giao, giảm từ 3% số việc và giá trị phải thi hành án tồn đọng so với đầu năm; hạn chế thấp nhất việc thi hành án bị các cơ quan có thẩm quyền kháng nghị, kiến nghị.
- Nêu cao vai trò lãnh đạo, điều hành của các phòng chuyên môn, các Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự quận, huyện và vai trò của chấp hành viên, nhất là đối với các đơn vị có kết quả công tác chưa cao.
Lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự thành phố luôn chủ động trong chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, phối hợp tốt với các cơ quan hữu quan để triển khai công tác thi hành án ở địa phương. Tuy nhiên, để tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Cục Thi hành án dân sự thành phố cũng có một số đề xuất với Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự, cụ thể:
- Tạo điều kiện để Cục Thi hành án dân sự thành phố xây dựng các trụ sở làm việc và các kho vật chứng còn thiếu.
- Đề xuất với Tổng cục Thi hành án dân sự, sớm xây dựng quy chế phối hợp giữa Tổng cục Thi hành án dân sự với Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc cơ quan quản lý nhà nước về đăng ký đất đai của Bộ Tài nguyên và Môi trường, từ đó tại các địa phương (trong đó có thành phố Cần Thơ) sẽ xây dựng quy chế phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở đối với nhà và đất bán đấu giá thành trong hoạt động thi hành án dân sự.
- Đề nghị Tổng cục Thi hành án dân sự tăng thêm biên chế đối với Cục Thi hành án dân sự thành phố theo hướng: Tăng cho mỗi Chi cục 01 chấp hành viên và Phòng Nghiệp vụ của Cục 02 chấp hành viên. Đồng thời, tăng thẩm quyền cho Cục trưởng trong công tác điều động, luân chuyển cấp dưới, tạo sự chủ động trong quá trình điều hành, triển khai công việc.
- Đề nghị Tổng cục Thi hành án dân sự duy trì việc tập huấn nghiệp vụ hàng năm, đồng thời tăng cường kinh phí cho các Cục Thi hành án dân sự tập huấn lại kỹ năng, nghiệp vụ cho các chấp hành viên thuộc quyền quản lý, vì không phải tất cả chấp hành viên được dự tập huấn của Tổng cục Thi hành án dân sự.
Với sự nỗ lực không ngừng của lãnh đạo, cán bộ công chức, người lao động và sự quan tâm của Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự, hy vọng rằng, trong thời gian tới, Cục Thi hành án dân sự TP. Cần Thơ sẽ có những bước chuyển biến, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao.
- Về việc: Đến hết tháng 09/2015, số cũ chuyển sang là 5.463 việc; từ 01/10/2015 đến 30/9/2016, thụ lý mới 9.467 việc, giảm 1.041 việc (9,9%) so với cùng kỳ. Như vậy, tổng số thụ lý là 14.930 việc, giảm 354 việc (2,31%) so với cùng kỳ. Do có 358 việc ủy thác thi hành án nên tổng số việc phải thi hành là 14.572 việc. Kết quả xác minh, phân loại có 11.892 việc có điều kiện giải quyết (tỷ lệ 81,61%), tăng 1.307 việc (12,35%) so với cùng kỳ năm trước và 2.680 việc chưa có điều kiện giải quyết (tỷ lệ 18,39%). Trong số có điều kiện, đã giải quyết xong 8.716 việc, đạt tỷ lệ 73,29% (so với chỉ tiêu giao vượt 2,29%), so với cùng kỳ năm 2015, tăng 43 việc (0,5%). Số việc chuyển kỳ sau 5.856 việc, trong đó số có điều kiện nhưng chưa thi hành xong là 3.176 việc, so với số việc có điều kiện thi hành năm 2015 chuyển sang năm 2016 (4.082 việc) giảm 906 việc (22,19%).
- Về tiền: Đến hết tháng 9/2015, số cũ chuyển sang là 1.789.654.479.000 đồng; từ 01/10/2015 đến 30/9/2016, thụ lý mới 1.202.028.484.000 đồng, tăng 57.366.789.000 đồng (5%) so với cùng kỳ. Như vậy, tổng số tiền thụ lý là 2.991.682.963.000 đồng, tăng 67.868.245.000 đồng (2,32%) so với cùng kỳ. Do có 356.502.613.000 đồng ủy thác thi hành án nên tổng số tiền phải thi hành là 2.635.180.350.000 đồng. Kết quả xác minh, phân loại có 2.033.111.188.000 đồng có điều kiện giải quyết (tỷ lệ 77,15%), tăng 701.559.307.000 đồng (52,68%) so với cùng kỳ và 602.069.162.000 đồng chưa có điều kiện giải quyết (tỷ lệ 22,85%). Trong số có điều kiện, đã giải quyết xong 640.673.268.000 đồng, đạt tỷ lệ 31,51% (so với chỉ tiêu giao vượt 1,51%), so với cùng kỳ năm 2015, tăng 27.566.463.000 đồng (4,5%). Số tiền chuyển kỳ sau là 1.994.507.082.000 đồng, trong đó số có điều kiện nhưng chưa thi hành xong là 1.392.437.920.000 đồng, so với số việc có điều kiện thi hành năm 2015 chuyển sang năm 2016 (1.677.681.610.000 đồng) giảm 285.243.690.000 đồng (17%).
- Về thi hành án đối với các khoản thu cho ngân sách nhà nước: Số việc phải giải quyết loại này là 10.013 việc, tương ứng với số tiền là 81.765.567.000 đồng (chiếm 68,71% về việc và 3,10% về tiền so với tổng số việc và tiền phải giải quyết). Kết quả, trong tổng số việc loại này đã giải quyết được 7.047 việc, thu được số tiền là 31.349.800.000 đồng, đạt tỷ lệ 83,7% về việc và 56,1% về tiền trên tổng số có điều kiện thi hành (so với cùng kỳ năm 2015 giảm 9,1% về việc và giảm 24,44% về tiền).
- Về tình hình giải quyết các vụ việc liên quan đến tín dụng, ngân hàng: Số việc phải giải quyết loại này là 802 việc, tương ứng với số tiền là 2.384.194.447.000 đồng (chiếm 5,5% về việc và 90,47% về tiền so với tổng số việc và tiền phải giải quyết). Kết quả, trong số việc loại này, đã giải quyết được 161 việc, thu được số tiền là 619.622.256.000 đồng, đạt tỷ lệ 20% về việc và 26% về tiền.
- Về kết quả xét miễn, giảm thi hành án: Các cơ quan thi hành án dân sự đã phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp rà soát, lập hồ sơ và đề nghị Tòa án nhân dân có thẩm quyền xét miễn nghĩa vụ thi hành án dân sự đối với 14 việc, tương ứng với số tiền là 27.833.000 đồng. Kết quả, đã thực hiện miễn được 13 việc với số tiền là 22.833.000 đồng.
- Về kết quả tổ chức cưỡng chế thi hành án: Từ ngày 01/10/2015 đến hết ngày 30/9/2016, các cơ quan thi hành án dân sự tại thành phố đã ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với 412 trường hợp, giảm 69 trường hợp so với cùng kỳ, trong đó, có 40 trường hợp đương sự tự nguyện thi hành án, 372 trường hợp phải tổ chức cưỡng chế có huy động lực lượng liên ngành, giảm 50 trường hợp so với cùng kỳ.
- Về kết quả thi hành án đối với loại án tham nhũng: Tổng số phải giải quyết loại này là 10 việc, tương ứng với số tiền là 6,28 tỷ đồng và 400 USD, trong đó, số việc năm trước chuyển sang 10 việc, thụ lý mới không có. Kết quả, trong số việc loại này, đã giải quyết xong 04 việc, thu được số tiền 4,91 tỷ đồng và 400 USD, đạt tỷ lệ 40% về việc và 78,18% về tiền.
Thực hiện Nghị quyết số 111/2015/QH13 của Quốc hội, các cơ quan thi hành án dân sự thành phố Cần Thơ đã thực hiện tốt việc ra quyết định thi hành án đúng thời hạn đối với 100% các bản án, quyết định về dân sự đã có hiệu lực theo quy định của pháp luật. Công tác phân loại án thời gian qua bảo đảm chính xác, đúng pháp luật trong việc xác minh phân loại án dân sự có điều kiện và chưa có điều kiện thi hành theo đúng quy định. Lãnh đạo Cục thường xuyên tổ chức kiểm tra các mặt công tác của đơn vị trực thuộc nhằm phát hiện những sai phạm, từ đó kịp thời chấn chỉnh, khắc phục tình trạng vi phạm pháp luật trong hoạt động thi hành án.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác thi hành án dân sự trên địa bàn thành phố Cần Thơ vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc như sau:
- Tình hình án tuyên khó thi hành, số lượng án loại này không nhiều nhưng làm mất nhiều thời gian, công sức, thậm chí liên quan đến tài chính (nghiên cứu, tổ chức họp...) đã làm ảnh hưởng đến quá trình triển khai nhiệm vụ chung của đơn vị.
- Tình hình tổ chức, biên chế và công tác đào tạo, bồi dưỡng: Hiện nay, số án bình quân trên một chấp hành viên ở thành phố là rất cao (một chấp hành viên thi hành dao động trên dưới 270 vụ/năm), bên cạnh đó, số lượng thư ký cũng còn khiêm tốn nên khó phân bổ thời gian và con người trong công tác đào tạo, bồi dưỡng vê chuyên môn nghiệp vụ để nâng chất lượng công tác.
- Sở Tài nguyên và Môi trường đang lập lại quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà (thông qua hệ thống Văn phòng đăng ký đất đai) nên đã lảm ảnh hưởng đến quá trình thi hành án, từ khâu đo vẽ, cấp giấy... kéo dài thời gian gây tâm lý lo ngại cho nhũng người mua tài sản là nhà, đất đấu giá.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc còn hạn chế. Bên cạnh đó, cán bộ vận hành các trang thiết bị chưa thực sự chuyên nghiệp trong công việc.
- Án chủ động thường có giá trị thấp nhưng số lượng vụ việc là nhiều, chính vì vậy, trên thực tế, có một số chấp hành viên lơ là trong việc thi hành án loại này. Bên cạnh đó, mặc dù Điều 61 Luật Thi hành án dân sự được sửa đổi, bổ sung năm 2014 có quy định về điều kiện miễn, giảm nghĩa vụ thi hành đối với các khoản thu nộp ngân sách nhà nước nhưng để triển khai thực hiện cũng còn nhiều khó khăn do có liên quan đến nhiều cơ quan như Viện kiểm sát, Tòa án... nên đôi khi cũng chưa có sự thống nhất cao trong quan điểm, thời gian thường kéo dài và việc thực hiện ở một số nơi cũng còn lúng túng.
- Tâm lý của nhân dân là quan ngại khi mua tài sản của thi hành án dân sự, đất không có lối đi, giá đất bị giảm sâu qua nhiều lần giảm giá...
- Các loại án về tín dụng, ngân hàng là một trong những “án xương”, có tính phức tạp, khó giải quyết. Số lượng án loại này thường liên quan đến thế chấp nhà đất để vay vốn làm ăn (ở Cần Thơ chủ yếu là nông dân nuôi cá tra) nên các khoản thu nhập, vốn còn lại quá ít sau khi đã thất bại trong kinh doanh, số tiền vay gốc và lãi ngày càng tăng nên việc kê biên tài sản khó khăn, cuộc sống của bà con bị ảnh hưởng lớn, có nhiều xáo trộn, ảnh hưởng đến uy tín... nên họ dễ bức xúc, thậm chí chống đối cơ quan thi hành án dân sự.
- Một số chấp hành viên xét về trình độ năng lực tốt, được trang bị kiến thức pháp luật, được bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ nhưng chưa chủ động trong công việc. Điều này một phần do dư luận chưa ủng hộ cơ quan thi hành án dân sự, vị thế của cơ quan, độ khó của công tác thi hành án dân sự. Việc học tập trình độ lý luận chính trị, việc trau dồi đạo đức, tham gia các phong trào chưa được quan tâm sâu sắc.
- Ý thức pháp luật của người dân vẫn còn nhiều hạn chế, hành động chống đối việc cưỡng chế thi hành án vẫn thường xuyên diễn ra tại địa phương.
Nhận định rõ những khó khăn, vướng mắc ở địa phương, lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự thành phố Cần Thơ đã đề ra những phương hướng và những giải pháp để khắc phục, tháo gỡ những khó khăn tồn tại đó. Cụ thể:
- Tiếp tục nỗ lực nâng cao năng lực công tác, phấn đấu giảm lượng án tồn, nhất là tập trung giải quyết những vụ án phức tạp, kéo dài, những vụ việc liên quan đến tổ chức tín dụng, ngân hàng; thực hiện việc phân loại án bảo đảm tính chính xác, khách quan; bảo đảm kết quả thi hành án dân sự đúng thực chất, bền vững. Bên cạnh đó, Cục Thi hành án dân sự thành phố đã quan tâm hơn nữa việc xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với các khoản nộp ngân sách nhà nước theo Điều 61 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2014) và các loại chủ động nhằm giải quyết lượng việc tồn trong năm, ngay từ những tháng đầu năm.
- Tiếp tục thực hiện tốt công tác tiếp công dân, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự, không để xảy ra tình trạng khiếu nại vượt cấp, kéo dài và tăng cường công tác kiểm tra và xử lý vi phạm.
- Tăng cường kiểm tra và xử lý vi phạm. Trong thời gian tới, Cục Thi hành án dân sự thành phố sẽ tăng cường kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, kiểm tra đúng quy trình và tăng cường việc tự kiểm tra, kịp thời phát hiện các thiếu sót để có biện pháp chấn chỉnh, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật, sách nhiễu nhân dân gây giảm sút uy tín cho ngành, đơn vị.
- Thực hiện phong trào thi đua về công tác thi hành án dân sự giữa các cơ quan thi hành án dân sự. Phấn đấu 100% các đơn vị hoàn thành nhiệm vụ đề ra theo chỉ tiêu được giao, giảm từ 3% số việc và giá trị phải thi hành án tồn đọng so với đầu năm; hạn chế thấp nhất việc thi hành án bị các cơ quan có thẩm quyền kháng nghị, kiến nghị.
- Nêu cao vai trò lãnh đạo, điều hành của các phòng chuyên môn, các Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự quận, huyện và vai trò của chấp hành viên, nhất là đối với các đơn vị có kết quả công tác chưa cao.
Lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự thành phố luôn chủ động trong chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, phối hợp tốt với các cơ quan hữu quan để triển khai công tác thi hành án ở địa phương. Tuy nhiên, để tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Cục Thi hành án dân sự thành phố cũng có một số đề xuất với Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự, cụ thể:
- Tạo điều kiện để Cục Thi hành án dân sự thành phố xây dựng các trụ sở làm việc và các kho vật chứng còn thiếu.
- Đề xuất với Tổng cục Thi hành án dân sự, sớm xây dựng quy chế phối hợp giữa Tổng cục Thi hành án dân sự với Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc cơ quan quản lý nhà nước về đăng ký đất đai của Bộ Tài nguyên và Môi trường, từ đó tại các địa phương (trong đó có thành phố Cần Thơ) sẽ xây dựng quy chế phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở đối với nhà và đất bán đấu giá thành trong hoạt động thi hành án dân sự.
- Đề nghị Tổng cục Thi hành án dân sự tăng thêm biên chế đối với Cục Thi hành án dân sự thành phố theo hướng: Tăng cho mỗi Chi cục 01 chấp hành viên và Phòng Nghiệp vụ của Cục 02 chấp hành viên. Đồng thời, tăng thẩm quyền cho Cục trưởng trong công tác điều động, luân chuyển cấp dưới, tạo sự chủ động trong quá trình điều hành, triển khai công việc.
- Đề nghị Tổng cục Thi hành án dân sự duy trì việc tập huấn nghiệp vụ hàng năm, đồng thời tăng cường kinh phí cho các Cục Thi hành án dân sự tập huấn lại kỹ năng, nghiệp vụ cho các chấp hành viên thuộc quyền quản lý, vì không phải tất cả chấp hành viên được dự tập huấn của Tổng cục Thi hành án dân sự.
Với sự nỗ lực không ngừng của lãnh đạo, cán bộ công chức, người lao động và sự quan tâm của Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự, hy vọng rằng, trong thời gian tới, Cục Thi hành án dân sự TP. Cần Thơ sẽ có những bước chuyển biến, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao.
Đình Nguyên & Trọng Đức